intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nghiên cứu khoa học của sở khoa học và công nghệ Tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài nghiên cứu nhằm đạt những mục tiêu sau: Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, từ đó xác định những nguyên nhân và những hạn chế ảnh hưởng năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nghiên cứu khoa học của sở khoa học và công nghệ Tỉnh Đồng Tháp

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _____________________________________ CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Nguyễn Thanh Hà Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Ts. Đinh Công Khải TP. Hồ Chí Minh – 2012
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2012 Nguyễn Thanh Hà
  3. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiều mặt của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp và các cán bộ quản lý, các chuyên gia nghiên cứu khoa học ở địa phƣơng tiến hành nghiên cứu khảo sát. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với Tiến sỹ Đinh Công Khải, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy, các bạn học viên lớp MPP2 của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và các chuyên gia quản lý khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến cho việc hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi chân thành mong muốn nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2012
  4. iv TÓM TẮT Luật Khoa học Công nghệ (2000) của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố nhiệm vụ: ”Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã có Quyết định số 272 ban hành nội dung phấn đấu với tổng mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học đến năm 2010 đạt 1,5% GDP. Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2005- 2009) kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học so với mức cho phép rất thấp và thực tế mức kinh phí sử dụng cho nghiên cứu khoa học hàng năm thường dôi ra phải hoàn trả lại ngân sách. Số liệu trong hai Báo cáo về hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2010 và 2011 cho thấy tình hình đầu tư và sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học cũng chẳng có gì khả quan hơn. Cụ thể năm 2010 với kế hoạch chi phí là 12,5 tỷ vẫn ở mức thấp và thực tế sử dụng là 9,3 tỷ, thừa ra hơn 3 tỷ đồng hoàn trả ngân sách. Năm 2011 kế hoạch chi phí đầu tư là 18,73 tỷ đồng và kinh phí thực tế sử dụng cho hoạt động Khoa học và Công nghệ cùng sự ra đời Nghị quyết 11 về cắt giảm chi tiêu Công là 12,93 tỷ đồng cũng rất thấp. Kết quả trong 5 năm (2005-2009) có tổng số 77 đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện hoàn thành, bình quân mỗi năm chỉ có 15 đề tài. Năm 2010 có 9 đề tài nghiệm thu hoàn thành và năm 2011 có 6 đề tài thực hiện nghiệm thu hoàn thành. Do đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ về nguồn gốc và nguyên nhân đưa đến những hạn chế trong việc huy động mọi nguồn lực về khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hay nói tóm lại là những hạn chế về năng lực của tổ chức quản lý Công về quản lý lĩnh vực nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học qua việc xây dựng khung phân tích về tiềm lực khoa học công nghệ gồm: nguồn kinh phí, nguồn nhân lực và tiềm lực cơ sở vật chất các tổ chức nghiên cứu khoa học trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra đề tài cũng đánh giá năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên việc xây dựng khung phân tích được tiếp cận trên ba giác độ: sứ mạng, tầm nhìn và nhiệm vụ; sự ủng hộ và năng lực hoạt động của tổ chức Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. Với nguồn dữ liệu từ các báo cáo, tổng kết hoạt động khoa học công nghệ, từ phỏng vấn trao đổi trực tiếp các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và
  5. v dựa theo nội dung của khung phân tích, đề tài đã đưa ra bức tranh hiện trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, qua đó phân tích xác định những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân ảnh hưởng hạn chế việc huy động về nguồn nhân lực, về kinh phí, về tiềm lực cơ sở vật chất và tập trung về năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. Trên ma trận SWOT, những kết quả nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động nghiên cứu khoa học được liệt kê để phân tích đưa ra các chiến lược chủ yếu thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề tài đề ra. Tiếp tục qua phân tích Trường lực và Nhân lực (Force Field Analysic) bằng hoạt động thảo luận nhóm để trong số các chiến lược chủ yếu xác định và chọn ra một chiến lược cốt lõi – nhân tố cốt lõi có thể thực hiện ngay, tác động kéo theo những chiến lược chủ yếu khác cùng thực hiện nhằm đạt mục tiêu của đề tài. Cuối cùng đề tài đưa ra giải pháp là thực hiện chiến lược Liên minh hợp tác ở cấp chuyên viên chuyên nghiệp, hạt nhân trung tâm nòng cốt là Phòng Quản lý Khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, nhằm huy động và phát triển nguồn nhân lực, gia tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển đầu tư cơ sở vật chất tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Song hành với thực thi các giải pháp này là kiến nghị các chính sách lớn để thu hút và phát triển các nguồn lực nghiên cứu khoa học kể trên.
  6. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN, LỜI CẢM ƠN, TÓM TẮT .................................................................... i, ii, iii MỤC LỤC, DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, DANH MỤC BẢNG ............................v, vi, vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .........................................................................................................viii TỔNG QUAN ................................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 3 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................. 5 CHƢƠNG 1. KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ................ 6 1.1 Khung phân tích Tiềm lực Khoa học và Công nghệ .................................................... 6 1.2 Khung phân tích đánh giá năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ............. 7 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ..................................................................................................................... 10 2.1 Thực trạng về tiềm lực khoa học công nghệ .................................................................... 10 2.1.1 Nguồn nhân lực ....................................................................................................... 10 2.1.2 Nguồn kinh phí ....................................................................................................... 11 2.1.3 Tiềm lực cơ sở vật chất, các tổ chức nghiên cứu khoa học .................................... 13 2.2 Thực trạng về năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học .................................. 14 2.2.1 Gía trị ...................................................................................................................... 14 2.2.2 Sự ủng hộ ............................................................................................................... 15 2.2.3 Năng lực ................................................................................................................ 16 2.3 Phân tích SWOT ....................................................................................................... 20 2.3.1 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ............................................ 20 2.3.2 Ma trận SWOT……………………………………….. ......................................... 25 2.3.3 Liệt kê các chiến lƣợc chủ yếu .............................................................................. 27 CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG ........ LỰC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............................................................. 28 3.1 Các chiến lƣợc chủ yếu .................................................................................................... 28 3.2 Xác định chiến lƣợc cốt lõi – nhân tố cốt lõi bằng phân tích FFA .................................. 32 3.3 Thực hiện chiến lƣợc cốt lõi – Liên minh hợp tác và đề xuất các chính sách nhằm huy động và phát triển nguồn lực nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ........... 34 3.3.1 Liên minh hợp tác để huy động và phát triển nguồn nhân lực KHCN ..................... 34 3.3.2 Liên minh hợp tác để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí NCKH .......................... 36 3.3.3 Liên minh hợp tác nhằm phát triển đầu tƣ cơ sở vật chất tiềm lực Khoa học và Công nghệ ........................................................................................................................ 37 KẾT LUẬN…. ............................................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 39 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 41
  7. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSVC Cơ sở vật chất CN Công nghệ CP Chi phí DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân FFA (Force Field Analysis) Phân tích Nhân lực và Trƣờng lực GDP (Gross Domestic Products) Tổng sản phẩm Quốc nội KH Khoa học KHCN Khoa học Công nghệ KV1 (Kinh tế Nông nghiệp) Khu vực 1 KV2 (Kinh tế Công nghiệp) Khu vực 2 KV3 (Kinh tế Dịch vụ) Khu vực 3 NC Nghiên cứu NCKH Nghiên cứu Khoa học R&D (Research and Development) Nghiên cứu và phát triển SWOT (Strengths – Weaknesses- Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh- Opportunities – Threats) điểm yếu, cơ hội, thách thức) TFP (Total Factor Productivity) Mô hình sản xuất tính tổng năng suất nhân tố UBND Ủy Ban Nhân Dân
  8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Tỷ trọng chi phí khoa học công nghệ trong GDP 1 Bảng 2 Những khái niệm cơ bản về sứ mạng của nhóm/tổ chức 8 Bảng 3 Tình hình sử dụng kinh phí NCKH từ 2006 – 2009 11 Bảng 4 Dự toán kinh phí của các nhóm đề tài NCKH đến năm 2020 12 Bảng 5 Tình hình đào tạo, bồi dƣỡng giai đoạn 2006 – 2009 13 Bảng 6 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố công nghệ trong phát triển 15 kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001-2008. Bảng 7 Tình hình tổ chức và hoạt động mạng lƣới quản lý NCKH cấp huyện, thị giai đoạn 2006 – 2009 16 Bảng 8 Tình hình ứng dụng đề tài NCKH vào thực tiễn từ 1990 – 2008 18
  9. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1 Khung phân tích Tiềm lực về Khoa học và Công nghệ 7 Sơ đồ 2 Khung phân tích đánh giá về năng lực quản lý hoạt động 9 NCKH
  10. 1 TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài Báo Tuổi trẻ số ra ngày 30 tháng 8 năm 2007 tại (Phụ lục 3) dẫn lời Thứ trƣởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá cho thấy: “Năm 2006 các bộ, ngành, địa phương hoàn trả ngân sách Nhà nước là 321 tỷ đồng và năm 2007 khoảng 170-180 tỷ đồng do không bố trí được đề tài nghiên cứu”. Để giải quyết hạn chế trên Chính phủ đã có Nghị định số 122-CP thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ cho các tổ chức và cá nhân vay nhằm mở rộng khả năng sử dụng nguồn kinh phí NCKH nhƣng thực tế cũng không mang lại kết quả tốt hơn và tình trạng dƣ thừa nguồn kinh phí NCKH ở các địa phƣơng hàng năm. Bảng 1: Tỷ trọng chi phí KHCN trong GDP Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP giá hiện hành 9.973 12.140 15.688 20.624 23.636 28.062 36.099 Tổng ngân sách nhà 3.181 3.749 4.873 4.775 4.261 7.258 5.731 nƣớc Chi phí KHCN 7,093 8,887 7,016 7,097 12,230 12,450 18,730 Tỷ trọng CPKHCN 0,07 0,07 0,04 0,03 0,05 0,04 0,052 trong GDP (%) Tỷ trọng CPKHCN 0,22 0,24 0,14 0,15 0,29 0,17 0,32 trong tổng ngân sách (%) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009; Báo cáo hoạt động Khoa học và Công nghệ (2010, 2011) của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. Số liệu thống kê của tỉnh Đồng Tháp trong năm 2009 (Bảng 1) cho thấy trong 5 năm (2005-2009), kinh phí đầu tƣ cho hoạt động KHCN so với GDP ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp cao nhất vào năm 2005 và 2006 (0.07%), thấp nhất vào năm 2008 (0.03%) nhƣng so với mức cho phép 1.5% GDP theo Quyết định số 272 của Chính phủ thì rất thấp. Trong 2 Báo cáo hoạt động Khoa học và Công nghệ (2010 và 2011) của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp cho thấy tình hình kế hoạch và lập dự toán kinh phí KHCN cũng không có gì khả quan hơn. Cụ thể năm 2010 với kế hoạch chi phí KHCN là 12.5 tỷ đồng cũng ở mức rất thấp so với mức cho phép và thực tế kinh phí sử dụng là 9.3 tỷ thừa hơn 3 tỷ hoàn trả lại. Năm 2011 thì kế hoạch chi phí đƣợc duyệt là 18.7 tỷ đồng so với mức cho phép cũng còn rất thấp, còn kinh phí sử dụng thực tế do có sự ra đời Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm chi tiêu công đã điều chỉnh cắt giảm chi phí KHCN của Tỉnh chỉ còn 12.9 tỷ đồng thấp hơn cả những năm trƣớc.
  11. 2 Theo Báo cáo kế hoạch số 269/KH-KHCN-VP (2009) của Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp cho thấy lực lƣợng cán bộ khoa học và công nghệ có khả năng nghiên cứu khoa học trong Tỉnh rất ít và còn nhiều hạn chế nên việc tham gia thực hiện đề tài NCKH ngày càng ít dẫn đến kết quả là trong 5 năm chỉ có 77 đề tài NCKH thực hiện hoàn thành, bình quân 15 đề tài/năm. Tiềm lực khoa học và công nghệ ở Tỉnh hiện vẫn chƣa cao, chƣa có cơ quan nghiên cứu và phát triển xứng tầm, thiếu nhiều cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn. Báo cáo cũng nêu lên tổng số nhân khẩu trong Tỉnh có trình độ từ cao đẳng trở lên là 16.651 ngƣời, trong đó: trình độ cao đẳng là 6.127, trình độ đại học là 10.393 ngƣời, 125 thạc sỹ và 10 tiến sĩ. Trên địa bàn Tỉnh có 13 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khu vực nhà nƣớc với 4 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực quan trọng là Trƣờng Đại học Đồng Tháp, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng, trƣờng Cao đẳng nghề và trƣờng Trung học Y tế Đồng Tháp. Tóm lại, nguồn nhân lực KHCN ở Tỉnh tuy có nhiều về số lƣợng nhƣng lại hạn chế về chất lƣợng dẫn đến khả năng NCKH cũng hạn chế. Thực tế đa số các đề tài NCKH hiện nay do các tổ chức KHCN, các Viện nghiên cứu, trƣờng Đại học ngoài tỉnh thực hiện cho thấy năng lực huy động mọi nguồn lực KHCN để tham gia NCKH trên địa bàn Tỉnh cũng còn hạn chế và khả năng quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực này cũng còn nhiều thiếu sót. Đồng Tháp là một Tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa cả nƣớc. Thế mạnh phát triển kinh tế của Tỉnh về nông nghiệp và thủy sản nên có nhiều về nhu cầu giống mới, kỹ thuật canh tác mới để thúc đẩy tăng năng suất và công nghệ sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Điều kiện khí hậu, môi trƣờng thổ nhƣỡng đất đai các khu vực trong Tỉnh cũng luôn thay đổi, những nhu cầu về nƣớc sạch, vệ sinh, an sinh, phúc lợi xã hội tác động hàng ngày đến cuộc sống của mỗi ngƣời dân hình thành nên bức tranh đa dạng và phong phú về cuộc sống Cộng đồng, chính là những nhu cầu về NCKH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhƣ vậy trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhiều về nhu cầu NCKH nhƣng khả năng huy động mọi nguồn lực thực hiện nhiệm vụ NCKH lại hạn chế cho nên thực hiện đề tài về các giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển hoạt động NCKH, gia tăng hàm lƣợng KHCN, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
  12. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt những mục tiêu sau: (1) Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, từ đó xác định những nguyên nhân và những hạn chế ảnh hƣởng năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phƣơng. (2) Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu giải quyết các câu hỏi sau: (1) Những nguyên nhân nào và những hạn chế nào làm ảnh hƣởng về năng lực quản lý NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? (2) Giải pháp nào, chính sách nào có thể nâng cao năng lực quản lý NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tiềm lực về KHCN (bao gồm: nguồn kinh phí, nguồn nhân lực và tiềm lực cơ sở vật chất và các tổ chức KHCN) và năng lực quản lý NCKH của tổ chức quản lý công - Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt những mục tiêu đề ra tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp gồm: các báo cáo, tổng kết hoạt động KHCN của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý KHCN tại Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia công tác ở các ngành, các doanh nghiệp từng tham gia thực hiện đề tài NCKH để khám phá vấn đề hoặc kiểm định các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp. Đề tài có sử dụng hai công cụ phân tích: (1) Phƣơng pháp phân tích SWOT xác định những mặt mạnh, yếu, những thời cơ và thách thức và liệt kê bằng ma trận thứ tự ƣu tiên theo các ô tƣơng ứng. Sau đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cặp tƣơng ứng các yếu tố nói trên để tạo ra các cặp phối hợp
  13. 4 logic. Ma trận SWOT (Ma trận: Threats (T): Thách thức – Opportunities (O): Cơ hội – Weaknesses (W): Điểm yếu – Strengths (S): Điểm mạnh) là phƣơng pháp phân tích thƣờng sử dụng đối với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nhƣng đối với mô hình tổ chức quản lý công đang có khuynh hƣớng chuyển đổi sang mô hình tổ chức linh hoạt nên sử dụng phƣơng pháp phân tích này cũng phù hợp. Mục đích của phân tích SWOT để đƣa ra các giải pháp, các chiến lƣợc chủ yếu nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia hoạt động NCKH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tiếp tục bằng cách vận dụng lý thuyết quản lý công trong các chiến lƣợc chủ yếu trên bằng phƣơng pháp phân tích Trƣờng lực và Nhân lực để xác định chiến lƣợc cốt lõi – nhân tố cốt lõi. Thực thi chiến lƣợc cốt lõi - nhân tố cốt lõi sẽ tác động và kéo theo thực hiện các chiến lƣợc chủ yếu đã có để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra của đề tài thay vì phải thực hiện toàn diện tất cả các chiến lƣợc chủ yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. (2) Phƣơng pháp Phân tích Trƣờng lực và Nhân lực (Force Field Analysis) là một phƣơng pháp mạnh để có đƣợc một tổng quan toàn diện về những lực lƣợng khác nhau ảnh hƣởng đến vấn đề chính sách tiềm năng, đánh giá năng lực của một tổ chức, kết hợp với lý thuyết quản lý công để chẩn đoán hình thức thách thức thích hợp của hệ thống quản lý về hoạt động NCKH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang đối mặt trƣớc những thách thức cần có những chiến lƣợc thực thi chuyển đổi. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng hình thức tổ chức học tập và thảo luận nhóm từ 6- 8 ngƣời là những chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực NCKH với công cụ sử dụng bảng lật giấy và máy chiếu để mọi ngƣời đều nhìn thấy những điều gì đang diễn ra. Kết quả hội thảo là thu thập đƣợc thông tin thống nhất sau khi viết ra những mục đích, mục tiêu về một chính sách mong muốn, trong đó có các kết quả chấm điểm xoay quanh những nội dung theo “cƣờng độ” từ 1 (yếu) đến 5 (mạnh) cả cho tất cả những lực lƣợng ủng hộ đƣợc liệt kê bên trái và tất cả những lực lƣợng không ủng hộ bên phải. Thông tin sơ cấp này đƣợc sử dụng phục vụ cho phân tích với phƣơng pháp Trƣờng lực do Lewin (1951) xây dựng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng các chiến lƣợc thực hiện nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra trƣớc. Việc sử dụng đồng thời hai phƣơng pháp phân tích có ý nghĩa thực tiễn vì đối với phân tích ma trận SWOT trên cơ sở phƣơng pháp lý luận và có thiên hƣớng chủ quan của ngƣời phân tích. Áp dụng phƣơng pháp phân tích Nhân lực và Trƣờng lực bổ trợ thêm tính khách quan trên cơ sở hoạt động nhóm thu thập các ý kiến nhiều chuyên gia có trình độ và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động NCKH, do đó kết quả mang lại sẽ vững chắc và khách quan hơn.
  14. 5 6. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn nhƣ sau: Phần tổng quan trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 1 trình bày khung phân tích về tiềm lực KHCN và khung phân tích đánh giá về năng lực quản lý hoạt động NCKH của Tổ chức quản lý Công trên địa bàn Tỉnh. Chƣơng 2 trình bày thực trạng hoạt động NCKH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Hai phƣơng pháp phân tích SWOT và FFA đƣợc sử dụng để lựa chọn chiến lƣợc cốt lõi – nhân tố cốt lõi nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Chƣơng 3 kiến nghị các giải pháp và chính sách để nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cuối cùng là kết luận nêu ý nghĩa quan trọng của đề tài về nâng cao năng lực quản lý hoạt động NCKH của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp góp phần phát triển nâng cao về hàm lƣợng khoa học công nghệ tác động thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của Tỉnh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với mặt bằng chung trong khu vực và cả nƣớc.
  15. 6 CHƢƠNG 1 KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 1.1 Khung phân tích tiềm lực Khoa học và Công nghệ Trong bài viết đƣợc đăng trên website của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre vào ngày 27 tháng 12 năm 2006: “Tiềm lực Khoa học và Công nghệ là tập hợp toàn bộ các nguồn lực về vật chất, kinh tế, tài chính, thông tin, tổ chức, kỹ thuật và công cụ sản xuất, chế tạo... mà một quốc gia, một liên hiệp xí nghiệp, một công ty... có được để phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra. Tiềm lực khoa học và công nghệ gồm những nhân tố cơ bản như các viện và cơ quan nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, tri thức và kinh nghiệm tích luỹ được, công nghệ và các bí quyết công nghệ, các phòng thí nghiệm và các nguồn tài chính ..”. Trong Quyết định số 1762/QĐ-UBND.HC ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, tại mục 3 nhiệm vụ và giải pháp đã đƣa các nhóm giải pháp theo khung cấu trúc về nguồn nhân lực, nguồn tài chính, các tổ chức KHCN, tiềm lực cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời Báo cáo kế hoạch số 269/KH-KHCN-VP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp về hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2011- 2015 cũng đã nêu cấu trúc tiềm lực Khoa học và Công nghệ bao gồm các nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, nguồn tài chính và tiềm lực cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực KHCN. Báo cáo cũng đề cập khung cấu trúc về nguồn nhân lực KHCN bao gồm về số lƣợng, trình độ chuyên nghiệp. Về nguồn kinh phí bao gồm các nguồn từ ngân sách tỉnh; từ bổ sung kinh phí của Trung ƣơng; từ các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân tự đầu tƣ; kể cà nguồn tài trợ của nƣớc ngoài và Quỹ phát triển KHCN theo Nghị định 122 của Chính phủ. Về tiềm lực cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lực KHCN trong báo cáo cũng đề cập đến cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động KHCN và các tổ chức đào tạo gồm các trƣờng Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm và tổ chức Cá nhân hoạt động KHCN trên địa bàn Tỉnh. Do đó, để tiếp cận phân tích tiềm lực Khoa học và Công nghệ một cách đầy đủ qua việc xây dựng khung phân tích nhƣ sau:
  16. 7 Sơ đồ 1: Khung phân tích tiềm lực về Khoa học và Công nghệ Nguồn nhân lực - Số lƣợng KHCN - Trình độ - Chuyên nghiệp - Ngân sách nhà nƣớc tỉnh - Bổ sung từ Trung ƣơng - Các doanh nghiệp, các tổ Nguồn kinh phí chức cá nhân tự đầu tƣ TIỀM LỰC KHCN KHCN - Quỹ phát triển KHCN KHCN - Tài trợ từ nƣớc ngoài - Các trƣờng đại học, cao đẳng, các trung tâm, các doanh nghiệp và các tổ chức Tiềm lực CSVC, các cá nhân hoạt động nghiên tổ chức KHCN cứu khoa học. - Cơ sở vật chất, phƣơng tiện để phục vụ cho hoạt động KHCN 1.2 Khung phân tích đánh giá năng lực quản lý hoạt động NCKH Tiếp tục chúng ta xây dựng khung phân tích để tiếp cận đánh giá năng lực quản lý hoạt động NCKH có hiệu quả trên cơ sở lý thuyết về làm việc nhóm (Teamwork). Một nhóm/tổ chức làm việc chắc hẳn đã phải trả lời câu hỏi về lý do mà nó tồn tại hoặc tồn tại với mục đích và mục tiêu nhƣ thế nào? hoặc nhóm/tổ chức định làm gì và làm nhƣ thế nào? Nhƣ vậy vấn đề tiên quyết để hình thành một nhóm/tổ chức là trả lời những câu hỏi trên. Những vấn đề nêu trên sẽ đƣợc lý giải qua những định nghĩa cơ bản đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
  17. 8 Bảng số 2: Những khái niệm cơ bản về sứ mạng của nhóm/tổ chức Chúng ta là ai? Là nhiệm vụ cơ bản của nhóm/tổ chức trong xã hội, liên quan đến tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của Lý do tồn tại? Ai? nó. Chúng ta dự định làm gì? Ý định đằng sau những quyết định và những hành động. Nhằm đạt đƣợc cái gì? Là việc trình bày mục đích mà kết quả của nó có thể đƣợc đo lƣờng. Cái gì? Mục tiêu hành động là mục tiêu mà bản thân nó đƣợc xem nhƣ là một sự trình bày. Cách thức, con đƣờng để đạt Một kế hoạch hành động nhằm đầu tƣ những nguồn lực đƣợc mục tiêu? để phát triển những năng lực cốt lõi để đạt đƣợc mục tiêu Thế nào? và mục đích dài hạn của tổ chức. Nguồn: Minzberg (1983) và Jones (1995), trích trong Nguyễn Hữu Lam (2010). Bài giảng lý thuyết môn học quản lý công và lãnh đạo của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Để cho mục đích của nhóm/tổ chức trở nên rõ ràng với tất cả mọi ngƣời và chính mục đích tạo ra điểm chú trọng thì chính việc tạo ra tầm nhìn có tầm quan trọng cao nhất. Ronald Lippitt (1947) là ngƣời đầu tiên sử dụng khái niệm về tầm nhìn và định nghĩa tầm nhìn là một hình ảnh về tƣơng lai, một bức tranh và một tuyên bố; nó chính là một báo cáo. Tầm nhìn phác họa những khát vọng, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, là cụ thể và riêng biệt đối với từng nhóm/tổ chức. Joel Barker (1992) cũng đƣa ra lý do phải tạo ra tầm nhìn vì là tiêu chuẩn để xác định vị thế của nhóm/tổ chức; để đƣa ra những mục đích; nhận ra những năng lực; thiết lập định hƣớng và tiêu chuẩn; nêu bật sự thay đổi về biểu trƣng và hƣớng lãnh đạo. Một nhóm/tổ chức nếu không có mục đích và những giá trị thì sẽ mất đi độ tín nhiệm của nó. Nếu không có độ tín nhiệm, nhóm/tổ chức đó sẽ mất đi khả năng hấp dẫn những ngƣời có năng lực cần thiết tham gia hoạt động. Giá trị của tổ chức là tập hợp các giá trị đạt đƣợc của sứ mạng, tầm nhìn, mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. Đối với câu hỏi Thế nào? (How?) hay cách thức và con đƣờng để đạt mục tiêu chính là một kế hoạch hành động nhằm đầu tƣ những nguồn lực để phát triển ra năng lực cốt lõi để đạt mục tiêu, mục đích dài hạn của nhóm/tổ chức. Công việc này đã tạo nên Năng lực (Capacity) của nhóm/tổ chức. Mặc khác, nhóm/tổ chức trong quá trình thực hiện thành công Sứ mạng của mình còn phụ thuộc rất nhiều vào sự Ủng hộ (Support) của cả các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Sự ủng hộ bên trong là sự đồng thuận của cả nhóm/tổ chức còn bên ngoài là của cấp trên hay
  18. 9 cộng đồng xã hội. Tóm lại chúng ta cần nghiên cứu và phân tích đầy đủ về tổ chức quản lý công trên cơ sở nhận thức đầy đủ ba giác độ tƣơng ứng với ba góc tam giác gồm: Giá trị công (Value) – Sự ủng hộ (Support) - Năng lực (Capacity). Giá trị công là giá trị cốt lõi thể hiện qua tầm nhìn, mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức quản lý công. Sự ủng hộ của các tổ chức bên ngoài trong đó có sự ủng hộ của cấp trên và sự ủng hộ bên trong nội tại của tổ chức. Năng lực để phát triển tổ chức, nâng cao khả năng quản lý các hoạt động NCKH nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Cụ thể đối với tổ chức quản lý công Sở Sở Khoa học và Công nghệ bao gồm các hoạt động quản lý về thủ tục đăng ký đề tài, chất lƣợng đề tài, nghiệm thu và thanh quyết toán đề tài hoàn thành, quản lý hệ thống thông tin phổ biến trực tuyến các hoạt động KHCN và kiến nghị các chính sách về đào tạo phát triển nguồn nhân lực KHCN trên địa bàn Tỉnh. Tất cả những vấn đề này đƣợc mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Khung phân tích đánh giá về năng lực quản lý hoạt động NCKH - Sứ mạng GIÁ TRỊ - Tầm nhìn - Mục tiêu - Nhiệm vụ NĂNG LỰC - Thủ tục đăng ký đề tài ỦNG HỘ - Chất lƣợng đề tài -Quản lý - Hệ thống thông tin Tổ chức -Chính sách - Nghiệm thu đề tài Quyết định -Thanh quyết toán đề tài - Đào tạo nguồn nhân lực
  19. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Thực trạng Tiềm lực Khoa học và Công nghệ 2.1.1 Nguồn nhân lực KHCN Theo Báo cáo kế hoạch số 269 về tổng số nhân khẩu đến năm 2009, hiện có trình độ cao đẳng trở lên là 16.651 ngƣời, trong đó: số ngƣời có trình độ cao đẳng là 6.127, số ngƣời có trình độ đại học là 10.393, số ngƣời có trình độ thạc sỹ là 125 ngƣời và trình độ tiến sỹ là 10 ngƣời. Nhận định trong báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Tháp tháng 12 năm 2009 về thực trạng chung nguồn nhân lực NCKH, ƣớc tính số lao động đƣợc đào tạo chiếm khoảng 35,5% lao động trong độ tuổi, trong đó lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,5%, lao động có trình độ công nhân kỹ thuật 5,3%. Tổng cộng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (có chứng chỉ, văn bằng) chiếm tỷ trọng 11,8% so với lao động trong độ tuổi, thuộc về mức trung bình trong khu vực nhƣng vẫn thấp hơn bình quân cả nƣớc. Cũng trong báo cáo này, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp nhận định: Lực lƣợng cán bộ khoa học và công nghệ có khả năng nghiên cứu khoa học trong Tỉnh rất ít và còn nhiều hạn chế nên việc tham gia thực hiện đề tài NCKH ngày càng ít, điều này dẫn đến kết quả là trong 5 năm chỉ có 77 đề tài NCKH thực hiện hoàn thành. Nói cách khác, số đề tài NCKH đăng ký thực hiện bình quân hàng năm với con số quá ít chỉ là 15 đề tài. Mà phần đa số các đề tài NCKH này còn do các tổ chức KHCN, các Viện nghiên cứu, trƣờng Đại học ngoài Tỉnh thực hiện. Thực tế trong Tỉnh ngoại trừ các trƣờng đại học và cao đẳng, kể cả một số ngành nghề đào tạo sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến nhƣ dƣợc phẩm, công nghiệp lạnh, viễn thông và công nghệ thông tin, còn ở các ngành khác những tác động khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống còn rất ít. Do đó các chuyên viên khoa học, công nghệ có trình độ cao chƣa có nhiều môi trƣờng thích hợp để phát huy khả năng dẫn đến ít đóng góp tham gia vào các hoạt động NCKH. Từ hiện trạng nguồn nhân lực NCKH sẽ có nhiều hạn chế nhƣ thiếu ngƣời có trình độ chuyên nghiệp nên việc thực hiện NCKH tiến độ kéo dài, thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán chậm. Việc thực hiện nghiệm thu thanh quyết toán chậm cũng có nhiều nguyên nhân.
  20. 11 Chủ quan do tính chuyên nghiệp không cao của ngƣời thực hiện đề tài và khách quan do qui trình thủ tục qui định quá rƣờm rà, không linh hoạt thuộc quản lý của tổ chức công. Tóm lại, nguồn nhân lực NCKH hiện tại có nhiều hạn chế ảnh hƣởng không ít đến công tác triển khai các hoạt động NCKH trên địa bàn Tỉnh. 2.1.2 Nguồn kinh phí NCKH Theo báo cáo kế hoạch 269/KH-KHCN-VP (2009) của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp về tình hình sử dụng nguồn kinh phí NCKH từ năm 2006 đến 2009 là 13 tỷ 893 triệu đồng chiếm tỷ lệ 45,46% trong tổng kinh phí sự nghiệp khoa học của giai đoạn trên là 24,97 tỷ đồng. Bảng 3: Tình hình sử dụng kinh phí NCKH từ năm 2006 đến 2011 STT Đề tài thực hiện theo năm Kế hoạch kinh phí Kinh phí thực hiện (triệu đồng) (triệu đồng) Ghi chú 1 Các đề tài chuyển tiếp thực hiện năm 2006 13.571,46 8.464,68 2 Các đề tài thực hiện mới năm 2006 2.518,05 2.026,757 3 Các đề tài thực hiện mới năm 2007 4.857,32 2.818,72 4 Các đề tài thực hiện mới năm 2008 3.280,73 583,53 5 Các đề tài thực hiện mới năm 2009 794,271 0 Tổng cộng 24.976,83 13.893,68 Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, (2009), Phụ lục 2 - Biểu 02-TK 2006-2009 Số liệu trong Báo cáo tóm tắt Quy hoạch cả giai đoạn 4 năm (Bảng 3) cho thấy thực tế nguồn kinh phí NCKH thƣờng xuyên dƣ thừa và việc tiêu kinh phí của các đề tài thực tế thƣờng thấp hơn mức kinh phí kế hoạch, minh chứng cho việc hoàn trả kinh phí NCKH dƣ thừa lại cho ngân sách Nhà nƣớc thƣờng xuyên xảy ra hàng năm. Báo cáo kế hoạch 267 cũng có đề cập về việc chƣa sử dụng hết nguồn kinh phí NCKH đƣợc kế hoạch duyệt chi do các nguyên nhân: số đề tài đăng ký ít, tiến độ thực hiện kéo dài, tiến độ các thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán hiện hành còn chậm. Số liệu trong Báo cáo số 49 về hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2010 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết năm 2010 đã tổ chức nghiệm thu đƣợc 9 đề tài NCKH hoàn thành, chi phí sự nghiệp Khoa học theo kế hoạch là 12, 495 tỷ đồng và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0