Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 chương trình bày vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang; thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang; các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CAO THẾ HẢI CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006
- 1 LỜI MỞ ĐẦU An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống kê 2005). Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực, mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Bằng việc thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai hướng: khai thác tốt các thế mạnh của địa phương và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nếu vào năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ bằng ¼ giá trị của xuất khẩu gạo, thì nay đã vượt qua và là ngành đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh. Có thể nói An Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đúng hướng và có hiệu quả. Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản, nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
- 2 Ngành thủy sản ở An Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng khá ổn định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đáng kể đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệ và giữ vững uy tín hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của An Giang nói riêng trên thị trường thế giới, thì cần phải có những giải pháp thích hợp. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang”. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn làm rõ một số khía cạnh trên một số lĩnh vực chủ yếu của ngành thủy sản: nuôi trồng, khai thác, giống, chế biến, tiêu thụ thủy sản … và đi sâu phân tích con cá tra, basa vì nó chiếm kim ngạch xuất khẩu khoảng 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Luận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành ba chương gồm : Chương 1: Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang. Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang. Chương 3: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Luận văn này dựa trên cơ sở phân tích lý luận chung, phương pháp điều tra - thống kê, so sánh thực trạng ngành thủy sản của tỉnh. Từ đó đề xuất định hướng phát triển và một số giải pháp về tài chính để phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Đây là vấn đề đòi hỏi kiến thức tổng hợp sâu rộng, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi điều kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân có hạn nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn, xin chân thành cám ơn.
- 3 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG 1.1. Tầm quan trọng của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế của tỉnh An Giang: 1.1.1. Trong phát triển kinh tế của tỉnh: Trước tiên phân tích Vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, với bờ biển và thềm lục địa rộng lớn hơn 1 triệu km2, có nhiều cửa sông rạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển; trong nội địa có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; hệ sinh thái phong phú đa dạng. Những đặc điểm trên tạo ra cho đất nước ta tiềm năng to lớn về thủy sản và kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế góp phần thắng lợi trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Việt Nam ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế và là một trong những ngành mũi nhọn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao cả về năng lực sản xuất, sản lượng và giá trị, đã tạo được nhiều việc làm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề môi trường sinh thái. Ngành thủy sản hiện nay đã trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước, trung bình từ năm 1995 đến năm 1999 mỗi năm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 750 triệu USD, đặc biệt năm 2000 có sự tăng tốc vượt bậc xuất khẩu thủy sản gần 1,5 tỷ USD, và giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đã là 2,4 tỷ USD. Trong những năm vừa qua ngành thủy sản luôn tăng trưởng trên dưới 9%/năm, chiếm không dưới 20% tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thực sự trở
- 4 thành một ngành sản xuất chính (tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Bộ Thủy sản).Việt Nam đã trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Như vậy, ngành thủy sản Việt Nam hàng năm đã thu về khoản ngoại tệ không nhỏ để xây dựng đất nước và cung cấp lượng hàng hóa tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất xã hội ngày càng cao, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới. Như vậy, có thể thấy vai trò của ngành thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X đã đề ra. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta hiện nay, trong đó không thể không ghi nhận sự đóng góp của ngành thủy sản vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của đất nước. Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thủy sản ở Việt Nam: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thì lĩnh vực quản lý ngành thủy sản phải thật sự được quan tâm, nếu không nói đó là một trong những lĩnh vực phải được đổi mới đầu tiên và quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới ngành thủy sản nước ta thời gian qua đã có những bước phát triển mới. Kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế công– nông nghiệp. Việc phát triển ngành thủy sản, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- 5 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Quán triệt những quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 22/09/1997 về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa” và ngày 10/11/1998 Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 06 – NQ/TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Nghị quyết đã đánh giá những thành tựu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua đã góp phần quan trọng vào sự ổn định phát triển kinh tế – xã hội đất nước, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp – nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt tồn tại và yếu kém cần giải quyết khắc phục, xác định quan điểm, mục tiêu, một số chủ trương và chính sách lớn về đất đai, lao động để tạo ra lực mới duy trì sự tăng trưởng cao và chuyển nông nghiệp sang giai đoạn phát triển toàn diện, nâng cao phát triển ngành thủy sản trong nền nông nghiệp toàn diện. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày 08/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010. Quyết định đã chỉ rõ “Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế– xã hội đất nước và an ninh ven biển”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ngày 15/06/2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nghị quyết đã đánh giá những thành tựu đã đạt được trong sản xuất nông, lâm, thủy sản của những năm qua, đồng thời đưa ra những định hướng về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta trong 10 năm tới.
- 6 Tháng 11/2000, Bộ thủy sản đã ban hành Thông tư 05/2000/TT - BTS hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ. Thông tư hướng dẫn trong 10 năm tới kinh tế thủy sản cần phát triển theo định hướng sau: đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ đặc biệt là nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Để thực hiện Nghị quyết số 243/1998/QĐ–TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 06 (lần 1) ngày 31/03/1999 Bộ thủy sản có chương trình phát triển kinh tế thủy sản 1999 – 2010 trong đó chỉ rõ tiềm năng, hiện trạng và sự cần thiết của sự phát triển kinh tế thủy sản, nêu những chủ trương giải pháp để phát triển kinh tế thủy sản bền vững, góp phần giữ vững an ninh thực phẩm, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tạo nguyên liệu chế biến cho xuất khẩu. Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác khải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Ngày 26/11/2003 Quốc Hội khóa XI đã biểu quyết thông qua Luật Thủy sản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thủy sản của nước ta trong thời gian tới. Vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh An Giang: An Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản. Trong thời gian qua ngành thủy sản An Giang luôn được củng cố và không
- 7 ngừng phát triển góp phần quan trọng vào việc ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước hình thành những cụm kinh tế chuyên ngành tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là động lực để thúc đẩy ngành công – nông – thương nghiệp và dịch vụ phát triển, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư đưa công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng phân công lao động về ngành nghề để sản xuất hàng hóa phát triển, làm nhân tố kích thích phát triển giữa các ngành các vùng nhất là gắn công nghiệp với nông - lâm - ngư nghiệp góp phần nâng cao đời sống dân cư trong cộng đồng. Ngành thủy sản An Giang đã giữ vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế. Tỉnh An Giang, thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh. Trong hơn 10 năm trở lại đây ngành thủy sản An Giang luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo. Đặc biệt, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 69,4 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đã vượt qua gạo (62,2 triệu USD) chiếm vị trí số một. Năm 2003 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa nên kim ngạch chỉ đạt 54,8 triệu USD chỉ bằng 79% so với năm 2002. Tuy nhiên năm 2004 ngành thủy sản đã được phục hồi và phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiếm vị trí đầu và đạt 122 triệu USD (gạo 92,4 triệu USD, cả tỉnh là 240 triệu USD). Trong năm 2005, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 300 triệu USD, trong đó thủy sản 130 triệu USD và gạo 125 triệu USD. Như vậy, hiện tại và trong thời gian tới thủy sản sẽ là ngành đứng đầu mang ngoại tệ về cho tỉnh nhà. Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28 %, thì năm 2004 đã là 17,42% và dự kiến năm 2005 sẽ là 18,59%. Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công
- 8 nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành – vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lâm – ngư – thương nghiệp và dịch vụ. 1.1.2. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở phát huy nội lực và khai thác chiều sâu các tiềm năng lợi thế về sản xuất lương thực và thủy sản. Đến năm 2010, ngành nông, lâm, thủy sản của An Giang vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cụ thể hơn là ngành nông, lâm, thủy sản được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu, nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn nói riêng và cả tỉnh An Giang nói chung. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải phát huy cao lợi thế của từng vùng và từng khu vực nhưng phải phù hợp với điều kiện thị trường, tập trung vào các loại cây trồng vật nuôi, hàng hóa có thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện làm ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường, tiêu thụ đạt giá trị cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn do nông dân và các thành phần kinh tế thực hiện. Nhà nước hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ thông
- 9 qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo hành lang pháp lý có cơ chế, chính sách thuận lợi, tổ chức cung ứng giống và vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, thúc đẩy chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, an toàn về mặt kỹ thuật trong điều kiện lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra, phản ứng linh hoạt trước biến động của thị trường, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp nông thôn phải đạt mục tiêu cơ bản: xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững, với các loại nông sản là thế mạnh có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp, dịch vụ, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, thực hiện các mục tiêu do Đại hội Đảng lần VIII tỉnh An Giang đề ra đối với nông nghiệp và nông thôn. Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28 %, thì năm 2005 là 17,27%. Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp trung bình hàng năm trong thời kỳ 2004-2010: 5,4%, trong đó: nông nghiệp 4,31%, lâm nghiệp 3,96% và thủy sản 9,9%. Trong đó, phát triển thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh; đặc biệt quan tâm đến chất lượng cá
- 10 nuôi. Quy hoạch vùng nuôi cá hợp lý trên cơ sở bảo vệ môi trường nguồn nước; phát triển nhanh, vững chắc việc nuôi tôm càng xanh ở chân ruộng, bãi bồi ven sông và kênh rạch. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP của ngành thủy sản năm 2010 vào GDP của ngành nông nghiệp là 20,4% và của toàn tỉnh là 4,7%, kim ngạch xuất khẩu là 350 triệu USD. Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành - vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lâm - ngư - thương nghiệp và dịch vụ. 1.1.3. Trong tích lũy và đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước: Tỷ trọng chi phí sản xuất xuất thủy sản từ năm 1995 – 2004 ngày càng tăng mạnh, tăng chủ yếu là ngành nuôi thủy sản (chủ yếu cá xuất khẩu), ngành chế biến, bên cạnh đó còn phát triển dịch vụ phục vụ cho nuôi thủy sản (dịch vụ thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản), chế biến (dịch vụ vận chuyển cá thương phẩm, phụ phẩm). Sự phát triển của ngành thủy sản đã thu hút số lượng lớn lực lượng lao động của tỉnh, trong tương lai có thể ngành thủy sản sẽ phát triển thành quy mô công nghiệp. ”Sản lượng cá ngày càng tăng, năm 1990 sản lượng cá nuôi chỉ đạt 7.714 tấn, đến năm 1995 đạt 35.060 tấn, tăng lên 3,5 lần, năm 2000 đạt 80.032 tấn tăng 9,3 lần và đến năm 2005 đạt 180.809 tấn tăng 23,4 lần so năm 1990, một tốc độ tăng không thể ngờ tới.” Chế biến đông lạnh thủy sản là một trong những ngành chế biến quan trọng của tỉnh, nguồn nguyên liệu từ thủy sản thiên nhiên trên sông Mêkông và cá nuôi bè, ao hầm, đăng quầng trong tỉnh; phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay. Toàn tỉnh có 11 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh công suất 89.800 tấn/năm với tổng vốn đầu tư: 592.170 triệu đồng. Trong giai đoạn 2001 đến 2005, các doanh
- 11 nghiệp chế biến hàng đông lạnh thủy sản đóng góp vào ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng. Vì thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nên Nhà nước miễn thuế cho các hộ nuôi trồng thủy sản. 1.2. Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang: Về công nghệ chế biến, cần đầu tư vốn cho nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng công suất chế biến, đa dạng hoá các mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU… Vì máy móc công nghệ là khâu quyết định chất lượng của sản phẩm nên không thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà không đầu tư lớn cho máy móc công nghệ. Tài chính còn là điều kiện để xây dựng phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm có giá rẻ, một lợi thế của An giang để cạnh tranh thị trường thế giới. Trước mắt cần đầu tư vốn cho phát triển con giống có chất lượng tốt, muốn vậy các cơ sở sản xuất giống phải đầu tư mua cá thể bố mẹ dùng để nuôi thuộc trại gốc, tốt, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn chất lượng giống. Có đội ngũ nhân viên có trình độ từ trung cấp nuôi thủy sản trở lên. Phải sản xuất đúng phạm vi, chuẩn loại sản xuất phải làm thủ tục lên cơ quan quản lý xem xét, phê duyệt. Việc sản xuất giống thủy sản phải tuân thủ quy trình thao tác kỹ thuật sản xuất do Bộ thủy sản quy định, bảo đảm chất lượng giống. Về đầu tư cho công nghệ nuôi trồng, phải lập các thiết kế mẫu, hướng dẩn ngư dân kỹ thuật, xây dựng vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tránh gây ô nhiểm nguồn nước, vì vậy cần đầu tư để nuôi cá sạch, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân sống trong vùng lân cận. Hiện nay ở An Giang đang phát triển mô hình trang trại nuôi cá, vì thế cần đầu vốn cho việc nuôi cá đảm bảo chất lượng, không chứa chất kháng sinh.
- 12 Vốn cho phát triển thủy sản là rất lớn (nuôi thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ…), hiện nguồn vốn cho nhu cầu phát triển thủy sản là nguồn vốn tín dụng (thế chấp, bè, đất, nhà …), cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản (nuôi, chế biến thủy sản) nhằm thu hút nguồn vốn cho ngành. Vấn đề quan trọng hiện nay là chiến lược đào tạo con người để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vốn cho đào tạo công nhân cũng là một vấn đề nan giải. Vì hầu hết lao động việt Nam còn mang tính lao động giản đơn, chưa được đào tạo nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi cá sạch và chế biến sản phẩm từ cá cho đa dạng và phong phú hơn. Do vậy, cần thiết phải đầu tư chi phí cho đào tạo để đáp ứng chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc đào tạo con người để có một nghề nghiệp vững chắc là một chiến lược chung của cả nước, cũng như của một ngành sản xuất. Nếu công việc đào tạo không được quan tâm đầu tư đúng mức sẽ làm cho hiệu quả của sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành sản xuất đó. Có thể nói trong nhiều năm qua việc đào tạo nghề cho công nhân ở An Giang là chưa được đầu tư đúng mức cho ngành thủy sản. Do đó đã tạo ra một lớp công nhân mà tay nghề thiếu sự đảm bảo cho cuộc cạnh tranh gay gắt. Cần phải nhận thức đúng đắn rằng sự tinh thông nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự thắng lợi trên thị trường. Máy móc công nghệ thì có thể mua, nhưng con người sử dụng công nghệ thì không thể mua được, mà chỉ có đào tạo mới có. Bên cạnh đầu tư để đào tạo công nhân, việc đào tạo các nhà quản trị các nhân viên phục vụ cho quá trình quản trị các doanh nghiệp cũng là một vấn đề không thể không quan tâm, và tất yếu việc đào tạo các nhà quản trị cũng cần có sự đầu tư vốn nhất định. Tính đồng bộ về nhân sự cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và do đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nó sẽ nói lên rằng việc sản xuất có hiệu quả hay không. Do vậy việc đầu tư cho việc tìm kiếm thêm thị trường cho mặt hàng thủy sản chế biến là hết sức quan trọng để ổn định và phát triển sản xuất. Công việc xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, quãng cáo thương mại đều
- 13 cần phải có các chính sách tài chính hỗ trợ. Các nguồn tài chính trong việc phát triển ngành thủy sản ở An Giang là: - Trước hết đó là nguồn tài chính của chính phủ: từ vốn ngân sách nhà nước của ngân hàng nhà nước. - Nguồn tài chính từ thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu kho bạc. Các định chế tài chính trung gian bao gồm cá quỹ tín dụng đầu tư, Quỹ phát triển, Quỹ bảo hiểm, Quỹ tương hỗ, Quỹ hưu trí, Quỹ bảo hiểm xã hội. - Nguồn tài chính từ các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng vốn 100% của nước ngoài ở Việt Nam tạo ra các nguồn vốn vay tín dụng trong và ngoài nước. - Nguồn tài chính từ các liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh. - Nguồn tài chính từ đầu tư trực tiếp của mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia vào việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh An giang. Nhà nước khuyến khích mọi người dân đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản. Thành lập các công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu (Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang là ví dụ điển hình). Khi thành lập, mời gọi thêm vốn đầu tư, đa dạng hoá các hình thức góp vốn trên thị trường. Đây nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển. Nguồn tài chính từ vốn nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp, vay nợ (ODA), nhận viện trợ (NGO) cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh ngành thủy sản, đặc biệt sự giúp đỡ của nước ngoài trong việc nâng cao chất lượng quản lý, sản xuất, xúc tiến thương mại… khuyến khích các doanh nghiệp tự sử dụng một phần lợi nhuận của mình nhằm gia tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp. Điều đó cho phép doanh nghiệp hoặc có thể mua sắm thêm máy móc thiết bị, hoặc cải tiến công nghệ sản xuất, hoặc tự đảm bảo một phần vốn lưu động,hạ thấp tỷ lệ vốn lưu động đi vay để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển ngành thủy sản An giang là một nổ lực đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân tỉnh An giang.
- 14 Tổng số hộ nuôi thủy sản trong toàn tỉnh là 13.464 hộ; trong đó nhiều nhất là nuôi ao, hầm 9.351 hộ chiếm 69,5%, nuôi bè 1.897 hộ chiếm 14,1% và 2216 hộ nuôi đăng quầng chiếm 16,4%. 1.3. Các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển ngành thủy sản An Giang: 1.3.1. Nguồn vốn trong nước: 1.3.1.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản tỉnh An Giang, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/QĐ.UB ngày 18/01/1999 v/v phê duyệt Đề án phát triển Thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005. Trong thời gian này, ngân sách tỉnh An Giang đã đầu tư 461,4 tỷ đồng để phục vụ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, cụ thể việc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển nuôi thủy sản ao hầm và chân ruộng. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản vay vốn ưu đãi 17,2 tỷ đồng để đầu tư mới máy móc thiết bị hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng để việc tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất khẩu được thuận lợi hơn. Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển các ngành của tỉnh thời kỳ 1999 - 2005 ĐVT: Triệu đồng Năm Toàn tỉnh Nông Lâm Thủy sản Các ngành khác 1999 916011 178757 2055 735199 2000 2606381 377377 81748 2147256 2001 2701907 308739 73768 2319400 2002 3253688 546799 68739 2638150 2003 3642145 565172 63947 3013026 2004 4047725 605495 77793 3364437 2005 4632098 782161 93350 3756587 TĐPTBQ 131.01 127.89 188.89 131.24 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang từ 2000 đến 2005.
- 15 Nếu như tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của toàn tỉnh 31% và các ngành khác là 31,24% thì ngành thủy sản là 89%. Chứng tỏ sự quan tâm hàng đầu của lãnh đạo tỉnh An Giang về việc phát triển ngành thủy sản. Vì thực tế đã chứng minh tốc độ phát triển GDP bình quân ngành thủy sản tỉnh An Giang là 9,2% (gần bằng 10%) trong thời kỳ từ 1999 đến năm 2005. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 tỉnh cũng đã đầu tư cho chương trình phát triển thủy sản là 17,236 tỷ đồng được thể ở bảng sau: Bảng 1.2: Vốn đầu tư chương trình thủy sản từ ngân sách địa phương từ 2000 – 2005 ĐVT:Triệu đồng Vốn đầu tư Tổng Danh mục công trình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 cộng STT Tổng số 500 3317 3117 1314 2350 6638 17236 1 Trại tôm Bình Thạnh 1814 1717 70 600 4201 2 Trại SX cá giống MHH 88 88 3 Vùng thủy sản Tân Hòa 500 61 561 4 Quy hoạch vùng nuôi cá bè 20 20 Trại giống thủy sản Mỹ 5 Thạnh 1334 1400 244 210 3188 6 Trại kiểm ngư 1000 1000 7 Trung tâm khuyến nông 1140 6638 7778 8 Vùng nuôi tôm Thoại Sơn 400 400 (Nguồn Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh An Giang) Tình hình đầu tư vốn tài sản cố định và lưu động giai đoạn 2000 – 2005 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Vốn đầu tư tài sản cố định phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2001 – 2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn 73.768 68.739 63.947 77.793 93.350 TSCĐ 53.825 46.689 38.839 46.326 56.010 Vốn lưu động 19.943 22.050 25.108 31.467 37.347 Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2005
- 16 1.3.1.2. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Kể từ khi mặt hàng cá Basa, cá Tra đông lạnh được thị trường nước ngoài ưa chuộng vào năm 1998 và các cơ sở ương giống thành công trong việc nhân giống nhân tạo cá Tra và cá Basa kích thích việc nuôi trồng thủy sản phát triển, từ đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản lần lượt ra đời. Nếu 1997 chỉ mới có 01 doanh nghiệp thì đến 2006 toàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp chế biến thủy sản lạnh với tổng vốn đầu tư: 592,17 tỷ đồng, công suất 89.800 tấn/năm. Thực hiện Đề án phát triển cá tra, basa giai đoạn 2000 – 2005, 2010, UBND tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế trong vùng, trong nước và nước ngoài đầu tư tham gia chế biến hàng thủy sản xuất khẩu , chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mà chủ yếu là lao động nữ của tỉnh và các vùng lân cận. Nguồn vốn này được đầu tư từ vốn tự có và vốn vay các ngân hàng thương mại của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. 1.3.1.3. Nguồn vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân và dân cư. Cách đây gần 100 năm, người dân An Giang đã biết nghề nuôi cá hầm, bè, tuy nhiên chủ yếu nuôi cá tra với diện tích ao nhỏ, qui mô gia đình và để bán chợ. Qui mô nhỏ mang tính thủ công và nhỏ lẻ. Điều kiện nuôi kém vệ sinh về nguồn thức ăn cho cá và cả nguồn nước bị ao tù, không tháo nước ra vào hầm, đưa đến chất lượng thịt không ngon, có màu vàng, và vị bị hôi mùi cỏ và thường tiêu thụ cho dân có thu nhập thấp (mà người dân hay gọi là cá vồ). Trong thời gian này, nguồn cá sông tự nhiên rất dồi dào phong phú, có rất nhiều loại cá ngon dễ đánh bắt nên nghề nuôi cá hầm, bè hầu như không phát triển được. Mãi cho đến những năm của thập niên 70, tình hình chính trị của Campuchia biến động, một số kiều bào đã về nước định cư tại Châu Đốc, Tân Châu, An Phú. Những huyện này là đất biên giới, thượng nguồn của dòng sông Mekong khi chảy qua Việt Nam. Khi còn ở campuchia họ đã sống bằng nghề nuôi cá bè nên nghề nuôi cá được phát triển hết sức thuận lợi. Đến năm 1986 khi Nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì việc tiêu thụ cá tươi ở thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phát triển. Nên việc phát triển nghề nuôi cá ở An giang lại càng phát triển.
- 17 Tổng số hộ nuôi thủy sản trong toàn tỉnh là 13.464 hộ; trong đó nhiều nhất là nuôi ao, hầm 9.351 hộ chiếm 69,5%, nuôi bè 1.897 hộ chiếm 14,1% và 2216 hộ nuôi đăng quầng chiếm 16,4%. Trong đó, có 195 doanh nghiệp chăn nuôi cá hầm, bè với tổng vốn đầu tư: 224,993 tỷ đồng. (nguồn Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh An Giang). Nằm rãi rác khắp các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên. 1.3.1.4. Nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản trong toàn tỉnh, các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang đã tích cực cho vay các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản đông lạnh cụ thể như sau: Bảng 1.4: Ngân hàng cho vay chế biến thủy sản thời kỳ 2001 - 2005 ĐVT: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Cho vay 312.735 751.302 711.970 1.362.963 1.270.059 Thu nợ 315.493 650.396 709.333 1.273.565 1.312.763 Dư nợ 52.199 153.105 155.742 245.332 202.749 Nguồn: Các ngân hàng Thương mại tỉnh An Giang. Nhìn bảng trên ta nhận có sự gia tăng đột biến về việc vay vốn của các doanh nghiệp chế biến từ 312,7 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 751,3 tỷ đồng vào năm 2002 và từ 711,9 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 1.270 tỷ đồng năm 2004, tốc độ phát triển cho vay bình quân trong thời kỳ này gần 42%. Như vậy, trong giai đoạn này ngành ngân hàng đã cho vay 4.409 tỷ đồng. Bảng 1.5: Ngân hàng cho vay nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2001 – 2005 ĐVT: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Cho vay 112 204 273 482 835 Thu nợ 102 127 208 391 703 Dư nợ 114 191 256 347 478 Nguồn: Các ngân hàng Thương mại tỉnh An Giang.
- 18 Song song với việc cho vay chế biến thủy sản thì các ngân hàng cũng hỗ trợ cho các hộ nuôi thủy sản vay tổng cộng 1.906 tỷ đồng để các hộ này làm vốn lưu động nuôi cá, qua bảng trên ta nhận thấy kể từ năm 2003 đến 2005 các hộ nuôi cá đã từ 273 tỷ đồng năm 2003 lên 482 tỷ đồng năm 2004 và năm 2005 là 835 tỷ đồng. Tốc độ phát triển cho vay các hộ nuôi cá của các ngân hàng thương mại là 65,2%. 1.3.1.5. Nguồn vốn cổ phần của các công ty cổ phần. Toàn tỉnh, chỉ mới có 01 công ty hoạt động lãnh vực thủy sản được cổ phần hoá. Đó là công Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/6/2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999. Ngày 01/9/2001, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và công ty được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002. Ngày 2/5/2002 cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam. Từ ngày 01/9/2002 công ty đã đưa 38 mặt hàng giá trị gia tăng được chế biến từ cá Basa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa, năm 2003 đã phát triển thêm gần 40 sản phẩm, nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ là 70 sản phẩm, năm 2004 phát triển thêm 30 mặt hàng nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ lên đến trên 100 sản phẩm. Công ty Agifish đạt 6 huy chương vàng và 01 sản phẩm độc đáo tại hội chợ Vietfish 2004 và lần đầu tiên các sản phẩm chế biến từ cá Basa, Tra (mỡ cá, cá xiên que tẩm kem, sa tế. Chạo cá, chả giò…) được xuất sang các nước Âu, Á, Mỹ, Úc… đạt danh hiệu “Hàng Việt nam chất lượng cao” năm 2003 – 2004 do người tiêu dung bình chọn. Thương hiệu Agifish là thương hiệu mạnh năm 2004 do bạn đọc Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt nam và triển lãm thương hiệu Việt Nam trên internet bình chọn. Liên tục các năm 2002 đến 2005 công ty được tặng thưởng cờ thi đua của chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất
- 19 kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam. Công ty Agifish chính thức là thành viên của VASEP, VCCI, G18, AFA. Đến nay, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh An Giang (AGIFISH) có tổng vốn đầu tư: 251.633 triệu đồng trong đó tài sản cố định: 100.862 triệu đồng. 1.3.2. Nguồn vốn nước ngoài: 1.3.2.1. Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp FDI trong những thập kỹ qua tăng rất nhanh, FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn tư các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh. Nguồn vốn FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, tiếp nhận FDI lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển. Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế. Vì FDI cũng có những mặt trái của nó. Vốn FDI về thực chất cũng là một khoản nợ; trước sau nó vẫn không phải là nguồn chi phối của nước sở tại. Ngày hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào và hết hạn họ lại rút ra, giống như các khoản nợ, có vay có trả. Vả lại, trong các khoản vay nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thoả thuận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa, đối với các khoản nợ, người đi vay có toàn quyền sử dụng vốn vay, người cho vay không có quyền can thiệp, miễn là người đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay và lãi; còn trong FDI, chủ đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn, nếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, còn nếu là hình thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia sẽ dựa theo tỷ lệ góp vốn. đó là chưa kể đến việc các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các nhân tố đầu vào, cũng như bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn