intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phát hiện mối tương quan nghịch giữa công ty có ít nhất từ 3 thành viên nữ trở lên trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận; phát hiện mối tương quan thuận chiều giữa số lượng thành viên nữ là điều hành trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận; công ty có CEO là nữ có mối tương quan nghịch chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC TÚ ẢNH HƢỞNG CỦA GIỚI TÍNH NỮ TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC TÚ ẢNH HƢỞNG CỦA GIỚI TÍNH NỮ TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của ngƣời hƣớng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Thị Giang Tân. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả Đinh Ngọc Tú
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH CHƢƠNG MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................................3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................4 KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ................................7 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LƠI NHUẬN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GIỚI TÍNH NỮ ĐẾN HÀNH VI NÀY ....................7 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ...............................................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................. 14 1.2. XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 16 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 2020 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 2121 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN ........................................................................... 2121 2.1.1. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ....................................................................... 2121 2.1.2. Giới tính và giới tính nữ .................................................................................. 23 2.1.3. Một số khái niệm khác .................................................................................... 23 2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ........................................................................... 24 2.2.1. Lý thuyết Ủy nhiệm (Agency theory) .............................................................. 24
  5. 2.2.2. Lý thuyết các bên có liên quan (stakeholder theory) ........................................ 25 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 27 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 28 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................................. 28 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................. 29 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 29 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 332 3.3. MẪU ..................................................................................................................... 34 3.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................................... 35 3.5. THANG ĐO ......................................................................................................... 36 3.6. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................... 39 3.6.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ........................................................................... 39 3.6.2. Phân tích tƣơng quan ....................................................................................... 39 3.6.3. Kiểm định mô hình hồi quy ............................................................................. 40 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................... 41 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 4242 4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................................................... 42 4.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ KIỂM TRA HIỆN TƢỢNG ĐA CỘNG TUYẾN ....................................................................................................................... 44 4.3. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY ....................................................................... 47 Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................................... 53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ....................... 54 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 54 5.2. GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BKS: Ban kiểm soát CEO: Chief Executive Officer- Giám đốc điều hành CFO: Chief Financial Officer- Giám Đốc Tài chính HĐQT: Hội đồng quản trị KTV: Kiểm toán viên ROA: Return on Assets-Tỷ số lợi nhuận trên tài sản UNKS: Ủy ban kiểm soát
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc ………………………………………17 Bảng 3.1: Số lƣợng mẫu trong các ngành ………………………………………...35 Bảng 3.2: Tóm tắt các biến ….……………………………………………………38 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả cho biến trong mô hình …………………………42 Bảng 4.2: Bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ………………..46 Bảng 4.3: Bảng nhân tử phóng đại phƣơng sai (VIF) ……………………………..47 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM ……………………48 Bảng 4.5: Bảng kết quả hồi quy theo GLS ………………………………………...50 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………31
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Theo số liệu thống kê của Vietstock năm 20081, trong số 357 công ty niêm yết, có đến 194 công ty có chênh lệch lợi nhuận sau thuế giữa số liệu trƣớc và sau kiểm toán, với giá trị rất lớn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, trên cả hai sàn HOSE và HNX, trong đó, có đến 47 công ty có mức chênh lệch trên 50%. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Công ty Thủy sản Minh Phú (MPC), chênh lệch lợi nhuận trƣớc và sau kiểm toán từ lãi 4,036 tỷ đồng về lỗ 38,097 tỷ đồng. Năm 2011, theo trang Cafef.vn 2, nhiều công ty có chênh lệch số liệu lợi nhuận sau thuế trƣớc kiểm toán so với sau kiểm toán đến 2 lần, thậm chí cá biệt có công ty gấp 4 lần. Ví dụ nhƣ công ty cổ phần Than Hà Lầm (HLC) có lợi nhuận sau thuế giảm 80% so với số liệu trƣớc kiểm toán. Năm 2014, số liệu thống kê của Vietstock vào tháng 4/2014 3, cho thấy đến 80% công ty trong số 500 công ty công bố BCTC, phải điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế. Trong đó, khá nhiều công ty có báo cáo lãi, nhƣng sau khi kiểm toán thì lại bị lỗ, với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng và ngƣợc lại. Ngoài ra, nhiều công ty bị các công ty kiểm toán đƣa ra các vấn đề lƣu ý ngƣời đọc cùng với giả định hoạt động liên tục. Năm 2015, theo trang Cafef.vn, có 193 công ty có kết quả hoạt động kinh doanh lãi (chiếm 81%). Tuy nhiên, theo một thống kê mới đây của bộ Kế hoạch và đầu tƣ, trong số các công ty đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, chỉ có 42% công ty hoạt động có lãi, hơn một nửa công ty là thua lỗ hoặc hòa vốn4. Ví dụ nhƣ công ty Hoàng Anh Gia Lai có lợi nhuận sau thuế giảm từ 679 tỷ đồng xuống còn 602 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với mức chênh lệch là 77 tỷ đồng. 1 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/bao-dong-ve-chat-luong-bao-cao-tai- chinh-2700013.html 2 http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/nha-dau-tu-thiet-hai-thi-truong-anh-huong- 2013042910001047010.chn 3 http://touch.vietstock.vn/2014/04/sau-kiem-toan-80-doanh-nghiep-phai-dieu-chinh-lai- sau-thue-737-341507.htm 4 http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/nha-dau-tu-thiet-hai-thi-truong-anh-huong- 2013042910001047010.chn
  9. 2 Tình hình trên cho thấy, số liệu lợi nhuận bị sai lệch trƣớc và sau kiểm toán không còn là hiện tƣợng đơn lẽ mà đã xảy ra khá phổ biến tại các công ty niêm yết. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là vì quy định công ty sẽ bị hủy niêm yết nếu 3 năm thua lỗ liên tiếp. Quy định này đã tạo ra áp lực cho nhà quản lý thực hiện các điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục đích làm đẹp báo cáo tài chính, để thu hút nhà đầu tƣ cũng nhƣ để đủ tiêu chuẩn tiếp tục niêm yết. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm báo cáo tài chính không phản ảnh trung thực hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty, và có đƣa đến quyết định sai lầm của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đồng thời cũng làm mất niềm tin của họ vào thị trƣờng vốn. Việc điều chỉnh lợi nhuận có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp và chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Nghiên cứu (Chtourou et al 2001, Xie et al 2003, Gonza´lez et al 2014, Peasnell et al 2000, Iqbal & Strong 2012, Wang & Campbell 2012, Latif & Abdullah 2015, Murhadi 2010, Gulzar & Wang 2011…) đã chứng minh rằng các nhân tố của quản trị công ty nhƣ hội đồng quản trị (quy mô của HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập, sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT…), ủy ban kiểm soát (sự hiện điện của UBKS, Tỷ lệ thành viên độc lập…) có tác động đến hành vi này. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng nếu công ty có CEO, CFO là nữ hay công ty có số lƣợng nữ giới trong HĐQT cao sẽ giúp giảm thiểu hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Peni 2010, Gulzar & Wang 2011, Gavious, Segev & Yosef 2012, Ismail & Abdullah 2013, Lakhal et all 2015, Arun et al 2015…). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi này còn khá khiêm tốn. Một số nghiên cứu về ảnh hƣởng của thành viên nữ trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty nhƣ nghiên cứu của Trần Đặng Vĩnh Hảo 2014; Hoàng Cẩm Trang & Võ Văn Nhị 2014. Tuy nhiên, đến nay chƣa có nghiên cứu nào về ảnh hƣởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Trong khi đó, theo chiến dịch quốc gia về bình đẳng giới 2011 – 2020 của Chính phủ, với mục tiêu là đẩy mạnh, nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào các vai trò lãnh đạo và quản lý trong nên kinh tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nữ giới có vai trò thật sự quan trọng hay không, đặc biệt trong lĩnh
  10. 3 vƣc quản lý, và nếu nữ giới là ngƣời lãnh đạo có làm giảm thiểu hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không. Từ đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HCM” để tìm hiểu mối quan hệ này ở Việt Nam. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Xem xét ảnh hƣởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Xem xét ảnh hƣởng của giới tính nữ của thành viên Ban giám đốc (CEO,CFO) và hội đồng quản trị (chủ tịch HĐQT) đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM - Xem xét ảnh hƣởng của số lƣợng nữ trong HĐQT đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM - Xem xét ảnh hƣởng của số lƣợng nữ điều hành trong HĐQT đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Thành viên nữ trong Ban giám đốc (CEO,CFO) và chủ tịch HĐQT có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM không? - Số lƣợng nữ trong HĐQT có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM? - Số lƣợng nữ tham gia điều hành trong HĐQT có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM?
  11. 4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là tác động của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Luận văn sử dụng dữ liệu của các các công ty niêm yết tại HOSE cho giai đoạn 2010-2015 đƣợc thu thập trên báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên... Phạm vi nghiên cứu không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tƣ, các ngân hàng và công ty bảo hiểm vì các đối tƣợng này lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán khác với chế độ kế toán dành cho các công ty. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có hai loại phổ biến đó là hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến dồn tích (AEM-Accruals-based Earnings Management) và hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế (REM- Real Activities Manipulation hay Real Earning Management). Với thời gian hữu hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến dồn tích PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể mà luận văn sử dụng là: - Phân tích thống kê mô tả - Phân tích tƣơng quan - Kiểm định mô hình hồi quy OLS NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã đóng góp một số điểm mới về mặt khoa học nhƣ: - Phát hiện mối tƣơng quan nghịch giữa công ty có ít nhất từ 3 thành viên nữ trở lên trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. - Phát hiện mối tƣơng quan thuận chiều giữa số lƣợng thành viên nữ là điều hành trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận - Công ty có CEO là nữ có mối tƣơng quan nghịch chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
  12. 5 - Công ty có CFO là nữ có mối tƣơng quan thuận chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một số điểm về mặt thực tiễn nhƣ: - Các công ty (hay chính các cổ đông của công ty) có thể lựa chọn CEO là nữ hay quy định về số lƣợng nữ trong Hội đồng quản trị phù hợp (tối thiểu từ 3 nữ trở lên). Điều này giúp giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đồng thời nên hạn chế số lƣợng thành viên nữ kiêm nhiệm chức năng điều hành trong HĐQT cũng nhƣ việc bổ nhiệm giám đốc tài chính là nữ có thể làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận. - Công ty kiểm toán và kiểm toán viên (KTV) nhận diện khả năng xuất hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán. KTV đánh giả rủi ro có hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua xem xét số lƣợng nữ giới trong HĐQT, số lƣợng nữ giới điều hành trong HĐQT, CEO và CFO của công ty. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài chƣơng Mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chƣơng: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trƣớc Chƣơng này sẽ trình bày về tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện có liên quan đến đề tài đồng thời xác định những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng này sẽ trình bày về các khái niệm nền tàng nhƣ hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Cơ sở dồn tích, Chính sách kế toán, Thay đổi ƣớc tính kế toán. Ngoài ra, chƣơng này còn trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán. - Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Từ phần tổng quan các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết, chƣơng này sẽ trình bày về: các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và mô tả các biến cũng nhƣ phƣơng pháp kiểm định để giải quyết cụ thể cho mục tiêu nghiên cứu đƣa ra. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  13. 6 Chƣơng này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu thu đƣợc và bản luận kết quả này. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chƣơng này sẽ tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt đƣợc, đề xuất một số kiến nghị và trình bày về hạn chế của nghiên cứu cũng nhƣ hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Chƣơng này trình bày tổng quan các nghiên cứu trƣớc của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, ảnh hƣởng của giới tính nữ trong HĐQT và Ban Giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận; đồng thời xác định những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ khe hổng nghiên cứu, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LƠI NHUẬN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GIỚI TÍNH NỮ ĐẾN HÀNH VI NÀY 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Hành vi điều chỉnh lợi nhuận đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm vì hành vi này làm BCTC không còn phản ảnh trung thực và hợp lý, ảnh hƣởng đáng kể quyết định ngƣời sử dụng và có thể gây thiệt hại cho xã hội. Trong đó, khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh giới tính nữ có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các dòng nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm: 1.1.1.1. Các nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận Dòng nghiên cứu này tập trung xây dựng các mô hình đề phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhƣ là: 1.1.1.1.1. Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán (thông qua các biến dồn tích) Điều chỉnh lợi nhuận là hành vi sử dụng các phƣơng pháp nhằm thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh để đạt đƣợc mục tiêu của ngƣời quản lý. Có nhiều cách thức để thay đổi kết quả, một trong số này là lựa chọn chính sách kế toán nhƣ khấu hao, dự phòng, trì hoãn hay ghi nhận sớm doanh thu... Phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận rất quan trọng đối với nhiều nghề nghiệp, trong đó có nghề kiểm toán. Một số nghiên cứu tiêu biểu về hành vi này nhƣ sau: Healy (1985) nghiên cứu về hành vi của nhà quản lý khi khoản thƣởng hàng năm của họ gắn liền với lợi nhuận trình bày trên báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy kế hoạch thƣởng cho ngƣời quản lý có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn
  15. 8 chính sách kế toán nhằm thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của ngƣời quản lý. Khi lợi nhuận trong kỳ kế toán hiện tại dự tính cao hơn mức lợi nhuận để nhận đƣợc khoản thƣởng, nhà quản lý có khuynh hƣớng điều chỉnh giảm lợi nhuận của năm hiện hành để làm tăng lợi nhuận cho các kỳ sau nhằm đạt các khoản thƣởng vào kỳ sau. Kết quả nghiên cứu của Healy cũng chỉ ra rằng biến tổng dồn tích (total accruals - đƣợc ƣớc tính bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi dòng tiên từ hoạt động kinh doanh), đƣợc xem là biến đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Biến này bao gồm dồn tích có điều chỉnh (discretionary accruals) và dồn tích không điều chỉnh (nondiscretionary accruals). Jones (1991) nghiên cứu các công ty có trợ cấp từ nhập khẩu (import relief) nhƣ gia tăng ƣu đãi thuế và giảm hạn ngạch (tariff increases and quota reduction) để xem xét liệu có hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn công ty nhận trợ cấp nhập khẩu, Ban giám đốc có ít động cơ để tăng lợi nhuận mà thƣờng điều chỉnh giảm lợi nhuận thông qua cách thức trì hoãn việc ghi nhận doanh thu. Cách làm này sẽ giúp BGĐ hƣởng lợi trong tƣơng lai khi không còn khoản trợ cấp. Khi ấy, với số lợi nhuận cao, Ban Giám đốc sẽ có các khoản tiền thƣởng cao hơn. Trong đó, biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA- discretionary accruals) đƣợc sử dụng để đo lƣờng hành vi điều chỉnh lợi nhuận vì biến tổng dồn tích (TA- total accruals) có thể bị chi phối rất lớn từ Ban giám đốc. Từ đó, Jones (1991) đã xây dựng mô hình để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, đặc biệt mô hình này sử dụng để kiểm tra cho dữ liệu thời gian (time-series) và dữ liệu chéo (cross-section), mô hình nhƣ sau: Trong đó: TA: tổng dồn tích (Total Accruals) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động REV: Doanh thu (Revenues) PPE: Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình (Property, Plant and Equipment) A: Tổng tài sản
  16. 9 NDA: Biến dồn tích không điều chỉnh Dựa vào mô hình trên, có thể xác định tham số αi, βi1, βi2. Sau đó, dựa vào các tham số này để xác định biến dồn tích không điều chỉnh- NDA và từ đó sẽ tiến hành tính ra biến dồn tích có điều chỉnh-DA bằng công thức sau: DA = TA – NDA  Dechow, Sloan & Sweeney (1995) cũng nghiên cứu mô hình để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ mô hình của Jones (1991), các tác giả đã cải tiến để đƣa ra mô hình mới bằng cách thay sự thay đổi của doanh thu trong mô hình Jones (1991) bằng sự thay đổi của doanh thu và nợ phải thu. Nguyên nhân đƣa đến sự thày đổi này là vì nhà quản lý có thể điều chỉnh doanh thu trong khi chƣa thu đƣợc tiền. Điều này sẽ làm tăng doanh thu và tăng tổng dồn tích (TA-Total Accruals vì do tăng doanh thu) nên việc sử dụng mô hình Jones để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể bị thiên lệch. Nhóm tác giả đã đi đến kết luận rằng mô hình cải tiến từ mô hình Jones này giúp phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận tốt hơn so với mô hình của Jones. Mô hình các tác giả này đề xuất nhƣ sau: Trong đó là sự thay đổi trong tài khoản nợ phải thu. Và các hệ số , vẫn đƣợc tính toán dựa vào mô hình Jones. Kothari, Leone & Wasley (2005) đã dựa trên mô hình của Jones (1991) và Dechow, Sloan & Sweeney (1995) và đƣa thêm vào mô hình biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm t-1 (ROAt-1) để đo lƣờng biến dồn tích có điều chỉnh và kết quả hoạt động. Mô hình các tác giả này đề xuất nhƣ sau: Trong đó là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm t-1 1.1.1.1.2. Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế Điều chỉnh lợi nhuận thông qua hoạt động kinh tế là cách thức mà nhà quản lý sẽ tác động tới các hoạt động kinh tế nhƣ thực hiện chính sách bán hàng cho
  17. 10 hƣởng chiếu khấu, thay đổi việc đầu tƣ vào tài sản hay thiết bị mới… để từ đó tác động tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay dòng tiền của công ty. Khá nhiều nghiên cứu chứng minh công ty có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế (Real Activities Manipulation hay Real Earning Management-REM). Một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: Roychowdhury (2006) đã xây dựng mô hình để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế. Thông qua sử dụng mô hình hồi quy chéo (Cross-sectional) cho 36 ngành của 4252 công ty tại Hoa kỳ trong giai đoạn 1987-2001, tác giả phát hiện ra rằng nhà quản lý có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua các hoạt động thực tế để tránh báo cáo lỗ hàng năm. Đặc biệt, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy nhà quản lý đã áp dụng các biện pháp nhƣ thực hiện chiết khấu để gia tăng doanh thu, sản xuất nhiều để báo cáo chi phí giá vốn hàng bán thấp hơn.... Các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận bao gồm thành viên ngành5, hàng tồn kho dự trữ và các khoản phải thu cao. Tác giả cũng phát hiện ra rằng các công ty sẽ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận để phù hợp với các phân tích dự báo hàng năm. Đồng thời, tác giả cũng tìm ra các mối quan hệ nghịch chiều giữa cấu trúc sở hữu về vốn và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, và mối quan hệ dƣơng giữa hàng tồn kho dự trữ, nợ phải thu, cơ hội tăng trƣởng và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Zamri et al (2013) đã sử dụng mô hình của Roychowdhury (2006) để kiểm tra mối quan hệ giữa các tỷ số về đòn bẩy tài chính với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu là 4,076 công ty trong giai đoạn 2006- 2011 của các công ty niêm yết ở Bursa Malaysia, và tác giả đã tìm ra mối quan hệ âm giữa đòn bẩy tài chính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Từ các nghiên cứu trên cho thấy, hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể thực hiện thông qua lựa chọn chính sách kế toán (các biến dồn tích) và thông qua các hoạt động kinh tế. Nhƣ phần phạm vi nghiên cứu ở chƣơng mở đầu đã đề cập, luận 5 Thành viên ngành: theo giải thích của tác giả thì các công ty sản xuất và phi sản xuất có thể thực hiện chiết khấu để tăng doanh thu, tuy nhiên các công ty sản xuất có một chiến lƣợc để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận là sản xuất dƣ thừa. Do đó, các bằng chứng về sản xuất dƣ thừa, chi phí sản xuất bất thƣờng thuộc về các ngành công nghiệp sản xuất.
  18. 11 văn này chỉ nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận thực hiện thông qua lựa chọn chính sách kế toán (các biến dồn tích). 1.1.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính nữ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giới tính có ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ là: 1.1.1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của giới tính Nữ trong HĐQT đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Kramer et al (2006) nghiên cứu về mức tới hạn (Critical Mass) trong ban điều hành với nhan đề: Vì sao ban điều hành nên là ba hoặc nhiều thanh viên nữ hơn? Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng phụ nữ cao trong HĐQT có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể. Nếu chỉ có một phụ nữ duy nhất, thƣờng không có những đóng góp đáng kể, nhƣng khi số lƣợng phụ nữ tăng lên gấp đôi, lên gấp ba hoặc nhiều hơn, tiếng nói và ý tƣởng của phụ nữ sẽ đƣợc lắng nghe và họ sẽ làm tăng sự năng động của HĐQT một cách đáng kể. Sự kỳ diệu này sẽ xảy ra khi ba hoặc nhiều hơn phụ nữ hiện diện trong HĐQT, số lƣợng phụ nữ này có thể ảnh hƣởng tích cực đến quản trị công ty. Phụ nữ đƣợc coi là cá nhân với tính cách, phong cách, và lợi ích khác nhau. Xu hƣớng của phụ nữ là hợp tác nhiều hơn, chủ động hơn trong việc đƣa ra những câu hỏi về những vấn đề khác nhau trong các buổi thảo luận để tăng cƣờng tính hiệu lực cho hội đồng quản trị. Bermig & Bernd (2010) nghiên cứu ảnh hƣởng của giới tính nữ trong HĐQT, thành phần HĐQT và quy mô HĐQT tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho 294 công ty niêm yết ở Đức, tƣơng ứng với khoảng 2.400 quan sát trong giai đoạn 1998-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính nữ trong HĐQT có thể nâng cao hiệu suất của HĐQT trong việc giám sát các CEO, cải thiện sự trao đổi thông tin, nâng cao hiệu suất hoạt động và từ đó giảm thiểu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của ban giám đốc. Nghiên cứu của Srinidhi et al (2011, theo Man & Wong 2013) cũng xác nhận kết quả tƣơng tự. Gulzar & Wang (2011) nghiên cứu về đặc điểm quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho 1009 công ty niêm yêt ở Trung Quốc trong giai đoạn 4 năm (từ 2002 tới 2006), kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng nữ trong HĐQT cao
  19. 12 sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Ismail & Abdullah (2013) nghiên cứu về ảnh hƣởng giới tính nữ trong HĐQT và Ủy ban kiểm toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tại các công ty ở Malaysia, với mẫu là 639 công ty niêm yết vào năm 2008 cũng xác định kết quả nghiên cứu tƣơng tự. Và nghiên cứu Lakhal et all (2015) cũng đƣa ra kết quả tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trên. Gavious, Segev & Yosef (2012) nghiên cứu ảnh hƣởng của giới tính nữ trong HĐQT, Ban Giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại 60 công ty kỹ thuật số/công nghệ cao (high-technology firms) của Israel, niêm yết ở Mỹ trong giai đoạn 2002-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ nữ giới trong HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Arun et al (2015) cũng nghiên cứu ảnh hƣởng của giới tính nữ trong HĐQT, Ban Giám đốc tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho 1217 quan sát trong giai đoạn 2005-2011 cho các công ty niêm yết ở Anh. Tác giả đã sử dụng mô hình modified Jones tức mô hình của Dechow et al (1995) để tính biến dồn tích có điều chỉnh DA cho dữ liệu chéo (cross-section), sau đó tiến hành hồi quy mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng nữ giới trong HĐQT cao sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tác giả còn tìm ra một kết luận khác là số lƣợng thành viên nữ điều hành trong HĐQT càng cao thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Man & Wong (2013) nghiên cứu về ảnh hƣởng của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận bằng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trƣớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính nữ trong HĐQT sẽ có thể giúp nâng cao sự tin cậy đối với sự lãnh đạo và giúp nâng cao khả năng chống lại rủi ro gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Lakhal et all (2015) nghiên cứu ảnh hƣởng của sự đa dạng giới tính trong HĐQT và Ban Giám đốc đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho 170 công ty niêm yết tại Pháp trong giai đoạn 4 năm từ 2008 tới 2011.Tác giả tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa công ty có ít nhất trở lên ba phụ nữ trong HĐQT và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu của Lakhal et all (2015) cho thấy, phụ nữ có một mối quan tâm lớn hơn về mối quan hệ giữa các cá nhân và thƣờng công bằng hơn khi họ ở cùng vị trí quyền lực so với nam giới. Thông qua các nghiên cứu, tác giả nhận xét rằng
  20. 13 đàn ông và phụ nữ khác nhau về đặc điểm và hành vi, phụ nữ thƣờng nhận thức đạo đức cao hơn đàn ông. Phụ nữ không chỉ thận trọng hơn so với nam giới, mà còn ít bị chủ nghĩa cơ hội trong việc ra quyết định. Điều này càng thấy rõ hơn khi phụ nữ ở các vị trí cao nhất nhƣ chủ tịch hội đồng quản trị. Nữ chủ tịch HĐQT thƣờng có thể có nhiều khả năng để phát hiện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh nguy cơ kiện tụng và mất danh tiếng bởi vì họ không dễ dàng ở vào các vị trí nhƣ nam giới. Cuối cùng, tác giả đã kết luận rằng khi chủ tịch HĐQT là nữ thì sẽ có mối quan hệ nghịch chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kyaw et al (2015) kiểm tra sự đa dạng về giới tính trong HĐQT và hành vi điều chỉnh lợi nhuận bằng phƣơng pháp kiểm định mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cho 970 công ty ở Châu Âu trong giai đoạn 2002-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng nữ trong HĐQT làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận với điều kiện là phải có sự cân bằng giới tính trong HĐQT. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trao quyền cho nữ giới ở nơi làm việc trong việc đạt đƣợc những lợi ích tiềm năng của nó. Nữ giới trong HĐQT có thể mang lại các lợi ích cho công ty nếu họ đƣợc trao quyền thực sự trong môi trƣờng làm việc. 1.1.1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của giới tính Nữ trong Ban giám đốc đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh ảnh hƣởng của giới tính Nữ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Zahra et al (2007), trong nghiên cứu về “Hiểu biết về nguyên nhân và hậu quả về gian lận của Ban Giám đốc”. Tác giả cho rằng một số đặc tính cá nhân (Individual characteristics) nhƣ tuổi, giới tính, kinh nghiệm, giáo dục của Ban giám đốc-bên cạnh các áp lực của xã hội, ngành nghề hay tổ chức-ảnh hƣởng đến hành vi gian lận. Nam giới thƣờng đƣợc cho là sẵn sàng chấp nhận các hành vi trái đạo đức để đạt đƣợc mục tiêu của họ nhiều hơn là nữ giới. Nam giới thƣờng là thủ phạm chính của gian lận trong tổ chức có thể bởi vì họ muốn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong tổ chức. Peni & Vähämaa (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa CEO và CFO là nữ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho 391 công ty tƣơng ứng với 1955 quan sát của 4 ngành trong giai đoạn 2003-2007, bằng phƣơng pháp hồi quy với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi CFO là nữ thì sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2