Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi đầu tư đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 6
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố của chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi đầu tư đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập. Với tư cách là người thực hiện nghiên cứu này, tôi xin cam đoan các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiện trước Hội đồng Khoa học của trường về nội dung trong luận văn này TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận văn ĐOÀN QUỐC THỊNH
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn BGH và quí Thày, Cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Xin chân thành cám ơn lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp, hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Tháp, lãnh đạo Cục Thống kê Đồng Tháp và các quí doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp dữ liệu để tôi hoàn thành bài luận văn của mình Tp.Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2017 Học viên : Đoàn Quốc Thịnh
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1 T 1 3 T 1 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................. 1 T 1 3 T 1 3 1.1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu: ................................................................. 1 T 1 3 T 1 3 1.2. Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 3 T 1 3 T 1 3 1.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 3 T 1 3 T 1 3 1.2.2 Tiềm năng kinh tế: ............................................................................................ 4 T 1 3 T 1 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 T 1 3 T 1 3 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 5 T 1 3 T 1 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 5 T 1 3 T 1 3 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 6 T 1 3 T 1 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 T 1 3 T 1 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 6 T 1 3 T 1 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ........................................................... 6 T 1 3 T 1 3 1.5.1 Dữ liệu thứ cấp: ................................................................................................ 6 T 1 3 T 1 3 1.5.2 Dữ liệu sơ cấp. .................................................................................................. 7 T 1 3 T 1 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 7 T 1 3 T 1 3 1.7 Bố cục luận văn ...................................................................................................... 8 T 1 3 T 1 3 Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 9 T 1 3 T 1 3 2.1. Các định nghĩa ....................................................................................................... 9 T 1 3 T 1 3 2.1.1 Đầu tư ............................................................................................................... 9 T 1 3 T 1 3 2.1.2 Môi trường đầu tư........................................................................................... 10 T 1 3 T 1 3
- 2.1.3 Các lý thuyết về môi trường đầu tư ................................................................ 10 T 1 3 T 1 3 2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư:.............................................................. 12 T 1 3 T 1 3 2.2.1 Môi trường chính trị xã hội: .............................................................................. 12 T 1 3 T 1 3 2.2.2 Môi trường pháp lý và hành chính: ................................................................ 12 T 1 3 T 1 3 2.2.3 Môi trường kinh tế và tài nguyên ................................................................... 13 T 1 3 T 1 3 2.2.4 Môi trường tài chính ....................................................................................... 13 T 1 3 T 1 3 2.2.5. Hệ thống thông tin: ........................................................................................ 13 T 1 3 T 1 3 2.2.6 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 13 T 1 3 T 1 3 2.2.7 Nguồn lao động: ............................................................................................. 14 T 1 3 T 1 3 2.2.8 Quy mô thị trường .......................................................................................... 14 T 1 3 T 1 3 2.3 Vai trò của đầu tư và môi trường đầu tư đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế .... 15 T 1 3 T 1 3 2.3.1 Vai trò của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ..................................................... 15 T 1 3 T 1 3 2.3.2 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút đầu tư ...................................... 16 T 1 3 T 1 3 2.4 Các nhân tố tác động đến đầu tư ........................................................................... 20 T 1 3 T 1 3 2.5 Các nghiên cứu trước: ........................................................................................... 22 T 1 3 T 1 3 2.6 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 26 T 1 3 T 1 3 2.7 Thang đo nghiên cứu ............................................................................................ 26 T 1 3 T 1 3 CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH ĐẨU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, ............ 30 T 1 3 T 1 3 3.1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ...................................... 30 T 1 3 T 1 3 3.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong tỉnh ....................................... 32 T 1 3 T 1 3 3.3 Thực trạng các chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp: .............................. 34 T 1 3 T 1 3 3.3.1 Những văn bản pháp lý có liên quan đến ưu đãi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp 34 T 1 3 T 1 3
- 3.3.2 Chính sách Ưu đãi đầu tư tại tỉnh Đồng Tháp................................................ 36 T 1 3 T 1 3 3.4 Các thành tựu đạt được của tỉnh Đồng Tháp trong hoạt động thu hút đầu tư ...... 37 T 1 3 T 1 3 3.5 Nhận xét chung: .................................................................................................... 41 T 1 3 T 1 3 CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 42 T 1 3 T 1 3 4.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 42 T 1 3 T 1 3 4.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 43 T 1 3 T 1 3 4.2.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 43 T 1 3 T 1 3 4.2.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 44 T 1 3 T 1 3 4.3 Xây dựng thang đo ................................................................................................ 46 T 1 3 T 1 3 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 51 T 1 3 T 1 3 5.1. Kết quả thống kê mô tả ........................................................................................ 51 T 1 3 T 1 3 5.1.1 Loại hình doanh nghiệp .................................................................................. 51 T 1 3 T 1 3 5.1.2 Loại hình sản xuất của doanh nghiệp ............................................................. 52 T 1 3 T 1 3 5.1.3 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................. 53 T 1 3 T 1 3 5.1.4 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp .......................................................... 54 T 1 3 T 1 3 5.1.5 Kế hoạch hoạt động sắp tới của doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp ........... 55 T 1 3 T 1 3 5.1.6. Thống kê mô tả các biến độc lập ................................................................... 56 T 1 3 T 1 3 5.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha ......................... 60 T 1 3 T 1 3 5.2.1 Thang đo nhóm biến về đất đai ...................................................................... 60 T 1 3 T 1 3 5.2.2 Thang đo biến về nhóm thủ tục đầu tư kinh doanh ........................................ 61 T 1 3 T 1 3 5.2.3 Thang đo biến về Thuế và tài chính,tín dụng. ................................................ 62 T 1 3 T 1 3 5.2.4Thang đo nhóm biến công nghệ ...................................................................... 62 T 1 3 T 1 3
- 5.2.5 Thang đo nhóm biến sản xuất......................................................................... 63 T 1 3 T 1 3 5.2.6 Thang đo nhóm biến thị trường tiêu thụ......................................................... 64 T 1 3 T 1 3 5.2.7 Thang đo biến lao động. ................................................................................. 65 T 1 3 T 1 3 5.2.8 Thang đo biến cơ sở hạ tầng ........................................................................... 66 T 1 3 T 1 3 5.3 Phân tích nhân tố EFA .......................................................................................... 67 T 1 3 T 1 3 5.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập ..................................................................... 67 T 1 3 T 1 3 5.3.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc........................................................................ 70 T 1 3 T 1 3 5.4 Phân tích sự tương quan ....................................................................................... 71 T 1 3 T 1 3 5.5 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................... 72 T 1 3 T 1 3 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 76 T 1 3 T 1 3 6.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 76 T 1 3 T 1 3 6.2 Kiến nghị và giải pháp .......................................................................................... 78 T 1 3 T 1 3 6.2.1 Đối với doanh nghiệp ..................................................................................... 78 T 1 3 T 1 3 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương .................................................................... 79 T 1 3 T 1 3 6.3 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 81 T 1 3 T 1 3 6.3 Giới hạn và hạn chế của nghiên cứu. ....................................................................... 81 T 1 3 T 1 3
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tư nhân TNHH : Công ty TNHH PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long GDP : Tổng sản phẩm quốc nội EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Explorator Factor Analysis) KMO : Hệ số Kaiser – Mayer – olkin Sig. : Mức ý nghĩa quan sát (Obsereved significance level) SPSS : Phần mếm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package fpr the Social Sciences)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh .…………………………32 Bảng 3.2. Số liệu doanh nghiệp giải thể trong năm 2016……………………...…..33 Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động .……………...………….33 Bảng 3.4. Số vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thành lập mới 2016……34 Bảng 3.5. Bảng chỉ số xếp hạng PCI của Đồng Tháp năm 2015……….……….....38 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần PCI Đồng Tháp 2007-2016…........39 Bảng 4.1. Ký hiệu các biến trong mô hình nghiên cứu …………..………………..47 Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả các biến...................…………..………………..57 Bảng 5.2. Kết quả phân tích nhóm biến đất đai............…………..………………..61 Bảng 5.3. Kết quả phân tích nhóm thủ tục đầu tư lần 2........……..………………..62 Bảng 5.4. Kết quả phân tích nhóm thuế và tài chính, tín dụng lần 2........................63 Bảng 5.5 Kết quả phân tích nhóm biến công nghệ…………………………...……63 Bảng 5.6 Kết quả phân tích nhóm biến sản xuất…………………………...………64 Bảng 5.7 Kết quả phân tích nhóm biến thị trường tiêu thụ………………………...64 Bảng 5.8 Kết quả phân tích nhóm biến lao động………………………………......65 Bảng 5.9 Kết quả phân tích nhóm biến cơ sở hạ tầng lần 3……………………….66 Bảng 5.10 KMO and Bartlett’s Test lần 7 (cuối) ………………………………….67 Bảng 5.11: Hệ số ma trận phép xoay lần 7 (cuối) …………………………………68 Bảng 5.12 Kết quả phân tích EFA đối với biến quyết định đầu tư………………...70 Bảng 5.13 Ma trận tương quan giữa các biến…………………………………...…71 Bảng 5.14 Kết quả phân tích hồi quy………………………………………………72
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị …………………………………………..25 Hình 3.1 So sánh chỉ số PCI của Đồng Tháp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long ……………………………………………………………………………………40 Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu………………………….………………………..43 Hình 5.1. Loại hình doanh nghiệp...……………….……………………………..52 Hình 5.2 Loại hình sản xuất của doanh nghiệp ………………………………….53 Hình 5.3 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp ..……………………………………54 Hình 5.4 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp..………..………………………55 Hình 5.5 Kế hoạch kinh doanh tương lai...…… …..……………..…………….…56
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong quá trình hội nhập quốc tế để một nền kinh tế phát triển thì đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đầu tư có hiệu quả sẽ xây dựng được một nền kinh tế ổn định, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở pháp lý ổn định sẽ tạo một tiền đề tốt để thu hút đầu tư vào tỉnh. Từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và dự án nâng cao về năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã hợp tác xây dựng xác định về năng lực cạnh tranh của các tỉnh thông qua chỉ số CPI. Chỉ số được đánh giá trên mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khi đầu tư vào một tỉnh. Tỉnh Đồng tháp là một tỉnh đầu nguồn thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp chiếm tỷ lệ 70,5%, Công nghiệp chiếm tỷ lệ 8%, Xây dựng – Dịch vụ chiếm 20,4%. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có 3298 doanh nghiệp. Từ năm 1990 đến nay, thực hiện nhất quán đường lối do Đảng lãnh đạo và khởi xướng, Đồng Tháp đã gặt hái được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Chỉ số PCI cấp tỉnh của Đồng Tháp nhiều năm liền nằm trong top 10 của cả nước về cải cách chính sách và môi trường đầu tư. Đặc biệt kể từ lần đầu tiên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào năm 2005, đến nay môi trường đầu tư của Đồng Tháp liên tục được cải thiện. Năm 2009, Đồng Tháp xếp hạng 4, năm 2010 đứng hàng thứ 3, năm 2012 vươn lên xếp hạng 1/63 tỉnh, thành phố. Năm 2014, 2015 duy trì ổn định ở hạng thứ 2 và luôn nằm trong nhóm xếp hạng “Rất tốt”. Đó là kết quả từ sự nỗ lực phấn đấu chung của toàn tỉnh và sự cộng tác chặt chẽ của cộng đồng DN - là minh chứng rõ nét về trách nhiệm của chính quyền đối với cộng đồng DN đến làm ăn tại Đồng Tháp.
- 2 Tại nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2015-2020 đã khẳng định “Thực hện đầy đủ, kịp thời và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính cạnh tranh, khả năng tham gia thị trường nội địa và Quốc tế. Hoàn thiện sổ tay kêu gọi đầu tư, tổ chức các kênh tiếp thị chính sách, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Kịp thời nắm bắt những ý tưởng, sáng tạo mới, có tính thực tiễn và khả thi, hỗ trợ, vun đắp thành những sản phẩm hàng hoá. Tiếp tục thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp” trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương” Mô hình tăng trưởng Harrod – domar (trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2007) cho rằng muốn thúc đầy tăng trưởng một nền kinh tế điều tất yếu phải có đầu tư mới, hay còn gọi là đầu tư thuần. Mô hình số nhân trong lý thuyết việc làm của Keynes (trích theo Vũ Anh Tuấn, 2008) khẳng định mỗi sự gia tăng đầu tư làm thu nhập xã hội tăng lên theo cấp số nhân. Một nghiên cứu của Khan và Reinhart (1990) đã chứng minh rằng có mối liên hệ chặt chẽ mức độ đầu tư và tỉ lệ tăng trưởng. Từ đó cho thấy về mặt lý thuyết và thực tiễn thì đầu tư đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Môi trường đầu tư chính là yếu tố thu hút đầu tư thêm của các doanh nghiệp. Môi trường càng hấp dẫn càng thu hút đầu tư mới và đầu tư thêm vào tỉnh. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh nhằm cải thiện môi trường đầu tư chỉ khả thi khi dựa trên cơ sở đánh giá của doanh nghiệp về các chính sách có ảnh hưởng đến đầu tư. Vậy làm thế nào để Đồng Tháp là một điểm thu hút đầu tư nổi bật và khác biệt của vùng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. Đâu là những định hướng chính sách để thu hút đầu tư vào tỉnh để tăng ngân sách địa phương. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi đầu tư đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp” nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, và các yếu tố có ảnh hưởng đến đầu tư, đầu tư thêm của
- 3 doanh nghiệp , xác định các chính sách hoặc các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến đầu tư thêm của doanh nghiệp; việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa đề xuất các chính sách, giải pháp thúc đẩy, duy trì thu hút đầu tư, đầu tư thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu 1.2.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.374,08 m, chiếm 8,17% diện tích ĐBSCL. Phía Bắc giáp tỉnh PreyVeng - Campuchia, đường biên giới dài 48,7 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Toàn tỉnh được chia thành 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Đồng Tháp có lợi thế nhờ vào vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam - Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, biên giới với Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thương mại. Tuy nhiên, cũng đặt ra những vấn đề về quản lý dịch bệnh, buôn lậu, tệ nạn xã hội và an ninh biên giới. Tình hình khí hậu Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm và giữa các mùa nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (số giờ nắng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,…) thuộc loại trung bình ở
- 4 ĐBSCL. Thiên nhiên ưu đãi cho Đồng Tháp thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích trông lúa trên 200.000 ha, còn lại là đất trồng cây ăn trái. Tài nguyên đất đai Trong số 4 loại đất chính ở Đồng Tháp, có 2 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa và nhóm đất phèn với tổng diện tích 266.580 ha (chiếm 90.35% diện tích); phần diện tích còn lại thuộc nhóm đất xám (gần 10% diện tích) thuộc vùng không ngập lũ và phần rất nhỏ diện tích đất cát. Lao động Là một thị trường tiêu thụ hứa hẹn nhiều tiềm năng với gần 1,7 triệu người, là Tỉnh có dân số trẻ với khoảng 70% người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% trong đó đào tạo nghề đạt hơn 26,6% năm 2012 và kết nối sang thị trường Campuchia với 7 cửa khẩu trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước, Dinh Bà và cách thủ đô Phnôm Pênh trên 200km là thuận lợi cơ bản trong đầu tư. 1.2.2 Tiềm năng kinh tế: * Nông nghiệp Là tỉnh đứng thứ ba của cả nước về tổng sản lượng lúa 2011 với trên 3,1 triệu tấn/ năm với hơn 70% là lúa chất lượng cao. * Thủy sản Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,80%/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.730ha, trong đó, cá nuôi trong ao chiếm 66,80%, trên ruộng lúa vào mùa lũ chiếm 32,40%, còn lại là các loại thủy sản khác và khoảng 842 vèo nuôi cá. Sản lượng đạt mức tăng trưởng bình quân 3,40%/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, sản lượng đạt 12.146 tấn, trong đó: Cá ao 9.168 tấn, cá nuôi lồng, vèo 2.010 tấn, cá nuôi trên ruộng lúa 924 tấn, các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, thủy đặc sản đạt sản lượng khoảng 44 tấn. Là tỉnh đứng trong top đầu cả nước về sản lượng cá tra xuất khẩu.
- 5 * Công nghiệp Xuất khẩu Hai mặt hàng chủ lực trên cộng với một số mặt hàng truyền thống khác như: thực phẩm chế biến, dược phẩm, xăng dầu, may mặc… đưa giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 876 triệu USD, trong đó các mặt hàng xuất khẩu đạt trên 260.000 tấn, giá trị 133 triệu USD, thủy sản đông lạnh trên 160.000 tấn, đạt giá trị trên 470 triệu USD, hàng may mặc với kim ngạch xuất khẩu trên 12 triệu USD và không ngừng phát triển trong những năm tới. * Du lịch Tỉnh thu hút được trên 700.000 lượt du khách đến thăm trong đó có 6.000 lượt du khách nước ngoài với những điểm du lịch tiêu biểu như : Vườn Quốc gia Tràm chim là khu Ramsa thứ 2000 của thế giới cùng với các khu bảo tồn sinh thái như : Khu du lịch Xẻo Quýt, di tích Gò Tháp, Du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, làng hoa kiểng Sa Đéc... 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố của chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp có ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp. - Nhận dạng những rào cản làm cho Đồng Tháp chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của tỉnh. - Sau khi đã xác định tiến hành đánh giá các nhân tố quan trọng liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Đồng Tháp. - Gợi ý một số chính sách để gỡ bỏ những rào cản phát huy tiềm năng của tỉnh trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
- 6 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đầu tư mở rộng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ? Câu hỏi 2: Mức độ quan trọng của các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đối với các doanh nghiệp trong tỉnh ? Câu hỏi 3 :Tỉnh Đồng Tháp cần có những chính sách nào để cải thiện môi trường đầu tư và gỡ bỏ rào cản đầu tư ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của đề tài là các Giám đốc, chủ doanh nghiệp hoặc người có quyền trong các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tập trung nghiên cứu những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở các lý thuyết đầu tư và những nghiên cứu trước. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Quyết định đầu tư trong nghiên cứu này là đầu tư mở rộng qui mô vốn, thể hiện qua quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp (dự định tăng vốn, mở rộng kinh doanh vào năm 2016-2017). 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. 1.5.1 Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua sách báo, niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành, nguồn thông tin thu thập từ các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh, trang cổng thông tin điện tử, trang web cổng thông tin điện tử Đồng Tháp. Dữ liệu này dùng để nghiên cứu sơ bộ hiện trạng của tỉnh cùng với các quan điểm về thu hút đầu tư
- 7 tại địa phương. Trên cơ sở này, luận văn sẽ thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính tiếp theo để xác định sơ bộ những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. 1.5.2 Dữ liệu sơ cấp. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực thu hút, tiếp xúc với các doanh nghiệp đầu tư tại Tỉnh như : Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế và một số doanh nghiệp thăm dò đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp hiện đã và đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước. Sau đó phân tích dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 20. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần khẳng định, minh chứng thêm thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp và quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Việc xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư doanh nghiệp tại Tỉnh. Có tác dụng tham khảo để xây dựng chính sách phù hợp để nâng cao hơn tính hấp dẫn đầu tư của địa phương Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, qua đó có thể giúp cho những người lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách thu hút đầu tư của địa phương. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các vấn đề có liên quan
- 8 1.7 Bố cục luận văn Bố cục của luận văn dự kiến gồm 5 Chương, cụ thể như sau: Chương 1- Phần mở đầu: Nội dung chương trình tổng quát đề tài; bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 – Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Nội dung chương 2 trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các giả thuyệt và mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trước. Chương 3- Khái quát tình hình đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Trình bày tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tình hình đầu tư và đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Chương 4- Thiết kế nghiên cứu. Đưa ra mô hình nghiên cứu Chương 5: Trình bày kết quả về phân phối chuẩn về độ tin cậy của thước đo và kết quả hồi quy tuyến tính để khẳng định xem mối quan hệ các biến có tồn tại hay không. Chương 6 : Kết luận và kiến nghị Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu những hạn chế của nghiên cứu và trình bày đóng góp của nghiên cứu trong thực tiễn quản lý công. Ngoài ra chương kết luận cũng đưa ra hướng nghiên cứu kế tiếp từ nghiên cứu này.
- 9 Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các định nghĩa 2.1.1 Đầu tư Đỗ Xuân Nghĩa (2011) thì đầu tư (hay hoạt động đầu tư) theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra, các hoạt động trên được tiến hành trên một vùnh không gian và tại khoản thời gian nhất định. Olivier (2001) khi xét theo qui mô của doanh nghiệp, đầu tư là khoản tiền mà doanh nghiệp chi tiêu để mua máy móc mới và nhà xưởng, nó phụ thuộc vào hai yếu tố: Mức doanh thu và lãi suất. David Begg (2008) mô hình gia tốc về đầu tư giả thiết rằng các doanh nghiệp đưa ra dự đoán về sản lượng và lợi nhuận tương lai dựa vào ngoại suy tăng trưởng sản lượng trong quá khứ. Sự tăng trưởng cố định của sản lượng dẫn đến mức đầu tư cố định. Sản lượng tăng tốc sẽ làm tăng mức đầu tư mong muốn. Như vậy, đầu tư chính là khoản tiền (vốn) mà doanh nghiệp bỏ ra mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng... để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận mong muốn trong tương lai. Theo luật đầu tư 2014 “Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường” Như vậy, mở rộng sản xuất kinh doanh ở địa điểm khác mà có mục tiêu kinh doanh giống dự án cũ để mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh được coi là đầu tư mở rộng Trong bài luận văn này, đầu tư mở rộng được xem xét dưới góc độ là dự định tăng qui mô vốn kinh doanh trong vòng hai năm tới của doanh nghiệp đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- 10 2.1.2 Môi trường đầu tư Theo World Bank (2004) môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng cơ sở sản xuất.Tập hợp những yếu tố đặc thù gồm hai phần chính là chính sách địa phương – cơ sở hạ tầng mềm và các nhân tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý – cơ sở hạ tầng cứng. Dựa trên những yếu tố cơ bản này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương nào đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố như cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và lợi thế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước tại quốc gia hay vùng lãnh thổ đó. (Lý Xuân Hưng, 2006). - Lợi ích do môi trường đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng (Bùi Xuân Phong, 2006). 2.1.3 Các lý thuyết về môi trường đầu tư * Lý thuyết Tân cổ điển: Theo lý thuyết Tân cổ điển của Solow (1956), doanh nghiệp sẽ dựa vào lợi nhuận để xác định đầu tư và đầu tư đạt tối ưu khi doanh thu biên tế của tư bản bằng chi phí đơn vị của tư bản và giá cả sản phẩm cũng là một yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, khi giá sản phẩm tăng sẽ kéo theo doanh thu tăng, nếu chi phí không đổi thì đầu tư có lợi và nhu cầu đầu tư thêm lại phát sinh. Solow xác định mức năng suất dựa trên vốn và lao động với mức lương cố định r=K/L. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn những nơi có mức lương chi trả thấp hơn. Theo đó, môi trường đầu tư tại địa phương nào có mức lương thấp sẽ có độ hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư
- 11 * Lý thuyết Chiết trung Lý thuyết này bắt nguồn từ nghiên cứu của nhà kinh tế học người Anh – John Hary Duning (1977). Việc sở hữu các tài sản khác nhau có thể được xem như một trong các yếu tố giải tích sự tồn tại của các công ty đa quốc gia (Dunning, 1979). Theo đó, một số giao dịch sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi thực hiện trong doanh nghiệp so với thực hiện trên thị trường. Lý thuyết chiết trung cho rằng các công ty sẽ thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hội đủ ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế nội hoá, chỉ khi hội tụ ba lợi thế này mới làm cho thị trường đó trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Lợi thế về điạ điểm là ưu thế có được do việc tiến hành một hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng (tự nhiên hoặc tự được tạo ra) của địa điểm đó. Những ưu thế về địa điểm có thể là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ ở Trung Đông, gỗ ở Canađa, đồng ở Chilê; chúng có thể là các ưu thế được tạo ra như lực lượng lao động lành nghề, lực lượng lao động dồi dào với giá rẻ.... Lợi thế về sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định, như là nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật là cơ hội quản lý. Lợi thế nội hoá là ưu thế đạt được do việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả hơn. Lý thuyết này khẳng định rằng, một khi có sự hiện diện của đầy đủ các ưu thế trên đây, các công ty sẽ thực thi đầu tư. * Lý thuyết về Marketing và chiến lược phát triển địa phương Một môi trường đầu tư tốt phải là một môi trường được nhiều nhà đầu tư biết đến và xác nhận là hấp dẫn. Marketing địa phương sẽ đóng vai trò giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư của một địa phương đối với các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương đó. Vai trò của Marketing địa phương và chiến lược phát triển của địa phương đối với việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế đã được các nhà quản trị và marketing xem
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn