Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất Nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển trên cơ sở đánh giá các mô hình kinh tế sinh thái và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất giải pháp phát triển các mô hình kinh tế sinh thái vùng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất Nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong Luận văn nêu được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Văn Đàm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ qian, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới NGƯT.PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu - Nguyên hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm Huế đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp Trường đại học Nông Lâm Huế; xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và UBND 3 xã Hải Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới gia đình, toàn thể bạn bè cùng đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Văn Đàm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 23 km, diện tích dải cát hơn 77 km2, với những đụn cát dài và cao tới 20 – 40 m, chiều rộng từ vài trăm mét đến hàng km. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó trên đất cát di động ở Quảng Bình đã xây dựng thành công các đai rừng phòng hộ, các “Làng sinh thái”… bước đầu đem lại tác dụng phòng hộ chắn gió, cố định cát, cải thiện môi trường tự nhiên của vùng. Thực trạng kinh tế - xã hội vùng cát ven biển đang đòi hỏi phải có các giải pháp cải tạo môi trường sinh thái để khai thác tiềm năng phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay có rất nhiều vấn đề đang đặt ra, rất cần sự đánh giá hiệu quả của các dự án cải tạo đất cát ven biển nhằm tạo lập những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đầu tư cải tạo và khai thác vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng cũng ẩn chứa những tiềm năng không nhỏ này. Xuất phát từ thực tế trên, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp sử dụng đất Nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình” nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn góp phần phát triển bền vững dải cát ven biển. Để thực hiện, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp; thống kê, xử lý số liệu; phân tích SWOT. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích đánh giá hiệu quả trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã lập phiếu điều tra nông hộ/nông trại với tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu. Luận văn đã tiến hành đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Qua kết quả nghiên cứu bước đầu xác định hai loại hình kinh tế chính là loại hình kinh tế Hộ và loại hình kinh tế Trang trại với 4 mô hình kinh tế sinh thái tiêu biểu đó là mô hình kinh tế sinh thái Trồng cây hàng năm –chăn nuôi; Nuôi trồng thủy sản; Nông - lâm kết hợp và Lâm – ngư bãi triều. Sau khi phân tích, đánh giá ta thấy hiệu quả kinh tế của loại hình kinh tế Trang trại chiếm ưu thế hơn loại hình kinh tế Hộ. Mô hình kinh tế sinh thái có hiệu quả cao nhất là Nuôi trồng thủy sản với GTSX 125.853 nghìnđồng/ha; GTGT 67.64 ngàn đồng/ha, trong đó chủ yếu nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng trên nước lợ, nuôi cá nước ngọt. Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế sinh thái Nông lâm kết hợp cho GTSX nhỏ nhất với 30.494 nghìn đồng/ha; GTGT 16.110 ngàn đồng/ha. Người dân thường trồng phi lao, keo, tràm,... để chắn cát, xen kẽ trồng hoa màu (ngô, lạc,...) dẩn đến kinh tế không cao. - Xét về hiệu quả xã hội thì mô hình kinh tế sinh thái Lâm ngư – bãi triều tạo nhiều việc làm nhất với 168 ngày công/ha, GTGT/LĐ là 260,42 nghìn đồng/công. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv NTTS tạo ra 143 ngày công/ha, với GTGT/LĐ là 880,09 nghìn đồng/công. Hiệu quả xã hội lớn nhất là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. - Về hiệu quả môi trường: Tăng độ che phủ đất, chống sa mạc hóa, chống bão, ổn định diện tích canh tác, điều hòa nước mặt, nước ngầm,... Mức độ bón phân cho các cây trồng chưa phù hợp với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý. Đa số các loại thuốc được sử dụng theo đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được sử dụng và có xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo chỉ dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó cần áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm phát triển mô hình kinh tê sinh thái trên đất cát ven biển của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình như: - Quy hoạch phân vùng xác định cơ cấu đầu tư hợp lý - Chính sách quản lý đất đai - Vốn phát triển sản xuất - Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khuyến nông - Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với phát triển nông lâm kết hợp theo hướng kinh tế trang trại cho các chủ hộ - Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích ......................................................................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................3 1.1.1. Khái niệm về đất đai ..............................................................................................3 1.1.2 Khái niệm về đánh giá đất đai ................................................................................3 1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT) ...........................................................4 1.1.4. Khái niệm về nông lâm kết hợp.............................................................................4 1.1.5. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp ...............................................................7 1.1.6. Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái ............................................................9 1.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI ....................10 1.2.1. Phát triển mô hình kinh tế sinh thái của một số nước trên thế giới .....................10 1.2.2 Một số mô hình kinh tế sinh thái ở Việt Nam ......................................................14 1.2.3 Thực trạng về đất đai khí hậu và tình hình sản xuất nông nghiệp trên đất cát tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................................15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................21 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................21 2.1.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................21 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG NINH ..............................................................................................................26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. ..............................................................................................26 3.1.2. Các nguồn tài nguyên. .........................................................................................30 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ....................................................................34 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường ................39 3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH. .....................................................................................42 3.2.1. Tình hình chung ...................................................................................................42 3.2.2. Các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Quảng Ninh ...................44 3.2.3. Tình hình tổ chức các nguồn lực của các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Quảng Ninh ...................................................................................................46 3.2.4. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh của các mô hình......................................51 3.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ................................................................................51 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN ĐẤT CÁT VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH .....................................................52 3.3.1. Hiệu quả kinh tế của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. ......................................................................................52 3.3.2. Hiệu quả xã hội của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. ......................................................................................59 3.3.3. Hiệu quả môi trường của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình .......................................................................................60 3.3.4. Đánh giá chung về phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh ...............................................................................................................................61 3.4. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT RIỂN MÔ HÌNH KINH TÉ SINH THÁI TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH .............................................63 3.4.1. Định hướng ..........................................................................................................63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.4.2. Các giải pháp phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát ...........................64 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................72 4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................72 4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75 PHỤ LỤC ......................................................................................................................78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Chăn nuôi CNH Công nghiệp hóa đ Đồng HĐH Hiện đại hóa KD - DV Kinh doanh – dịch vụ KTST Kinh tế sinh thái KTTT Kinh tế trang trại LN Lâm nghiệp NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông lâm nghiệp NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản TCN Thủ công nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp VAC Vườn – ao - chuồng WB Ngân hàng thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Chế độ nhiệt và độ ẩm trong năm của huyện Quảng Ninh ...........................29 Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Ninh .........................................................34 Bảng 3.3: Các loại mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh ...............................................................................................................................44 Bảng 3.4: Tình hình tổ chức các nguồn lực chủ yếu của các loại hình kinh tế trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh (tính bình quân)....................................................46 Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất cát ven biển vào sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện Quảng ninh năm 2015 .........................................................................................47 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng lao động của các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh ....................................................................................49 Bảng 3.7. Tình hình huy động vốn của các trang trại trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh....................................................................................................................50 Bảng 3.8. Số lượng vật nuôi bình quân hộ/trang trại trong vùng ..................................53 Bảng 3.9. Hiệu quả mô hình trồng cây hàng năm - chăn nuôi ......................................54 Bảng 3.10. Hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản ........................................................55 Bảng 3.11. Hiệu quả mô hình nông - lâm kết hợp ........................................................56 Bảng 3.12. Hiệu quả mô hình lâm ngư - bãi triều .........................................................57 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế sinh thái (Trang trại) .................58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ tỉnh Quảng Bình, với vị trí của vùng đất cát ven biển ........................16 Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình ..........................26 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Ninh .....................................................35 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các loại hình sử dụng đất Nông nghiệp của Hộ gia đình ở vùng cát ven biển huyện Quảng Ninh ..........................................................................................45 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các loại hình sử dụng đất Nông nghiệp của các Trang trại ở vùng cát ven biển huyện Quảng Ninh ....................................................................................45 Biểu đồ 3.4. Tình hình sử dụng đất cát ven biển vào sản xuất nông - lâm - thủy sản ...48 Biểu đồ 3.5. Số lượng vật nuôi bình quân hộ/trang trại trong vùng ..............................53 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn nghiên cứu qua một số năm ......................59 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu qua một số năm .........................60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất hợp lý và phát triển bền vững là một nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, hợp lý, bền vững đang được xã hội quan tâm. Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 23 km, diện tích dải cát hơn 77 km2, với những đụn cát dài và cao tới 20 – 40 m, chiều rộng từ vài trăm mét đến hàng km. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó trên đất cát di động ở Quảng Bình đã xây dựng thành công các đai rừng phòng hộ, các “Làng sinh thái”… bước đầu đem lại tác dụng phòng hộ chắn gió, cố định cát, cải thiện môi trường tự nhiên của vùng. Thực trạng kinh tế - xã hội vùng cát ven biển đang đòi hỏi phải có các giải pháp cải tạo môi trường sinh thái để khai thác tiềm năng phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay có rất nhiều vấn đề đang đặt ra, rất cần sự đánh giá hiệu quả của các dự án cải tạo đất cát ven biển nhằm tạo lập những cơ sở khoa học cần thiết cho việc đầu tư cải tạo và khai thác vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng cũng ẩn chứa những tiềm năng không nhỏ này. Xuất phát từ thực tế trên, Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp sử dụng đất Nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình” nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn góp phần phát triển bền vững dải cát ven biển. 2. Mục đích Đánh giá thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển trên cơ sở đánh giá các mô hình kinh tế sinh thái và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất giải pháp phát triển các mô hình kinh tế sinh thái vùng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn • Ý nghĩa khoa học - Đề tài giúp làm rõ tính hợp lý cũng như những bất cập trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các vùng, nhất là vùng ven biển, làm căn cứ quan trọng để hoàn thiện, sửa đổi hoặc xây dựng mới chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tại khu vực này. - Đề tài nghiên cứu là tài liệu khoa học giúp các chuyên gia khuyến nông, lâm, các lãnh đạo địa phương và các nông dân ở một số vùng đất cát ven biển có định hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững. • Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn đóng góp về mặt lý luận cho sự phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững theo hướng kinh tế trang trại (KTTT) tại khu vực đất cát ven biển miền Trung. - Luận văn cung cấp được thông tin tương đối đầy đủ, chứng minh được tính ưu việt về phát triển Nông lâm nghiệp, đồng thời, làm rõ xu hướng phát triển Nông lâm nghiệp theo hướng Kinh tế trang trại ở khu vực nghiên cứu. Và đề xuất những giải pháp hữu ích để thực hiện có hiệu quả mô hình phát triển Nông lâm kết hợp theo hướng Kinh tế trang trại nhằm phát triển bền vững nông lâm ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm về đất đai Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người). [1] “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá,….)”. [2] “Đất đai là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kì có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai”. Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, địa chất/địa mạo, thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người. 1.1.2 Khái niệm về đánh giá đất đai - Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất. - Theo Sôbôlev: đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển. - Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 - Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau. - Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu.[6] Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên. [3] Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau: - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, …Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. - Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. 1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT) LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. [4] Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm. Ngoài ra, LUT còn có nghĩa là kiểu sử dụng đất. 1.1.4. Khái niệm về nông lâm kết hợp Định nghĩa về nông lâm kết hợp (NLKH) hiện nay đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, định nghĩa đó như sau: Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau; trong đó, các loài cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây trong họ dừa và họ tre, nứa) được trồng kết hợp với các loài cây nông nghiệp hoặc vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, đã được quy hoạch trong sản xuất Nông nghiẹp, Lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thuỷ sản. Chúng được kết hợp với nhau hợp lý trong không gian, hoặc theo trình tự về thời gian. Giữa chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau cả về phương diện sinh thái, kinh tế theo hướng có lợi [5]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Như vậy, Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học độc lập. Nó được hình thành và xây dựng trên cơ sở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có liên quan đến các phương thức sử dụng đất đai như nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề làm rừng, nghề làm vườn, nghề nuôi trồng thuỷ sản, thậm chí cả nghề nuôi ong. - Nông lâm kết hợp dưới giác độ sinh thái và môi trường Trong lâm nghiệp, chúng ta thường xuyên phải đối phó với những thử thách về tài nguyên và môi trường. để sử dụng bền vững đất đai vùng đồi núi (đất dốc), vùng bãi ven sông, ven biển… các mô hình Nông lâm kết hợp trong các hệ canh tác Nông lâm kết hợp, ngoài chức năng sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc và gỗ củi... [7] còn phải thực hiện tốt chức năng phòng hộ để sản xuất có năng suất cao và bền vững, lại không ảnh hưởng xấu tới môi trường, đồng thời, trong quá trình sử dụng đất theo phương thức Nông lâm kết hợp, các tính chất và độ phì của đất phải không ngừng được cải thiện và nâng cao. Do đó, phải luôn cố gắng tạo ra độ che phủ mặt đất bằng các tán lá thực vật, càng cao càng tốt, đặc biệt trong mùa mưa. Lớp phủ thực vật càng nhiều tầng càng tốt, vừa có tác dụng chống xói mòn đất có hiệu quả, vừa sử dụng tốt nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời dồi dào ở vùng nhiệt đới; rễ các cây trồng nông nghiệp và các cây gỗ sống lâu năm cần được phân bổ hợp lý từ tầng đất mặt tới các tầng đất sâu hơn; canh tác các cây trồng ngắn ngày ở vùng đồi núi, nhất thiết phải bố trí theo các băng cắt ngang sườn dốc, kết hợp với sự bố trí cây lâu năm, tạo thành các băng cây xanh chạy theo đường đồng mức, để chặn dòng chảy trên mặt đất, giữ đất giữ nước,... các mô hình Nông lâm kết hợp cần được sắp xếp hợp lý trong không gian rộng, dựa trên các yêu cầu khác nhau của các loại hình canh tác về tính chất và độ phì của đất, mức độ đầu tư kỹ thuật và tác dụng phòng hộ bảo vệ đất nước, để sử dụng có hiệu quả độ phì của đất, cây trồng có năng suất cao và ổn định. - Nông lâm kết hợp dưới giác độ hợp lý trong khai thác tài nguyên Canh tác NLKH là một phương thức sử dụng đất đai tốt nhất. Nó có ý nghĩa cách mạng trong vấn đề sử dụng đất bền vững ở Việt Nam. Khác với phương thức sử dụng đất đai đơn thuần trong Nông lâm nghiệp và chăn nuôi trước đây: Canh tác NLKH đã sử dụng hợp lý, tối ưu độ phì của đất, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì của đất, mở rộng được diện tích đất canh tác nông nghiệp một cách vững chắc ở những vùng đất đai có nhiều khó khăn. Bởi vậy, canh tác NLKH đã tạo nên một nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chăn thả thịnh vượng, phong phú, có năng suất cao và ổn định, với nhiều sản phẩm hàng hoá; bảo vệ được tính đa dạng sinh học của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. [8] Phát triển Nông lâm kết hợp là quá trình phát triển sản xuất trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - Đó là sự gia tăng về số lượng nông lâm, thuỷ sản, đồng thời, hoàn thiện về cơ cấu: Chất lượng sản phẩm tốt hơn; quy mô diện tích lớn hơn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; chủng loại cây, con và sản phẩm đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người; tạo ra nhiều ngành nghề bổ trợ kết hợp thành một quy trình sản xuất khép kín (như sản xuất – thu mua - chế biến); khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống. Phát triển Nông lâm kết hợp có các hướng phát triển như sau: + Phát triển Nông lâm kết hợp theo hướng kinh tế hộ (hộ canh tác NLKH đơn thuần) Hộ canh tác NLKH đơn thuần là các nông hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Về quy mô sản xuất: Các nông hộ sản xuất NLN có quy mô diện tích hoặc giá trị sản xuất chưa đủ lớn để được công nhận là kinh tế trang trại (theo các tiêu chuẩn của thông tư liên Bộ NN & PTNT và Tổng cục Thống kê). Trong sản xuất NLN, các nông hộ thường áp dụng các phương thức sản xuất NLKH lấy ngắn nuôi dài: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp, hoặc áp dụng các mô hình vườn - ao - chuồng,... để có thu nhập nhanh lấy cây nông nghiệp nuôi cây lâm nghiệp. Mục tiêu của họ là đảm bảo sinh kế trong gia đình. Vì quy mô (diện tích, vốn đầu tư và lao động) nhỏ nên các nông hộ ít chú ý đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Do đó, nông lâm sản mà họ sản xuất ra còn nhỏ lẻ và đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Họ thường bán các nông, lâm sản hàng hoá ở dạng thô, vì vậy, lợi nhuận thu về chưa cao, đời sống của họ còn gặp khó khăn. + Phát triển NLKH theo hướng kinh tế trang trại (tổ chức sản xuất NLKH theo kiểu trang trại) Trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất hàng hoá của hộ nông dân đạt được ở mức độ tương đối lớn và đa dạng hoá sản phẩm để có mức thu nhập có thể tái sản xuất mở rộng sau khi các nhu cầu khác như sinh hoạt, đời sống được đảm bảo. KTTT là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ gia đình và căn bản giữ bản chất kinh tế hộ: Có đầu tư, tích tụ lớn về qui mô đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hoá có chất lượng cao cung cấp cho thị trường xã hội. Như vậy có thể nói Kinh tế trang trại ra đời trên cơ sở kinh tế hộ.[9] Ở nước ta, trong những năm gần đây thuật ngữ “trang trại gia đình” được gọi dưới các góc độ chuyên sâu của từng ngành kinh tế: đối với NN có nông trại; đối với LN có lâm trại; đối với TS có ngư trại... Dù ở ngành kinh tế nào đi nữa, các loại hình trang trại đó đều là những cơ sở sản xuất ra hàng hoá trong phạm vi, quy mô hộ gia đình. Trên cơ sở tổng hợp qua nhiều kênh thông tin khác nhau, khái niệm trang trại về mặt kinh tế có thể hiểu như sau: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 trong nông, lâm, ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người, hoặc một nhóm người, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. [10] + Phát triển Nông lâm kết hợp theo các hình thức khác. Ở Việt Nam, ngoài hai hình thức phát triển Nông lâm kết hợp là: nông hộ và trang trại thì còn có hình thức phát triển Nông lâm kết hợp theo xu hướng khác như nông trường, lâm trường hay phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, ở hình thức phát triển Nông lâm kết hợp này việc áp dụng các phương thức sản xuất Nông lâm kết hợp (nếu có) lại ít hiệu quả, không mang lại hiệu quả kinh tế cao như trong sản xuất của nông hộ hay trang trại. [11] 1.1.5. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp - Hệ canh tác nông lâm kết hợp lấy Lâm nghiệp làm hướng ưu tiên. Mục đích chính trong hệ canh tác Nông lâm kết hợp là sản xuất gỗ, củi, tre, nứa. Việc tiến hành trồng xen các cây NN thân thảo ngắn ngày kết hợp để: hạn chế cỏ dại xâm chiếm; chống được cháy rừng trong mùa khô; chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt hơn; giúp cho cây rừng sinh trưởng tốt hơn trong các năm đầu; giảm được giá thành trồng rừng; cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ cho nhân dân địa phương. Việc trồng xen các cây NN cung cấp lương thực, thực phẩm với cây rừng trên đất canh tác lâm nghiệp trên nguyên tắc không làm giảm năng suất và chất lượng gỗ của rừng. Trong hệ canh tác Nông lâm kết hợp lấy lâm nghiệp làm hướng ưu tiên có hai hệ phụ: trồng xen cây NN trong giai đoạn đầu khi trồng rừng chưa khép tán Taungya; trồng xen cây nông nghiệp, dược liệu chịu bóng dưới tán rừng [12]. - Hệ canh tác nông lâm kết hợp lấy nông nghiệp làm hướng ưu tiên. Trong hệ canh tác Nông lâm kết hợp, mục đích sản xuất nông nghiệp là cơ bản, việc kết hợp trồng xen các loài cây gỗ sống lâu năm (sản xuất lâm nghiệp), nhằm mục đích phòng hộ cho các cây trồng nông nghiệp là chính, để thâm canh tăng năng suất các cây trồng nông nghiệp, kết hợp cung cấp thêm củi đun, gỗ gia dụng, phân xanh, thức ăn gia súc, phục vụ trực tiếp tại chỗ cho nhu cầu của nhân dân địa phương. Bởi vậy, việc thiết kế trồng xen các cây thân gỗ sống lâu năm (cây lâm nghiệp) trên đất canh tác nông nghiệp, không được làm giảm sút năng suất của các cây trồng nông nghiệp[13]. - Hệ canh tác súc - lâm kết hợp, lấy chăn nuôi làm hướng ưu tiên. Hệ canh tác súc - lâm mục đích chủ yếu là thâm canh các đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, việc kết hợp trồng xen các cây thân gỗ và nhất là các cây gỗ họ đậu có khả năng cố định đạm trên đồng cỏ chăn nuôi nhằm mục đích: nâng cao năng suất đồng cỏ, tạo bóng mát cần thiết cho gia súc, tạo thành các hàng rào ngăn cản súc vật để thực hiện việc chăn thả súc vật trên các đồng cỏ luân phiên. [14]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 - Hệ canh tác lấy cả nông lâm ngư làm trọng tâm phát triển Hệ canh tác nông lâm ngư kết hợp là hệ canh tác trên các dạng đất đai được ngập nước (ngập nước triều khi triều cường và ngập nước ngọt trong mùa mưa). Mục đích cơ bản là nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây nông nghiệp và trồng rừng (Bộ Lâm nghiệp, 1987) [15]. - Hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản Hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản là hệ canh tác trên các dạng đất đai được ngập nước, ngập nước triều khi triều cường và ngập nước ngọt trong mùa mưa. Mục đích cơ bản là nuôi trồng thuỷ sản, bởi vì nguồn lợi thuỷ sản mang lại trên một đơn vị diện tích canh tác cao hơn từ 2 đến 5 lần so với trồng cây nông nghiệp và trồng rừng. để nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao và bền vững phải kết hợp trồng xen cây rừng nhằm: Tạo nguồn thức ăn cho các loài thuỷ sản, giảm nhiệt độ nước trong mùa nắng và hạn chế hiện tượng sắc mặn trong mùa khô, giảm độ đục của nước, hạn chế quá trình phèn hoá. Trong hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản có hai hệ phụ: Lâm ngư kết hợp, ngư lâm kết hợp. [16] Một vấn đề quan trọng trong phát triển Nông lâm kết hợp là phải không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ sản xuất ở các vùng. Do có những đặc điểm khác biệt về điều kiện sản xuất, về địa hình, và những vấn đề kinh tế, xã hội (kể cả phong tục tập quán,..) của nhân dân các dân tộc, cho nên phải có các hình thức tổ chức sản xuất Nông lâm kết hợp phù hợp. Trong tổ chức sản xuất Nông lâm kết hợp theo kiểu Kinh tế trang trại có các loại hình sau: - Trang trại cây hàng năm Trang trại cây hàng năm là trang trại trồng cây hàng năm có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; và từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Hoặc là trang trại trồng cây hàng năm có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Trang trại cây lâu năm là trang trại trồng cây lâu năm, có quy mô diện tích từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; và từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Hoặc là trang trại trồng cây lâu năm có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Trang trại lâm nghiệp là trang trại trồng cây lâm nghiệp, có quy mô diện tích từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. Hoặc là trang trại trồng cây lâm nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 - Trang trại chăn nuôi là trang trại chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,...) chăn nuôi sinh sản, lấy sữa thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc (lợn, dê,...), chăn nuôi lợn sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên, với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,...) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). Hoặc là trang trại chăn nuôi có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Trang trại thuỷ sản là trang trại nuôi trồng thuỷ sản có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp, từ 1 ha trở lên). Hoặc là trang trại nuôi thuỷ sản có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40 triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. 1.1.6. Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái Theo Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung bình, nghèo đói) và môi trường (ô nhiễm, bình thường, trong sạch và dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về mặt vật chất và nơi sống”. Theo đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ” . - Thành phần, cấu trúc mô hình hệ kinh tế sinh thái Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bao gồm các thành phần cấu trúc (đầu vào, đầu ra), chức năng và các quá trình sản xuất quan hệ với nhau thông qua dòng vật chất năng lượng. Cấu trúc chức năng của một hệ kinh tế sinh thái: - đầu vào (Input): là các nhân tố tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội tạo nên nguồn lực của mô hình. Các yếu tố tự nhiên bao gồm các nhân tố của lớp vỏ địa lý đưa vào mô hình dưới dạng nhiệt ẩm, các vật chất vô cơ, hữu cơ và các thông tin di truyền. Các yếu tố kinh tế - xã hội: đất đai, nguồn lực lao động, phương thức sản xuất, chính sách xã hội… Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có quan hệ qua lại với nhau, trong đó điều kiện tự nhiên là nền tảng của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 yếu tố kinh tế - xã hội đồng thời chịu chi phối của yếu tố kinh tế - xã hội. - đầu ra (Output): là các sản phẩm về kinh tế - xã hội, môi trường. đáp ứng nhu cầu cho gia đình và xã hội, nhưng đồng thời cũng thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. - Chức năng của mô hình hệ kinh tế sinh thái, bao gồm: + Chức năng kinh tế: đóng vai trò nền tảng và không thể tách rời khỏi môi trường sản xuất, trong cùng một điều kiện môi trường sản xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái có khả năng tổ chức thực hiện các chức năng kinh tế khác nhau, đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau. + Chức năng sinh thái: đảm bảo cho mô hình phát triển bền vững. Trong quá trình hoạt động mô hình kinh tế sinh thái tác động vào môi trường và làm biến đổi môi trường. Do đó để đảm bảo môi trường sinh thái sạch phải phát triển bền vững mô hình kinh tế sinh thái. - Hoạt động của mô hình hệ kinh tế sinh tháilà quá trình tổ chức sản xuất kết hợp giữa các nguồn lực một cách có hiệu quả cao nhất, tạo ra sản phẩm kinh tế - xã hội, môi trường trên cơ sở phân tích các thông tin về thị trường. 1.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI 1.2.1. Phát triển mô hình kinh tế sinh thái của một số nước trên thế giới * Các mô hình nông lâm kết hợp ở Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, diện tích đồi núi chiếm 6,3 tỷ ha, gần bằng 66% tổng diện tích lãnh thổ. Khoảng 1/3 dân số, 2/5 diện tích đất canh tác và 90% đất rừng ở những khu vực đồi núi. Kỹ thuật Nông lâm kết hợp ở Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời. Nhưng sơ lược có thể kể đến các mô hình Nông lâm kết hợp dưới đây: - Hệ thống Nông lâm kết hợp dựa trên các loại hoa màu là chính Ở hệ thống này, Nông lâm kết hợp dựa trên cây màu thân thảo là thành phần chính, cây gỗ là thành phần phụ. Chúng được định hướng nhằm sản xuất lương thực, với trọng tâm là ngũ cốc, nông sản và rau xanh. Những cây thân gỗ thường được trồng theo hàng, mật độ phụ thuộc vào mục đích sản xuất và đặc điểm khu vực cần che phủ. Trong một vài khu vực còn bao gồm cả hồ nuôi cá. Ưu điểm của hệ này là có thể cung cấp nông sản và gỗ, cải thiện được môi trường và gia tăng sức sản xuất của nông trại. - Hệ thống Nông lâm kết hợp dựa vào thành phần cây ăn quả là chính Sự xen canh của cây ăn quả với hoa màu thân thảo là những kỹ thuật lâu năm của người nông dân Trung Quốc. Ở miền Trung và miền Bắc Trung Quốc, những loại cây ăn quả rụng lá theo mùa chiếm ưu thế, trong khi đó ở miền Nam Trung Quốc lại là những loại cây luôn luôn xanh chiếm ưu thế. Vì vậy, có nhiều loại hoa màu khác nhau được trồng xen trong vườn cây ăn quả phù hợp với từng miền. Hệ Nông lâm kết hợp này có ưu điểm là: Có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 160 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 36 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Nha Trang: Trường hợp nghiên cứu tại Phường Phước Hòa
73 p | 68 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 61 | 10
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 46 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn