intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở các hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam; xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập và nghèo đói; từ đó giúp cho chính quyền có giải pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo ở vùng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở các hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ LÊ THANH SƠN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH VÙNG BIÊN GIỚI TÂY NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
  2. Trang 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1 Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................... 5 2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 5 3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 6 4 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................. 6 5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 8 1.1 Lý thuyết về nghèo đói ............................................................................................ 8 1.1.1 Các định nghĩa về nghèo đói ............................................................................ 8 1.1.2 Các thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng .............................................. 10 1.1.3 Đường cong Lorenz và hệ số Gini ................................................................... 12 1.2 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói ............................................... 12 1.3 Tổng quan về tình hình nghèo đói của Việt Nam năm 2006 ................................... 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 28 2.1 Sử dụng chi tiêu bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo ....................................... 28 2.2 Cở sở xác định nghèo............................................................................................. 29 2.3 Nguồn số liệu......................................................................................................... 29 2.4 Phương pháp trích dữ liệu ..................................................................................... 30 2.5 Phương pháp phân tích .......................................................................................... 31 2.5.1 Mục tiêu nghiên cứu 1: Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở vùng biên giới Tây Nam ............................................................................. 31 2.5.2 Mục tiêu nghiên cứu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng chi tiêu của các hộ gia đình.................................................................................................................... 32 2.5.3 Mục tiêu nghiên cứu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình ................................................................................................................................ 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH......................................................................... 36 3.1 Tổng quan về nghèo và bất bình đẳng vùng biên giới Tây Nam ............................. 36 3.2 Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở vùng biên giới Tây Nam ............................................................................................................................ 37 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập của các hộ gia đình. ....................... 49 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình....................................... 50 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 54 1 Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. ....................................................................... 54 2 Dân số, sức khỏe và giới tính. ................................................................................... 54 3 Giáo dục ................................................................................................................... 55 4 Đất đai...................................................................................................................... 55 5 Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 57
  3. Trang 2 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 0. 1: Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng nghiên cứu ............................ 7 Hình 1. 1: Tỉ lệ nghèo giảm liên tục nhưng với mức độ khác nhau................................... 21 Hình 1. 2: Mức chênh lệch về nghèo giữa các vùng giảm mạnh ....................................... 22 Hình 1. 3: Bản đồ nghèo cấp tỉnh..................................................................................... 23 Hình 1. 5: Thành tích giáo dục theo dân tộc..................................................................... 26 Hình 3. 1: Đường cong Lorenz khu vực nông thôn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng biên giới Tây Nam.................................................................................. 37 Hình 3. 2: Qui mô hộ và số người phụ thuộc.................................................................... 42 Hình 3. 3: Tỉ lệ các nhóm chi tiêu theo giới tính .............................................................. 43 Hình 3. 4: Tỉ lệ các nhóm chi tiêu theo dân tộc ................................................................ 43 Hình 3. 5: Diện tích đất bình quân đầu người theo các nhóm chi tiêu (mét vuông) ......... 44 Hình 3. 6: Số tiền vay hộ gia đình theo nhóm chi tiêu ..................................................... 45 Hình 3. 7: Tỉ lệ vay từ nguồn vốn chính thức/không chính thức theo nhóm chi tiêu ......... 45 Danh mục các bảng biểu Bảng 0. 1: Các huyện thị trong vùng nghiên cứu................................................................ 6 Bảng 1. 1: Tỉ lệ nghèo và khoảng cách nghèo .................................................................. 19 Bảng 1. 2: Tỷ lệ nghèo giữa các vùng .............................................................................. 22 Bảng 1. 3: Tỉ lệ chi tiêu của các nhóm ngũ phân vị trong dân số ...................................... 24 Bảng 1. 4: Các chương trình của nhà nước đến được với nhiều người dân ....................... 26 Bảng 1. 5: Tiếp cận dịch vụ y tế theo dân tộc................................................................... 27 Bảng 2. 1: Số mẫu trong vùng nghiên cứu ....................................................................... 30 Bảng 2. 2: Các biến số của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu .......................... 33 Bảng 2. 3: Các biến số của mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ............................ 35 Bảng 3. 1: Phân tích chi tiêu bình quân đầu người/tháng vùng biên giới Tây Nam ........... 36 Bảng 3. 2: Hệ số Gini năm 2006 theo chi chiêu ............................................................... 37
  4. Trang 3 Bảng 3. 3: Nghèo và việc làm nhận lương, nhận công của chủ hộ .................................... 38 Bảng 3. 4: Nghèo và tự làm nông, lâm, thuỷ sản của chủ hộ ............................................ 38 Bảng 3. 5: Nghèo và việc làm tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm, thuỷ sản của chủ hộ ............................................................................................................. 39 Bảng 3. 6: Nghèo và thành phần kinh tế tham gia của chủ hộ........................................... 39 Bảng 3. 7: Nghèo và nguyên nhân không đi làm của chủ hộ ............................................ 40 Bảng 3. 8: Số năm đi học và chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình................................... 41 Bảng 3. 9: Trình độ học vấn của các thành viên trên 15 tuổi của hộ gia đình nghèo ......... 41 Bảng 3. 10: Khả năng đọc viết của chủ hộ hộ gia đình ..................................................... 41 Bảng 3. 11: Tỉ lệ loại nhà ở của người dân trong vùng .................................................... 46 Bảng 3. 12: Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước............................................................. 46 Bảng 3. 13: Tỉ lệ loại nhà vệ sinh người dân sử dụng....................................................... 47 Bảng 3. 14: Tỉ lệ người dân sử dụng điện ........................................................................ 47 Bảng 3. 15: Tỉ lệ tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu ............................................................. 48 Bảng 3. 16: Ước lượng tham số hồi quy đánh giá những nhân tố tác động lên chi tiêu bình quân đầu người ở vùng biên giới Tây Nam...................................................... 49 Bảng 3. 17: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đánh giá những nhân tố tác động lên tình trạng nghèo ở vùng biên giới Tây Nam ........................................................... 50 Bảng 3. 18: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố ...................... 51 Bảng 3. 19: Dự báo xác xuất nghèo của một hộ gia đình.................................................. 52
  5. Trang 4 Danh mục các chữ viết tắt BCPTVN Báo cáo phát triển Việt Nam Bộ LĐTBXH Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long MDPA Phân tích nghèo đói đồng bằng sông Cửu Long (MeKong Delta Poverty Analysis) NHTG Ngân hàng thế giới (World Bank) PPA Đánh giá về hiện trạng nghèo đói có cộng đồng tham gia PRA Đánh giá về nông thôn có cộng đồng tham gia TCTK Tổng cục thống kê VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Living Household Standard Survey)
  6. Trang 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Vấn đề nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước. Hàng năm, ĐBSCL sản xuất một lượng lương thực lớn không những đủ tiêu dùng cho cả nước mà còn mang đi xuất khẩu. Tuy được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ và là nơi được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam nhưng đến năm 2004, toàn vùng có đến 19,5% dân số sống ở mức nghèo theo chuẩn của chính phủ Việt Nam. Đói nghèo luôn là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn về mọi mặt. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, người nghèo thường tập trung sống ở các huyện dọc biên giới (Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht, 2003). Vì vậy, khi cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm thì người dân dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp như buôn lậu, tàng trữ hàng lậu và liên quan nhiều vấn đề chính trị, xã hội khác.v.v. Nhận thức được vấn đề này, hàng năm các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã triển khai hàng loạt các chương trình trọng điểm của quốc gia để đầu tư vào các huyện giáp biên giới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo. Để cho việc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả như mong đợi thì việc xác định nguyên nhân của nghèo đói có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luận văn này là nỗ lực của tác giả trong việc đi tìm những nguyên nhân đói nghèo vùng biên giới Tây Nam. Hy vọng, kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách để đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở vùng nghiên cứu. 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ dân vùng biên giới Tây Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam.
  7. Trang 6 - Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập và nghèo đói. Từ đó giúp cho chính quyền có giải pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo ở vùng nghiên cứu. 3 Câu hỏi nghiên cứu - Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở vùng biên giới Tây Nam là gì ? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tăng chi tiêu của các hộ gia đình? - Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình ? 4 Giả thuyết nghiên cứu - Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất, thuộc nhóm dân tộc ít người là sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở vùng biên giới Tây Nam. - Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất, thuộc nhóm dân tộc ít người, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức là các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập và sự đói nghèo của các hộ dân ở khu vực này. 5 Phạm vi nghiên cứu - Chọn các hộ gia đình trong khu vực nông thôn của 04 tỉnh, 23 huyện, thị xã gần với viên giới Tây Nam bao gồm: Bảng 0. 1: Các huyện thị trong vùng nghiên cứu Tỉnh Huyện/Thị xã Kiên Giang Kiên Lương, Hòn Đất, Thị Xã Hà Tiên An Giang Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, TX Châu Đốc Đồng Tháp Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình Long An Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức - Thời gian nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006 do Tổng cục thống kê thực hiện.
  8. Trang 7 Hình 0. 1: Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu
  9. Trang 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về nghèo đói 1.1.1 Các định nghĩa về nghèo đói Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 định nghĩa: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2005). NHTG định nghĩa nghèo đói bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, NHTG đã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ (NHTG, 1990). Như vậy, có thể thấy, khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, vùng hay từng cộng đồng dân cư nhìn chung không có sự phân biệt đáng kể. Hầu hết các tiêu chí xác định nghèo đói đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia và các tiêu chí để xác định nghèo đói cũng biến đổi theo thời gian. Tại Việt Nam chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, theo đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” (trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2005).
  10. Trang 9 Như vậy, tất cả những định nghĩa về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó; - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.1.1.1 Nghèo tuyệt đối Khái niệm nghèo tuyệt đối được hiểu là một người hoặc một hộ gia đình khi có mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.1.1 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung. 1.1.1.1.2 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 đã được xây dựng trên 3 yêu cầu: (i) xóa đói giảm
  11. Trang 10 nghèo toàn diện hơn, (ii) công bằng hơn và (iii) hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế. Theo đó, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Đây cũng là phương pháp xác định hộ nghèo được Bộ LĐTBXH áp dụng.. 1.1.1.2 Nghèo tương đối Đ.P.Hổ (2006), Nghèo đói tương đối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định. Như vậy, nghèo đói tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do đó cũng theo khái niệm này thì người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế nào. Hộ gia đình là nghèo được định nghĩa là nếu mức độ chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu hoặc 20% dân số có mức chi tiêu thấp nhất. Lợi thế chính của phương pháp này là nó cho phép người ta xác định được rõ hơn các nhân tố làm tách biệt các hộ giàu với các hộ có thu nhập gần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung vị. 1.1.2 Các thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng 1.1.2.1 Chỉ số đếm đầu (P0) – Tỷ lệ hộ (người) nghèo Thước đo được dùng rộng rãi nhất là chỉ số đếm đầu, chỉ số này đơn giản là đo tỷ lệ người được tính là nghèo, thường ký hiệu là P0 với công thức sau: 1N N P0  I(yi  z)  p N i1 N Trong đó: - N là tổng số hộ hay tổng dân số và
  12. Trang 11 - I(yi ≤ z) là hàm chỉ thị có giá trị bằng 1 khi biểu thức trong ngoặc là đúng và ngược lại không đúng là 0. Vì vậy nếu chi tiêu (yi) nhỏ hơn chuẩn nghèo (z), thì I(yi ≤ z) bằng 1 và hộ gia đình đó được tính là nghèo. - Np là tổng số người nghèo. Chỉ số đếm đầu người là công thức đơn giản, dễ tính toán và dễ hiểu, đây là những đặc trưng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ số không chỉ ra mức độ trầm trọng của đói nghèo, không phản ánh được mức độ đói nghèo, hay sự chênh lệch giữa chi tiêu so với đường chuẩn nghèo. 1.1.2.2 Chỉ số khoảng cách nghèo Một thước đo nghèo phổ biến là chỉ số khoảng cách nghèo (P1), chỉ số xác định mức độ thiếu hụt chung về thu nhập/chi tiêu của hộ nghèo (người nghèo) so với chuẩn nghèo và được tính bằng phần trăm thiếu hụt bình quân so với chuẩn nghèo. N 1 Gi P1  N Z i 1 Trong đó: Gi (khoảng cách nghèo) là phần chênh lệch giữa chuẩn nghèo (z) và thu nhập (chi tiêu) thực tế (yi) của người nghèo, khoảng cách được coi là bằng không đối với bất kỳ ai khác không nghèo. Gi = (z – yi)*I(yi ≤ z) Thước đo này là tỷ lệ khoảng cách nghèo bình quân trong dân cư (trong đó người không nghèo có khoảng cách bằng không). Đây cũng có thể coi là chi phí giảm nghèo đói (tương đối so với chuẩn nghèo), bởi vì nó cho biết cần phải chuyển bao nhiêu cho người nghèo để mang lại cho người nghèo có thu nhập (chi tiêu) vượt lên chuẩn nghèo. Chi phí tối thiểu giảm nghèo đói dùng chuyển tiền đúng mục tiêu đơn giản là tổng toàn bộ khoảng cách nghèo trong dân cư. Mỗi khoảng cách nghèo được lấp đầy đến chuẩn nghèo. Chỉ số này có thể cho ta thấy chi phí giảm nghèo đói tối đa. Từ công thức của chỉ số, có thể xem xét tỉ lệ chi phí giảm nghèo đói tối thiểu đúng mục tiêu với chi phí tối đa không đúng mục tiêu (tức là chuẩn nghèo z, liên quan đến việc cung cấp
  13. Trang 12 cho mọi người đủ tin rằng họ không nằm dưới chuẩn nghèo). Do đó thước đo này là một chỉ tiêu tiết kiệm tiềm năng theo mục tiêu của ngân sách giảm nghèo. Ưu điểm của thước đo khoảng cách nghèo đó là chỉ ra được độ sâu và quy mô của nghèo đói, phản ánh thu nhập/chi tiêu của người nghèo cách xa chuẩn nghèo bao nhiêu. Nhưng hạn chế của thước đo này là chưa phản ánh phân phối thu nhập giữa những người nghèo. Sự chuyển đổi từ hộ nghèo này sang hộ nghèo khác (biến đổi giữa các nhóm trong hộ nghèo đói) về thu nhập/chi tiêu của những người nghèo không làm P1 thay đổi. 1.1.2.3 Chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương Để thấy rõ thành phần của những hộ nghèo, người ta dùng chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương 2 1 N  Gi  P1    N i 1  Z  1.1.3 Đường cong Lorenz và hệ số Gini Dùng để nghiên cứu và phân tích vấn đề về bất bình đẳng. Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Hệ số Gini được tính trên cơ sở của đường cong Lorenz, một đường cong cộng dồn các tần suất để so sánh phân phối của một biến (thí dụ biến chi tiêu) với phân phối đơn vị thể hiện sự bình đẳng. Để xây dựng hệ số Gini và thiết lập đường cong Lorenz, trước hết phải sắp xếp thứ tự hộ gia đình (người) có thu nhập/chi tiêu từ thấp tới cao (ở đây giả sử chi tiêu), tiếp đến tính tỷ trọng số hộ gia đình, và tỷ trọng chi tiêu cộng dồn của những người này trong tổng chi tiêu của cộng đồng. 1.2 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói Theo Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà trợ Việt Nam 12/2003 (Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo, 2003)1: Các hộ gia đình lớn, đặc biệt là các hộ có nhiều trẻ em và người già hoặc không chồng dường như có mức chi tiêu theo đầu người thấp hơn. Nghèo cũng liên quan chặt chẽ tới 1 Báo cáo này được soạn thảo với sự hợp tác của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID), Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Cơ quan hợp tác quốc tề Nhật Bản (JICA), Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh (SCUK), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới.
  14. Trang 13 nhóm dân tộc. Ngay cả khi tất cả mọi đặc điểm khác là giống nhau, chi tiêu của một người thuộc hộ dân tộc thiểu số thấp hơn chi tiêu của một người thuộc hộ người Kinh hoặc người Hoa là 13%. Trình độ giáo dục cũng tạo sự khác biệt đáng kể. Một hộ gia đình có chủ hộ có trình độ trung cấp có mức chi tiêu cao hơn mức trung bình gần 19% và nếu chủ hộ có trình độ đại học thì mức cao hơn là 31%. Con số này là 29% nếu vợ/chồng có trình độ trung cấp và 48% nếu vợ/chồng có trình độ đại học. Sự chênh lệch giữa các vùng thậm chí còn rõ nét hơn. So với các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng, các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long có mức chi tiêu cao hơn gần 26% ngay cả khi tất cả các đặc điểm khác giống nhau. Khoảng cách này lên tới 31% đối với các hộ ở vùng Đông Nam Bộ. Nhưng khoảng cách lớn nhất là giữa các vùng thành thị và nông thôn. Với các đặc điểm khác giống nhau, một hộ gia đình ở thành thị chi tiêu nhiều hơn một hộ gia đình tương đương ở nông thôn gần 78%. Tác động này lấn át tất cả những tác động khác kể cả các đặc điểm liên quan tới trình độ học vấn cao hơn. Các đặc điểm của cộng đồng cũng có có ảnh hưởng. Việc có đường nông thôn hoặc có trường học tăng 5% mức chi tiêu trung bình của tất cả các hộ trong xã. Kế thừa nghiên cứu này, chúng ta có thể xem xét lại các nhân tố trên đối với vùng nghiên cứu của đề tài. Do đặc điểm nghiên cứu trải dài dọc biên giới Tây Nam nên để khắc phục sự khác biệt giữa các vùng nghiên cứu, số liệu điều tra sẽ được tính toán có trọng số để loại bỏ yếu tố vùng, đồng thời chỉ chọn các hộ sống ở khu vực nông thôn để nghiên cứu. Theo Đánh giá nghèo theo vùng, Vùng đồng bằng sông Cửu Long (2004): Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người nghèo ở vùng nông thôn chiếm 96% số người nghèo trong cả vùng. Sự tăng trưởng trong các ngành sản xuất và dịch vụ nhanh hơn so với ngành nông lâm ngư nghiệp và kết quả là tốc độ xoá đói giảm nghèo tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị. Người nghèo có những đặc trưng như sau: Sống bằng nông nghiệp là chủ yếu
  15. Trang 14 Hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, 9% làm việc trong ngành công nghiệp và 13% làm việc trong ngành dịch vụ. PPA cũng khẳng định rằng đói nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp với lưu ý rằng phần lớn các hộ gia đình nghèo sống ở vùng nông thôn và chỉ trồng lúa. Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập làm thuê. Trình độ học vấn thấp làm họ có rất ít cơ hội tìm việc ngoài công việc nhà nông vốn là công việc không ổn định và cho thu nhập thấp. Trong một số năm gần đây cũng có ít cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở đây. Có thể việc những người có trình độ và kỹ năng nhất định di cư đến các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp (như TP.HCM, Bình Dương) và tăng lao động nông nghiệp mùa vụ cũng là nguyên nhân của việc tăng mức chi tiêu tổng thể trong vùng. Trình độ học vấn thấp Tỉ lệ đói nghèo có tương quan đến trình độ học vấn. Tỉ lệ đói nghèo của những người chưa hoàn thành tiểu học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là 30% (thấp hơn so với tỉ lệ 40% của cả nước) trong khi hầu như không có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc học nghề. Nếu không có trình độ học vấn nhất định, công nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó không cố gắng tạo điều kiện cho con em đến trường, khuyến khích con em học tốt và học cao hơn. Có mối tương quan chặt giữa giáo dục và các đặc điểm khác của người nghèo. Trình độ học vấn ở nông thôn thấp hơn ở thành thị, đặc biệt là trình độ học vấn của các dân tộc thiểu số thấp hơn đáng kể so với người Kinh và Hoa. Ít tài sản và đất Việc không có đất là một trong những trở ngại chính trong xoá đói giảm nghèo ở vùng ĐBSCL. So sánh năm 2002 giữa các vùng cho thấy ĐBSCL đứng thứ hai về
  16. Trang 15 tỉ lệ nông dân không có đất ở nông thôn, chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Hơn nữa, chỉ ở vùng ĐBSCL mới có tình trạng là không có đất tỉ lệ thuận với đói nghèo, trái ngược với các vùng còn lại. Việc sở hữu các tài sản lâu bền, đặc biệt là điện thoại, tủ lạnh, xe đạp và xe máy là rất khác biệt giữa các hộ gia đình. Vùng ĐBSCL có tỉ lệ nhà tạm cao nhất so với các vùng khác và người nghèo hầu hết sống trong các nhà tạm. Nghèo đói với dân tộc thiểu số Các dân tộc thiểu số chiếm khá nhiều trong diện nghèo ở ĐBSCL. Dân tộc Kh’Mer đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở đây. Các tỉnh có tỉ lệ nghèo cao nhất cũng là các tỉnh có số người Khmer cư trú nhiều nhất. Ở các tỉnh có người Kh’Mer sinh sống tỉ lệ người Kh’Mer nghèo luôn hơn hẳn các dân tộc thiểu số khác. Theo Phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long (AusAID, 2004)2: Kết quả phân tích đặc điểm của người nghèo ở ĐBSCL gồm có bốn nhóm bất lợi chính như sau: Nhóm không có đất và ít đất canh tác Số dân không có đất hoặc hầu như không có đất canh tác trong vùng ĐBSCL là đáng kể và ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các gia đình không có đất là vì đã bán đất với các nguyên nhân: mất mùa và do những biến động kinh tế đột ngột gây ra bởi bệnh tật hay thiên tai. Phải bán đất để lấy tiền, thường là để trả nợ. Bán đất vì vậy là hậu quả, hơn là nguyên nhân gốc của nghèo. Tuy nhiên, bán đất có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn là người nghèo không có đất canh tác phải sống lệ thuộc vào công việc làm thuê thu nhập thấp không ổn định. Nhóm nông dân không có đất canh tác có tỉ lệ nghèo cao hơn các nhóm khác trong vùng. Nhóm dân tộc thiểu số - Người Kh’Mer Trong số 3 nhóm dân tộc thiểu số sống trong vùng ĐBSCL (Kh’Mer, Hoa và người Chăm), người Kh’Mer chiếm tỉ lệ cao nhất và là nhóm bị bất lợi nhất về mặt 2 Dự án Phân tích Hiện trạng Nghèo đói ở ĐBSCL (MDPA) được AusAID tài trợ và do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới kết hợp với Công ty Adam Fford thực hiện. Các hoạt động nghiên cứu được các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP. HCM tiến hành.
  17. Trang 16 kinh tế xã hội. Người nghèo Kh’Mer giống như những người nghèo khác trong vùng, với chiều hướng có ít hoặc không có đất và ít có cơ hội tìm được một công việc ổn định. Công việc họ có thể kiếm được hầu hết là lao động chân tay với thu nhập thấp. Đây là nhóm đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế vì họ có ít tài sản. Người nghèo Kh’Mer cũng có chiều hướng sống tách biệt với các tổ chức của điạ phương, họ ít tiếp xúc với cán bộ xã và ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong địa phương mình. Nhóm “làm thuê” Trên nửa số người nghèo ở một số tỉnh trong vùng ĐBSCL đang làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp và đây là nguồn thu nhập chính của họ. Công việc như vậy mang tính thời vụ cao và thường thu nhập không đủ sống. Số lượng lao động dư thừa trong vùng dẫn đến mức tiền công thấp. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập ở ĐBSCL không nhiều, làm hạn chế cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Trình độ thấp của người nghèo cũng hạn chế cơ hội tìm việc làm tốt hơn và tăng thu nhập cao hơn. Phụ nữ Tiền công của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp ít hơn hai phần ba so với mức của nam giới. Phụ nữ đặc biệt bất lợi do chiều hướng tại một số tỉnh ĐBSCL chuyển làm lúa sang nuôi tôm, vì việc nuôi tôm được xem là công việc của đàn ông. Phụ nữ phải làm công việc nặng nhọc cả trong nhà lẫn ngoài xã hội, dẫn đến suy kiệt sức khỏe, làm hạn chế khả năng tiếp cận với giáo dục. Đặc biệt dễ bị ảnh hưởng là phụ nữ Kh’mer. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2005) : Tình trạng đói nghèo ở Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, qui mô hộ và giới tính của chủ hộ. Công trình được nghiên cứu ở vùng gần vùng nghiên cứu và có nhiều điểm tương đồng với vùng biên giới Tây Nam, ta có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình cho nghiên cứu ở vùng biên giới Tây Nam.
  18. Trang 17 Theo Haughton (2001): Trình trạng đói nghèo ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Phụ nữ là chủ hộ có xu hướng rơi vào cả hai nhóm cực của dãy phân bố chi tiêu, với một tỉ lệ tương đối lớn trở thành hộ giàu hoặc rơi vào hộ nghèo; ảnh hưởng của yếu tố nữ giới đến nghèo đói không có ý nghĩa thống kê. Học vấn, dân tộc, tỉ lệ phụ thuộc và vùng địa lý sinh sống có ảnh hưởng đến nghèo đói. Công trình này là kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả dựa trên bộ số liệu của cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam lần thứ nhất (VLSS93) và lần hai (VLSS98). Chúng ta có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu này để áp dụng cho đề tài nghiên cứu. Theo Lilongwe và Zomba (2001): Tình trạng đói nghèo ở Malawi bị ảnh hưởng bởi: Tuổi người đứng đầu gia đình, tỉ lệ người phụ thuộc, Qui mô hộ gia đình, giáo dục, nghề nghiệp, việc làm nông nghiệp, khả năng tiếp cận với các dịch vụ, vùng miền. Trong đó: Tuổi người đứng đầu gia đình tỉ lệ thuận với đói nghèo ở nông thôn, không có ý nghĩa với thành thị, tỉ lệ người phụ thuộc đặc biệt là trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của hộ gia đình. Đối với các hộ ở khu vực thành thị, khi tăng một trẻ dưới 9 tuổi thì mức chi tiêu của hộ đã giảm đến 30%, đối với khu vực nông thôn, mức chi tiêu giảm xấp xỉ 20%. Công trình được nghiên cứu ở một nước kém phát triển với các điều kiện kinh tế xã hội gần giống Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu của các tác giả này để áp dụng cho Việt Nam. Theo báo cáo của Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004): Sống ở khu vực nông thôn, người dân tộc, qui mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, giáo dục, khả năng tiếp cận đường ôtô, giao thông chở khách, điện, khuyến nông, chợ là những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 1998 và 2002 các tác giả đã phản ảnh được bức tranh tương quan về đói nghèo của vùng miền núi phía Bắc. Phương pháp phân tích có thể được áp dụng cho vùng biên giới phía Nam. Theo Võ Tất Thắng (2004): tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ 6 yếu tố, đó là tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai,
  19. Trang 18 khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Đây là nghiên cứu đầu tiên có sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá nghèo ở Ninh Thuận, điểm mới của nghiên cứu này là tác giả đưa vào biến tiếp cận nguồn vốn chính thức mà loại bỏ biến vay nóng từ bên ngoài. Trong khi đó công trình nghiên cứu của Hoff và Stiglitz (1993) cho thấy các định chế tài chính không chính thức cũng góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Do đó, kế thừa khung phân tích của mô hình này ta có thể thêm vào biến “vay ngoài ngân hàng” để phân tích cho vùng biên giới Tây Nam bộ. Theo Bùi Quang Minh (2007): Quy mô đất của hộ và Quy mô hộ là 02 yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo ở Bình Phước. Công trình nghiên cứu của tác giả này đã phản ánh được thực trạng nghèo đói của tỉnh Bình Phước đặc biệt là đã tập trung vào nghiên cứu nhóm nghèo nhất trong các hộ nghèo. Các biến phân tích của tác giả cũng gần giống các biến của các tác giả khác khi phân tích về nghèo đói. Từ công trình nghiên cứu này chúng ta có thể sử dụng lại khung phân tích mà tác giả đã áp dụng ở Bình Phước để phân tích cho vùng biên giới Tây Nam bộ. Theo Trương Thanh Vũ (2007): Nghiên cứu về nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL, cho thấy các nhân tố: trình độ học vấn của người lao động, số người không có hoạt động tạo thu nhập trong hộ, loại công việc chính, giới tính của chủ hộ, diện tích đất sản xuất của hộ và đường ôtô đến được thôn/ấp của hộ tác động có ý nghĩa thống kê đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ. Đây là công trình nghiên cứu dựa trên bộ số liệu VHLSS2004 áp dụng cho vùng ven biển của ĐBSCL. Chúng ta có thể sử dụng lại các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của mô hình này để phân tích, đánh giá và so sánh cho nghiên cứu của đề tài. 1.3 Tổng quan về tình hình nghèo đói của Việt Nam năm 20063 Số liệu về điều tra hộ gia đình khẳng định xu hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16% 3 Tóm lược và trích dẫn từ Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà trợ Việt Nam 12/2008. Báo cáo này được soạn thảo với sự hợp tác của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), Cộng đồng Châu Âu (EC), Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GDC) và Ngân hàng Thế giới.
  20. Trang 19 so với 28,9% năm 2002, 58,1% năm 1993. Với các ước tính khác, sử dụng những phương pháp tính toán khác nhau, cũng cho thấy một bức tranh rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, tiến bộ đạt được là không đều. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người vẫn cao hơn nhiều so với mức nghèo của các nhóm người Kinh và Hoa. Hầu hết người nghèo đều sống ở các vùng nông thôn, song đáng mừng là tỷ lệ nghèo ở nông thôn đang tiếp tục giảm xuống, tuy mức giảm chậm hơn những năm trước đây. Ngược lại, mức nghèo ở thành thị lại có vẻ như giữ nguyên, thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử lại còn có xu hướng tăng lên. Vùng núi phía Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ vẫn còn nghèo hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Các xu hướng chính Một cách để đánh giá tốc độ giảm nghèo là dựa trên 05 cuộc điều tra về chi tiêu hộ gia đình do Tổng cục thống kê (TCTK) thực hiện vào các năm 1993, 1998, 2002, 2004 và 2006. Một phương pháp quốc tế để xây dựng các chỉ số nhất quán giữa các năm là so sánh mức chi tiêu hộ gia đình trên đầu người với ngưỡng nghèo (xem mục 1.1.1.1.1). Dựa vào thước đo này, có vẻ như mức nghèo đã giảm đáng kể từ năm 1993 đến năm 2006, ở cả khu vực nông thôn và thành thị, và đối với cả người kinh lẫn các đồng bào dân tộc ít người (bảng 1.1). Theo ước tính này, trong hơn 13 năm, Việt Nam đã giảm nghèo cho 42% dân số tương đương với 35 triệu người. Năm 2006, 16% người dân vẫn sống dưới ngưỡng nghèo. Bảng 1. 1: Tỉ lệ nghèo và khoảng cách nghèo 1993 1998 2002 2004 2006 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 Thành thị 25,1 9,2 6,6 3,6 3,9 Nông thôn 66,4 45,5 35,6 25,0 20,4 Kinh & Hoa 53,9 31,1 23,1 13,5 10,3 Dân tộc ít người 86,4 75,2 69,3 60,7 52,3 Nghèo lương thực 24,9 15,0 10,9 7,4 6,7 Thành thị 7,9 2,5 1,9 0,8 1,2 Nông thôn 29,1 18,6 13,6 9,7 8,7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2