Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Định lượng đồng thời acetaminophen, loratadin, dextromethophan HBr trong thuốc Rhumenol Flu 500 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) kết hợp với kỹ thuật tính toán và ứng dụng phần mềm máy tính đã bước đầu được nghiên cứu và cho nhiều ưu điểm như độ nhạy, độ lặp, độ chính xác, độ tin cậy của phép phân tích, phân tích nhanh, tiện lợi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Định lượng đồng thời acetaminophen, loratadin, dextromethophan HBr trong thuốc Rhumenol Flu 500 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LIỄU THANH NHÀN ĐINH ̣ LƢỢNG ĐỒNG THỜI ACETAMINOPHEN, LORATADIN VÀ DEXTROMETHOPHAN HYDROBROMIT TRONG THUỐC RHUMENOL FLU 500 BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO VÀ PHƢƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ Chuyên ngành : Hóa phân tích Mã số: 60.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Mai Xuân Trƣờng THÁI NGUYÊN - NĂM 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bấ t cứ mô ̣t công triǹ h nào . Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn Tác giả luận văn PGS. TS Mai Xuân Trƣờng Liễu Thanh Nhàn XÁC NHẬN CỦA KHOA HÓA HỌC i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Khoa Hóa ho ̣c , Phòng đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai Xuân Trường người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Với khố i lươ ̣ng công viê ̣c lớn , thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu còn ha ̣n chế , chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả Liễu Thanh Nhàn ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt của luận văn .............................................................. iv Danh mục các bảng của luận văn ...................................................................... v Danh mục các hình của luận văn ...................................................................... vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 2 1.1. Tổng quan về acetaminophen, loratadin và dextromethophan HBr ....... 2 1.1.1. Acetaminophen ............................................................................... 2 1.1.2. Loratadin ......................................................................................... 4 1.1.3. Dextromethophan HBr .................................................................... 6 1.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)........................... 8 1.2.1. Nguyên tắc của phương pháp HPLC ............................................... 8 1.2.2. Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký .................................. 9 1.2.3. Hệ thống máy HPLC ..................................................................... 12 1.3. Kết quả xác định một số chất ..................................................... 12 1.3.1. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp HPLC ................ 12 1.3.2. Kết quả xác định một số chất theo phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .............................................................................................. 22 Chƣơng 2 THỰC NGHIỆM ......................................................................... 25 2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................. 25 2.1.1. Phương pháp HPLC ...................................................................... 25 2.1.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ....................................... 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 26 2.2.1. Phương pháp nghiên cứ u lý thuyế t ................................................ 26 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 2.2.2. Phương pháp thực nghiê ̣m ............................................................. 26 2.3. Đánh giá độ tin cậy của quy trình phân tích ................................ 27 2.3.1. Giới hạn phát hiện (LOD) ............................................................. 27 2.3.2. Giới hạn định lượng (LOQ) ........................................................... 27 2.3.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp............................................ 27 2.3.4. Đánh giá kết quả phép phân tích theo thống kê ............................. 29 2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ..................................................... 29 2.4.1. Thiết bị.......................................................................................... 29 2.4.2. Dụng cụ......................................................................................... 29 2.4.3. Hóa chất ........................................................................................ 30 2.4.4. Chế phẩm Rhumenol Flu 500 ........................................................ 30 2.5. Chuẩn bị các dung môi để hòa tan mẫu ...................................... 30 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32 3.1. Phương pháp HPLC .................................................................. 32 3.1.1. Xây dựng điều kiện để xác định đồng thời 3 chất ACE, LOR và DEX........................................................................................................ 32 3.1.2. Đánh giá phương pháp định lượng ................................................ 35 3.1.3. Xác định ACE, LOR và DEX trong thuốc Rhumenol Flu 500 và kiểm tra độ đúng bằng phương pháp thêm chuẩn .................................... 40 3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử .................................... 43 3.2.1 Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của ACE, LOR và DEX ................... 43 3.2.2. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX vào pH .................................................................................................... 44 3.2.3. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX theo thời gian .......................................................................................... 44 3.2.4. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX theo nhiệt độ ........................................................................................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 3.2.5. Khảo sát khoảng tuyến tính tuân theo định luật Bughe – Lambe – Bia của ACE, LOR và DEX. Xác định chỉ số LOD và LOQ ...................... 47 3.2.6. Khảo sát và đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu trên các mẫu tự pha ........................................................................................ 54 3.2.7. Xác định hàm lượng ACE , LOR và DEX trong thuốc Rhumenol Flu 500 và đánh giá độ đúng của phép phân tích theo phươn g pháp thêm chuẩn ...................................................................................................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN Tiếng Việt Tiếng Anh Viết tắt Axetaminophen Acetaminophen ACE Loratadin Loratadine LOR Dextromethophan hydrobromit Dextromethorphan hydrobromide DEX Giới hạn phát hiện Limit Of Detection LOD Giới hạn định lượng Limit Of Quantity LOQ Sai số tương đối Relative Error RE Độ lệch chuẩn Standard Deviation S hay SD Phương pháp sắc ký lỏng hiệu High Performance Liquid HPLC năng cao Chromatography iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG CỦA LUẬN VĂN Trang Bảng 3.1. Giá trị các đại lượng đặc trưng ........................................................ 36 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thời gian lưu ........................................................ 36 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát diện tích pic ......................................................... 37 Bảng 3.4. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của ACE, LOR và DEX.... 38 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ lặp lại .............................................................. 39 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ đúng ................................................................ 42 Bảng 3.7. Kết quả phân tích thuốc Rhumenol Flu 500 .................................... 44 Bảng 3.8. Độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX ở các giá trị pH ............ 44 Bảng 3.9. Sự phu ̣ thuô ̣c độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX theo thời gian .. 45 Bảng3.10. Sự phu ̣ thuô ̣c độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX theo nhiệt độ .................................................................................................. 46 Bảng 3.11. Độ hấp thụ quang của dung dịch ACE ở các giá trị nồng độ. ........ 48 Bảng 3.12. Kết quả xác đinh ̣ LOD và LOQ của ACE. .................................... 50 Bảng 3.13. Sự phu ̣ thuô ̣c đô ̣ hấ p thu ̣ quang của LOR theo nồng độ............... 51 Bảng 3.14. Kết quả tính LOD và LOQ của LOR ............................................ 52 Bảng 3.15. Sự phu ̣ thuô ̣c đô ̣ hấ p thu ̣ quang của DEX theo nồ ng độ ................ 53 Bảng 3.16. Kết quả tính LOD và LOQ của DEX. ........................................... 54 Bảng 3.17. Pha chế các dung dich ̣ hỗn hơ ̣p ACE và LOR ............................... 55 Bảng 3.18. Kế t quả tin ́ h nồ ng đô ,̣ sai số của ACE và LOR trong hỗn hơ ̣p ....... 55 Bảng 3.19. Pha chế các dung dich ̣ hỗn hơ ̣p ACE và DEX ............................... 56 Bảng 3.20. Kế t quả tin ́ h nồ ng đô ,̣ sai số của ACE và DEX trong hỗn hơ ̣p ...... 57 Bảng 3.21. Pha chế các dung dich ̣ hỗn hơ ̣p LOR và DEX............................... 58 Bảng 3.22. Kế t quả tin ́ h nồ ng đô ,̣ sai số của LOR và DEX trong hỗn hơ ̣p ...... 58 Bảng 3.23. Pha các dung dịch chuẩ n ACE, LOR, DEX và hỗn hơ ̣p ............... 59 Bảng 3.24. Kế t quả tính nồng độ, sai số của ACE, LOR và DEX .................. 60 v
- Bảng 3.25. Kết quả tính nồng độ, sai số ACE, LOR và DEX trong mẫu thuốc Rhumenol Flu 500 ................................................................................. 62 Bảng 3.26. Thành phần các dung dịch chuẩn ACE, LOR và DEX thêm vào dung dịch mẫu thuốc Rhumenol Flu 500 ................................................. 64 Bảng 3.27. Kết quả xác định độ thu hồi của ACE, LOR và DEX trong mẫu thuốc Rhumenol Flu 500 ......................................................................... 64
- DANH MỤC CÁC HÌNH CỦA LUẬN VĂN Trang Hình 3.1. Sắc ký đồ của ACE (500 µg/mL) ................................................. 33 Hình 3.2. Sắc ký đồ của LOR (5 µg/mL)...................................................... 33 Hình 3.3. Sắc ký đồ của DEX (15 µg/mL) ................................................... 34 Hình 3.4. Sắc ký đồ của DEX (1), ACE (2) và LOR (3)............................... 35 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của ACE ................................................................................................. 38 Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của LOR ................................................................................................. 39 Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của DEX ................................................................................................. 39 Hình 3.8. Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn ACE, LOR và DEX ............... 43 Hình 3.9. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của ACE, LOR và DEX theo thời gian... 45 Hình 3.10. Sự phu ̣ thuô ̣c đô ̣ hấ p thu ̣ quang của ACE , LOR và DEX theo nhiê ̣t đô ......................................................................................................... ̣ 47 Hình 3.11. Phổ hấp thụ quang của ACE ở các nồng độ 0,1 50,0 g/mL.... 48 Hình 3.12. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồ ng đô ̣ của ACE .................................................................... 49 Hình 3.13. Phổ hấp thụ quang của LOR ở các nồng độ 0,1 50,0 g/mL... 50 Hình 3.14. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ LOR .......................................................................... 51 Hình 3.15. Phổ hấp thụ quang của DEX ở các nồng độ 0,1 50,0 g/mL ... 52 Hình 3.16. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồ ng đô ̣ DEX ........................................................................... 53 vi
- MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngành công nghệ dược phẩm cũng phát triển một cách nhanh chóng. Các nhà sản xuất dược phẩm đã áp dụng nhiều phương thức sản xuất và chế biến tiên tiến để tổng hợp ra nhiều loại dược phẩm có tính năng vượt trội. Nhiều loại thuốc hỗn hợp như cảm cúm, hạ sốt, nhức đầu, ho… với những thành phần khác nhau ngày càng được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Việc định lượng các hoạt chất trong các loại thuốc hỗn hợp theo tiêu chuẩn nhà sản xuất là rất quan trọng vì chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ thành phần hoạt tính của thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng nghìn, hàng triệu người sử dụng thuốc. Do đó việc đánh giá đúng chất lượng sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả thì công tác kiểm nghiệm để xác định các thành phần của thuốc bằng các phương pháp hiện đại có độ chính xác cao ngày càng được quan tâm. Nhiều phương pháp có độ lặp và độ chính xác cao đã được ứng dụng. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) kết hợp với kỹ thuật tính toán và ứng dụng phần mềm máy tính đã bước đầu được nghiên cứu và cho nhiều ưu điểm như độ nhạy, độ lặp, độ chính xác, độ tin cậy của phép phân tích, phân tích nhanh, tiện lợi [3], [5]. Xuấ t phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài : "Đinh ̣ lượng đồ ng thời acetaminophen, loratadin, dextromethophan HBr trong thuốc Rhumenol Flu 500 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử”. 1
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về acetaminophen, loratadin và dextromethophan HBr 1.1.1. Acetaminophen 1.1.1.1. Giới thiệu chung - Tên tiếng Anh: Acetaminophen (tên khác: Paracetamol). - Công thức phân tử: C8H9O2N. - Khối lượng mol phân tử: 151,17 (g/mol). - Công thức cấu tạo: - Tên IUPAC: N-(4-hydroxyphenyl) acetamit hoặc p-hydroxy acetanilit hoặc 4-hydroxy acetanilit[1]. 1.1.1.2. Tính chất - Acetaminophen là chất bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ. - Khối lượng riêng: 1,263 g/cm 3 . - Nhiệt độ nóng chảy: 169 0 C. - Trong môi trường axit, acetaminophen hấp thụ quang cực đại tại bước sóng 245nm, trong môi trường kiềm, acetaminophen hấp thụ cực đại tại bước sóng 257 nm. - Phổ hấp thụ hồng ngoại của acetaminophen có các đỉnh đặc trưng ở các số sóng 1506, 1657, 1623, 1227 và 1612 cm-1. - Tính chất hóa học của acetaminophen do nhóm -OH, nhóm chức acetamit và tính chất của nhân thơm quyết định. Sự có mặt của 2 nhóm hydroxyl và acetamit làm cho nhân benzen được hoạt hóa có thể phản ứng được với các hợp chất thơm có ái lực electron. Sự liên kết giữa nhóm acetamit, hydroxyl với 2
- vòng benzen làm giảm tính bazơ của nhóm amit và làm tăng tính axit của nhóm hydroxyl. 1.1.1.3. Dược lý cơ chế tác dụng Acetaminophen là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt. Acetaminophen làm giảm đau bằng cách làm tǎng ngưỡng đau. Thuốc làm hạ sốt thông qua tác động trên trung khu điều nhiệt của não. Acetaminophen được dùng để làm giảm tạm thời sốt, nhức và đau do cảm lạnh thông thường và các nhiễm virus khác. Thuốc cũng được dùng để giảm đau đầu, đau lưng, đau rǎng, nhức cơ ... Acetaminophen làm giảm đau trong viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng trên tình trạng viêm, đỏ và sưng khớp. Gần đây thuốc được cho là có hiệu quả ngang với thuốc chống viêm không steroit trong làm giảm đau khớp gối do viêm xương khớp... 1.1.1.4. Một số phương pháp đã được áp dụng để định lượng acetaminophen • Phƣơng pháp đo quang Nguyên tắc: Dựa vào khả năng hấp thụ tử ngoại của phân tử acetaminophen trong metanol hấp thụ quang cực đại tại bước sóng 245 nm và trong môi trường kiềm hấp thụ quang cực đại tại bước sóng 257 nm. Tính kết quả dựa vào giá trị độ hấp thụ quang đo được và độ hấp thụ riêng hoặc so sánh với chất chuẩn. • Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Dựa vào khả năng phân bố khác nhau của acetaminophen trên pha tĩnh và pha động, quá trình sắc ký sẽ thực hiện được. Theo dược điển Việt Nam IV, định lượng acetaminophen sử dụng: Cột thép không gỉ (250 mm x 4,6 mm; 5 µm). Pha động: hỗn hợp gồm 375 thể tích dung dịch dinatri hydrophotphat 1,79%, 375 thể tích dung dịch natri dihydrophotphat 0,78% và 250 thể tích metanol có chứa 0,46% của dung dịch tetra-butylamoni hydroxit 40%. Tốc độ dòng 1,5 mL/phút. 3
- Nhiệt độ cột: 350C. Thể tích tiêm mẫu 20 µL. Dectector UV, bước sóng hấp thụ 245 nm[1]. 1.1.2. Loratadin 1.1.2.1. Giới thiệu chung - Tên tiếng Anh: Loratadine. - Công thức phân tử: C22H23ClN2O2. - Khối lượng mol phân tử: 382,88 (g/mol). - Công thức cấu tạo: - Tên IUPAC: Ethyl4-(8-chloro-5,6-dihydro-11H-benzo [5,6] cyclohepta [1,2-b] pyridin-11-ylidene) piperidine-1-carboxylate. 1.1.2.2. Tính chất - Loratadin là tinh thể màu trắng hay trắng ngà. - Nhiệt độ nóng chảy: 132-137 0 C. - Độ tan trong nước: thực tế không tan trong nước, tan trong các dung môi axeton, metanol, tuluen ở bất kì tỉ lệ nào. 1.1.2.3. Dược lý cơ chế tác dụng Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng có chọn lọc trên thực thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm đối kháng thực thể H1 thế hệ thứ hai (không an thần). Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kiết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan tới histamin. Tuy nhiên, loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với 4
- trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Trong trường hợp đó điều trị chủ yếu là dùng adrenarin và corticostroit. Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen. Những thuốc đối kháng histamin H1 thế hệ thứ hai (không an thần) như: terfenadin, astmizol, loratadin không phân bố vào não, khi dùng thuốc với liều thông thường. Loratadin không có tác dụng an thần, ngược lại với tác dụng phụ an thần của các kháng histamin thế hệ thứ nhất. Để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay, loratadin có tác dụng nhanh hơn astemizol và có tác dụng như azatadin, cetirizin, clopheninamin, clemastin, terfenadin và mequitazin. Loratadin có tần suất tác dụng phụ, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương, thấp hơn những kháng histamin thuộc thế hệ thứ hai khác. Vì vậy, dùng loratadin ngày một lần có tác dụng nhanh, đặc biệt không có tác dụng an thần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để trị viêm mũi dị ứng và mày đay dị ứng. Những thuốc chứa histamin không có tác dụng chữa nguyên nhân mà chỉ trợ giúp làm nhẹ bớt triệu chứng, bệnh viêm mũi dị ứng có thể là bệnh mãn tĩnh và tái diễn; để điều trị thành công thường phải dùng các kháng histamin lâu dài, ngắt quãng và sử dụng thêm những thuốc khác như glucocorticoit dùng theo đường hít và kéo dài. Có thể kết hợp loratadin với pseudoephedrin hydroclorit để làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi. 1.1.2.4. Một số phương pháp đã được áp dụng để định lượng loratadin • Phƣơng pháp quang phổ tử ngoại đạo hàm Tác giả Nguyễn Minh Trí và cộng sự đã định lượng đồng thời loratadin và pseudoephedrin sunfat bằng phương pháp phổ tử ngoại đạo hàm. Kết quả cho khoảng tuyến tính 0,015-0,035 mg/mL với loratadin và 0,025-0,84 mg/mL với pseudoefedrin, độ chính xác tương ứng cho hai chất là 99,46% (RSP=0,72%) và 100,6% ( RSP=0,58%) [11]. 5
- • Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ( HPLC) Dựa vào khả năng phân bố khác nhau của loratadin trên pha tĩnh và pha động, quá trình sắc ký sẽ thực hiện được. Định lượng loratadin sử dụng: Cột LC 18 (250 mm x 4,6 mm; 5 µm). Pha động: Metanol-nước (tỉ lệ 85:15 về thể tích). Nhiệt độ cột: 25-35o C. Tốc độ dòng 0,8 mL/phút. Thể tích tiêm mẫu 10 µL. Dectector UV, bước sóng hấp thụ 254 nm [9]. 1.1.3. Dextromethophan HBr 1.1.3.1. Giới thiệu chung - Tên tiếng Anh: Dextromethorphan hydrobromide. - Công thức phân tử: C18H25NO.HBr.H2O. - Khối lượng mol phân tử: 370,3 (g/mol). - Công thức cấu tạo: .HBr.H2O - Tên IUPAC: (+) - 3-methoxy-17-methyl-9α, 13α, 14α- morphinan [1]. 1.1.3.2. Tính chất - Dextromethophan HBr là chất bột kết tinh gần như trắng, không mùi. - Nhiệt độ nóng chảy: 125 0 C. - Độ tan: dễ tan trong metanol 96%, ít tan trong nước. 1.1.3.3. Dược lý cơ chế tác dụng Dextromethophan HBr là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Mặc dù cấu trúc hóa học có liên quan đến mocphin, nhưng 6
- dextromethophan HBr không có tác dụng giảm đau và nói chung rất ít tác dụng an thần. Dextromethophan HBr được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Thuốc không có tác dụng long đờm. Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương. 1.1.3.4. Một số phương pháp đã được áp dụng để định lượng Dextromethophan HBr • Phƣơng pháp phổ hấp thụ phân tử UV-Vis sử dụng thuật toán Kalman Tác giả Mai Xuân Trường đã định lượng đồng thời dextromethophan HBr, clopheniamin maleat và guaifenesin trong thuốc methophan bằng phương pháp đo quang với điều kiện: môi trường HCl 0,1M; thời gian đo quang sau khi pha chế là 30 phút; nhiệt độ 300C 10C; bước sóng khảo sát 210280nm với max của dextromethophan HBr là 278nm; max của clopheniamin maleat là 264nm và max của guaifenesin là 273nm. Đã xác định đồng thời dextromethophan HBr, clopheniramin maleat và guaifenesin trong các mẫu pha chế và trong thuốc methophan, các kết quả cho thấy phương pháp xác định có độ đúng và độ chính xác cao với độ thu hồi trung bình của dextromethophan HBr là 98,8%, độ thu hồi của trung bình của clopheniamin maleat là 100,1% và độ thu hồi trung bình của guaifenesin là 101,3% [14]. • Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Dựa vào khả năng phân bố khác nhau của dextromethophan HBr trên pha tĩnh và pha động, quá trình sắc ký sẽ thực hiện được. Theo dược điển Việt Nam IV, định lượng dextromethophan HBr sử dụng: Cột C18 (250 mm x 4,6 mm; 5 µm). 7
- Pha động: natri docusate 0,007M và amoni nitrat 0,007M trong hỗn hợp axetonitril: nước (tỉ lệ 70:30 về thể tích). Điều chỉnh đến pH=3,4 bằng axit axetic băng (Merk). Tốc độ dòng 1 mL/phút. Thể tích tiêm mẫu 20 µL. Dectector UV, bước sóng hấp thụ 280 nm. 1.2. Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) HPLC là chữ viết tắt của 4 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography), trước kia gọi là sắc ký lỏng cao áp (High Pressure Liquid Chromatography). Phương pháp này ra đời từ những năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt. 1.2.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp tách một hỗn hợp chất lỏng dựa trên sự phân bố chúng giữa hai pha, một pha đứng yên gọi là pha tĩnh, một pha di chuyển gọi là pha động. Do ái lực hấp thụ và giải hấp thụ khác nhau của các hợp phần có trong mẫu phân tích với pha tĩnh và pha động mà chúng di chuyển dọc theo pha tĩnh (cột sắc ký) tốc độ khác nhau nên lần lượt đi ra khỏi cột. 1.2.1.1. Pha tĩnh Pha tĩnh là chất nhồi cột để làm nhiệm vụ tách 1 hỗn hợp chất phân tích. Nó là những chất rắn, xốp, kích thước hạt rất nhỏ, đường kính cỡ hạt từ 3÷10 m, diện tích bề mặt thường từ 50÷500 m2/g. - Trơ và bền vững với các điều kiện của môi trường sắc ký. - Có khả năng tách chọn lọc một hỗn hợp chất tan nhất định trong điều kiện sắc ký nhất định. 8
- - Tính chất bề mặt phải ổn định (đặc biệt là đặc trưng xốp của nó). - Cân bằng động học của sự tách phải xảy ra nhanh và lặp lại tốt. - Cỡ hạt phải tương đối đồng nhất 1.2.1.2. Pha động Pha động là dung môi dùng để rửa giải chất tan (chất cần phân tích) ra khỏi cột tách để thực hiện quá trình sắc ký. Đây là một yếu tố rất linh động và dễ dàng thay đổi. Nó có thể là một dung môi hoặc hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau theo những tỉ lệ nhất định. Nó có thể là dung dịch hoặc các muối có chứa các chất đệm, chất tạo phức... Nói chung mỗi loại sắc ký sẽ có các hệ dung môi rửa giải riêng để có được hiệu quả phân tách tốt nhất. - Không hòa tan hay làm mòn pha tĩnh. - Hòa tan được chất cần phân tích. - Bền vững theo thời gian. - Có độ tinh khiết cao. - Phải nhanh đạt các cân bằng trong sắc ký. - Có độ nhớt thấp để tránh áp suất dội lại cao. - Phù hợp với các loại detector dùng để phát hiện các chất phân tích. - Có tính kinh tế và không khan hiếm. 1.2.2. Các đại lƣợng đặc trƣng của quá trình sắc ký 1.2.2.1. Thời gian lưu Thời gian lưu của một chất là thời gian tính từ lúc tiêm mẫu vào cột đến khi chất đó ra khỏi cột đạt giá trị nồng độ cực đại và cho ra pic trên sắc ký đồ. t R, = t R - t 0 Trong đó: tR : thời gian lưu trữ của một chất. t’R: thời gian lưu thực (thời gian lưu hiệu chỉnh). t0 : thời gian chết (thời gian không lưu trữ). 9
- 1.2.2.2. Hệ số phân bố Trong quá trình sắc ký luôn có sự phân bố của chất tan giữa pha động và pha tĩnh. Sự phân bố này đặc trưng bởi cân bằng phân bố với hệ số phân bố được tính theo công thức sau: K= Trong đó: K: hệ số phân bố CS, CM: nồng độ của chất phân tích tương ứng trong pha tĩnh và pha động ở thời điểm cân bằng. 1.2.2.3. Hệ số dung lượng Hệ số dung lượng của một chất cho biết khả năng phân bố của chất đó trong hai pha động với sức chứa cột tức là tỷ số giữa lượng chất tan trong pha tĩnh và lượng chất tan trong pha động ở trong thời điểm cân bằng. K’= Trong đó : K’: hệ số dung lượng Nếu K’ nhỏ thì tR cũng nhỏ và sự tách kém. Nếu K’ lớn thì pic bị doãng. Trong thực tế K’ từ 1 - 5 là tối ưu. 1.2.2.4. Hệ số chọn lọc Hai chất chỉ được tách ra khi chúng có giá trị α khác nhau, hệ số chọn lọc cho biết hiệu quả tách của hệ thống sắc ký. α= = = = Trong đó: α: hệ số chọn lọc Thường phân tích trong điều kiện trong khoảng 1,5 đến 2. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn