Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân - Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thay đổi sinh kế hộ nông dân tham gia sản xuất mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất một số chính sách nhằm ổn định sinh kế của hộ gia đình nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân - Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------- LÝ TRUNG DŨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TÔM LÚA TẠI HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- LÝ TRUNG DŨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TÔM LÚA TẠI HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Luận văn là bài nghiên cứu chính sách của cá nhân, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2017 Học viên thực hiện Lý Trung Dũng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................... 5 2.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) ......................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 5 2.1.2. Một số nguyên nhân biến đổi khí hậu .......................................................................... 6 2.1.3. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long ............................................................ 7 2.2. SINH KẾ BỀN VỮNG ...................................................................................................... 8 2.2.1. Khái niệm sinh kế ......................................................................................................... 8 2.2.2. Sinh kế bền vững .......................................................................................................... 9 2.2.3. Khung phân tích sinh kế bền vững ............................................................................... 9 2.2.3.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương .................................................................................... 10 2.2.3.2. Tài sản sinh kế ..................................................................................................... 10 2.2.3.3. Chiến lược sinh kế ............................................................................................... 13
- 2.2.3.4. Kết quả của sinh kế.............................................................................................. 13 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC........................................................................................ 14 2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................................................ 14 2.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc......................................................................................... 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 17 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................. 18 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 18 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................................... 18 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 19 3.3. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ......................................................................................... 20 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................................... 20 3.4.2. Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................................. 20 3.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..................................................................... 21 3.5.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ............................................................................ 21 3.5.2. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................................ 21 3.5.3. Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (t-test) ........................................................... 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 22 CHƢƠNG 4 ............................................................................................................................. 23 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 23 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN MINH ......................................................................... 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................................ 23 4.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ................................................................................. 24 4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TÔM LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN MINH ................................................................................................................................ 26 4.3. NGUỒN VỐN SINH KẾ ................................................................................................. 29 4.3.1. Nguồn vốn con ngƣời ................................................................................................. 29 4.3.2. Nguồn vốn tự nhiên .................................................................................................... 33 4.3.3. Nguồn vốn tài chính ................................................................................................... 34 4.3.4. Nguồn vốn vật chất ..................................................................................................... 35 4.3.5. Nguồn vốn xã hội ....................................................................................................... 37 4.4. BỐI CẢNH TỔN THƢƠNG .......................................................................................... 39 4.5. CHIẾN LƢỢC SINH KẾ ................................................................................................ 40 4.6. KẾT QUẢ SINH KẾ ....................................................................................................... 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 43
- CHƢƠNG 5 ............................................................................................................................. 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................................................................... 44 5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 44 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................................... 46 5.2.1. Đối với UBND tỉnh Kiên Giang ................................................................................. 46 5.2.2. Đối với UBND huyện An Minh ................................................................................. 46 5.2.3. Đối với hộ nông dân ................................................................................................... 47 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC SỐ LIỆU
- DANH MỤC VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GDP: Tốc độ tăng trƣởng IPCC: Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu LN: Lợi nhuận TCP: Tổng chi phí TDT: Tổng doanh thu TNMT: Tài nguyên môi trƣờng UBND: Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Dân tộc chủ hộ 30 Bảng 4.2: Số lao động trong hộ 32 Bảng 4.3: Học vấn chủ hộ 32 Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất 33 Bảng 4.5: Giấy tờ đất 34 Bảng 4.6: Nguồn vốn tài chính 35 Bảng 4.7: Nhà ở 35 Bảng 4.8: Thiết bị truyền thông 36 Bảng 4.9: Phƣơng tiện đi lại 37 Bảng 4.10: Tài sản sản xuất 37 Bảng 4.11: Tham gia hội đoàn thể 38 Bảng 4.12: Kết quả sinh kế 43
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế 9 Sơ đồ 3.1: Khung phân tích 18 Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu 19 Biểu đồ 4.1: Dân số theo khu vực 23 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 24 Biểu đồ 4.3: Sản lƣợng khai thác thủy sản 24 Biểu đồ 4.4: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản 25 Biểu đồ 4.5: Diện tích và sản lƣợng tôm lúa 25 Biểu đồ 4.6: Giới tính chủ hộ 30 Biểu đồ 4.7: Quy mô hộ gia đình 31 Biểu đồ 4.8: Hỗ trợ sản xuất 39
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, mô hình tôm lúa đƣợc xem là mô hình sản xuất thông minh trên địa bàn huyện An Minh. Luân canh tôm lúa đã đƣợc nhận diện là mô hình thủy sản bền vững và hạn chế rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Mô hình tôm lúa là mô hình chủ lực trong định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phƣơng. Thành công của việc chuyển đổi mô hình này hoàn hoàn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong bối cảnh Chƣơng trình ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau chƣa đƣợc thực hiện. Tác giả chọn mẫu 120 hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa bằng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, thu thập các thông tin phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của hộ gia đình. Phân tích các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình bao gồm nguồn vốn con ngƣời, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn xã hội. Kết quả cho thấy, các nguồn vốn của hộ gia đình trên địa bàn huyện An Minh có tỷ lệ tƣơng đối cao, điều này cho thấy hộ gia đình sẽ thích ứng đƣợc với những tác động của điều kiện BĐKH. Đánh giá bối cảnh tổn thƣơng, cho thấy tác động của BĐKH làm giảm diện tích sản xuất trồng lúa, gây thất mùa, thiếu nƣớc sinh hoạt, giảm thu nhập của ngƣời dân. Từ bối cảnh đó, hộ gia đình trên địa bàn huyện An Minh đã tìm đƣợc chiến lƣợc sinh kế bằng việc chuyển đổi mô hình trồng lúa hai vụ sang mô hình tôm lúa. Kết quả ban đầu cho thấy, mô hình này đã làm giảm chi phí sản xuất so với lúa hai vụ trƣớc đây, năng suất tôm cao hơn so với mô hình nuôi tôm quảng canh và tác động môi trƣờng cũng giảm hơn. Từ sản xuất mô hình tôm lúa cũng làm cho thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, chi tiêu của hộ cũng giảm hơn so với trƣớc đây. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy đƣợc hiệu quả sản xuất của mô hình tôm lúa trên địa bàn huyện An Minh. Đánh giá tổng quát nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình, ảnh hƣởng của BĐKH, chuyển đổi mô hình sản xuất của hộ gia
- đình. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả đề tài đề xuất các giải pháp nhằm giúp hộ nông dân huyện An Minh nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển. ĐBSCL có diện tích khoảng 40.000km², chiếm 12,3% diện tích của cả nƣớc. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hƣởng xâm nhập mặn. Dân số vùng ĐBSCL là 18 triệu ngƣời, chiếm 20% dân số cả nƣớc, trong đó có trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7- 1,2m so với mực nƣớc biển và là vùng bị ảnh hƣởng nặng nề bởi BĐKH, chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi triều và xâm nhập mặn (Báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2016). Những năm gần đây, trong điều kiện BĐKH, nƣớc biển dâng, vấn đề khan hiếm nƣớc sinh hoạt nông thôn xảy ra ở hầu hết các địa phƣơng thuộc vùng ĐBSCL do ảnh hƣởng xâm nhập mặn sâu, lũ lụt và hạn hán kéo dài, chất lƣợng nguồn nƣớc suy giảm. Đối với Kiên Giang là một tỉnh ven biển của ĐBSCL với bờ biển dài trên 200km, với 137 hòn/đảo lớn nhỏ cùng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú đƣợc xác định là khu dự trữ sinh quyển thế giới (Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, 2015). Mặt khác tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Hậu, nơi thoát nƣớc ra biển nhƣng là đầu nguồn của triều biển Tây. Do đó BĐKH sẽ ảnh hƣởng rất nặng nề đối với tỉnh Kiên Giang đặc biệt là nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn và các yếu tố thời tiết cực đoan đối với khu vực ven biển, các đảo có dân cƣ sinh sống. Nhận thấy những khó khăn, thách thức của BĐKH tác động đến tỉnh, đặt biệt đối với dải ven biển, vùng trũng thấp và các hải đảo; UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kế hoạch đề ra trong thời gian đầu tập trung cho công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, làm sao đến cuối năm 2015 có khoảng 30% cộng đồng dân cƣ và trên 65% công chức, viên chức nhà nƣớc có hiểu biết cơ bản về
- 2 BĐKH và các tác động của nó. Đến cuối năm 2020 có trên 80% cộng đồng dân cƣ và 100% công chức, viên chức nhà nƣớc có hiểu biết về BĐKH (Báo cáo của Sở Công thƣơng Kiên Giang, 2015). Huyện An Minh là huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, kinh tế chủ yếu là Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp. Huyện An Minh phía bắc giáp huyện An Biên, nam giáp tỉnh Cà Mau, tây giáp vịnh Thái Lan, đông- giáp huyện U Minh Thƣợng. Huyện có 10 xã và 1 thị trấn. Diện tích 590,56 km2, dân số: 119.279 ngƣời. Diện tích dùng để nuôi trồng thủy sản chiếm trên 50% (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2015). Trong những năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt trên địa bàn huyện An Minh, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Hạn hán, xâm nhập mặn làm thiếu nƣớc ngọt cho trồng lúa, nuôi cá nƣớc ngọt. Ngƣời dân huyện An Minh từ trồng lúa đã dần chuyển sang mô hình tôm lúa để thích ứng với điều kiện canh tác mới. Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của hộ sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng để đề xuất các chính sách giúp chính quyền địa phƣơng có những chính sách hợp lý trong quy hoạch vùng nuôi, hỗ trợ nguồn vốn giúp hộ nông dân yên tâm canh tác, phát triển sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế địa phƣơng. Từ thực tế đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế của hộ nông dân: Nghiên cứu mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thay đổi sinh kế hộ nông dân tham gia sản xuất mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất một số chính sách nhằm ổn định sinh kế của hộ gia đình nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, phân tích thay đổi sinh kế của hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí
- 3 hậu. Thứ hai, đề xuất một số chính sách nhằm ổn định sinh kế của hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thay đổi sinh kế của hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh nhƣ thế nào trong điều kiện biến đổi khí hậu? Các chính sách nào nhằm ổn định sinh kế cho những hộ gia đình nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nhóm hộ gia đình sản xuất theo mô hình tôm lúa và nhóm hộ gia đình không tham gia. Đề tài sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID và tập trung nghiên cứu cụ thể năm nguồn vốn sinh kế bao gồm nguồn vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện tại 2 xã Đông Thạnh và Đông Hòa của huyện An Minh vì nơi đây có nhiều hộ tham gia sản xuất theo mô hình tôm lúa. Số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ báo cáo các năm 2011-2015 của Ủy ban nhân dân huyện An Minh, Phòng Nông nghiệp & PTNN huyện An Minh và Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2015. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm 5 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chƣơng này trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của nó đối với sản xuất nông nghiệp; trình bày cơ sở
- 4 lý thuyết về khung sinh kế bền vững DFID và các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày về chọn điểm nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chƣơng này trình bày về các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân tại huyện An Minh, đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các nguồn vốn sinh kế, phân tích sự thích ứng biến đổi khí hậu của các hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa tại huyện An Minh đối với các nguồn vốn sinh kế. Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách. Chƣơng này trình bày những kết quả chính đạt đƣợc trong đề tài, các hàm ý chính sách giúp hộ nông dân sản xuất theo mô hình tôm lúa cải thiện nguồn vốn sinh kế, nâng cao thu nhập; đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) 2.1.1. Khái niệm BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm (Theo Bộ TNMT, 2009). Sự thay đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trƣờng, BĐKH thƣờng đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay. Các biểu hiện của BĐKH là: (i) Sự nóng lên của bầu khí quyển và bề mặt trái đất; (ii) Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng của khí quyển có hại đến môi trƣờng sinh thái và sự sống trên trái đất; (iii) Sự dâng cao của nƣớc biển do băng tan làm ngập úng các vùng đất thấp, trũng; (iv) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loại sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con ngƣời; (v) Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác; (vi) Sự thay đổi năng suất sinh hoạt của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và các địa tuyến. Theo Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH thì BĐKH là “những ảnh hƣởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trƣờng vật
- 6 lý hoặc sinh hoạt gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc ảnh hƣởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời. Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) trong báo cáo lần thứ Tƣ (AR4) năm 2007, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nhƣ vậy, BĐKH là bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua một thời gian dài do quá trình tự nhiên nhƣ thay đổi trong quá trình phát năng lƣợng của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay quả đất, hoặc do các tác động từ hoạt động của con ngƣời. 2.1.2. Một số nguyên nhân biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính làm BĐKH trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nguyên nhân của hiện tƣợng BĐKH có thể đƣợc lý giải nhƣ sau: Những nhân tố có thể hình thành khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình nhƣ biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo Trái đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Trên thực tế, “nhiệt độ của Trái đất là cân bằng nếu nó phát ra trở lại vào không gian cùng một lƣợng năng lƣợng mà nó nhận đƣợc từ mặt trời (khoảng 340 watts cho mỗi mét vuông)” (Kolstad, 2000). Khoảng 100 w/m2 đƣợc phản xạ trở lại vào khí quyển do những đám mây và 240 w/m2 vào bề mặt trái đất. Bầu không khí có nhiều thành phần, những chất khí có khả năng giữ nhiệt, đƣợc gọi là “khí nhà kính”. Khi tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các luồng khí nhà kính vào khí quyển cũng phát triển, làm tăng hiệu ứng nhà kính cả nồng độ và cƣờng độ. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trƣờng về BĐKH có thể tăng hoặc giảm
- 7 bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn nhƣ các đại dƣơng và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lƣợng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất thời gian lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài. Việc biến đổi khí hậu đã ảnh hƣởng rất lớn đến sinh kế của hộ gia đình. Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thƣờng xuyên làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp, tình trạng mất mùa diễn ra thƣờng xuyên. Thời tiết thất thƣờng ảnh hƣởng đến lịch thời vụ. Việc chọn con giống, cây trồng để thích ứng với điều kiện khí hậu mới cũng khó khăn, dẫn đến năng suất không cao. 2.1.3. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng dễ bị tổn thƣơng nhất trên Trái đất do BĐKH, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi và đang tác động nghiêm trọng lên khu vực này. BĐKH làm cho mực nƣớc biển dâng, hạn hán, lũ lụt, xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác. Qua phân tích chuỗi số liệu khí tƣợng và thủy văn ở các tỉnh vùng ĐBSCL cho thấy xu hƣớng gia tăng nhiệt độ trung bình năm khá rõ rệt. Trong khoảng thời gian từ 20 - 30 năm qua, nhiệt độ không khí đã tăng trung bình khoảng 0,5 - 0,7oC. Mặc dù nhiệt độ không khí (cả nhiệt độ cao nhất và thấp nhất) đều có xu thế gia tăng nhƣng số giờ nắng lại có khuynh hƣớng giảm đi. Số giờ nắng tháng 1 giảm đi trung bình từ 10 - 20 giờ, tháng 7 giảm đi khoảng 20 - 30 giờ. Số liệu quan trắc thủy văn biển nhiều năm cho thấy, trong 50 năm qua, mực nƣớc biển đã gia tăng từ 25 - 30 cm. Hiện tƣợng El Nino và La Nina đã có ảnh hƣởng rõ rệt trong vài thập niên qua gây nên nhiều hiện tƣợng thiên tai tác động nặng nề đến cuộc sống và sản xuất của ngƣời dân. Thời gian qua, lụt lội xảy ra thƣờng xuyên hơn, đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70 năm qua. Lũ lớn liên tiếp xảy ra vào các năm 2001, 2002 và lũ lớn năm 2011 ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn và hoạt động của các ngành kinh tế. Lũ lụt gây ra trƣợt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu vào
- 8 đất liền và gây ra hiện tƣợng nhiễm mặn ở vùng nội đồng. Địa hình của ĐBSCL tƣơng đối bằng phẳng, nếu nhƣ bão đổ bộ vào thì sẽ giống nhƣ đi trên biển, không gặp một trở ngại nào. Nếu gặp những cơn bão từ cấp 10 trở lên đi qua thì ĐBSCL sẽ phải đối mặt với những thảm họa khôn lƣờng. Trƣớc đây, ĐBSCL rất ít hứng chịu bão, thế nhƣng trong thập kỷ vừa qua, vào năm 1997 đã hứng chịu tác động của cơn bão Linda, đến năm 2006 thì bị đuôi bão Durian quét qua gây tổn thất nặng nề. Cơn bão Durian này đạt tới cấp 14 và gió giật trên cấp 14 đã làm cho địa bàn tỉnh Tiền Giang gánh chịu những thiệt hại to lớn: 500 căn nhà bị tốc máy, 29 căn nhà bị sập, một tàu cá bị chìm và 7 ngƣời mất tích. Nhiều nghiên cứu gần đây nhận thấy mối tƣơng quan giữa việc bão ở Tây Thái Bình Dƣơng có xu hƣớng xảy ra thƣờng xuyên sau tháng 10 dƣơng lịch và đi về hƣớng xích đạo với nhiệt độ nƣớc biển bề mặt tăng, đƣờng đẳng trị nhiệt độ 20oC bị thay đổi và biến đổi dòng hải lƣu do BĐKH. Sự tàn phá mà cơn bão Durian đã gây ra sẽ còn lớn lao và khắc nghiệt hơn nhiều nếu giả thuyết ở thời điểm trong tƣơng lai khi mực nƣớc biển cao hơn so với hiện nay. 2.2. SINH KẾ BỀN VỮNG 2.2.1. Khái niệm sinh kế Sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các phƣơng tiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể đƣợc sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ. Một sinh kế có thể đƣợc miêu tả nhƣ là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con ngƣời có đƣợc kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng nhƣ để đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ (Bộ phát triển Quốc tế Anh). Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con ngƣời nhƣ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp cận sinh kế là cách tƣ duy về mục tiêu, phạm vi và những ƣu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phƣơng pháp tiếp cận
- 9 sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phƣơng tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt trong của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố nhƣ các vấn đề kinh tế, an ninh lƣơng thực. Phƣơng pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp ngƣời dân đạt đƣợc thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó đƣợc đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. 2.2.2. Sinh kế bền vững Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phƣơng tiện sinh sống. Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phƣơng hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn (Chambers & Conway,1991). 2.2.3. Khung phân tích sinh kế bền vững Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn