intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

46
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên tại SCB HCM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của SCB HCM trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH CAO VĂN TÀI ẢNH HƢỞNG CỦA TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 TP. HCM, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH CAO VĂN TÀI ẢNH HƢỞNG CỦA TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Thanh Tú Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 TP. HCM, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của chính tác giả dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Huỳnh Thanh Tú. Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Học viên Cao Văn Tài
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Ngân hàng TP. HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin tỏ lòng trân trọng tới TS. Huỳnh Thanh Tú đã dành thời gian, tâm huyết để hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa xin cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Trân trọng !
  5. iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 24 Bảng 3.1: Thang đo nhận thức trách nhiệm kinh tế .................................................. 25 Bảng 3.2: Thang đo nhận thức trách nhiệm luật pháp .............................................. 26 Bảng 3.3: Thang đo nhận thức trách nhiệm đạo đức ................................................ 27 Bảng 3.4: Thang đo nhận thức trách nhiệm từ thiện ................................................. 28 Bảng 3.5: Thang đo lòng trung thành của nhân viên ................................................ 29 Bảng 4.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân...................................... 35 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm kinh tế” ... ................................................................................................................................... 37 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm luật pháp” ................................................................................................................................... 38 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm về đạo đức” ........................................................................................................................... 39 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm về từ thiện” ......................................................................................................................... 40 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Lòng trung thành của nhân viên” ................................................................................................................................... 41 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ..................................... 42 Bảng 4.8: Tổng phƣơng sai trích các thành phần của biến độc lập .......................... 43 Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập ............................................ 44 Bảng 4.10: Tổng phƣơng sai trích các thành của biến phụ thuộc ............................. 46 Bảng 4.11: Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson ......................................................... 47 Bảng 4.12: Kiểm định độ phù hợp mô hình .............................................................. 48
  6. iv Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình ........................................................................ 49 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................... 52
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 2 TMCP Thƣơng mại cổ phần 3 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Mạng lƣới Chi nhánh và Phòng giao dịch 4 SCB HCM của Ngân hàng TMCP Sài Gòn tại TP.HCM 5 CBNV Cán bộ nhân viên
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG, HÌNH ..................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.6 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài ...................................... 5 1.7 Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 7 1.8 Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 7 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 10 2.1 Các khái niệm.................................................................................................. 10 2.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................... 10 2.1.2 Các thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ........................... 13 2.1.3 Lòng trung thành của nhân viên .............................................................. 15 2.2 Mối tƣơng quan giữa trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của ngƣời lao động ......................................................................................................................... 16 2.3 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất .................................. 17 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 21
  9. vii CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 22 3.1 Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ................................................................ 22 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 22 3.2 Xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu ...................................................... 24 3.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 29 3.4 Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................. 30 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 32 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................... 34 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả ................................................................... 34 4.2 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 36 4.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ........ 36 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 44 4.2.3 Phân tích tương quan Pearson giữa các biến nghiên cứu ........................... 47 4.2.4 Kết quả hồi quy ............................................................................................ 49 4.2.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 51 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 54 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 54 5.2 Hàm ý quản trị ................................................................................................. 55 5.2.1 Nâng cao nhận thức trách nhiệm về kinh tế................................................. 55 5.2.2 Nâng cao nhận thức trách nhiệm về luật pháp ............................................ 57 5.2.3 Nâng cao nhận thức trách nhiệm về đạo đức .............................................. 59 5.2.4 Nâng cao nhận thức trách nhiệm về từ thiện ............................................... 61 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 62 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ........................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
  10. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn nhƣ: gia tăng áp lực cạnh tranh, môi trƣờng bị huỷ hoại, cạnh tranh không lành mạnh gây mất lòng tin của khách hàng, chính sách giữa chân ngƣời lao động,…Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lƣợc phù hợp nhằm thích nghi và phát triển bền vững. Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh để tìm kiếm lợi ích trên cộng đồng, cũng đồng thời đƣợc xem là một công dân của cộng đồng đó. Do đó, khi doanh nghiệp thu lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và nguồn nhân lực lao động của xã hội thì phải có nghĩa vụ đóng góp trở lại cho xã hội và bảo vệ môi trƣờng, hay nói cách khác là doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội. Những yêu cầu khắt khe của xã hội đối với các doanh nghiệp thể hiện qua cách ứng xử của doanh nghiệp với các đối tƣợng liên quan, từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng, từ ngƣời lao động đến chủ doanh nghiệp và trách nhiệm đối với cộng đồng. Khi đó, cách ứng xử của doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc giải quyết mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà hƣớng tới đáp ứng các nhu cầu của xã hội (vấn đề tiền lƣơng, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trƣờng…). Qua đó, ta thấy trách nhiệm xã hội là điều kiện cần đối với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, làm tiền đề để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặc dù đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam tạo lập đƣợc thƣơng hiệu lớn và có những đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng. Nhƣng nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhiều thời gian để nhận thức sâu sắc hơn và xem đây là vấn đề tất yếu để phát triển. Trên thực tế do chƣa có sự nhận thức đúng đắn, thống nhất về trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không giải quyết tốt các vấn đề cho ngƣời lao động, môi trƣờng kinh doanh… và vẫn vi phạm pháp luật về doanh nghiệp, môi trƣờng…
  11. 2 Ngân hàng là một trong những thành phần kinh tế sớm nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Một số Ngân hàng nhận thấy trách nhiệm xã hội là yếu tố không thể thiếu, song song với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các Ngân hàng còn đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động tài trợ, từ thiện…Tuy nhiên, quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môi trƣờng, đạo đức, nhân quyền, các vấn đề khách hàng vào trong các hoạt động kinh doanh và chiến lƣợc trọng tâm của các Ngân hàng chƣa tốt, bao gồm: sự không minh bạch trong hoạt động kinh doanh, chú trọng lợi ích của giới đầu tƣ mà bỏ qua lợi ích của ngƣời lao động, tranh chấp với khách hàng…đó là những yếu tố làm cho niềm tin của ngƣời lao động bị suy giảm nặng nề. Vậy trách nhiệm xã hội của các Ngân hàng hiện nay đã có đầy đủ hay chƣa? Mối quan hệ của nó với lòng trung thành của nhân viên là những vấn đề cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay rất ít các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến quan hệ nội bộ (nhân viên), đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng. Vì vậy, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của trách nhiệm xã hội đến nhân viên. Bởi vì, nhân viên là bên liên quan, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức. Những nhận thức của nhân viên về đạo đức và trách nhiệm xã hội của ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến thái độ và hiệu suất làm việc của họ. Từ đó, hiểu rõ hơn về mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thông qua các chỉ số trách nhiệm xã hội. Đồng thời, tìm hiểu nhận thức của nhân viên về việc thực hiện trách nhiệm xã hội và tác động của trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) có Hội sở chính: 927 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM. Tính đến 31/12/2018, vốn điều lệ: 15.231.688.100.000 đồng, và quy mô nhân sự hơn 6.300 nhân sự trên toàn hệ thống. SCB hoạt động với địa bàn kinh doanh tại 239 đơn vị giao dịch trên cả nƣớc và thiết lập quan hệ đại lý với hơn 6.300 ngân hàng/CN ngân hàng tại 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Với những lập luận đã trình bày nhƣ trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
  12. 3 đến lòng trung thành của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình. 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên tại SCB HCM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của SCB HCM trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài đƣợc triển khai nhƣ sau: (1) Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên tại SCB HCM. (2) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của SCB HCM trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài đƣợc triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên tại SCB HCM nhƣ thế nào? (2) Những hàm ý quản trị nào cần rút ra nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân viên thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của SCB HCM trong tƣơng lai?
  13. 4 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, lòng trung thành của nhân viên, ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của nhân viên trong ngân hàng. Đối tƣợng khảo sát: nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: dữ liệu khảo sát đƣợc thu thập trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Phương pháp nghiên cứu định tính: - Dựa trên các tài liệu đã đƣợc nghiên cứu đến thời điểm hiện nay về trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của nhân viên để phát triển khung nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. - Sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội phù hợp với phạm vi nghiên cứu và đo lƣờng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ báo cáo thƣờng niên, truyền thông báo chí… Đồng thời xác định các biến đo lƣờng lòng trung thành của nhân viên tại ngân hàng.
  14. 5 - Đề xuất mô hình hồi quy để đo lƣờng ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của nhân viên ngân hàng trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng: - Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát nhân viên tại SCB HCM trong khoảng thời gian từ tháng 06/2019 đến tháng 08/2019 thông qua bảng câu hỏi chính thức. - Dữ liệu thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 22, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính và cuối cùng tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. 1.6 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên nhƣ: Carroll, A. B. (1979), A three-dimensional conceptual model of corporate Performance, Academy of Management Review 1979, Vol.4, No.4, 497-505. Tác giả đƣa ra mô hình khái niệm mô tả toàn diện các khía cạnh thiết yếu của hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời giải đáp các câu hỏi : (1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những thành phần nào? (2) Tổ chức phải giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ thế nào? (3) Mô hình của tổ chức đáp ứng xã hội là gì?. Carroll, A. B. (1991) đã đƣa ra mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội. Theo Carroll (1991), mọi trách nhiệm của doanh nghiệp đều đƣợc xác định dựa trên sứ mệnh của doanh nghiệp, đó là tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông từ nguồn cung và cầu của xã hội. Đây chính là trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. Đặc điểm này của kim tự tháp nằm ở dƣới đáy nên chỉ khi nó đƣợc thoả mãn thì các trách nhiệm khác mới có thể có đƣợc thực hiện. Trách nhiệm luật pháp nằm ở bậc thứ hai, cho rằng mỗi công ty phải tuân thủ luật pháp, luật lệ và thủ tục đƣợc quy định để chắc rằng công ty sẽ duy trì trách nhiệm đối với các hành vi kinh doanh. Bậc thứ ba là
  15. 6 trách nhiệm đạo đức, nghĩa là các công ty buộc phải làm những điều đúng, hợp lý và công bằng cho các bên liên quan và tránh tổn hại đến họ. Bậc cuối cùng, đóng góp từ thiện, tin rằng công ty nên trở thành một công dân tốt và cống hiến những nguồn lực cần thiết cho xã hội. Điều đó cũng đƣợc nhấn mạnh trong “thuyết hợp đồng xã hội” (the social contract theory) của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Kim tự tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp còn định nghĩa rằng sứ mệnh của một công ty là mục tiêu kinh tế, là đáy của kim tự tháp. Tất cả các trách nhiệm khác (luật pháp, đạo đức và từ thiện) đến sau trách nhiệm này, nghĩa là công ty chỉ trở nên có trách nhiệm xã hội khi nó đã đạt đƣợc mục tiêu kinh tế, là tối đa lợi nhuận. Nghiên cứu của Cisil Sohodol Bir (2017) đã tìm thấy sự ảnh hƣởng của nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên. Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tích cực hơn đối với những nhân viên có kinh nghiệm và thời gian công tác lâu hơn tại doanh nghiệp. Nghiên cứu của Michael Porter và Kramer (2006) đã xây dựng chiến lƣợc thực hiện trách nhiệm xã hội gắn liền với những yêu cầu thực thi trách nhiệm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Nó có thể trở thành một bộ phận trong chiến lƣợc của tổ chức nếu tổ chức thực sự quan tâm, hiểu đƣợc vai trò của trách nhiệm xã hội trong thực hiện các mục tiêu của mình. Nghiên cứu của nhóm tác giả Suher, Bir and Yapar (2017) về tác động của trách nhiệm xã hội nội bộ đối với sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên, kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực tồn tại giữa trách nhiệm xã hội và lòng trung thành của nhân viên. Điều này ngụ ý rằng, việc áp dụng hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng sẽ dẫn đến cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên. Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể lƣu ý rằng mặc dù mục tiêu cuối cùng của trách nhiệm xã hội để cải thiện hiệu suất tổ chức. Nhƣng các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng cải thiện hiệu suất tổ chức đƣợc quan sát thông qua kênh trung gian hoặc các biến trong trƣờng hợp này là sự hài lòng và lòng trung thành
  16. 7 của nhân viên. Do đó, các nghiên cứu sẽ đƣợc giới hạn để kiểm tra cách thực hành trách nhiệm xã hội ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên và lòng trung thành liên quan đến ngân hàng. 1.7 Đóng góp của đề tài Thứ nhất, nghiên cứu này hỗ trợ thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên với bối cảnh của SCB HCM. Thứ hai, những hàm ý quản trị đề xuất từ kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị của SCB HCM có những giải pháp thích hợp đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội, qua đó góp phần thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên. 1.8 Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nội dung chƣơng 1, tác giả đã trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của luận văn. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nội dung chƣơng 2 sẽ trình bày các khái niệm về trách nhiệm xã hội, lòng trung thành của nhân viên, hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội đến lòng trung thành của nhân viên. Qua đó, hình thành các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên tại SCB HCM.
  17. 8 Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở trên, trƣớc hết tác giả thực hiện các nghiên cứu định tính (tham khảo các mô hình nghiên cứu trƣớc) nhằm kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, đảm bảo sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đƣợc đƣa ra từ các nghiên cứu trƣớc đó ở trong và ngoài nƣớc. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính và kiểm chứng sơ bộ mô hình, hình thành mô hình nghiên cứu phù hợp với các biến trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lƣợng (chọn mẫu khảo sát) đối với cán bộ nhân viên thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đề xuất. Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chƣơng 4 tác giả sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích dữ liệu đã thu thập đƣợc, bao gồm: kết quả phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan và hồi quy bội, các kiểm định liên quan đến độ phù hợp của mô hình ƣớc lƣợng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số thảo luận cũng đƣợc trình bày ở Chƣơng này. Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Trong chƣơng này của luận văn, tác giả sẽ trình bày các nội dung chính bao gồm các kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trƣớc đó và hàm ý quản trị qua các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc. Đồng thời, tác sẽ nêu ra các hạn chế của luận văn và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên
  18. 9 cứu và cuối cùng là kết cấu của luận văn. Chƣơng kế tiếp tác giả tiếp tục trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của nhân viên SCB HCM.
  19. 10 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Có nhiều định nghĩa khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo Mohr và cộng sự (2001) thì Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những hoạt động tối thiểu hóa hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm phát sinh trong xã hội cũng nhƣ tối đa hóa những hiệu quả nhất định trong thời gian dài. Khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Beyer (1972) và Drucker (1974) chính là doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động xã hội nhằm tạo ra phúc lợi cho cộng đồng. Vì các doanh nghiệp kiếm đƣợc lợi nhuận từ cộng đồng và làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã hội. Do vậy, họ phải có trách nhiệm cải thiện môi trƣờng và các nguồn tài nguyên khác, cũng nhƣ cải thiện mức sống cho toàn xã hội.” Năm 1962, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom” (Chủ nghĩa tƣ bản và Sự tự do), nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm của doanh nghiệp, đó là sử dụng nguồn tài nguyên và tham gia hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận”. Theo cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh, chỉ chú ý tới việc chạy đua “nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng là “không lừa gạt hay gian lận”. Có thể nói, khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Friedman mới chỉ nhìn nhận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpở một phạm vi hẹp, chỉ thấy đƣợc lợi ích trong ngắn hạn mà bỏ qua lợi ích về lâu dài là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững”. Sau khái niệm về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Friedman, xuất hiện hàng loạt các khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác. Mỗi khái niệm ở mỗi thời kỳ đã có bƣớc hoàn chỉnh hơn về mặt nội dung. “Trách nhiệm xã
  20. 11 hội của doanh nghiệp hàm ý nâng cao hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội” (Prakas Sethi, 1975). Hoặc “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của doanh nghiệp là sự mong muốn của xã hội đối với các tổ chức về mặt kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện tại một thời điểm nhất định” (Archie B Caroll, 1979). Còn Maignan I. Ferrell đƣa ra khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhƣ sau “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định rằng hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của các cá nhân và tổ chức liên quan”. Theo Ủy ban thƣơng mại thế giới về phát triển bền vững thì “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là lòng trung thành liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cƣ xử có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lƣợng cuộc sống của lực lƣợng lao động, của gia đình họ cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hƣớng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (stakeholders).” Nhóm phát triển kinh tế tƣ nhân của Ngân hàng thế giới đƣa ra khái niệm: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng nhƣ phát triển chung của xã hội”. Dahlsrud (2006) quan niệm về trách nhiệm xã hội là “sự mô tả hiện tƣợng mà các doanh nghiệp hành động đạt đƣợc cả mục tiêu kinh tế, pháp luật với mục tiêu xã hội và môi trƣờng. Tác giả cho rằng, do môi trƣờng kinh doanh ngày nay, mức độ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các bên liên quan mới, môi trƣờng pháp luật giữa các quốc gia khác nhau, do đó sự kỳ vọng về trách nhiệm xã hội sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì vấn đề cần quan tâm nhất đó là sự cân bằng giữa kinh tế với quy định của pháp luật và sự tác động đến môi trƣờng.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0