intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường Đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu - nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- Nguyễn Thị Huyền Trang HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẰM HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- Nguyễn Thị Huyền Trang HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẰM HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60340412 Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Kiều Oanh XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Đào Thanh Trường TS. Ngô Thị Kiều Oanh Hà Nội, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn của mình, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Thị Kiều Oanh (Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ), người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu cũng như tinh thần làm việc, tinh thần nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Cao Đàm, TS. Trịnh Ngọc Thạch, PGS.TS. Đào Thanh Trường, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong cả quá trình học tập và nghiên cứu đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC.................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP .................................................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 12 5. Mẫu khảo sát ..................................................................................................... 12 6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 13 7. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 13 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 14 9. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC............................................................................... 15 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm về Đại học nghiên cứu ........................................................... 15 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực KH&CN ....................................................... 19 1.1.3. Chính sách nhân lực KH&CN ................................................................. 21 1.2. Đặc điểm của nhân lực KH&CN ................................................................... 23 1.3. Vai trò của nhân lực KH&CN đối với việc hình thành ĐH ĐHNC .............. 25 1.3.1. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong hoạt động đào tạo .............. 26 1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong nghiên cứu khoa học .......... 26 1.3.3. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong việc phục vụ xã hội ............ 27 1.4. Tiêu chí nhân lực KH&CN trong trường ĐH ĐHNC .................................... 28 Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................. 30 1
  5. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƢỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN ............................................... 31 2.1. Giới thiệu khái quát về Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN ...................... 31 2.1.1. Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược .............................................. 31 2.1.2. Định hướng phát triển ............................................................................. 33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường ..................................................................... 33 2.2. Thực trạng nhân lực KH&CN của Trường ĐH KHXH&NV ........................ 33 2.2.1. Quy mô và trình độ đào tạo ..................................................................... 33 2.2.2. Cơ cấu về thâm niên nghề, giới tính, độ tuổi .......................................... 38 2.2.3. Năng lực khoa học ................................................................................... 40 2.2.4. Đánh giá nhân lực KH&CN của Trường ĐH KHXH&NV theo mô hình ĐH ĐHNC ......................................................................................................... 43 2.3. Thực trạng Chính sách nhân lực KH&CN tại Trường ĐH KHXH&NV ...... 45 2.4. Nhận diện rào cản trong chính sách nhân lực KH&CN ................................. 53 2.4.1. Rào cản trong chính sách nhân lực KH&CN của Nhà nước .................. 53 2.4.2. Rào cản trong chính sách nhân lực KH&CN của ĐHQGHN và Trường ĐH KHXH&NV ............................................................................... 57 2.5. Phân tích SWOT để đánh giá chính sách nhân lực KH&CN hiện nay của Trường ĐH KHXH&NV ................................................................................ 58 2.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 58 2.5.2. Điểm yếu .................................................................................................. 59 2.5.3. Cơ hội ...................................................................................................... 60 2.5.4. Thách thức ............................................................................................... 61 Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................. 63 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƢỜNG ĐH KHXH&NV NHẰM HÌNH THÀNH ĐẠI HỌC ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU ................. 64 3.1. Kinh nghiệm về chính sách nhân lực KH&CN trong hệ thống giáo dục một số nước trên thế giới....................................................................................... 64 3.1.1. Kinh nghiệm về chính sách nhân lực KH&CN trong hệ thống giáo dục ở Singapore........................................................................................................ 64 2
  6. 3.1.2. Kinh nghiệm về chính sách nhân lực KH&CN trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản ......................................................................................................... 66 3.1.3. Kinh nghiệm về chính sách nhân lực KH&CN trong hệ thống giáo dục ở Mỹ ................................................................................................................... 67 3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu ............................................................................. 70 3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................... 70 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN............................... 71 3.3. Điều kiện cần và đủ để hoàn thiện chính sách ............................................... 80 3.3.1. Điều kiện cần ........................................................................................... 80 3.3.2. Điều kiện đủ ............................................................................................. 82 Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................. 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86 3
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1. Khoa học và công nghệ KH&CN 2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH KHXH&NV 3. Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN 4. Cán bộ khoa học CBKH 5. Đại học định hướng nghiên cứu ĐH ĐHNC 6. Giáo sư GS 7. Phó Giáo sư PGS 8. Nghiên cứu khoa học NCKH 4
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HỘP Nội dung Trang Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN (cơ hữu) theo đơn vị 34 Bảng 2.2. Cơ cấu theo chức danh, trình độ của CBKH 36 Bảng 2.3. Số lượng GS, PGS sẽ nghỉ hưu trong 05 năm từ 2019 đến 2023 37 Bảng 2.4. Cơ cấu về thâm niên nghề của đội ngũ CBKH 38 Bảng 2.5. Cơ cấu về giới của đội ngũ CBKH 39 Bảng 2.6. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ nhân lực KH&CN 40 Bảng 2.7. Số lượng đề tài NCKH được ký giai đoạn 2015-2018 41 Bảng 2.8. Số lượng công trình khoa học giai đoạn 2015-2018 42 Bảng 2.9. Số lượng nhân lực KH&CN được tuyển dụng đặc cách, 46 ký HĐLĐ giai đoạn 2015-2018 Bảng 2.10. Tỷ lệ giảng viên đạt trình độ TS, chức danh GS, PGS 47 Bảng 2.11. Thống kê kinh phí khen thưởng công bố quốc tế giai đoạn 49 2014-2018 Bảng 2.12. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực 50 KH&CN Bảng 2.13. Tần suất sử dụng tiếng Anh của đội ngũ Giảng viên 51 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ diễn biến nguồn nhân lực KH&CN 37 giai đoạn 2014-2018 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ biểu diễn chỉ số đánh giá ĐHNC của Trường ĐH 44 KHXH&NV giai đoạn 2014-2018. Hộp 2.1. Đánh giá về tầm quan trọng của công bố quốc tế trong 48 trường đại học định hướng nghiên cứu Hộp 2.2. Đánh giá thực trạng về chính sách tiền lương cho đội ngũ 56 cán bộ KH&CN 5
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, trong đó hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) đang trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đang tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, khai thác các lợi thế, các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển đất nước. Thực tiễn ngày càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực KH&CN với sự phát triển của đất nước. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thiết lập vị thế mới của Việt Nam và được xác định là một động lực thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ nước ta, nhằm khai thác có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, thu hút nguồn lực và công nghệ nước ngoài để nâng cao và phát triển trình độ khoa học và công nghệ trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới. Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, đã xác định rõ chủ trương của Nhà nước về xây dựng một hệ thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm thực hiện những sứ mạng khác nhau và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành ba loại: Trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học định hướng ứng dụng, trường đại học định hướng thực hành. Trong đó, trường đại học định hướng nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự 6
  10. ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia [1]. Do vậy, các trường đại học muốn đổi mới sáng tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo cần phải coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là định hướng trở thành trường đại học nghiên cứu trong tương lai. Trong đó, chất lượng đào tạo, thành tích nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế được xem là những tiêu chí quan trọng hàng đầu. Trường đại học trong bối cảnh đổi mới, hội nhập không thuần túy là trang bị kiến thức cho người học mà còn phải định hướng, dẫn dắt để tạo ra nguồn lực chất lượng cao đáp ứng và phục vụ tốt cho xã hội. Muốn vậy, đội ngũ người thầy - các nhà khoa học phải nâng cao trình độ, năng lực của mình, phải thực hiện hài hòa giữa nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy, nghiên cứu để phục vụ giảng dạy tốt hơn, không còn phong cách thầy chỉ nói những gì thầy đã có, đã nghiên cứu mà thầy phải luôn luôn cập nhật, nghiên cứu tri thức mới để phục vụ công tác giảng dạy. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhân lực KH&CN, đặc biệt chính sách đối với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học trong các trường đại học. Tuy vậy, nhân lực KH&CN trong các trường Đại học vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, các chính sách vẫn có những rào cản với nhân lực KH&CN tại các trường Đại học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một “trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xã hội; góp phần tạo dựng vị thế của KHXH&NV Việt Nam trong khu vực”. Việc hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu cần nghiên cứu trên cơ sở đánh giá đầy đủ về thực trạng chính 7
  11. sách nhân lực KH&CN, từ đó đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN của Nhà trường. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu”. (Nghiên cứu trường hợp Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) làm đề tài nghiên cứu của Luận văn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về mô hình trường ĐHNC và chính sách nhân lực KH&CN có thể kể đến các công trình sau: - Bommel, Bas van (2015-12-14). "Between Bildung and 'Wissenschaft': The 19th-Century German Ideal of Scientific Education German Education and Science". Europäische Geschichte Online. Tác giả đã đưa ra khái niệm có ảnh hưởng nhất trong lịch sử đại học Đức là "sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu". Từ cuối thế kỷ 19 trở đi, các cơ sở và cải cách đại học cả trong và ngoài Europe đã được truyền cảm hứng từ ý tưởng - nguyên gốc của Đức - rằng các trường đại học không chỉ nhắm đến việc truyền thụ kiến thức bằng phương tiện giáo dục, mà còn tăng cường nó bằng cách khoa học nghiên cứu. Trong thời đại chúng ta, việc tích hợp giảng dạy và nghiên cứu trong các tổ chức giáo dục đại học vẫn được theo đuổi rộng rãi và thường được coi là di sản trung tâm của trường đại học Đức. - Philip G. Altbach and Jamil Salmi, The road to academic Excellence (Con đường dẫn đến sự ưu tú trong học thuật), The making of world-class research Universities, The World Bank, 2011. Các nghiên cứu được đề cập trong cuốn sách cho thấy một cách tiếp cận nhanh hơn và hiệu quả hơn để đạt được vị thế đại học đẳng cấp thế giới là thành lập một tổ chức mới. Các trường đại học mới có thể phát triển thành các tổ chức nghiên cứu chất lượng cao trong vòng hai hoặc ba thập kỷ khi tài năng, tài nguyên và quản trị được liên kết đầy đủ ngay từ đầu. 8
  12. - Steven Sample (2 December 2002). "The Research University of the 21st Century: What Will it Look Like?". University of Southern California. Retrieved 8 August 2018. Bài viết đã trả lời câu hỏi một trường đại học nghiên cứu là một trường đại học trong đó nghiên cứu ban đầu và học bổng là một phần chính và không thể thiếu trong sứ mệnh của trường đại học. Các giảng viên trong một trường đại học nghiên cứu không chỉ đơn giản là truyền giảng các tác phẩm của người khác, mà là những người đóng góp tích cực cho những gì họ được giảng dạy, suy nghĩ và thực hành trên khắp thế giới. - Menand, Louis; Reitter, Paul; Wellmon, Chad (2017). "General Introduction". The Rise of the Research University: A Sourcebook. Chicago: University of Chicago Press. pp. 2-3. ISBN 9780226414850. Archived from the original on 15 February 2017. Retrieved 25 January 2017. Cuốn sách đã đưa ra một bức chân dung dễ tiếp cận của trường đại học nghiên cứu ban đầu, cung cấp những hiểu biết vô giá về sự phát triển lịch sử của học tập và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một bức tranh tương đối rõ nét về mô hình đại học nghiên cứu và con đường để đi đến xây dựng một trường ĐHNC của một quốc gia thông qua việc nghiên cứu các mô hình ĐHNC truyền thống và lâu đời cũng như các trường ĐHNC mới nổi để so sánh con đường và kinh nghiệm xây dựng các trường ĐHNC. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Chính sách nhân lực KH&CN là những vấn đề được rất nhiều cơ quan và nhà khoa học trong nước nghiên cứu và đề xuất. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như: - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Kiều Oanh (2007), với đề tài“Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp thêm các cơ sở khoa học và thực tiễn để ĐHQGHN tiếp tục hoàn thiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đạt các mục tiêu về đội ngũ cán bộ trong kế 9
  13. hoạch chiến lược phát triển ĐHQGHN đề ra. Tuy nhiên về vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN như chính sách tuyển dụng, chính sách trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học… chưa được chú trọng trong nghiên cứu nghiên cứu này. - “Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức”- Nxb Giáo dục (2009) của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và Ths. Nguyễn Tấn Thịnh, tác giả đã đưa ra các khái niệm, nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhân lực từ lúc hình thành nguồn nhân lực đến việc tổ chức sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực đó. - “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Khoa học xã hội (2005) của Nguyễn Hữu Thanh đã đưa ra tình hình phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, những chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học ở đây chưa phải là nghiên cứu hướng tới môi trường đại học ĐHNC. - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2010) với đề tài “Chính sách phát triển nhân lực KH&CN để xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN thích hợp đối với Trường Đại học Công nghiệp. Nghiên cứu này chú trọng vào việc xác định các ngành nghề mũi nhọn, các ngành nghề ưu tiên trước mắt cho Trường Đại học Công nghiệp để phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khoa (2013), với đề tài “Quản lý phát triển nguồn nhân lực KH&CN tiếp cận chuẩn quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020”. Công trình đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với định hướng phát triển ĐHQGHN trong thời gian tới, tuy nhiên những phân tích chỉ đưa đến cơ sở khoa học để xây dựng 10
  14. các giải pháp mà chưa tập trung xây dựng hệ thống những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực KH&CN. - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2010), với đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”. Công trình đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Công trình cũng chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. - Công trình nghiên cứu của Trần Thị Huyền (2014), với đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong trường Đại học theo định hướng đại học nghiên cứu, (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên”. Công trình đã định vị Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội trong nấc thang bước tới đại học nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp và nhóm điều kiện cần thiết áp dụng vào thực tế xây dựng và phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thành đại học nghiên cứu tiên tiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, các trường đại học đang vừa phải thích ứng, đồng thời phát huy các lợi thế và tiếp tục hoàn thiện sứ mệnh mới đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN xem như một giải pháp cấp thiết trên con đường xây dựng ĐH ĐHNC. Ở luận văn này chỉ dừng lại ở các giải pháp chung cho phát triển đội ngũ nhân lực chứ chưa nhận diện rào cản cản trở trường đại học trở thành ĐH ĐHNC ở Việt Nam. Do đó, chưa có giải pháp mang tính đột phá để thúc đẩy Trường ĐH KHTN sớm trở thành ĐHNC. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy đã có những tài liệu viết về phát triển nguồn nhân lực KH&CN, tuy nhiên một số nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ nhất định. Hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng tại sao một trường đại học ở Việt Nam chưa thực sự hình thành đại học định hướng nghiên cứu, rào cản nào cản trở trường đại học ở Việt Nam hình thành đại học định hướng nghiên cứu, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề xuất giải pháp 11
  15. hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường Đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu - nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách nhân lực KH&CN trong trường ĐH; - Khảo sát, đánh giá thực trạng nhân lực KH&CN và thực trạng chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học (nghiên cứu trường hợp Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN); - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu – nghiên cứu trường hợp Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu. - Phạm vi về thời gian: 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. 5. Mẫu khảo sát - Chính sách nhân lực KH&CN của Trường ĐH KHXH&NV trong giai đoạn 2014-2018. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Trường, Khoa, Trường ĐH KHXH&NV - Giảng viên, nhà khoa học của Trường ĐH KHXH&NV. 12
  16. 6. Câu hỏi nghiên cứu Chính sách nhân lực KH&CN của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ được hoàn thiện như thế nào để phát triển Nhà trường theo đại học định hướng nghiên cứu? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết chủ đạo Chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học hiện tại có những rào cản cản trở việc các trường đại học hình thành đại học định hướng nghiên cứu. Chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học phải xem xét tới những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học để tránh vi phạm tính mới, tính rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề trọng tâm: Tuyển dụng, thu hút: tập trung vào hình thức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nguồn nhân lực ảo. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học: Tập trung vào các chính sách nhằm tăng cường công bố quốc tế, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện chính sách lương, đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ nhân lực KH&CN, xây dựng các chính sách tạo động lực cả về vật chất và tinh thần cho nguồn nhân lực KH&CN theo định hướng ĐHNC. Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng: đổi mới chính sách đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng cho nguồn nhân lực KH&CN theo định hướng ĐHNC. Hoàn thiện chính sách sử dụng, quy hoạch, phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN theo định hướng ĐHNC. 13
  17. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu về nhân lực, nhân lực KH&CN, tài liệu về chính sách nhân lực, đại học nghiên cứu, các tạp chí về KH&CN, các đề tài NCKH, luận văn, luận án. Nhằm: Khái quát cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; nhận diện chính sách và làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý: Phỏng vấn các chuyên gia nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và chính sách nhân lực KH&CN của Trường ĐH KHXH&NV; Đánh giá những khuyến nghị về hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong Trường ĐH KHXH&NV nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học. Chƣơng 2. Thực trạng chính sách nhân lực KH&CN trong Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách nhân lực KH&CN trong trường ĐH KHXH&NV nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu. 14
  18. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC KH&CN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm về Đại học nghiên cứu Trong chương 1, để làm rõ cơ sở lý luận về chính sách nhân lực KH&CN trong trường đại học nhằm hình thành đại học định hướng nghiên cứu, trước tiên tác giả khảo sát các khái niệm cơ bản về đại học nghiên cứu trên thế giới và khái niệm về đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam. Trường đại học nghiên cứu là trường đại học cam kết nghiên cứu giữ một phần vai trò trung tâm trong nhiệm vụ của nó, không quan trọng là trường công hay trường tư, hoặc nghiên cứu được tài trợ như thế nào [32][33]. Các trường đại học như vậy tập trung mạnh vào nghiên cứu và thường là những trường có tên tuổi nổi tiếng. Các khóa học đại học tại nhiều trường đại học nghiên cứu thường mang tính học thuật hơn là dạy nghề và có thể không trang bị cho sinh viên đáp ứng các ngành nghề đặc biệt, nhưng nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao bằng cấp từ các trường đại học nghiên cứu vì họ dạy các kỹ năng sống cơ bản như tư duy phản biện. Trên thế giới, các trường đại học nghiên cứu chủ yếu là các trường đại học công lập, ngoại trừ ngoại lệ đáng chú ý là tại Hoa Kỳ và Nhật Bản [36]. Một trường đại học nghiên cứu cũng có thể kết hợp cả hai chức năng, tổ chức một trường đại học nghệ thuật tự do cho sinh viên đại học trong khi vẫn duy trì sự tập trung cao độ vào nghiên cứu trong các chương trình cấp bằng sau đại học, như thường thấy ở các tổ chức Ivy League của Mỹ. Khái niệm về trường đại học nghiên cứu hiện đại xuất hiện lần đầu tiên ở Đức đầu thế kỷ 19, nơi mà Von Humboldt đã bảo vệ tầm nhìn của ông về Einheit von Lehre und Forschung (sự thống nhất trong giảng dạy và nghiên 15
  19. cứu), như một phương tiện sản xuất một nền giáo dục tập trung vào chính lĩnh vực kiến thức (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn) thay vì các mục tiêu trước đây của giáo dục đại học, đó là phát triển sự hiểu biết về sự thật, vẻ đẹp và lòng tốt [37][38]. Roger L. Geiger, một nhà sử học chuyên về lịch sử giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, đã lập luận rằng "mô hình cho trường đại học nghiên cứu Mỹ được thành lập bởi năm trường cao đẳng thuộc địa được thuê trước Cách mạng Mỹ (Harvard, Yale, Pennsylvania, Princeton và Columbia), năm trường đại học của tiểu bang (Michigan, Wisconsin, Minnesota, Illinois và California) và năm tổ chức tư nhân được hình thành từ khi thành lập trường đại học nghiên cứu (MIT, Cornell, Johns Hopkins, Stanford và Chicago). Từ những năm 1960, các trường đại học nghiên cứu của Mỹ và đặc biệt hệ thống đại học nghiên cứu công lập hàng đầu của Mỹ, Đại học California đã được dùng làm mô hình cho các trường đại học nghiên cứu trên toàn thế giới [39][40]. Các đặc điểm của ĐHNC thành công đã được John Taylor định nghĩa [34]: - Sự hiện diện của nghiên cứu thuần túy và ứng dụng - Phân phối giảng dạy dựa trên nghiên cứu - Bề rộng của các ngành học - Tỷ lệ cao của các chương trình nghiên cứu sau đại học - Mức thu nhập bên ngoài cao - Một viễn cảnh quốc tế Theo Philip Altbach thì định nghĩa các trường đại học nghiên cứu cần để thành công là một tập hợp các đặc điểm chính khác nhau như: [41] - Đứng đầu hệ thống phân cấp học thuật trong một hệ thống giáo dục đại học khác biệt và nhận được sự hỗ trợ phù hợp - Các tổ chức công cộng lớn - Ít cạnh tranh từ các tổ chức nghiên cứu phi đại học, trừ khi chúng có kết nối chuỗi với các trường đại học 16
  20. - Tài trợ nhiều hơn các trường đại học khác để thu hút nhân viên và sinh viên tốt nhất và hỗ trợ cơ sở hạ tầng nghiên cứu - Ngân sách đầy đủ và bền vững - Tiềm năng tạo thu nhập từ học phí và sở hữu trí tuệ - Cơ sở vật chất phù hợp - Quyền tự trị - Tự do học thuật Một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia năm 2012 đã xác định các trường đại học nghiên cứu, trong bối cảnh Hoa Kỳ, có các giá trị về tự do trí tuệ, sáng kiến và sáng tạo, xuất sắc và cởi mở, với các đặc điểm bổ sung như: [42] - Lớn và toàn diện - "đa dạng" của Clark Kerr - Nhấn mạnh kinh nghiệm cư trú đại học (được gắn cờ đặc biệt là phân biệt các trường đại học nghiên cứu của Hoa Kỳ với các trường đại học ở lục địa châu Âu) - Kết hợp giáo dục sau đại học với nghiên cứu - Có giảng viên tham gia nghiên cứu và học bổng - Tiến hành nghiên cứu ở cấp độ cao - Có giác ngộ và lãnh đạo táo bạo Theo Tuyên ngôn Hợp phì: “Các trường ĐHNC được định nghĩa bởi những cam kết nghiêm túc và xuyên suốt của họ với hoạt động nghiên cứu khoa học; bởi sự ưu tú, bởi bề rộng và khối lượng những kết quả nghiên cứu của họ; và bởi cách thức văn hóa khoa học thẩm thấu, lan tỏa trong mọi hoạt động của họ, từ giảng dạy, nghiên cứu đến gắn kết với giới doanh nghiệp, với chính phủ và với cộng đồng xã hội. Việc đào tạo bậc ĐH ở các trường ĐHNC được hưởng lợi to lớn từ những cơ hội mà nhà trường mang lại cho sinh viên trong những lớp học hay phòng thí nghiệm với các giáo sư và nghiên cứu sinh đang làm việc ở tuyến đầu của tri thức. Đào tạo sau ĐH ở các trường ĐHNC 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2