intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Vật chất: Định lượng đồng thời paracetamol, clopheninamin maleat trong một số thuốc giảm đau, hạ sốt bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn nhằm nghiên cứu áp dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử để xây dựng quy trình xác định đồng thời PRC và CPM trong thuốc COBIMOL, DOZOLTAC, HAPACOL 150FLU, SACENDOL trên thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Vật chất: Định lượng đồng thời paracetamol, clopheninamin maleat trong một số thuốc giảm đau, hạ sốt bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM MINH KHA ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI PARACETAMOL, CLOPHENINAMIN MALEAT TRONG MỘT SỐ THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ (UV-Vis) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM MINH KHA ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI PARACETAMOL, CLOPHENINAMIN MALEAT TRONG MỘT SỐ THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ (UV-Vis) Ngành: Hóa phân tích Mã số: 8.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Xuân Trường THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Minh Kha Xác nhận của Trưởng khoa Hóa học Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan PGS.TS. Mai Xuân Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Khoa Hóa học, Phòng đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai Xuân Trường người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Với khối lượng công việc lớn, thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả Phạm Minh Kha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN .................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG CỦA LUẬN VĂN................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH CỦA LUẬN VĂN ................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 2 1.1. Tổng quan về paracetamol và clopheninamin maleat ............................. 2 1.1.1. Paracetamol ............................................................................................. 2 1.1.2. Clopheninamin maleat ............................................................................. 4 1.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ................................................ 6 1.2.1. Nguyên tắc của phương pháp phổ hấp thụ phân tử ................................. 6 1.2.2. Phương pháp lọc Kalman ........................................................................ 6 1.2.3. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp phổ hấp thụ phân tử ........ 6 1.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ................................................. 9 1.3.1. Nguyên tắc của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ....................... 9 1.3.2. Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc kí ........................................ 10 1.4. Một số kết quả xác định PRC và CPM theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ................................................................................. 13 Chương 2. THỰC NGHIỆM .......................................................................... 19 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19 2.1.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .............................................. 19 2.1.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết........................................................ 20 2.2.2. Phương pháp thực nghiệm..................................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.3. Đánh giá độ tin cậy của quy trình phân tích .......................................... 21 2.3.1. Giới hạn phát hiện ............................................................................... ..21 2.3.2. Giới hạn định lượng............................................................................... 21 2.3.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp ................................................... 21 2.3.4. Đánh giá kết quả phép phân tích theo thống kê .................................... 23 2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ................................................................ 23 2.4.1. Thiết bị................................................................................................... 23 2.4.2. Dụng cụ - Hóa chất ................................................................................ 24 2.4.3. Chế phẩm thuốc ..................................................................................... 26 2.5. Chuẩn bị các dung môi để hòa tan mẫu ................................................ 27 2.6. Chuẩn bị dung dịch chuẩn cho phương pháp phổ hấp thụ phân tử ....... 28 2.7. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn cho phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ................................................................................................. 29 2.8. Chuẩn bị dung dịch thuốc cho phương pháp phổ hấp thụ phân tử ....... 29 2.8.1. Dung dịch thuốc COBIMOL ................................................................. 29 2.8.2. Dung dịch thuốc DOZOLTAC .............................................................. 30 2.8.3. Dung dịch thuốc HAPACOL 150FLU .................................................. 30 2.8.4. Dung dịch thuốc SACENDOL .............................................................. 30 2.9. Chuẩn bị dung dịch thuốc cho phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ................................................................................................. 31 2.9.1. Dung dịch thuốc COBIMOL ................................................................. 31 2.9.2. Dung dịch thuốc DOZOLTAC .............................................................. 31 2.9.3. Dung dịch thuốc HAPACOL 150FLU .................................................. 31 2.9.4. Dung dịch thuốc SACENDOL .............................................................. 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 33 3.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .............................................. 33 3.1.1. Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của paracetamol và clopheninamin maleat ....... 33 3.1.2. Kiểm tra sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM vào pH ....... 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 3.1.3. Kiểm tra sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM theo thời gian ................................................................................................. 34 3.1.4. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM theo nhiệt độ .................................................................................................. 35 3.1.5. Khảo sát khoảng tuyến tính tuân theo định luật Bughe - Lambe - Bia của PRC và CPM. Xác định chỉ số LOD và LOQ ............................ 36 3.1.6. Khảo sát và đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu trên các mẫu tự pha ....................................................................................... 40 3.1.7. Xác định hàm lượng PRC và CPM trong thuốc COBIMOL, DOZOLTAC, HAPACOL 150FLU, SACENDOL .............................. 41 3.1.8. Xác định hàm lượng PRC và CPM trong thuốc COBIMOL, DOZOLTAC, HAPACOL 150FLU, SACENDOL theo phương pháp thêm chuẩn .................................................................................... 43 3.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................... 45 3.2.1. Xác định điều kiện tối ưu cho phép xác định PRC và CPM bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................... 45 3.2.2. Đánh giá phương pháp định lượng ........................................................ 49 KẾT LUẬN....................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN Tiếng việt Tiếng Anh Viết tắt Clopheninamin maleat Chlorpheniramine maleate CPM Độ lệch chuẩn Standard Deviation S hay SD Giới hạn định lượng Limit Of Quantity LOQ Giới hạn phát hiện Limit Of Detection LOD Paraxetamon Paracetamol PRC Phương pháp sắc ký lỏng hiệu High Performance Liquid HPLC năng cao Chromatography Sai số tương đối Relative Error RE Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG CỦA LUẬN VĂN Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của PRC và CPM ở các giá trị pH ................... 34 Bảng 3.2. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM theo thời gian ....... 35 Bảng 3.3. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM theo nhiệt độ ....... 36 Bảng 3.4. Độ hấp thụ quang của dung dịch PRC ở các giá trị nồng độ ........ 36 Bảng 3.5. Kết quả xác định LOD và LOQ của PRC ..................................... 38 Bảng 3.6. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của CPM theo nồng độ ............... 38 Bảng 3.7. Kết quả tính LOD và LOQ của CPM ............................................ 39 Bảng 3.8. Pha chế các dung dịch hỗn hợp PRC và CPM .............................. 40 Bảng 3.9. Kết quả tính nồng độ, sai số của PRC và CPM trong hỗn hợp.......... 41 Bảng 3.10. Kết quả tính nồng độ, sai số PRC và CPM trong mẫu thuốc ........ 42 Bảng 3.11. Kết quả xác định độ thu hồi của PRC và CPM trong mẫu thuốc COBIMOL, DOZOLTAC, HAPACOL 150FLU, SACENDOL ..... 44 Bảng 3.12. Giá trị các đại lượng đặc trưng ...................................................... 49 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát thời gian lưu....................................................... 49 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát diện tích pic ....................................................... 49 Bảng 3.15. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của PRC và CPM ...... 50 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát độ lặp lại ............................................................ 52 Bảng 3.17. Kết quả phân tích hàm lượng PRC và CPM trong thuốc COBIMOL, DOZOLTAC, HAPACOL 150FLU, SACENDOL ..... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH CỦA LUẬN VĂN Hình 1.1. Công thức cấu tạo paracetamol ....................................................... 2 Hình 1.2. Công thức cấu tạo Clopheninamin maleat ..................................... 4 Hình 2.1. Máy UV - Vis DR 5000 (Mỹ) ....................................................... 23 Hình 2.2. Máy UV - Vis Shimadzu 1700 (Nhật) .......................................... 23 Hình 2.3. Máy sắc ký lỏng HPLC Agilent 1260 (Mỹ) .................................. 24 Hình 2.4. Thuốc COBIMOL ......................................................................... 26 Hình 2.5. Thuốc DOZOLTAC ...................................................................... 26 Hình 2.6. Thuốc HAPACOL 150FLU .......................................................... 27 Hình 2.7. Thuốc SASENDOL ....................................................................... 27 Hình 3.1. Phổ hấp thụ của các dung dịch PRC và CPM ............................... 33 Hình 3.2. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ của PRC ............................................... 37 Hình 3.3. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ CPM ..................................................... 39 Hình 3.4. Sắc ký đồ của PRC (300 mg/L) ..................................................... 47 Hình 3.5. Sắc ký đồ của CPM (10 mg/L) ...................................................... 47 Hình 3.6. Sắc ký đồ của hỗn hợp mẫu giả PRC (300 mg/L), CPM (10 mg/L) ... 48 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của PRC ............................................................................ 51 Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của CPM ........................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe con người ngày càng được chú trọng. Vì vậy trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại dược phẩm được phân phối rộng rãi. Các loại thuốc tân dược ngày các phát triển mạnh và có nhiều công dụng khác nhau như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… Việc xác định chính xác hàm lượng các loại thuốc này theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất cần tách riêng từng loại chất và định lượng chúng bằng các phương pháp khác nhau. Do đó để đánh giá đúng chất lượng sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả thì công tác kiểm nghiệm để xác định các thành phần của thuốc bằng các phương pháp hiện đại có độ chính xác cao ngày càng được quan tâm. Nhiều phương pháp có độ lặp và độ chính xác cao đã được ứng dụng. Các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng phương pháp HPLC, phương pháp UV-VIS dùng phổ toàn phần kết hợp với kỹ thuật tính toán và ứng dụng phần mềm máy tính đã được nghiên cứu và cho nhiều ưu điểm như độ nhạy, độ lặp, độ chính xác, độ tin cậy của phép phân tích cao, phân tích nhanh, tiện lợi [Error! Reference source not found., 10, 11, 14]. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: "Định lượng đồng thời paracetamol, clopheninamin maleat trong một số thuốc giảm đau, hạ sốt bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về paracetamol và clopheninamin maleat 1.1.1. Paracetamol Paracetamol (PRC) hay acetaminophen (tên được chấp nhận tại Hoa Kỳ) là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. So với các thuốc chống viêm thì PRC có ít tác dụng phụ với liều điều trị, cho nên được cung cấp không cần kê đơn ở đa số các nước. 1.1.1.1. Giới thiệu chung - Tên quốc tế: Paracetamol. - Tên khác: Acetaminophen. - Công thức phân tử: C8H9O2N - Khối lượng phân tử: 151,17g/mol. - Biệt dược: Panadol, Pradon, Pandol, Hình 1.1. Công thức Efferalgan... cấu tạo paracetamol - Tên IUPAC: N-(4-hydroxyphenyl) acetamit hoặc p-hydroxy acetaninit hoặc 4-hydroxy acetanilit. - Tên gọi paracetamol được lấy từ tên hóa học của hợp chất para- acetyl aminophenol [3,4]. 1.1.1.2. Tính chất Tính chất vật lý - PRC là chất bột, kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ - Khối lượng riêng: 1,263 g/cm3. - Nhiệt độ nóng chảy: 169oC. - Độ tan trong nước: 0,1 - 0,5g/mL nước tại 22oC. Ngoài ra còn có khả năng tan trong etanol, dung dịch kiềm, dung dịch axit,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. - Chế phẩm ít tan trong nước, tan nhiều hơn trong nước sôi, khó tan trong clorofom, ete, etanol và các dung dịch kiềm... dung dịch bão hòa trong nước có pH vào khoảng 5,3 - 5,6; pKa = 9,51. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của PRC do nhóm -OH, nhóm chức acetamit và tính chất của nhân thơm quyết định. Sự có mặt của 2 nhóm hydroxyl và acetamit làm cho nhân benzen được hoạt hóa có thể phản ứng được với các hợp chất thơm có ái lực electron. Sự liên kết giữa nhóm acetamit, hydroxyl với vòng benzen làm giảm tính bazơ của nhóm amit và làm tăng tính axit của nhóm hydroxyl. Nhóm -OH làm cho chế phẩm có tính axit và khi tác dụng với muối sắt (III) cho màu tím. Đun nóng với dung dịch HCl thì bị thủy phân, thêm nước thì không có kết tủa vì p-aminophenol tạo thành tan trong axit. Thêm thuốc thử kali dicromat thì có kết tủa màu tím khác với phenacetin là không chuyển sang màu đỏ. Quá trình chủ yếu là: Đun nóng dung dịch trên với axit sunfuric có mùi axit axetic có thể dùng phản ứng này để định tính và định lượng PRC. Tổng hợp Paracetamol được tổng hợp 4 bước từ nguyên liệu đầu là phenol: 1. Phenol được nitrat hóa bởi axit sunfuric và natri nitrat 2. Đồng phân para được tách ra khỏi đồng phân octo bằng phản ứng thủy phân (sẽ có một ít đồng phân meta, như OH là mạch thẳng octo và para) 3. Chất 4 nitrophenol được biến đổi thành 4 - aminophenol sử dụng một chất khử như natriborohydrit (NaBH4) trong môi trường kiềm cho ra para- aminophenol. 4. Para- aminophenol phản ứng với anhidrit axetic cho ra paracetamol. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. Đem kết tinh lại paracetamol trong hỗn hợp etanol-nước. 1.1.1.3. Dạng thuốc - Chế phẩm viên nén: Paracetamol, Panadol, Donodol…500mg. - Chế phẩm viên đạn: Efferalgan, Panadol80 mg, 150 mg, 300mg. - Chế phẩm viên sủi: Efferalgan codein, Donodol, Panadol 500mg. - Chế phẩm gói bột: Pacemin, Efferalgan 80 mg. - Chế phẩm dạng bột tiêm: Pro-Dafalgan 2g proparacetamol tương đương 1g Paracetamol. - Chế phẩm dạng dung dịch uống. - Các chế phẩm kết hợp với các thuốc khác. 1.1.2. Clopheninamin maleat 1.1.2.1. Giới thiệu chung - Tên quốc tế: Chlorpheniramine maleate - Tên khác: Clorphenamin hoặc Chlorpheniramine propylamine, hoặc Chlorprophenpyridamine - Công thức phân tử: C16H19ClN2. C4H4O4 - Khối lượng phân tử: 390,87 g/mol. Hình 1.2. Công thức cấu tạo - Biệt dược: Codacmin, Pacemin, Panactol Clopheninamin maleat enfant, Tro-padol-Flu, Triam-Fort... - Tên IUPAC: N-(4-hydroxyphenyl) acetamit Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. - Tên IUPAC: 3-(4-clorophenyl)- N, N -dimethyl- 3 - (4-clorophenyl) - N, N-dimethyl- 3-pyridin-2-yl-propan-1-amine 3-pyridin-2-YL-propan-1-amin. Khối lượng mol phân tử: 390,87 (g/mol). Clopheninamin maleat (CPM) thường bán trên thị trường là thế hệ đầu tiên alkylamin kháng histamin được sử dụng trong dự phòng các triệu chứng của dị ứng các điều kiện như viêm mũi và nổi mề đay. Tác dụng an thần của nó là tương đối yếu so với các thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên. CPM là một trong những thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong thực tế. Nói chung CPM không được chỉ định như một thuốc chống trầm cảm hoặc lo âu [15, 25]. Clopheninamin maleat là một phần của một loạt các thuốc kháng histamin bao gồm pheninamin (Naphcon) và các dẫn xuất halogen hóa của nó và những chất khác bao gồm fluorpheninamin, dexclorpheninamin (Polaramin), brompheninamin (Dimetapp), dexbrompheninamin (Drixoral), descloxpheninamin, dipheninamin (còn gọi là triprolidin với tên thương mại Actifed) và iotpheninamin. Clopheninamin maleat là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clopheninamin maleat cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể. Tác dụng kháng histamin của CPM thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động. 1.1.2.2. Tính chất Clopheninamin maleat là bột tinh thể trắng, không mùi. Tan trong nước pH = 4-5; etanol 96 %, cloroform; ít tan trong ete, benzen. - Nhiêt độ nóng chảy: 132-1350C. - Độ tan trong nước: 0,55 g/100 mL ở 200C. - Clopheninamin maleat chuyển hóa nhanh và nhiều. Các chất chuyển hóa gồm có desmethyl - didesmethyl- clopheninamin maleat và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 1.1.2.3. Dạng thuốc - Chế phẩm viên nén: Codacmin, Panactol enfant, Tro-padol-Flu, Triam-Fort... - Chế phẩm viên đạn: Pacemin, Calmezin, Amecol C, Codacmin, Corypadol - Chế phẩm siro: Dibigen... - Chế phẩm gói bột: ACE, Babyplex, Pamin... - Các chế phẩm kết hợp với thuốc khác [3,4]. 1.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử là phương pháp phân tích định lượng dựa vào hiệu ứng hấp thụ xảy ra khi phân tử vật chất tương tác với bức xạ điện từ. Vùng bức xạ được sử dụng trong phương pháp này là vùng tử ngoại gần hay khả kiến ứng với bước sóng khoảng từ 200÷800nm. Hiện tượng hấp thụ bức xạ điện từ tuân theo định luật Bouger - Lam bert - Beer. Ứng dụng phương pháp phổ đo quang, người ta có thể xác định nhiều hợp chất trong phạm vi nồng độ khá rộng nhờ các cải tiến quan trọng trong thủ tục phân tích. Đây là phương pháp phân tích được phát triển mạnh vì nó đơn giản, đáng tin cậy và được sử dụng nhiều trong kiểm tra sản xuất hoá học, luyện kim và trong nghiên cứu hoá sinh, môi trường và nhiều lĩnh vực khác [6]. 1.2.1. Nguyên tắc của phương pháp phổ hấp thụ phân tử Phổ hấp thụ là phổ hấp thụ của các chất tan ở trạng thái dung dịch đồng thể của một dung môi nhất định như: nước, metanol, benzen, toluen, clorofom… Vì thế, muốn thực hiện phép đo phổ này ta phải: - Hòa tan chất phân tích trong một dung môi phù hợp. - Chiếu vào dung dịch mẫu chứa hợp chất cần phân tích một chùm bức xạ đơn sắc có năng lượng phù hợp để cho chất phân tích hay sản phẩm của nó hấp thụ bức xạ để tạo ra phổ hấp thụ của nó. - Đo cường độ của chùm sáng sau khi đã qua dung dịch mẫu nghiên cứu. 1.2.2. Phương pháp lọc Kalman Thuật toán lọc Kalman đầu tiên được nghiên cứu trong vật lý vô tuyến nhằm loại bỏ các tín hiệu "nhiễu" và sau đó được ứng dụng vào hoá học trắc quang. Thuật toán lọc Kalman hoạt động trên cơ sở các file dữ liệu phổ ghi được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. của từng cấu tử riêng rẽ và của hỗn hợp các cấu tử, xác định sự đóng góp về phổ của từng cấu tử trong hỗn hợp tại các bước sóng. Khi chương trình chạy, những kết quả tính toán liên tiếp sẽ càng tiến gần đến giá trị thực. Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để giảm sai số giữa phổ của hỗn hợp với phổ nhân tạo được dự đoán bởi phương pháp lọc Kalman. Kết quả tính toán là lý tưởng khi phổ của hỗn hợp trừ đi phổ nhân tạo được tính bởi lọc Kalman sẽ tạo ra một đường thẳng có độ lệch không đáng kể. Độ đúng của phép xác định phụ thuộc vào độ nhiễu của nền, vào việc tách các đỉnh phổ hấp thụ của các cấu tử và sự tương tác giữa các cấu tử. Hỗn hợp có càng ít cấu tử, các đỉnh hấp thụ càng cách xa nhau thì sai số của phép tính toán sẽ càng nhỏ. Việc tính toán sẽ được thực hiện trên toàn bộ khoảng bước sóng được chọn. Nếu kết thúc quá trình tính toán, độ lệch chuẩn tương đối của giá trị nồng độ các cấu tử trong hỗn hợp vẫn lớn hơn giá trị sai số cho phép thì nồng độ của cấu tử đó sẽ phải xác định lại. Khi đó, cần phải tăng giá trị sai số mặc định hoặc giảm số giá trị nồng độ mặc định để tính giá trị nồng độ trung bình. Mô hình hoạt động của bộ lọc Kalman Một số tác giả đã sử dụng thuật toán lọc Kalman để xác định các cấu tử trong hỗn hợp bằng phương pháp trắc quang. Kết quả cho thấy sai số của phép xác định với hỗn hợp 2 cấu tử nhỏ hơn 1%, với hỗn hợp 3 cấu tử có sai số nhỏ hơn 2% [8, 21, 22]. 1.2.3. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp phổ hấp thụ phân tử Trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) được ứng dụng nhiều trong phân tích các chế phẩm về dược và kết quả đều cho thấy phương pháp có độ tin cậy cao [2,13,14,28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. Năm 2012, Siladitya Behera và các cộng sự xác định thành công acetaminophen thuốc viên nén sử dụng phương pháp UV-Vis. Điều kiện tối ưu để xác định acetaminophen: Khoảng bước sóng thích hợp để quét phổ từ 200- 400 nm, bước sóng ứng với độ hấp thụ quang cực đại của dung dịch acetaminophen λmax = 243 nm. Khoảng thời gian tối ưu để tiến hành thí nghiệm đo quang là trong khoảng 8 giờ, ở nhiệt độ phòng. Kết quả thu được: khoảng tuyến tính độ hấp thụ quang của acetaminophen là 0,00 đến 150,0 μg/mL, độ thu hồi của acetaminophen từ 98,54% đến 99,13% [28]. Năm 2014, Vũ Duy Long xác định thành công đồng thời acetaminophen, clopheninamin maleat và phenylephin hydroclorit trong thuốc TIFFY. Điều kiện tối ưu để xác định đồng thời acetaminophen, clopheninamin maleat và phenylephin hydroclorit trong hỗn hợp: Khoảng bước sóng thích hợp để quét phổ từ 210-290 nm, bước sóng ứng với độ hấp thụ quang cực đại của dung dịch acetaminophen λmax = 244 nm, clopheninamin maleat λmax = 264 nm và phenylephin hydroclorit λmax = 273 nm trong môi trường axit HCl 0,1M. Khoảng thời gian tối ưu để tiến hành thí nghiệm đo quang là từ 20 đến 90 phút sau khi pha và có thể tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ phòng. Kết quả thu được: khoảng tuyến tính độ hấp thụ quang của acetaminophen là 0,2 đến 30,0 μg/mL, clopheninamin maleat là từ 0,2 đến 40,0 μg/mL và phenylephin hydroclorit là từ 1,0 đến 40,0 μg/mL, độ thu hồi của acetaminophen từ 99,8% đến 100,2%, của phenylephin hydroclorit là từ 99,1% đến 99,6% và của clopheninamin maleat là từ 98,1% đến 100,7% [14]. Năm 2015 tác giả Nguyễn Thị Thùy Thương đã sử dụng phương pháp UV - Vis để xác định đồng thời PRC và CPM trong các dược phẩm thuốc COLDACMIN và PACEMIN bằng cách sử dụng điều kiện tối ưu cho phép đo quang đối với các dung dịch hỗn hợp PRC và CPM, gồm: Bước sóng thích hợp để quét phổ từ 210-290 nm, PRC (λmax = 243 nm)và CPM (λmax = 264 nm) trong môi trường axit HCl 0,1M. Thời gian tối ưu để tiến hành thí nghiệm đo quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. là từ 30 đến 40 phút sau khi pha; Khảo sát, xác định khoảng tuyến tính độ hấp thụ quang của PRC là 0,2 đến 30,0 μg/mL và CPM là từ 0,2 đến 40,0 μg/mL. Sử dụng phương pháp thêm chuẩn xác định PRC và CPM trong mẫu thuốc COLDACMIN với độ thu hồi của PRC từ 99,7% đến 100,2% và của CPM là từ 98,0% đến 100,66%, trong mẫu thuốc PACEMIN với độ thu hồi của PRC từ 99,8% đến 100,2% và của CPM là từ 98,1% đến 100,7% [18]. 1.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời từ năm 1967- 1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. Hiện nay phương pháp HPLC ngày càng phát triển và hiện đại hoá cao nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành chế tạo máy phân tích. Nó áp dụng rất nhiều trong các ngành kiểm nghiệm đặc biệt là ứng dụng cho ngành kiểm nghiệm thuốc, máy phân tích HPLC là công cụ đắc lực trong phân tích các thuốc đa thành phần cho phép định tính và định lượng. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt [17]. 1.3.1. Nguyên tắc của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Trong quá trình sắc kí các phân tử chất tan luôn phân bố qua lại giữa hai pha. Trong khi pha động luôn chảy qua cột tách với một tốc độ nhất định, do cấu trúc tính chất của mỗi phân tử chất tan khác nhau cho nên tốc độ dịch chuyển trung bình của mỗi chất tan là khác nhau trong quá trình di chuyển từ đầu cột đến cuối cột sắc kí. Khi ở trong pha động, phân tử chất tan dịch chuyển theo tốc độ của pha động; khi ở trong pha tĩnh, phân tử chất tan bị giữ lại. Như vậy sẽ có một thời gian nhất định chất tan bị lưu giữ lại trong cột sắc kí. Vì vậy trong quá trình sắc kí, có chất bị lưu giữ lâu trên cột, có chất tan ít bị lưu giữ, vì vậy thời gian lưu của các chất trong cột là khác nhau. Dựa trên cơ sở đó người ta tách các chất ra khỏi nhau để xác định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Nguyên tắc của quá trình sắc ký trong cột: + Pha tĩnh là một yếu tố quan trọng quyết định bản chất của quá trình sắc ký và loại sắc ký. - Nếu pha tĩnh là chất hấp phụ thì ta có sắc ký hấp phụ pha thuận hoặc pha đảo. - Nếu pha tĩnh là chất trao đổi ion thì ta có sắc ký trao đổi ion. - Nếu pha tĩnh là chất lỏng thì ta có sắc ký phân bố hay sắc ký chiết. - Nếu pha tĩnh là gel thì ta có sắc ký gel hay rây phân tử. + Để rửa rải chất phân tích ra khỏi cột, ta cần có một pha động. Nếu nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp chất phân tích A, B, C... vào cột phân tích, kết quả là các chất A, B, C,... sẽ được tách ra khỏi nhau sau khi đi qua cột [17]. . 1.3.2. Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc kí 1.3.2.1. Hệ số phân bố Cân bằng của một cấu tử X trong hệ sắc ký có thể được mô tả bằng phương trình như sau: X (pha động)  X (pha tĩnh) Hằng số cân bằng K được gọi là tỉ lệ phân bố (hằng số phân bố) tính như sau: K = Cs/CM Với CS: nồng độ cấu tử trong pha tĩnh. CM: nồng độ cấu tử trong pha động. Hệ số K tùy thuộc vào bản chất pha tĩnh, pha động và chất phân tích. 1.3.2.2. Thời gian lưu Thời gian lưu của một chất là thời gian cần để chất đó di chuyển từ nơi tiêm mẫu qua cột sắc ký, tới detetor và cho pic trên sắc đồ (tính từ lúc tiêm mẫu đến khi xuất hiện đỉnh của pic). t’R = tR - t0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2