
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xây dựng: Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới
lượt xem 1
download

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn "Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới" là tìm hiểu tình hình canh tác dưa lê tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp và đánh giá khả năng giảm phân bón N, P vô cơ qua sử dụng các chế phẩm sinh học chứa dòng vi khuẩn R. Palustris, đánh giá chất lượng của cây dưa lê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học xây dựng: Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA Rhodopseudomonas palustris ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA DƯA LÊ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRẦN PHƯỚC LỘC AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA Rhodopseudomonas palustris ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA DƯA LÊ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRẦN PHƯỚC LỘC MSHV: CH219832 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HUỲNH THANH VÂN AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2024
- CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của Rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới” do học viên Trần Phước Lộc, Bộ môn Khoa học cây trồng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Huỳnh Thanh Vân. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được hội đồng khoa học và phòng Đào tạo thông qua ngày 27 tháng 10 năm 2024. Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Cán bộ hướng dẫn TS. Phạm Huỳnh Thanh Vân Chủ tịch Hội đồng
- LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Huỳnh Thanh Vân và TS. Lý Ngọc Thanh Xuân đã tận tình hỗ trợ, góp ý, chỉnh sửa luận văn và hỗ trợ vật dụng, trang thiết bị và hóa chất phân tích trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Văn Chấn - Phó Chi Cục trưởng tỉnh Đồng Tháp, ThS. Nguyễn Phước Thành - Phó Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Nông Nghiệp Tỉnh An Giang, ThS. Nguyễn Minh Bửu - Nguyên Trưởng Trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện An Phú tỉnh An Giang, Trịnh Gia Trung, Nguyễn Viết Diều, Nguyễn Văn Mưu - Cán bộ nông nghiệp xã Tân Hoà, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp; các bạn Nguyễn Ngọc Tài, Huỳnh Hữu Lợi, Nguyễn Phát Đạt, Trịnh Thị Phương Vy, Hoàng Trọng Nam và tập thể các em sinh viên nhà lưới trường Đại Học An Giang đã hỗ trợ trong quá trình trồng dưa lê, thu mẫu và phân tích tại Khu Thí nghiệm Thực hành Trường Đại học An Giang. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người đã hỗ trợ và chia sẻ để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình viết luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Chân thành cảm ơn! Long Xuyên, ngày 29 tháng 11 năm 2024 Tác giả luận văn Trần Phước Lộc i
- TÓM TẮT Đề tài: “Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của Rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới (Cucumis melo L.)” đã được thực hiện với mục tiêu: (A) Khảo sát hiện trạng canh tác dưa lê tại Tỉnh An Giang và Tỉnh Đồng Tháp; (B) Đánh giá khả năng giảm bón phân đạm vô cơ khi bổ sung chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn R. palustris cố định đạm đến sinh trưởng, năng suất cây dưa lê bao gồm các nghiệm thức (NT): (1) NT1: 19,125 kg N – 15,25 kg P2O5 – 24,04 kg K2O (ĐC); (2) NT2 : 85% N theo ĐC; (3) NT3: 70% N theo ĐC; (4) NT4: 100% N theo ĐC + bổ sung vi khuẩn (BSVK); (5) NT5: 85% N theo ĐC + BSVK; (6) NT6: 70% N theo ĐC + BSVK; (7) NT7: 0% N + BSVK; (8) NT8: 0% N và không BSVK; (C) Đánh giá khả năng giảm bón phân lân vô cơ khi bổ sung chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn R. palustris hoà tan P đến sinh trưởng, năng suất cây dưa lê bao gồm các nghiệm thức (NT): (1) NT1: 19,125 kg N – 15,25 kg P2O5 – 24,04 kg K2O (ĐC); (2) NT2 : 75% P theo ĐC; (3) NT3: 50% P theo ĐC; (4) NT4: 100% P theo ĐC + bổ sung vi khuẩn (BSVK); (5) NT5: 75% P theo ĐC + BSVK; (6) NT6: 50% P theo ĐC + BSVK; (7) NT7: 0% P + BSVK; (8) NT8: 0% P và không BSVK; TN B cho thấy bổ sung hỗn hợp 4 dòng vi khuẩn cố định N R. palustris đã cải thiện hàm lượng N, với NT (1) đạt năng suất 19,9 tấn/ha; NT (2) đạt 19,5 tấn/ha; NT (3) đạt 20,1 tấn/ha; NT (4) đạt 20,3 tấn/ha; NT (5) đạt 20,6 tấn/ha; NT (6) đạt 22,9 tấn/ha; NT (7) đạt 20 tấn/ha; NT (8) đạt 18,1 tấn/ha. Bổ sung hỗn hợp 4 dòng vi khuẩn giúp giảm 15% N, nhưng vẫn đảm bảo chiều cao cây, độ brix, nitrat, acid tổng, vitamin C, chu vi trái và năng suất trái dưa lê so với bón 100% N. Bón 100%P kết hợp bổ sung hỗn hợp 4 dòng vi khuẩn R. palustris đạt năng suất cao nhất NT (4) đạt 22,13 tấn/ha; với NT (1) đạt năng suất 21,37 tấn/ha; NT (2) đạt 21 tấn/ha; NT (3) đạt 20,81 tấn/ha; NT (5) đạt 21,38 tấn/ha; NT (6) đạt 21,56 tấn/ha; NT (7) đạt 19,69 tấn/ha; NT (8) đạt 18,32 tấn/ha. Bổ sung hỗn hợp 4 dòng vi khuẩn giúp giảm 25% P, vẫn đảm bảo chiều cao cây, độ brix, acid tổng, nitrat, vitamin C, trọng lượng trái và năng suất trái dưa lê so với bón 100% P. Từ khóa: Rhodopseudomonas palustris, dưa lê kim cô nương, đạm, lân, vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía. ii
- SUMMARY The thesis: "Current cultivation status and the influences of Rhodopseudomonas palustris on the yield and quality of melon in greenhouse conditions (Cucumis melo L.)" was carried out with the following objectives: (A) Survey the current status cultivation melon in An Giang Province and Dong Thap Province; (B) Evaluate the ability to reduce inorganic nitrogen fertilizer when supplementing microbial preparations containing a mixture of nitrogen- fixing R. Palustris bacteria strains on the growth and yield of melon plants, including the following treatments (NT): (1) NT1: 19,125 kg N – 15,25 kg P2O5 – 24,04 kg K2O (CT); (2) NT2: 85% N according to the CT; (3) NT3: 70% N according to the CT; (4) NT4: 100% N according to the CT + bacteria supplementation (BSVK); (5) NT5: 85% N according to DC + BSVK; (6) NT6: 70% N according to DC + BSVK; (7) NT7: 0% N + BSVK; (8) NT8: 0% N and no BSVK; (C) Evaluation of the ability to reduce inorganic phosphorus fertilizer when adding microbial products containing a mixture of P-solubilizing R. Palustris bacteria strains on the growth and yield of melon plants including the following treatments: (1) NT1: 19.125 kg N - 15.25 kg P2O5 - 24.04 kg K2O (DC); (2) NT2: 75% P according to DC; (3) NT3: 50% P according to DC; (4) NT4: 100% P according to DC + bacteria addition (BSVK); (5) NT5: 75% P according to DC + BSVK; (6) Treatment 6: 50% P according to DC + BSVK; (7) Treatment 7: 0% P + BSVK; (8) Treatment 8: 0% P and no BSVK; Experiment B showed that adding a mixture of 4 strains of N-fixing bacteria R. palustris improved N content, with treatment (1) achieving a yield of 19.9 tons/ha; treatment (2) achieving 19.5 tons/ha; treatment (3) achieving 20.1 tons/ha; treatment (4) achieving 20.3 tons/ha; treatment (5) achieving 20.6 tons/ha; treatment (6) achieving 22.9 tons/ha; treatment (7) achieving 20 tons/ha; treatment (8) achieving 18.1 tons/ha. Adding a mixture of 4 bacterial strains helps reduce 15% N but still ensures plant height, brix, nitrate, total acid, vitamin C, fruit circumference, and melon yield compared to 100% N fertilization. Fertilizing with 100% P and adding a mixture of 4 bacterial strains R. Palustris achieved the highest yield. Treatment (4) reached 22.13 tons/ha; with treatment (1) reaching a yield of 21.37 tons/ha; treatment (2) reaching 21 tons/ha; treatment (3) reaching 20.81 tons/ha; treatment (5) reaching 21.38 tons/ha; treatment (6) reaching 21.56 tons/ha; treatment (7) reaching 19.69 tons/ha; treatment (8) reaching 18.32 tons/ha. Adding a mixture of 4 bacterial strains helps reduce 25% P while ensuring plant height, brix, total acid, nitrate, vitamin C, fruit weight, and melon yield compared to 100% P fertilization. Key words: Rhodopseudomonas palustris, golden pear melon, nitrogen, phosphorus, purple non-sulfur phototrophic bacteria. iii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. An Giang, ngày 29 tháng 11 năm 2024. Tác giả thực hiện iv
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i TÓM TẮT .......................................................................................................... ii SUMMARY ......................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ x DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4 2.1 NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA LÊ ............................ 4 2.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................. 4 2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 4 2.1.3 Tình hình sản xuất dưa lê .......................................................................... 5 2.2.1 Rễ .............................................................................................................. 7 2.2.2 Lá .............................................................................................................. 7 2.2.3 Thân .......................................................................................................... 7 2.2.4 Hoa ............................................................................................................ 7 2.2.5 Quả ............................................................................................................ 8 2.2.6 Hạt ............................................................................................................. 8 2.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DƯA LÊ ...................................... 8 2.4 YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DƯA LÊ...................................................... 9 2.4.1 Đất, dinh dưỡng và độ pH đất ................................................................... 9 2.4.2 Nước.......................................................................................................... 9 2.4.3 Nhiệt độ..................................................................................................... 9 v
- 2.4.4 Ánh sáng ................................................................................................... 9 2.4.5 Ẩm độ ..................................................................................................... 10 2.4.6 Giống dưa lê ............................................................................................ 10 2.5 KỸ THUẬT CANH TÁC DƯA LÊ .......................................................... 10 2.5.1 Kỹ thuật ngâm ủ, ươm hạt dưa lê ........................................................... 10 2.5.2 Mật độ khoảng cách trồng ...................................................................... 10 2.5.3 Bón phân ................................................................................................. 11 2.5.4 Tưới nước................................................................................................ 11 2.5.5 Cách bấm ngọn ....................................................................................... 12 2.5.6 Thụ phấn ................................................................................................. 12 2.5.7 Bệnh hại chính trên cây dưa lê và biện pháp phòng trị .......................... 12 2.5.8 Thu hoạch ............................................................................................... 14 2.6 HIỆN TRẠNG CANH TÁC ...................................................................... 14 2.7 VI KHUẨN PNSB VÀ CHẾ PHẨM VI SINH CHỨA VI KHUẨN PNSB .......................................................................................................................... 16 2.8 VI KHUẨN Rhodopseudomonas palustris ............................................... 17 2.8.1 Khái niệm về vi khuẩn ............................................................................ 17 2.8.2 Phân loại ................................................................................................. 18 2.8.3 Chức năng của vi khuẩn R. palustris ...................................................... 18 2.8.4 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài .................................. 23 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 27 3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................. 27 3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 27 3.1.2 Vật liệu và trang thiết bị thí nghiệm ....................................................... 27 3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .................................................................... 28 3.4 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .............................................................................. 28 3.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của vi khuẩn R. palustris có khả năng cố định N đến đặc tính đất, hấp thu N, sinh trưởng và năng suất của dưa lê. .............. 28 3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của vi khuẩn R. palustris có khả năng hòa tan P đến đặc tính đất, hấp thu P, sinh trưởng và năng suất của dưa lê. ................ 29 vi
- 3.5 CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN .................................................................. 30 3.6 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................... 31 3.6.1 Đất, thân, lá và trái .................................................................................. 31 3.6.2 Chỉ tiêu về nông học ............................................................................... 31 3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ................................................................. 32 3.7.1 Phương pháp phân tích mẫu đất ............................................................. 32 3.8 XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................................... 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 38 4.1 HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA LÊ Ở ĐỒNG THÁP VÀ AN GIANG .......................................................................................................................... 38 4.1.1 Phân bố mẫu............................................................................................ 38 4.2.2 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 51 4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN R. palustris CÓ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG .................. 52 4.2.1 Sinh trưởng của dưa lê giai đoạn 7 ngày ................................................ 52 4.2.2 Sinh trưởng của dưa lê giai đoạn 14 ngày .............................................. 53 4.2.3 Sinh trưởng của dưa lê giai đoạn 21 ngày .............................................. 55 4.2.4 Sinh trưởng của dưa lê giai đoạn 28 ngày .............................................. 56 4.2.5 Năng suất và phẩm chất của dưa lê ........................................................ 57 4.2.6 Ảnh hưởng của vi khuẩn đến một số chỉ tiêu chất lượng của dưa lê ...... 59 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA R. palustris ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI LÂN ĐẢM BẢO SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG ........................................................................................................... 60 4.3.1 Số lá của dưa lê ....................................................................................... 60 4.3.2 Chiều cao cây .......................................................................................... 62 4.3.3 Chiều dài lá của dưa lê ............................................................................ 63 4.3.4 Chiều rộng lá của dưa lê ......................................................................... 64 4.3.5 Chiều dài cuống lá của dưa lê ................................................................. 65 4.3.6 Chỉ số diệp lục tố của dưa lê ................................................................... 67 4.3.7 Đường kính thân của dưa lê .................................................................... 68 vii
- 4.3.8 Ảnh hưởng của R. palustris đến năng suất của cây dưa lê ..................... 69 4.3.9 Chỉ tiêu thời gian bảo quản, độ brix, vitamin C, acid tổng của dưa lê ... 70 4.3.10 Chỉ tiêu phẩm chất trái của dưa lê ........................................................ 71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 74 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 74 5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76 viii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ALA 5-aminolevulinic axit BSVK Bổ sung vi khuẩn CP Chi phí CDs Cadmiun sulphide DAP Diamonium phosphate ĐC Đối chứng ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐHAG Đại học An Giang Ha Hecta K Kali KC Khuyến cáo (đối chứng) K LĐGĐ Không lao động gia đình LĐ Lao động N Đạm NST Ngày sau trồng NSTH Ngày sau thu hoạch NT Nghiệm thức NSKG Ngày sau khi gieo P Lân PDA Potato dextro agar PNSB Purple non‐sulphur bacteria (Vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía) RFF Recommended fertilier formula LĐGĐ Lao động gia đình R. palustris Rhodopseudomonas palustris IAA indole - 3 axetic axit ix
- DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1 Những quốc gia xuất khẩu dưa lê có giá trị lớn nhất năm 2017 (FAO, 2020). ................................................................................................................. 6 Bảng 2 Đặc tính đất đầu vụ Chợ Mới.............................................................. 27 Bảng 3 Phân bố số mẫu phỏng vấn tại các địa bàn. ........................................ 38 Bảng 4 Một số đặc điểm nông hộ tham gia phỏng vấn. .................................. 40 Bảng 5 Côn trùng gây hại chính trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. ..... 44 Bảng 6 Bệnh gây hại chính trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. ............. 46 Bảng 7 Loại phân bón, cách sử dụng và thời gian bón trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. .................................................................................................. 47 Bảng 8 Lượng phân bón dành cho thí nghiệm. ............................................... 51 Bảng 9 Hiệu quả kinh tế của dưa lê trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. 51 Bảng 10 Chỉ tiêu sinh trưởng của dưa lê ở giai đoạn 7 ngày sau trồng. ......... 52 Bảng 11 Chỉ tiêu sinh trưởng của dưa lê ở giai đoạn 14 ngày. ....................... 54 Bảng 12 Chỉ tiêu sinh trưởng của dưa lê ở giai đoạn 21 ngày. ....................... 55 Bảng 13 Chỉ tiêu sinh trưởng của dưa lê ở giai đoạn 28 ngày. ....................... 56 Bảng 14 Chỉ tiêu năng suất và phẩm chất của dưa lê. ..................................... 58 Bảng 15 Chỉ tiêu chất lượng của dưa lê. ......................................................... 59 Bảng 16 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến số lá của dưa lê giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới............................................ 61 Bảng 17 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chiều cao cây của dưa lê giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới. ............................. 62 Bảng 18 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chiều dài lá của dưa lê giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới. ............................. 63 Bảng 19 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chiều rộng lá của dưa lê giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới. ............................. 65 Bảng 20 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chiều dài cuống lá của dưa lê giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới. .............. 66 x
- Bảng 21 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chỉ số diệp lục tố của dưa lê ở các giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới........... 67 Bảng 22 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến đường kính thân của dưa lê ở các giai đoạn 7 – 28 NST trong điều kiện nhà lưới. ............ 68 Bảng 23 Các yếu tố thành phần năng suất, năng suất và sinh khối của dưa lê được trồng trong điều kiện nhà lưới. ............................................................... 70 Bảng 24 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hoà tan lân đến thời gian bảo quản, độ brix, vitamin C, acid tổng của dưa lê được trồng trong điều kiện nhà lưới. .................................................................................................................. 71 Bảng 25 Ảnh hưởng của R. palustris có khả năng hòa tan lân đến chất lượng trái dưa lê được trồng trong điều kiện nhà lưới. .............................................. 72 xi
- DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 1 Biểu đồ về trình độ học vấn nông dân canh tác dưa lê tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp................................................................................................... 41 Hình 2 Tập quán nông dân sử dụng phân bón trong nhà lưới và ngoài đồng. 50 xii
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, dưa lê (Cucumis melo L.) là loại trái cây cao cấp được du nhập vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20. Dưa lê được trồng thành công ở một số tỉnh Nam Bộ và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Tiền Giang và Long An. Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên thuận lợi của ĐBSCL nên diện tích trồng dưa lê ngày càng tăng, vùng trồng ngày càng mở rộng, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Đồng Tháp (huyện Lấp Vò, Lai Vung và Thanh Bình) kế đến là các tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang (huyện Giồng Riềng và Phú Quốc), thành phố Cần Thơ (quận Bình Thủy), tỉnh Hậu Giang (huyện Vị Thủy), tỉnh An Giang (huyện An Phú) (Trần Thị Ba & Võ Thị Bích Thủy, 2019). Việc tiết kiệm chi phí trong canh tác dưa lê rất cần thiết với nhà vườn trong đó việc tiết kiệm phân bón sẽ góp không nhỏ trong việc giảm chi phí sản xuất dưa lê. Do đó, vấn đề được đặt ra là phải tiết kiệm chi phí sản xuất và đảm bảo năng suất dưa lê trong canh tác dưa lê là rất cần thiết và cấp bách. Trong đó, sử dụng nhóm vi khuẩn có lợi có vai trò quan trọng giúp bổ sung nguồn đạm, lân cho đất và cây trồng, giúp ổn định năng suất mùa vụ và phát triển bền vững hệ sinh thái nhờ vào quá trình cố định đạm sinh học và hòa tan lân (Cao Ngọc Điệp, 2011; Trần Thị Giang & Cao Ngọc Điệp, 2014). Hiện nay, có rất nhiều dòng vi khuẩn hay các chế phẩm vi sinh chứa các dòng vi khuẩn có lợi với các chức năng phổ biến như cố định N, hòa tan P hay tổng hợp chất kích thích sinh trưởng cây trồng (Chen và cs., 2021) được sử dụng trong nông nghiệp. Các dòng vi khuẩn này có khả năng cố định N để thay thế nguồn N từ phân bón vô cơ. Rezakhani và cs. (2019) và Roslan và cs. (2021) cũng cho thấy, bổ sung vi khuẩn hòa tan P dưới dạng phân hữu cơ vi sinh giúp tăng hấp thu P, đồng thời góp phần tăng năng suất cây trồng. Theo Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay hiện tượng đất nhiễm mặn và đất phèn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, nhóm vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía (PNSB) là nhóm vi khuẩn phân giải sắt, nhôm đồng thời có khả năng cố định N và hòa tan P có ưu thế tốt hơn so với các nhóm vi khuẩn khác (Nguyễn Quốc Khương và cs., 2017). Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris (R. palustris) có khả năng cố định N trong điều kiện đất chua đến trung tính (Sakpirom và cs., 2017; Khuong và cs., 2021). Nghiên cứu trên cây lúa đã 1
- cho thấy các dòng vi khuẩn R. palustris giúp cải thiện sinh trưởng và năng suất cũng như cải thiện môi trường đất (Nguyễn Quốc Khương và cs., 2020 a, b). Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, làm giảm đến 50% lượng phân N (Nguyễn Hữu Hiệp và cs., 2013). Một số dòng vi khuẩn đã được áp dụng có hiệu quả như vi khuẩn Azospirillum lipoferum R29B1 giúp giảm đến 50% lượng phân N trong điều kiện đất phèn nhẹ trồng lúa tại Kiên Giang (Nguyễn Hữu Hiệp và cs., 2013; Hiep & Chau, 2015) hay vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis X3 giúp giảm 30 kg N/ha trên đất phèn nặng tại các vùng phèn canh tác lúa ở ĐBSCL (Lý Ngọc Thanh Xuân và cs., 2017). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy hiệu quả của PNSB trên cây trồng cạn, đặc biệt là những loại cây đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sạch và an toàn cho thị trường nông sản hiện nay. Vì vậy, việc xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân, R. palustris đến đặc tính đất, hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và năng suất của dưa lê cần thực hiện là mục tiêu chính của đề tài “Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của Rhodopseudomonas palustris đến năng suất, chất lượng của dưa lê trong điều kiện nhà lưới” cần được thực hiện. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: tìm hiểu tình hình canh tác dưa lê tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp và đánh giá khả năng giảm phân bón N, P vô cơ qua sử dụng các chế phẩm sinh học chứa dòng vi khuẩn R. Palustris, đánh giá chất lượng của cây dưa lê. Mục tiêu cụ thể: - Khảo sát hiện trạng canh tác dưa lê tại Tỉnh An Giang và Tỉnh Đồng Tháp. - Đánh giá khả năng giảm bón phân đạm vô cơ và bổ sung chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn R. palustris cố định đạm đảm bảo sinh trưởng, năng suất cây dưa lê. - Đánh giá khả năng giảm bón phân lân vô cơ và bổ sung chế phẩm vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn R. palustris phân giải lân đảm bảo sinh trưởng, năng suất cây dưa lê. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng: Vi khuẩn R. palustris, cây dưa lê. Phạm vi: Khảo sát sinh trưởng, năng suất, hấp thu N, P, đặc tính đất trồng của dưa lê, so sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây dưa lê trong điều kiện nhà lưới. 2
- 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng canh tác của nông hộ trồng dưa lê tại Tỉnh An Giang và Tỉnh Đồng Tháp. - Nội dung 2: Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của vi khuẩn R. palustris có khả năng cố định N đến đặc tính đất, hấp thu N, sinh trưởng và năng suất của dưa lê. - Nội dung 3: Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của vi khuẩn R. palustris có khả năng hòa tan P đến đặc tính đất, hấp thu P, sinh trưởng và năng suất của dưa lê. 3
- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA LÊ 2.1.1 Nguồn gốc Cây dưa lê (thuộc họ Cucumis melo L.) thuộc loại cây ăn quả ngắn ngày thích hợp với khí hậu nhiệt đới và được trồng quanh năm. Đặc điểm loại dưa này là vỏ bóng mịn, không mùi, tính thanh hàn nên thường được sử dụng thanh nhiệt. Dưa lê là nhóm chính của nhánh Inodorus (tức loại dưa vỏ nhẫn). Trong những năm gần đây người Việt Nam càng ưa thích dùng các loại dưa như: dưa hấu, dưa lưới, dưa hoàng kim, dưa mật, dưa lê, … có nguồn gốc xuất xứ trong và ngoài nước. Dưa lê được trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam như: An Giang, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, … Dưa lê là loại rau ăn quả thuộc họ của bầu bí dưa (Cucurbitaceae) có nguồn gốc chưa được xác định rõ ràng (Robinson & Decker, 1997). Nhiều tác giả đã xác định và cho rằng nguồn gốc cây dưa lê ở miền Tây của Châu Phi. Sau đó được lan truyền sang Châu Á, rồi được nhập đến các nước khu vực Châu Âu. Cuối cùng, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ và đã đưa cây dưa lê đến nơi này. Dưa lê Hàn Quốc (Cucumis melo L.) được gọi bằng tiếng Hàn Quốc là “chamoe”, là một loại trái được trồng phổ biến nhiều ở Hàn Quốc. Các nghiên cứu về sự phân bào và dòng di truyền cho thấy dưa lê Hàn Quốc có nguồn gốc ở nước Ấn Độ. Sau đó được đưa vào Trung Quốc qua những thương nhân kinh doanh tơ lụa, từ đó được du nhập vào Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác trong đó có Việt Nam (Lim, 2012). 2.1.2 Phân loại Dưa lê (Cucumis melo) thuộc bộ bầu bí (Cucurbitales), Chi dưa: Cucumis và loài: Cucumis melo L. Phân loại cây dưa lê có rất nhiều quan điểm khác nhau: Theo nhà khoa học Munger và Robinson (1991) sử dụng mô tả của Naudin (1959) sắp xếp và phân loại các nguồn gen dưa lê vào các nhóm như sau: 1. C. melo var. agrestis: thân mảnh, là cây cùng gốc, đều có hoa đực và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại, rất dễ trồng ở các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Quả rất nhỏ (< 5 cm) và không ăn được, cùi mỏng và hạt rất nhỏ. 2. C. melo var. cantalupensis: quả có kích thước trung bình lớn, vỏ mỏng bóng 4
- mịn, màu sắc vỏ đẹp và biến động theo từng địa phương có vảy hoặc vân. Quả có mùi thơm, vị ngọt khi chín. Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các kiểu gen, có lông ở bầu nhụy. Được trồng và phát triển nhiều ở phía Nam Châu Âu. 3. C. melo var. inodorus: dưa lê mùa Đông quả lớn, không thơm, bảo quản dài, vỏ dày, mịn hay vân đốm. Bao gồm các loại dưa ngọt châu Á và Tây Ban Nha như giống dưa ruột xanh và dưa vàng, hoa thường đơn tính và lưỡng tính, có nhiều lông trên bầu nhụy. 4. C. melo var. flexuosus: quả rất dài và cong và có tên gọi khác là dưa rắn, không có vị ngọt và hương thơm, quả chưa chín ăn như dưa chuột, được tìm thấy ở khu vực từ Trung Đông tới phía Bắc của Châu Phi, thường có hoa đơn tính cùng gốc. 5. C. melo var. conomon: được trồng nhiều ở vùng Viễn Đông, vỏ quả mịn mỏng màu trắng, gồm loại ngọt và loại ăn xanh giòn. Cây có hoa đơn tính đực và lưỡng tính. 6. C. melo var. chito và dudaim: Có nguồn gốc hoang dại ở châu Mỹ, cây dạng dây leo, quả nhỏ như trái mận, có hương thơm, hoa đơn tính cùng gốc, có lông rất mịn ở bầu nhụy, là nguồn vật liệu trong chọn tạo giống mới. 7. C. melo var. momordica: nhóm được bổ sung bởi Munger và Robinson (1991) bao gồm các giống Ấn Độ, thân dạng dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, quả to, không ngọt, vỏ mỏng và tách khi quả chín. 2.1.3 Tình hình sản xuất dưa lê 2.1.3.1 Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới Trong năm 2017, tổng sản lượng dưa lê trên toàn thế giới đạt 31,9 triệu tấn trong đó Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất dưa lê. Tuy nhiên, Trung Quốc sản xuất chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Những quốc gia xuất khẩu dưa lê nhiều trên thế giới như: Hà Lan 440.992 tấn, Guatemala 370.102 tấn, tổng sản lượng các nước Brazil, Honduras và Mỹ đạt từ 211.594 tấn đến 233.653 tấn. Đây là những nước có sản lượng xuất khẩu dưa lê lớn và chiếm trên 80% tổng sản lượng xuất khẩu của thế giới. Trong năm 2016, giá trị toàn cầu dưa lê ước tính đạt 20,5 tỷ đô la và năm 2017 thị trường dưa lê toàn cầu ước tính đạt 25 tỷ đô la, ước tính tăng 18%. Con số này phản ánh thực tế tổng doanh thu xuất và nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm 2007 đến 2017 đạt + 2,2%. Đặc biệt, trong năm 2010 thì tỷ lệ tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ và đạt 19%. Thị trường sản phẩm dưa lê toàn cầu đạt mức 5

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p |
1801 |
100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p |
823 |
83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p |
633 |
82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p |
695 |
74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p |
745 |
72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p |
1570 |
61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p |
862 |
60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p |
630 |
60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p |
681 |
56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p |
636 |
46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p |
672 |
40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p |
601 |
33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p |
572 |
22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p |
1314 |
14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p |
610 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p |
557 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p |
846 |
5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p |
803 |
5


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
