intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B(HBsAg) và viêm gan C(Anti HCV) trong huyết thanh người tại một xã vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Việt Nam năm 2011

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

161
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Xác định tỉ lệ người mang HBsAg(+) và anti HCV(+) tại một xã vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và một số yếu tố liên quan; tìm hiểu đặc điểm dân cư, nghề nghiệp và nhận thức của học sinh trung học cơ sở (THCS) về viêm gan B và viêm gan C.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B(HBsAg) và viêm gan C(Anti HCV) trong huyết thanh người tại một xã vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Việt Nam năm 2011

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ………………………………….. Ngô Thị Quỳnh Trang XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B (HBsAg)VÀ VIRUS VIÊM GAN C(Anti HCV) TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TẠI MỘT XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM NĂM 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  2. Hà nội-Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN …………………………… Ngô Thị Quỳnh Trang XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B (HBsAg)VÀ VIRUS VIÊM GAN C(Anti HCV) TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TẠI MỘT XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM NĂM 2011 Chuyên ngành : Vi sinh vật học Mã số : 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS Nguyễn Văn Tiến Hà Nội năm 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ long cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức, tạo điều kiện cho tôi theo học lớp cao học của trường Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa sinh đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Vi sinh vật học trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trưởng phòng Xét nghiêm và thăm dò chức năng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí cũng như toàn bộ trang thiết bị cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Tôi xin cảm ơn tập thể phòng xét nghiệm và thăm dò chức năng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ bảo, tận tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình tham gia và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đình Quyến đã giúp đỡ và thông qua cho tôi luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới PGS.TS Ngô Tự Thành, TS Bùi Thị Việt Hà, GS.TS Phạm Văn Ty, TS.BS Nguyễn Văn Hòa, TS.BS Phạm Ngọc Thạch đã giúp tôi thành lập hội đồng bảo vệ . Hà nội, tháng 03 năm 2012 Học viên Ngô Thị Quỳnh Trang
  4. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT AND Doxyribonucleic Acid Axít Deoxyribonucleic ALT Alamine aminotranferase Alamine aminotranferase ARN Ribonucleic Acid Axit Ribonucleic AST Aspartate aminotranferase Aspartate aminotranferase Hbe Hepatitis B e antigen Kháng nguyên e viêm gan B Bp Base pair Cặp Bazo cccDNA Covalently closed circular DNA Cấu trúc AND siêu xoắn Centers for Disease Control and Trung tâm kiểm soat và phòng CDC Prevention bệnh ở Mỹ Enzyme linked immunosorbent ELISA Kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme assay HAV Hepatitis A virus Vi rút viêm gan A HbeAg Hepatitis B e antigen Kháng nguyên e viêm gan B HBsAg Hepatitis B surface antigen Kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBV Hepatitis B virus Vi rút viêm gan B HCC Hepatocellular carcinoma Ung thư gan HCV Hepatitis C virus Vi rút viêm gan C HDV Hepatitis D virus Vi rút viêm gan D HEV Hepatitis E virus Vi rút viêm gan E HGV Hepatitis G virus Vi rút viêm gan G IgA Immuno Globulin A Globulin miễn dịch A
  5. IgG Immuno Globulin G Globulin miễn dịch G IgM Immuno Globulin M Globulin miễn dịch M NCRs Noncoding regions Vùng không mã hóa ORF Open reading frame Khung đọc mở PCR Polymerase chain reaction Chuỗi phản ứng polymeraza Revers transcription Polymerase RT-PCR Chuỗi phản ứng phiên mã ngược chain reaction SsARN Single strure ARN Cấu trúc ARN sợi đơn WHO World health Organization Tổ chức y tế thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các triệu chứng của người nhiễm vi rút viêm gan B Bảng 1.2. Tỷ lệ người mang HBsAg (+) khảo sát tại một số địa phương trong nước Bảng 3.1. dân số xã Phú Cường năn 2011 Bảng 3.2. Dân số xã Phú Cường theo nhóm tuổi Bảng 3.3. Tỷ lệ hiểu biết của học sinh THCS tiêm phòng viêm gan B Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng viêm gan B Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình mình có người bị viêm gan B và viêm gan C hay không Bảng 3.6. Tỷ lệ mang HBsAg(+) tại các thôn trong xã Phú Cường Bảng 3.7. Tỷ lệ mang HBsAg(+) theo giới tính Bảng 3.8. Tỷ lệ mang HBsAg (+) theo độ tuổi
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh HBV chụp dưới kính hiển vi điên tử Hình 1.2. Hình ảnh HCV chụp dưới kính hiến vi điên tử Hình 1.3. Cấu trúc genome của HBV Hình 1. 4. Cấu trúc vi rút viêm gan C Hình 1.5. Chu trình nhân lên của HBV Hình 1.6. Chu trình nhân lên của HCV Hình 1.7. Tiến triển của nhiễm vi rút viêm gan B Hình 1.8. Tiến triển của nhiễm vi rút viêm gan C Hình 1.9. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới Hình 1.10. Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới Hình 2.1. Bản đồ huyện Kim Động- Hưng Yên Hình 3.1. Biểu đồ dân số theo độ tuổi- Xã Phú Cường Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ hiểu biết về viêm gan B và viêm gan C của học sinh THCS Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ học sinh tiêm phòng viêm gan B Hình 3.4. Tỷ lệ học sinh biết gia đình mình có người mắc viêm gan B và viêm gan C hay không Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm HBV và HCV theo giới tính Hình 3.6. Tỷ lệ mang HBsAg (+) theo độ tuổi Hình 3.7. Hình ảnh test thử HBsAg và anti HCV PHỤ LỤC Phụ lục 01. Danh sách điều tra viêm gan B&C tại xã Phú Cường - KĐ – HY Phụ lục 02. Mẫu test thử HBsAg và anti HCV Phụ lục 03: Phiếu điều tra nhận thức của học sinh THCS về bệnh viêm gan B và viêm gan C
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 13 1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B và viêm gan C: .......................................... 3 1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B và viêm gan C: ......................................... 3 1.1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B .............................................................. 3: 1.1.1.2. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan C: ............................................................. 13 1.1.2. Hình thái – cấu trúc vi rút viêm gan B và viêm gan C: ................................ 13 1.1.2.1. Hình thái vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C .......................................... 13 1.1.2.2. Cấu trúc HBV và HCV: ................................................................................ 14 1.1.3. Quá trình nhân lên của HBV và HCV: ......................................................... 16 1.1.3.1. Quá trình nhân lên của HBV: ........................................................................ 16 1.1.3.2. Quá trình nhân lên của HCV: ........................................................................ 17 1.1.4. Dấu ấn miễn dịch của HBV và HCV: ........................................................... 18 1.1.4.1. Dấu ấn miễn dịch của HBV: ........................................................................ 18 1.1.4.2. Các dấu ấn của HCV: .................................................................................... 21 1.2. Bệnh học viêm gan B và viêm gan C: ................................................................ 21 1.2.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B và viêm gan C: ............................................. 21 1.2.1.1. Triệu chứng bệnh viêm gan B: ...................................................................... 21 1.2.1.2. Bệnh học vi rút viêm gan C:.......................................................................... 25 1.2.2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B và viêm gan C ................................................. 26 1.2.3.Vắc xin tiêm phòng: ........................................................................................ 27 1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B, C:....................................................................... 28 1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C trên thế giới: ......................................... 28 1.3.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới: ........................................... 28 1.3.1.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C trên thế giới:……………………………………20 1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C tại việt Nam: .................................... 32
  9. 1.3.2.1.Tình hình nhiễm HBV tại Việt Nam……………………………………22 1.3.2.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ở Việt Nam: ........................................... 344 1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C: ... 344 Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 366 2.2. Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................... 366 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ..................................................................................... 366 2.2.2. Thời gian nghiên cứu:.................................................................................... 377 2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu: .......................................................................................... 388 2.3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................. 388 2.3.1. Phương pháp mô tả cắt ngang: ..................................................................... 388 2.3.2. Phương pháp lấy mẫu: .................................................................................. 388 2.3.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu: .................................................................... 399 2.3.4. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh y học: ................................. 399 2.4. Kỹ thuật nghiên cứu: ......................................................................................... 29 2.4.1. Kỹ Thuật test nhanh: HBsAg ....................................................................... 3929 2.3.2. Kỹ Thuật test nhanh anti HCV ..................................................................... 422 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 477 3.1. Đặc điểm dân cư và nhận thức:........................................................................ 477 3.1.1. Đặc điểm dân cư: ........................................................................................... 477 3.1.2. Nhận thức của học sinh THCS xã Phú Cường về bệnh viêm gan B và viêm gan C: .............................................................................................................. 488 3.1.2.1. Hiểu biết của học sinh về bệnh viêm gan B và viêm gan C: .......................... 488 3.1.2.2. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng vi rút viêm gan B: ................................... 500 3.1.2.3. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình mình có người nhiễm viêm gan B, viêm gan C hay không........................................................................................................ 522 3.2. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C tại xã Phũ Cường- Kim Động- Hưng Yên: ..................................................................................................... 533 3.2.1. Tỷ lệ mang HBsAg(+), anti HCV (+) phân bố theo giới tính: ...................... 566
  10. 3.2.2. Tỷ lệ mang HBsAg (+) và anti HCV (+) theo độ tuổi: .................................. 588 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 600 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 622
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV) là vấn đề đang được quan tâm trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Đây là 2 loại virút hướng gan là nguyên nhân chủ yếu gây xơ gan, ung thư gan [38],[ 39] Viêm gan virut B là một bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Những người mang HBV có thể chết do viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan tiên phát [96], [105]. Những người mang HBV mạn tính, khả năng bị ung thư gan tiên phát cao gấp 100 lần so với người không mang HBV [7], [ 38],[65], [66], [80], [102]. Vì vậy, HBV được coi là thủ phạm quan trọng nhất gây ung thư gan tiên phát [60],[67] Theo thống kê ta ước tính rằng trên 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm vi rút viêm gan B( HBV) với khoảng 350 triệu người mang HBsAg mạn tính và 2 triệu người chết mỗi năm do HBV. Có khoảng 5-20% dân số Châu Á và Châu Phi mang HBsAg mạn và khoảng 30% người mang HBsAg mạn tính trở thành viêm gan mạn và ung thư gan [109]. Người mang HBsAg mạn tính ở Việt Nam khoảng 12-20% ước tính tử vong liên quan tới viêm gan B ở Việt Nam khoảng 42000 người.[49] Viêm gan C (HCV) đang trở thành mối quan tâm của xã hội khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết đến tháng 3/2011 đã có hơn 170 triệu người trên toàn cầu và 3-4 triệu người mới nhiễm bệnh mỗi năm[61], [81]. Trong đó hơn 4 triệu người ở Mỹ bị viêm gan C mạn tính. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, tình trạng nhiễm vi rút C cũng đang báo động khi tính đến nay đã có 2 triệu người đang mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 6%. Nguy hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ diễn biến thành viêm gan C mạn và trong số bệnh nhân này có tới khoảng 20-25% sẽ chuyển qua giai đoạn xơ gan, ung thư gan [64], [95], [102] Sự phân bố của những người nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C không đồng đều trên từng vùng, miền và lứa tuổi. Vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C có thể
  12. được lây nhiễm dọc hoặc lây nhiễm ngang qua nhiều con đường: Mẹ truyền sang con, đường máu, tình dục với tỉ lệ lây nhiễm cao.... Như vậy viêm gan B, viêm gan C là mối nguy hiểm đối với cuộc sống của con người hàng ngày nhất là đối với những hộ dân nghèo không có điều kiện để xét nghiệm hoặc không có điều kiện để chữa trị vì vậy việc điều tra số người nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C là vấn đề rất cấp bách không những giúp người mắc bệnh phát hiện ra bệnh để chữa trị mà còn giúp giảm thiểu sự lây nhiễm vi rút cho người lành. Đây chính là mô hình bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng mang tính chất cấp bách và cần thiết. Do đó chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu:” xác định tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B(HBsAg) và viêm gan C(Anti HCV) trong huyết thanh người tại một xã vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Việt Nam năm 2011’’ với mục tiêu của đề tài: 1. Xác định tỉ lệ người mang HBsAg(+) và anti HCV(+) tại một xã vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và một số yếu tố liên quan 2. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, nghề nghiệp và nhận thức của học sinh trung học cơ sở ( THCS ) về viêm gan B và viêm gan C. .
  13. Chương I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học vi rút viêm gan B và viêm gan C: 1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B và viêm gan C: 1.1.1.1. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan B: Năm 1964 Baruch Blumberg đã mô tả một loại kháng nguyên (KN) đặc trưng ở thổ dân châu Đại Dương gọi là “KN Australia”.Đến năm 1968, phát hiện thấy trong máu bệnh nhân viêm gan B mãn tính có tiểu thể hình cầu và hình sợi, đường kính 27nm không chứa ADN. Đó chính là KN bề mặt HBsAg ( hepatitis B surface antigen). Hai tiểu thể này không phải là HBV(Hepatitis B virus) hoàn chỉnh vì thiếu genom. Năm 1970, người ta phát hiện thấy trong máu bệnh nhân viêm gan B có các thể hình cầu, đường kính 42nm, bên trong chứa ADN kép gọi là tiểu thể Dane. Sau này xác định chính tiểu thể Dane mới là HBV thực sự[47] 1.1.1.2. Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan C: Vào năm 1970 Harvay J. Alter chứng minh là nhiễm virus sau truyền máu phần lớn là do virus viêm gan không phải A và cũng không phải B được đặt tên là virus không A không B. 17 năm sau Michael Houghton, qui-lim Choo và tập đoàn, Gorge K dùng sinh học phân tử định clon để định tính virus không A không B. Năm 1989 đã xác định vi rút không A không B có tên chính thức là viêm gan virus C và được công bố bằng 2 bài trên báo Science.[36] 1.1.2. Hình thái và cấu trúc vi rút viêm gan B và viêm gan C: 1.1.2.1. Hình thái HBV và HCV  Hình thái HBV: HBV là vi rút có kích thước nhỏ với đường kính 22-45nm Trong huyết thanh bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động nhân đôi virus, dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy có 3 tiểu thể khác nhau của vi rút: -Tiểu thể hình cầu nhỏ có đường kính 22nm -Tiểu thể hình ống( hình que) có đường kính 20-22nm dài 40-400nm -Tiểu thể hình cầu lớn có đường kính 42-45nm còn gọi là tiểu thể Dane đây chính là vi rút hoàn chỉnh
  14. Hình 1.1. Hình ảnh HBV chụp dưới kính hiển vi điện tử  Hình thái HCV: HCV là loại vi rút hướng gan dưới kính hiển vi điện tử người ta phát hiện HCV có hình cầu, đa diện hoặc hình que, kích thước nhỏ 55-65nm Hình 1.2. Hình ảnh HCV chụp dưới kính hiển vi điện tử 1.1.2.2. Cấu trúc HBV và HCV:  Cấu trúc HBV: Genom của HBV là ADN có cấu trúc mạch kép không hoàn toàn, kích thước 3200 bazo được cấu tạo bởi 2 sợi có chiều dài không bằng nhau . Chuỗi dài nằm ngoài có tính cực âm, tạo nên một vòng tròn liên tục có chiều dài cố định 3,2 Kb và mã hóa cho các thông tin di truyền của virus . Chuỗi ngắn nằm trong có cực tính dương thay đổi và chỉ bằng 50-80% chiều dài sợi âm. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ gọn có genom chồng lớp gồm 4 khung đọc mở S, C, P và X
  15. . Hình 1.3. Cấu trúc genome của HBV  Cấu trúc HCV: HCV có genome là một vòng ARN(+) và chỉ có một khung đọc mở (ORF) mã hóa cho một polyprotein có trọng lượng phân tử lớn gồm 3000 aa. Polyprotein lớn này sau đó được các enzym của tế bào và của chính nó cắy thành các protein có chức năng: tham gia vào cấu trúc của virut hoặc thực hiện chức năng sinh học trong sự tồn tại và nhân lên của virus Hệ gen của HCV có 2 vùng: Vùng cấu trúc nằm ở đầu 5’ phần không mã hóa, gồm các gen: C, E1, E2, P7 Vùng không cấu trúc: nằm ở đầu 3’ phần không mã hóa có các ge NS2, NS3, NS4, NS5 là các gen mã hóa cho các protein chức năng :protease, RNA-polymerase và các peptit tham gia quá trình sao chép virut và cắt đọan polyprotein. [9] Màng vỏ glycoprotein Core Màng vỏ ARN virus Kích thước khoảng 60nm Hình 1.4. Cấu trúc virut viêm gan C
  16. 1.1.3. Quá trình nhân lên của HBV và HCV: 1.1.3.1. Quá trình nhân lên của HBV: Trước tiên HBV gắn đặc hiệu vào thụ thể dành cho IAg nằm trên bề mặt tế bào gan. Sau khi cởi bỏ vỏ ngoài, nucleocapsid di chuyển vào vùng nhân. Sau khi cởi vỏ capsid, ADN kép với 2 sợi không bằng nhau được chui vào nhân để chuyển hóa thành dạng ADN kép khép vòng, siêu xoắn (cccADN). Dạng này được dùng làm khuôn để tổng hợp 4 loại ARN 3,5; 2,4; 2,1 và 0,7 kb. Các ARNm được gắn đuôi và di chuyển ra tế bào chất. ARNm 3,5kb gọi là ARN tiền genom dùng để tổng hợp genome. Các ARNm còn lại được gọi là dưới genom dùng để tổng hợp các protein khác nhau trong đó có AND polymerase (P), protein lõi C, polypeptide X, Protein bề mặt S và proteinkinaza. Protein lõi C tạo thành nucleocapsid (HBeAg). Polypeptid tiền lõi được vận chuyển đến mạng lưới nội chất, từ đó chúng được tiết ra ngoài dưới dạng KN tiền lõi ( HBeAg). ARN tiền genom được đóng gói cùng với ADN- polymerase của virus và protein kinase để tạo thành hạt lõi. Ở đây, tiền genome được dùng làm khuôn để tổng hợp các chuỗi ADN (-) (sợi L) theo cơ chế sao chép ngược. Protein X tương tác với các yếu tố phiên mã trong nhân được kích thích bởi tín hiệu từ tế bào chất. Protein vỏ ngoài (S) gắn vào màng lipit của bộ máy golgi và màng lưới nội chất để sau đó nucleocapsid nảy chồi vào màng lưới nội chất và bộ máy golgi để biến chúng thành vỏ ngoài của virus tương lai. Polymerase của HBV phân giải ARN tiền genom chỉ để lại đoạn nhỏ( 29 cặp bazo ở đầu 5’) dùng làm mồi tổng hợp ADN (+) trên khuôn ADN (-). Một số genome trưởng thành sau khi tổng hợp lại được quay về nhân để chuyển thành cccADN nhằm duy trì một lượng khuôn ổn định cho dịch mã, còn phần lớn được lắp ráp hoàn chỉnh rồi nảy chồi ra ngoài để lặp lại chu trình nhân lên ở tế bào gan khác.
  17. Trong quá trình nhân lên, vi rút luôn tổng hợp thừa protein vỏ nên trong huyết thanh người bị nhiễm HBV, ngoài vi rút hoàn chỉnh ( hạt Dane) còn xuất hiện các hạt không hoàn chỉnh hình cầu, hình que hoặc hình sợi. Hình 1.5. Chu trình nhân lên của HBV 1.1.3.2. Quá trình nhân lên của HCV: Bước đầu HCV xâm nhập vào trong tế bào. Protein E2 có ái lực mạnh với CD81, một loại tetraspaspamin có trên bề mặt nhiều loại tế bào kể cả tế bào gan và có thêm các đồng tiếp nhận lớp B typ1 SR-B1 và CLDN1. Ngoài ra lipoprotein tỷ trọng thấp cũng được xem là một dạng đầu tiếp nhận quan trọng và được xác nhận giá trị do nghiên cứu với sự hiện diện của thành phần huyết thanh người. Đặc biệt là lipoprotein tỉ trọng cao kết hợp làm cho SR-B1tawng độ hướng dẫn,và xâm nhập HCV vào tế bào gan và còn bảo vệ chống kháng thể trung hòa của cơ thể. Bước 2 HCV giải phóng sợi ARN(+) tác dụng như một ARNm và có 2 vùng NCR 3’ và 5’. 5’vùng không mã hóa là vùng bảo tồn cao trong các chủng HCV được phân lập và có chứa IRES, IRES gắn trực tiếp vào tiểu phần 40s của ribosom dưới đơn vị độc lập với yếu tố tiền khởi động cần thiết cho quá trình dịch mã. Bước 3: Sự xâm nhập ergoplasme và đa protein tự cắt đoạn để sinh ra 3 protein cấu trúc C, E1, E2 và 7 protein không cấu trúc NS, đặc biệt tạo ra sợi ARN (-) làm
  18. khuôn để HCV sinh trưởng tạo lại ARN (+), tại một thời điểm nào đó genome HCV thay chức phận trở thành phức hợp sinh trưởng liên quan tới màng Bước 4: Là bước đóng gói và bài xuất ra ngoài. Sau khi tổng hợp được thành phần của mình HCV đóng gói và được bài xuất ra khỏi tế bào gan. Tuy nhiên cơ chế đóng gói và bài cuất của HCV hiện nay chưa được nghiên cứu rõ rang Hình 1.6. Chu trình nhân lên của HCV 1.1.4. Dấu ấn miễn dịch của HBV và HCV: 1.1.4.1. Dấu ấn miễn dịch của HBV: Kháng nguyên bề mặt của VRVGB ( HBsAg) HBsAg là dấu ấn đầu tiên của VRVGB xuất hiện trong huyết thanh của bệnh nhân, khoảng 2-12 tuần sau khi nhiễm vi-rút và khoảng 2-6 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng. Sự hiện diện của HBsAg là bằng chứng giá trị nhất đang nhiễm VRVGB dù có hay không có triệu chứng lâm sàng.Trong viêm gan vi-rút B cấp HBsAg đạt đến nồng độ cao nhất tương ứng với thời kỳ vàng da rõ trên lâm sàng rồi sau đó giảm dần. Có khoảng 5-10% trường hợp HBsAg biến mất rất sớm trước khi có triệu chứng lâm sàng. HBsAg có thể dương tính kéo dài từ 1-3 tháng và trở về âm tính sau khi transaminase đã trở về bình thường. Nhiễm VRVGB mạn tính được xác định khi HBsAg tồn tại trên 6 tháng sau giai đoạn khởi phát của VGVRB cấp.
  19. Thăm dò bằng kỹ thuật ELISA hay RIA có thể phát hiện được HBsAg ở nồng độ 0,1-0,5 ng/ml. Kháng thể kháng HBs (Anti-HBs) Anti-HBs là kháng thể duy nhất có khả năng trung hoà. Đây là dấu ấn huyết thanh phản ánh tình trạng VG B đã khỏi bệnh và (hay) được miễn nhiễm đối với VRVGB. Anti-HBs tồn tại trong huyết thanh một thời gian dài. Trong phần lớn các trường hợp, Anti-HBs bắt đầu xuất hiện khi HBsAg đã biến mất. Thời điểm xuất hiện Anti-HBs rất thay đổi, từ 1-10 tuần, có khi đến 6 tháng sau khi HBsAg biến mất. Phần lớn bệnh nhân sẽ có miễn dịch bảo vệ lâu dài đối với VRVGB khi có Anti-HBs. Sau khi tiêm chủng phòng VRVGB, Anti-HBs là dấu ấn huyết thanh duy nhất hiện diện trong huyết thanh của người được tiêm chủng. Anti-HBs được phát hiện bằng kỹ thuật ELISA hay RIA. Kháng nguyên lõi vi-rút viêm gan B (HBcAg) HBcAg là kháng nguyên cấu trúc nhân nucleocapsid, có thể được phát hiện trong nhân tế bào gan bị nhiễm VRVGB nhưng không bao giờ có trong huyết thanh. HBcAg không có đoạn peptid tín hiệu cho nên nó không dược bài tiết ra khỏi tế bào gan. Kháng thể kháng HBc (Anti-HBc) Anti-HBc là dấu ấn huyết thanh quan trọng nhất để chứng minh bệnh nhân đã từng bị nhiễm HBV. Có 2 loại Anti HBc : + Anti-HBc IgM: có nồng độ cao trong huyết thanh của bệnh nhân viêm gan B giai đoạn cấp, kéo dài trong vài tháng, sau đó nồng độ sẽ giảm dần hay biến mất trong giai đoạn mạn tính. + Anti-HBc IgG: xuất hiện sau và tồn tại trong một thời gian dài ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Kháng nguyên HBe (HBeAg) HBeAg là một dấu ấn hiện diện sớm trong huyết thanh của bệnh nhân VGVRB cấp, xuất hiện sau HBsAg vài ngày và biến mất khi vi-rút ngừng nhân lên.
  20. HBeAg được tổng hợp vượt trội trong giai đoạn vi-rút nhân lên, có liên quan đến sự hiện diện các virion hoàn chỉnh và cũng là bằng chứng về tính lây nhiễm cao. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với phụ nữ mang thai. Nếu họ có HBeAg(+) thì khả năng lây cho con có thể lên đến 80-90% nhưng nếu HBeAg (-) thì khả năng lây cho con chỉ 10-20% . Nếu HBeAg tồn tại kéo dài trên 8 tuần khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng sẽ là chỉ điểm sớm khả năng diễn biến sang giai đoạn mạn tính. Người ta cũng nhận thấy rằng trong viêm gan cấp có HBeAg (+) thì bệnh thường diễn biến kéo dài và nặng hơn. Trong trường hợp xảy ra đột biến tiền lõi (precore mutation), HBeAg không được tổng hợp nhưng sự nhân đôi của vi-rút vẫn diễn ra. Điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của HBV DNA trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể kháng HBe (Anti-HBe) Sự chuyển huyết thanh HBeAg (+) sang AntiHBe (+) có thể xảy ra một cách tự nhiên 10-15% mỗi năm hay được thúc đẩy nhanh chóng nhờ những thuốc kháng vi- rút ( Lamivudin, Interferon...). Tuy nhiên một số trường hợp AntiHBe (+) nhưng HBeAg có thể tái xuất hiện trở lại do các đợt tái hoạt động của VRVGB. HBV DNA: HBV DNA (+) chứng tỏ vi-rút đang ở giai đoạn nhân lên mạnh mẽ; sự nhân lên này được đánh giá bằng phương pháp định tính hay định lượng và được xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử ( PCR). Bằng kỹ thuật PCR, HBV DNA có thể được tìm thấy trong huyết thanh và trong gan sau khi HBsAg mất đi, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc kháng vi-rút. HBV DNA là một dấu chỉ điểm chính xác của mức độ nhiễm vi-rút huyết và có thể tương quan với nồng độ transaminase và song song với sự hiện diện của HBsAg trong huyết thanh.Có sự liên quan chặt chẽ giữa HBV DNA với tính lây nhiễm cũng như liên quan với HBeAg. HBV DNA có giá trị tiên lượng giống như HBeAg. Những bệnh nhân có đột biến pre-core thì có HBeAg(-) và HBV DNA(+).[3 ], [41 ], [53 ], [75 ], [126], [133]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2