Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu thành phần aglycon của loài thực vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodeloides)
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là phân lập và xác định cấu trúc aglycon từ loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge); tiến hành thử hoạt tính sinh học của các hợp chất đã phân lập được. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu thành phần aglycon của loài thực vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodeloides)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ CẨM HƯNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN AGLYCON CỦA LOÀI THỰC VẬT TRI MẪU (Anemarrhena asphodeloides) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT THÁI NGUYÊN - 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ CẨM HƯNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN AGLYCON CỦA LOÀI THỰC VẬT TRI MẪU (Anemarrhena asphodeloides) Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60.44.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN KHANG THÁI NGUYÊN - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Vũ Thị Cẩm Hưng XÁC NHẬN CỦA NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN KHOA CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới TS. Phạm Văn Khang - người thầy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn học viên Thẩm Hương Thảo và sinh viên Dương Quang Công đã đồng hành, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các học viên cao học K22 và các em sinh viên trong phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ đã tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa Hóa, phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng năm 2016 Học viên Vũ Thị Cẩm Hưng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ...................................................................... v DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH .......................................................................... vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Dự kiến kết quả đề tài ....................................................................................... 3 6. Dự kiến cấu trúc luận văn ................................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 4 1.1. Khái quát về thực vật họ Thùa (Agavaceae) .................................................. 4 1.2. Tổng quan về loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) ................ 4 1.2.1. Tên khoa học ........................................................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật ................................................................................... 4 1.2.3. Phân bố trong tự nhiên ............................................................................ 6 1.2.4. Công dụng của loài Tri mẫu .................................................................... 6 1.3. Tình hình nghiên cứu thành phầ n hóa ho ̣c loài Tri mẫu ................................ 7 1.3.1. Các hơ ̣p chấ t glycoside ........................................................................... 7 1.3.2. Các hợp chất aglycon ............................................................................ 21 1.3.3. Các hợp chất phenolic ........................................................................... 23 1.4. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học loài Tri Mẫu ................................ 25 1.4.1. Hoạt tính sinh học của các saponin ....................................................... 25 1.4.2. Hoạt tính sinh học của các aglycon ....................................................... 28 iii
- Chương 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................ 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 32 2.2. Hóa chất và thiết bị....................................................................................... 32 2.3. Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập được............................................................................................... 33 2.3.1. Xử lý mẫu thực vật ................................................................................ 33 2.3.2. Chiết tách các chất ................................................................................ 33 2.3.3. Xác định cấu trúc các chất .................................................................... 33 2.4. Phương pháp xác định khả năng ức chế enzyme alpha-glucosidase ........... 33 2.5. Thực nghiệm................................................................................................. 34 2.5.1. Quá trình phân lập các chất từ phần rễ của loài Tri mẫu ...................... 34 2.5.2. Dữ kiện phổ của các chất phân lập được .............................................. 37 2.5.3. Xác định khả năng ức chế α-glucosidase .............................................. 40 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 41 3.1. Kết quả phân lập các hợp chất ..................................................................... 41 3.2. Xác định cấu trúc chất tách được ................................................................. 41 3.2.1. Chất AA1............................................................................................... 41 3.2.2. Chất AA2............................................................................................... 47 3.2.3. Chất AA3............................................................................................... 51 3.3. Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase của các hợp chất phân lập được ...................................................................................................... 55 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Aβ Amyloid β-peptide BuOH Butanol EA Etyl axetat ESI-MS Phổ khối lượng EtOH Etanol GC Hệ thống sắc kí khí HeLa Tế bào ung thư cổ tử cung HepG2 Tế bào ung thư gan HMBC Phổ tương quan hai chiềuH-C HPLC Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao MCF-7 Tế bào ung thư vú MDA Malonaldehyde MeOH Metanol MKN45 và Kato III Tế bào ung thư dạ dày MPO Myeloperoxidase 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân nguyên tử 13C 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân nguyên tử 1H SOD Superoxide dismutase SUNE-1 Tế bào ung thư biểu bì iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Số liệu phổ NMR của AA1 ............................................................. 37 Bảng 2.2: Số liệu phổ NMR của AA2 ............................................................. 38 Bảng 2.3: Số liệu phổ NMR của AA3 ............................................................. 39 Bảng 3.1: Mốt số tín hiệu cộng hưởng trên 1H-NMR của chất AA1 và Sarsasapogenin ................................................................................ 43 Bảng 3.2: Số liệu phổ 13C- NMR của chất AA1 và sarsasapogenin ............... 44 Bảng 3.3: Một số tín hiệu cộng hưởng trên 1H-NMR của chất AA2 và Sarsasapogenone ............................................................................. 48 Bảng 3.4: Số liệu phổ 13C- NMR của chất AA2 và sarsasapogenone............. 49 Bảng 3.5: Một số tín hiệu cộng hưởng trên 1H và 13C NMR của chất AA3 ...... 52 Bảng 3.6: Kết quả chế enzyme α-glucoside .................................................... 55 v
- DANH MỤC CÁC ẢNH, HÌNH Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết xuất và thủy phân mẫu phần rễ ................................... 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân lập các chất từ cao tổng số ........................................... 36 Hình 1.1: Các bộ phận cây Tri mẫu .................................................................. 5 Hình 1.2: Rễ cây Tri mẫu ................................................................................. 5 Hình 1.3: Vườn cây Tri mẫu ............................................................................. 6 Hình 3.1: Phổ khối lượng EIS-MS của AA1 .................................................. 42 Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của chất AA1............................................................ 42 Hình 3.3: Phổ 13C NMR của chất AA1 ........................................................... 44 Hình 3.4: Phổ HMBC của chất AA1 ............................................................. 46 Hình 3.5: Một số tín hiệu quan trọng trên phổ HMBC của chất AA1............ 46 Hình 3.6: Công thức cấu tạo của chất AA1 (Sarsasapogenin)........................ 47 Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của chất AA2............................................................ 47 Hình 3.8: Phổ 13C NMR của chất AA2 ........................................................... 49 Hình 3.9: Công thức cấu tạo của AA2 (sarsasapogenone) ............................. 51 Hình 3.10: Phổ 1H-NMR của chất AA3............................................................ 51 Hình 3.12: Phổ HMBC của chất AA3 .............................................................. 54 Hình 3.13: Một số tín hiệu quan trọng trên phổ HMBC của chất AA3............ 54 Hình 3.14: Công thức cấu tạo của AA3 (marcogenin) ..................................... 55 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hóa học các hợp chất thiên nhiên nói chung và các hợp chất có hoạt tính sinh học nói riêng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Từ xa xưa con người đã khám phá sức mạnh của thiên nhiên và biết sử dụng nhiều loại thực vật nhằm mục đích chữa bệnh, đồng thời tránh được một số tác nhân có hại cho sức khỏe con người. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu Việt Nam cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú với 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, trong đó 90 % là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm. Với nguồn thực vật phong phú như vậy thì hóa học hợp chất thiên nhiên đã và đang phát triển rất mạnh ở nước ta. Thực vật họ Thùa (Agavaceae) thường mọc hoang và được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Việt Nam thường được trồng ở vùng núi phía Bắc (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang,...) . Họ thực vật này đã được sử dụng từ lâu để chữa một số bệnh như: trị viêm nhiễm, thấp khớp,... Nhiều bài thuốc dân gian có sử dụng các loài thực vật họ Thùa để chữa bệnh. Trong đó, thực vật Tri mẫu được sử dụng phổ biến nhất. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết và các hợp chất được phân lập ra từ loài Tri mẫu có khả năng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư, bảo vệ tế bào và làm giảm đường máu. 1
- Tuy nhiên, đến nay trong nước có ít các công trình nghiên cứu về loài Tri mẫu. Việc nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài thực vật này cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có báo cáo cụ thể nào về thành phần saponin và aglycon. Dó đó chúng tôi đề xuất đề tài: "Nghiên cứu thành phần aglycon của loài thực vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodeloides)” để giải quyết vấn đề đó. 2. Mục tiêu của đề tài Phân lập và xác định cấu trúc aglycon từ loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge). Tiến hành thử hoạt tính sinh học của các hợp chất đã phân lập được. 3. Nội dung nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bố về loài Tri mẫu. Tiến hành chiết xuất các hợp chất từ loài thực vật này. Tiến hành thủy phân để thu được các aglycon. Phân lập và xác định cấu trúc của nó bằng các phương pháp phổ. Tiến hành thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lý thuyết Thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu trong và ngoài nước về loài tri mẫu để có cái nhìn tổng quan về nó. Phân tích tài liệu để có cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa hoạt tính và cấu trúc của mẫu nghiên cứu. 4.2. Phương pháp thực nghiệm - Thu thập mẫu nguyên liệu thực vật Mẫu thực vật là phần rễ loài Tri mẫu được thu mua ở Viện y học bản địa Việt Nam. - Xây dựng phương pháp chiết xuất các chất có trong thực vật. + Xác định phương pháp phân tích chính xác, thuận tiện nhất cho quá trình thực hiện. 2
- + Xây dựng quy trình xử lý nguyên liệu và chiết xuất các hợp chất từ loài thực vật trên. + Xử lý mẫu thực vật và chiết mẫu bằng dung môi khảo sát để lựa chọn dung môi an toàn, phù hợp. - Xây dựng và dự kiến phương pháp để thu được các aglycon từ nguyên liệu đã chọn. + Trên cơ sở quy trình chiết đã xây dựng được, tiến hành thủy phân mẫu chiết cao tổng số, xử lý dung dịch sau thủy phân và chiết các aglycon bằng các dung môi hữu cơ. + Sử dụng phương pháp sắc ký cột bằng các dung môi thích hợp để phân lập các aglycon từ dịch chiết thủy phân. + Xác định cấu trúc hóa học của các aglycon bằng phương pháp phổ. - Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học. Dự đoán hoạt tính sinh học điển hình của các chất đã phân lập được dựa vào cấu trúc của chúng và tiến hành thử hoạt tính sinh học. 5. Dự kiến kết quả đề tài - Kết quả chiết xuất và phân lập aglycon từ loài Tri mẫu. - Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được. - Đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất. 6. Dự kiến cấu trúc luận văn Mục lục Danh mục: hình, sơ đồ, bảng, kí hiệu Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Thực nghiệm Chương 3: Kết quả thảo luận Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 3
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về thực vật họ Thùa (Agavaceae) Họ Thùa bao gồm khoảng 550-640 loài với khoảng 18-23 chi, phân bố rộng khắp trong khu vực ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới. Các loài trong họ Thùa có thể là cây mọng nước hoặc không mọng nước. Lá của chúng có các gân lá song song, lá thường dài và nhọn mũi, thường có gai cứng ở đỉnh, đôi khi có các gai phụ mọc dọc theo mép lá.[3] Các loài thực vật họ Thùa thường được sử dụng để sản xuất các dạng đồ uống chứa cồn ở khu vực Trung Mỹ như bia pulque và rượu mezcal trong khi các loài khác có giá trị để lấy sợi. Chúng rất phổ biến trong khu vực khô cằn, nhiều loài có hoa sặc sỡ.[3] Loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) mà chúng tôi đang nghiên cứu là loài duy nhất thuộc chi Anemarrhena của họ Thùa (Agavaceae). 1.2. Tổng quan về loài Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) 1.2.1. Tên khoa học - Tên Khoa học: Anemarrhena asphodeloides Bunge. - Tên tiếng Việt: Tri mẫu. - Tên khác: Rhizoma Anemarrhena, zhimu. 1.2.2. Đặc điểm thực vật Tri mẫu là cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ dày, dẹt, mọc ngang bao bọc bởi những phần còn sót lại của gốc lá, màu đỏ hay vàng đỏ, mặt trong màu vàng. Lá mọc tụ tập ở gốc thành cụm dày, hình dài, dài 20 - 70 cm, rộng 3 - 6mm, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn. [1] Cụm hoa mọc từ giữa túm lá hình bông, hơi cong, cán thẳng và dài 0,5 - 1m; hoa nhỏ, thơm nở vào buổi chiều, bao hoa màu trắng hay tía nhạt, chia 6 thùy dính nhau ở gốc; nhị 3, chỉ nhị rất ngắn; bầu 3 ô, vòi nhụy hình chỉ [1]. Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có cạnh; hạt 1 - 2, hình tam giác, màu đen [1]. Mùa hoa: tháng 7 - 8. [1] 4
- A: rễ. C: hoa. E: nhụy hoa. B: cụm hoa D: tràng hoa với bao phấn gắn F: quả nang nẻ ra. liền với bên ngoài lọn cánh đài. G: hạt hình thoi Hình 1.1: Các bộ phận cây Tri mẫu Hình 1.2: Rễ cây Tri mẫu 5
- Hình 1.3. Vườn cây Tri mẫu 1.2.3. Phân bố trong tự nhiên Tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides Bunge) là loại thảo dược lâu năm được trồng hoặc mọc hoang trên sườn núi ở Mãn Châu, Mông Cổ, và miền Bắc của Trung Quốc. [8] Ở Việt Nam, loài thực vật này chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía bắc như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang,... 1.2.4. Công dụng của loài Tri mẫu Tri mẫu được dùng trị sốt, đái tháo đường, ho đờm thở dốc, ngực nóng khó chịu, ho lao,…. Một số bài thuốc có Tri mẫu:[1] - Điều trị các triệu chứng sốt cao, co giật, hôn mê trong viêm não Nhật Bản B: Tri mẫu 16g, thạch cao 40g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 16g; hoàng liên, liên kiều, mỗi vị 12g; cam thảo 4g. Sắc uống. - Chữa viêm phổi trẻ em thể phong nhiệt, sốt cao: Tri mẫu 6g, thạch cao 20g, kim ngân hoa 16g, tang bạch bì 8g; hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa sốt cao, li bì, mê sảng trong bệnh sởi trẻ em: Tri mẫu 8g; huyền sâm, gạo tẻ, mỗi vị 12g; sừng trâu 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa huyết áp cao, nhức đầu, hoa mắt, khó ngủ: Dùng bài Tri bá bát vị hoàn gia giảm nêu trên, thêm thảo quyết minh sao 20g, chi tử 12g. - Chữa nóng âm, háo khát, mồ hôi trộm, ho khan, đái tháo đường: Dùng bài Tri bá bát vị hoàn gia giảm nêu trên, thêm huyền sâm, thiên môn, thiên hoa phấn, mỗi vị 16g. 6
- ̀ h nghiên cứu thành phầ n hóa ho ̣c loài Tri mẫu ̀ h hin 1.3. Tin 1.3.1. Các hợp chấ t glycoside Năm 1963, Kawasaki và cộng sự [42] đã phân lập được Timosaponin A-III (1) từ loài Tri mẫu. Khi thủy phân saponin này với axit HCl 2N trong etanol 50% thu được sarsasapogenin, D-galactose và D-glucose. Cấu trúc hóa học của (1) là: H3C CH3 O H3C OH H3C O OH O OH O HO O O OH OH OH (1) Năm 1992, từ dịch chiết etanol của loài Tri mẫu, Dong và các cộng sự [9] đã tìm ra một saponin mới là Anemarsaponin B (2) cùng với hai saponin đã biết là Anemarsaponin A1 (3) và Anemarsaponin A2 (4). HO HO OH O H3C H3C OH O H3C HO H3C O OH O OH O HO H O O OH HO OH (2) 7
- O HO O OH O OH O HO O O OH OH OH (3) O HO O HO OH O OH O HO O O OH OH OH (4) Năm 1993, Nakashima và cộng sự [28] đã phân lập được một glycoside mới là pseudoprototimosaponin AIII (5) từ loài Tri mẫu và được so sánh với chất đã biết là prototimosaponin AIII (6). O Glc CH 3 H3C CH3 O CH3 Gal O H Glc (5) 8
- O Glc CH 3 H3C HO CH3 O CH3 Gal O H Glc (6) Đến năm 1994, Setsuo và cộng sự [38] đã phân lập được từ rễ của loài Tri mẫu bốn saponin steroid mới có tên anemarrhena saponin I-IV (7-10) cùng với các saponin đã biết là timosaponin A-III (1), marcogenin diglycoside (11), timosaponin B-II (12) và mangiferin (13). Các saponin thuộc loại glycoside steroid. Cấu trúc của chúng đã được xác định bằng các phương pháp phổ. H3C OH CH3 CH3 HO O CH3 OH O R1 OH R2 O HO O O OH OH OH (7): R1=H, R2=OH (8): R1=OH, R2=H H3C CH3 O CH3 HO R3 O CH3 OH O R1 OH R2 O HO O O OH OH OH (9) R1=R3=H, R2=OH (11) R1=R2=H, R3=OH 9
- HO O OH OH O CH3 H3C OH CH3 HO O CH3 OH O OH O HO O O OH OH OH (10) HO O OH OH O CH3 H3C OH OH CH3 HO O CH3 OH O OH O H HO O O OH OH OH (12) HO HO O OH O OH OH OH OH O OH (13) 10
- Năm 1997, Ma B và các cộng sự [22] đã phân lập được hai saponin spirostanol mới có tên là anemarsaponin F (14) và G (15). Trên cơ sở phân tích quang phổ, cấu trúc của (14) và (15) được xác định tương ứng là neogitogenin 3-O-β-glucopyranosyl-(1→2)[β-xylopyranosyl-(1→3)]-β-glucopyranosyl (1→4)-β-galactopyranoside) (14) và lilagenin 3-O-β-glucopyranosyl-(1→2)-[β- xylopyranosyl-(1→3)]-β-glucopyranosyl-(1→4)-β-galactopyranoside (15). H3C CH3 O HO CH3 O HO O O CH3 HO OH O O O OH OH OH OH O HO O HO O OH OH OH (14) H3C CH3 O HO CH3 O HO O O CH3 HO OH O O O OH OH OH OH O HO O HO O OH OH OH (15) Năm 1998, Meng Z và các cộng sự [26] đã phân lập được hai hợp chất từ loài Tri mẫu bằng phương pháp sắc ký silicagel và phương pháp sắc kí HPLC. Chúng được đặt tên là timosaponin E1 (16) và timosaponin E2 (17). 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn