intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

56
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn và thực hiện xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, đề tài xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cấu trúc vốn các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2008 đến năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG THÁI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG THÁI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐAN THANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tp. HCM, ngày......tháng......năm 2019 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” đƣợc thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp, từ đó, đề xuất kiến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm xây dựng cấu trúc vốn hiệu quả. Đầu tiên, đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn và thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan trong và ngoài nƣớc. Sau đó, đề tài đã giới thiệu mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng gồm Pooled OLS, FEM, REM và FGLS liên quan đến dữ liệu bảng cũng nhƣ các kiểm định để lựa chọn mô hình. Sau khi phân tích thống kê mô tả một số các yếu tố vĩ mô và vi mô liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp , đề tài đã thực hiện hồi quy mô hình để xác định nhân tố vi mô ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Mô hình hồi quy sử dụng để phân tích đảm bảo tính vững, không chệch và hiệu quả là mô hình hồi quy theo phƣơng pháp FGLS. Kết quả cho thấy kết quả hồi quy cho thấy khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hƣởng nghịch chiều đến cấu trúc vốn. Ngƣợc lại, quy mô và tốc độ tăng trƣởng là hai nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khác với một số nghiên cứu trƣớc đây, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và hình thức sở hữu không ảnh hƣởng đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.
  5. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
  6. LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
  7. i MỤC LỤC Mục lục ....................................................................................................................... I Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... V Danh mục các bảng biểu ....................................................................................... VII Danh mục các hình ................................................................................................ viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................4 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................5 1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................5 1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................6 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6 1.6.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................6 1.6.3 Quy trình nghiên cứu .................................................................................6 1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................7 1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................7 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..........................................................................................9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ..10 2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DN .............10 2.1.1 Cấu trúc vốn .............................................................................................10 2.1.2 Chi phí khốn khó tài chính (financial distress costs) ...............................11
  8. ii 2.1.3 Lá chắn thuế .............................................................................................12 2.1.4 Thông tin bất đối xứng .............................................................................12 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DN ....................................13 2.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller (lý thuyết M&M) .............................13 2.2.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade – off theory) ...................................................15 2.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng ......................................................................16 2.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện .........................................................................17 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DN .............18 2.3.1 Tỷ suất sinh lời .........................................................................................18 2.3.2 Quy mô DN ...............................................................................................19 2.3.3 Tài sản cố định .........................................................................................19 2.3.4 Tốc độ tăng trưởng ...................................................................................20 2.3.5 Thuế suất thuế thu nhập DN ....................................................................20 2.3.6 Số năm hoạt động ....................................................................................21 2.3.7 Hình thức sở hữu ......................................................................................21 2.3.8 Các nhân tố khác ......................................................................................21 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DN ........................................................................22 2.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN ở nước ngoài ...............................................................................................22 2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN ở Việt Nam ..................................................................................................23 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu.........................................................................25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................27 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................................28 3.1.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................28 3.1.2 Biến nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ..................................................29 3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................................33
  9. iii 3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................34 3.3.1 Phương pháp hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) ..............35 3.3.2 Phương pháp hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) ........36 3.3.3 Lựa chọn mô hình.....................................................................................37 3.3.4 Phương sai và tự tương quan của mô hình ..............................................38 3.3.5 Phương pháp ước lượng FGLS ................................................................39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................40 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................41 4.1 CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DNVN TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2018 ...41 4.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008 – 2018 .......................................41 4.1.2 Đặc điểm các DNVN giai đoạn 2008 – 2018 ...........................................45 4.1.2.1 Thực trạng cấu trúc vốn của các DNVN trong giai đoạn 2008 – 2018 .......................................................................................................................45 4.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DNVN trong giai đoạn 2008 – 2018 ...................................................................................................................46 4.1.2.3 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) của các DN niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018 .............................................................................47 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU....................................................48 4.3 KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH .....50 4.3.1 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ...................................50 4.3.1.1 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................50 4.3.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................51 4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy .........................................................52 4.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình ....................................................................53 4.3.4 Kiểm định phương sai sai số thuần nhất và tự tương quan .....................54 4.3.5 Mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật .........................................55 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................56 4.4.1 Khả năng sinh lời của DN ........................................................................56 4.4.2 Quy mô của DN ........................................................................................57
  10. iv 4.4.3 Tài sản cố định của DN...........................................................................58 4.4.4 Tốc độ tăng trưởng của DN .....................................................................58 4.4.5 Thuế suất thuế thu nhập DN ....................................................................59 4.4.6 Hình thức sở hữu của DN ........................................................................59 4.4.7 Số năm hoạt động của DN .......................................................................59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................61 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................62 5.1 KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DNVN ..........................................................................................................62 5.2 ĐỀ XUẤT ........................................................................................................63 5.2.1 Đối với các DNVN ...................................................................................63 5.2.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý ...............................................65 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ................................................................................................68 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích thuật ngữ AGE Số năm hoạt động của doanh nghiệp DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam FEM Phƣơng pháp hồi quy ảnh hƣởng cố định FGLS Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi GOV Hình thức sở hữu Nhà nƣớc GROW Tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp LEV Tỷ lệ nợ/tổng tài sản NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ROA Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp REM Phƣơng pháp hồi quy theo mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên SIZE Quy mô của doanh nghiệp TANG Tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản của doanh nghiệp TAX Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  12. vi
  13. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy ..........................................31 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ...........................................................................48 Bảng 4.2: Ma trận tƣơng quan các biến số trong mô hình ........................................51 Bảng 4.3: Kiểm định nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF .........................................50 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy 3 mô hình (Pooled OLS, FEM, REM) với biến LEV là biến phụ thuộc ...........................................................................................................53 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phƣơng sai và tự tƣơng quan .....................................54 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật ........................55
  14. viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Tốc độ tăng trƣởng, lạm phát và tín dụng giai đoạn 2008 - 2018.............41 Hình 4.2: Lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân giai đoạn 2008 - 2018 ...........................................................................................................................42 Hình 4.3: Thực trạng cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 ...........................................................................................................................45 Hình 4.4: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu của các DNVN trong giai đoạn 2008 – 2018 ...........................................................................................................................47 Hình 4.5: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các DN Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ...............................................................................................................47
  15. 9
  16. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng. Việc xác định một cấu trúc vốn tối ƣu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của DN. Bởi lẽ, cấu trúc vốn tối ƣu sẽ giúp DN tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân (WACC), và thông qua đó sẽ tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông DN. Ngoài ra, cấu trúc vốn còn ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà chính DN có thể sẽ gặp phải (Frank và Goyal, 2009). Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là một quyết định quan trọng trong quản trị tài chính DN. Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣng thƣờng tập trung vào các đặc điểm nhƣ sau: tình hình của từng DN, lĩnh vực mà DN hoạt động cũng nhƣ các ảnh hƣởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo và hành vi quản trị của nhà quản trị,… . Thay vì việc tìm xem tỷ lệ vốn vay trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tối ƣu, các nhà nghiên cứu về tài chính học thƣờng quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng vốn vay – hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của DN. Chính từ sự tƣơng quan giữa những nhân tố ảnh hƣởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá đƣợc quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của DN là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho DN. Kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến 2018 đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nếu năm 2008 là một dấu mốc đánh dấu cho sự ảnh hƣởng của khủng hoảng thế giới đến kinh tế Việt Nam, kéo dài đến 2012. Từ năm 2013 đến năm 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt đƣợc những thành tựu rất đáng ấn tƣợng, đặc biệt là thành tựu của năm 2018 với những con số thống kê
  17. 2 chính thức nhƣ sau: so với năm 2018, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) ƣớc tăng 6,81%, vƣợt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) thực hiện ƣớc đạt 17,5 ti đô la Mỹ, tăng 10,8%, gấp hơn hai lần so với mặt bằng chung toàn cầu; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khoảng 213,8 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 21,1%, là mức cực kỳ ấn tƣợng so với tốc độ tăng trƣởng xấp xỉ 4% của thƣơng mại toàn cầu. Nguồn gốc của những thành tích trên chủ yếu đến từ khu vực kinh tế tƣ nhân. Điều này dẫn đến câu hỏi cấu trúc vốn của DN thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân nhƣ thế nào? Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân? 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý thuyết, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về cấu trúc vốn của DN, trong đó nổi bật hơn cả là các Lý thuyết của Modigliani và Miller, Lý thuyết cân bằng – Trade off theory, Lý thuyết trật tự phân hạng, và Lý thuyết chi phí trung gian. Mặc dù tồn tại những quan điểm khác nhau về thứ tự ƣu tiên tài trợ vốn của DN, các lý thuyết trên đều đƣợc xây dựng mang tính kế thừa: lý thuyết sau đƣợc xây dựng trên nền tảng những giả định từ lý thuyết trƣớc đó. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, trên thế giới đã có rất nhiều các học giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng tới cấu trúc vốn tại các quốc gia phát triển nhƣ Huang và Song (2006), Chen (2003), Margaritis và Psillaki (2007), Irfan Ali (2011), Obeid Gharaibeh (2015). Trong đó, Irfan Ali (2011) đã sử dụng bộ dữ liệu từ 436 công ty phi tài chính giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Pakistan giai đoạn 2003 – 2008 để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN. Kết quả nghiên cứu của Irfan Ali (2011) cho thấy quy mô, tài sản cố định, cơ hội tăng trƣởng, cổ tức và lạm phát có quan hệ đống biến với đòn bẩy tài chính, trong khi đó lợi nhuận lại có quan hệ nghịch biến. Nghiên cứu của Obeid Gharaibeh (2015) với mẫu dữ liệu thu thập từ 49 DN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Kuwait với nhiều ngành nghề trong giai đoạn 2009 – 2013. Bằng phƣơng pháp Pooled OLS, nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm ngành, độ tuổi, quy mô DN, cơ hội tăng trƣởng, tính thanh khoản và lợi nhuận có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc là tổng
  18. 3 nợ/tổng tài sản, trong đó, lợi nhuận có quan hệ nghịch chiều còn các biến khác thuận chiều. Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn tối ƣu của các DN. Lê Ngọc Trâm (2010), Lê Đạt Chí (2013), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hƣơng (2018). Với mẫu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau các kết quả nghiên cứu thƣờng không giống nhau hoàn toàn. Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) cho thấy tại 178 DN phi tài chính niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010, thuế, hành vi quản trị, đòn bẩy ngành có tác động cùng chiều với cấu trúc vốn, trong khi đó, lạm phát, tăng trƣởng, tỷ suất sinh lời có tác động ngƣợc chiều. Võ Xuân Vinh (2014), sử dụng bộ dữ liệu bảng không cần bằng đƣợc thu thập từ 104 DN phi tài chính trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, đã kết luận cơ cấu sở hữu là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN. DN có sở hữu tập trung càng cao thì đòn bẩy tài chính càng cao và DN có sở hữu nƣớc ngoài thì đòn bẩy tài chính thấp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2014) còn cho thấy chƣa có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc và đòn bẩy tài chính. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), sử dụng số liệu từ 180 DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2010 – 2013, đã chỉ ra tỷ suất sinh lợi, thuế và quy mô DN có ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN, trong đó, tỷ suất sinh lời và thuế có tác động ngƣợc chiều đến cấu trúc vốn. Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hƣơng (2018) sử dụng mẫu nghiên cứu từ 288 DN niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010 – 2014 đã cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản, khả năng sinh lời với hệ số nợ; trong khi đó, quy mô, cơ hội tăng trƣởng, tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ. Nhƣ vậy có thể thấy, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc có kết quả không hoàn toàn giống nhau về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN. Mặt khác, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào yếu tố định lƣợng mà chƣa thực hiện kết hợp với phân tích định tính để thấy đƣợc sự tác động của các nhân tố
  19. 4 đến cấu trúc vốn của DN. Bên cạnh đó, một số lƣợng lớn các DN cổ phần hiện tại có xuất phát điểm từ những DN Nhà nƣớc nên những DN này ít nhiều cũng kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của công ty cũ, chƣa quan tâm đến cơ cấu sử dụng vốn hợp lý trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, đứng trƣớc những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới nền kinh tế, cổ phần hóa các DN Nhà nƣớc và hội nhập với kinh tế thế giới, vấn đề tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển trong đó có nguồn lực về vốn cần đƣợc các DN quan tâm hơn bao giờ hết. Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” đƣợc thực hiện với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn các DN tại Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hƣởng, chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn và thực hiện xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn, đề tài xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến cấu trúc vốn các DN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2008 đến năm 2018. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: Dựa trên mục tiêu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DNVN. - Thực trạng cấu trúc vốn của các DNVN trong giai đoạn 2008 - 2018 - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DNVN giai đoạn 2008 – 2018 và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến cấu trúc vốn của DNVN giai đoạn 2008 – 2018.
  20. 5 - Dựa trên kết quả từ phân tích định tính và phân tích định lƣợng, đề tài đƣa ra một số đề xuất để các DNVN xây dựng cấu trúc vốn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đề ra, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu dƣới đây: - Những lý thuyết nào liên quan đến cấu trúc vốn của DN? Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DN trên thế giới và ở Việt Nam? - Thực trạng cấu trúc vốn của các DNVN giai đoạn 2008 – 2018 nhƣ thế nào? - Nhân tố nào ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của DNVN trong giai đoạn 2008 – 2018? Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến cấu trúc vốn của DNVN trong giai đoạn 2008 – 2018 nhƣ thế nào? - Có những giải pháp nào phù hợp để các DNVN xây dựng đƣợc cấu trúc vốn hợp lý trong thời gian tới? 1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các DNVN. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài sử dụng số liệu thể hiện đặc điểm của các DN phi tài chính đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, bao gồm từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. - Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu đƣợc thu thập trong giai đoạn 2008 – 2018.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2