Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố của hệ thống KSNB tác động đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM; mức độ tác động các nhân tố của hệ thống KSNB đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM; đề xuất những khuyến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ PHƯƠNG THANH ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN MỤC TIÊU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ PHƯƠNG THANH ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN MỤC TIÊU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Huỳnh Đức Lộng Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Vũ Thị Phương Thanh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Đức Lộng người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các anh, chị tham gia khảo sát đã sẵn sàng dành thời gian quý báu của mình để chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Thị Phương Thanh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT ĐỊNH NGHĨA AICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ BCTC Báo cáo tài chính BQP Bộ quốc phòng CNTT Công nghệ thông tin Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh CoBIT vực có liên quan Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway COSO Commission (Ủy ban của các tổ chức tài trợ cho Ủy ban Treadway) DN Doanh Nghiệp EFA Phân tích nhân tố khám phá ERM Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FEI Hiệp hội các nhà quản trị tài chính HQHĐ Hiệu quả hoạt động IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế IIA Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ IMA Hiệp hội kế toán viên quản trị ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kỹ thuật viên NHTM Ngân hàng thương mại TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh TT&TT Thông tin và truyền thông
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã được nghiên cứu bởi các tác giả trước đây................................................................................. 34 Bảng 2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 38 Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả phỏng vấn ............................................................................. 42 Bảng 3.2 Bảng mã hóa thang đo của tác giả ..................................................................... 43 Bảng 4.1 Thống kê về tần số thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ...................................................................................................................... 57 Bảng 4.2 Thống kê về tần số giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.... ....................................................................................................... 59 Bảng 4.3 Thống kê tần số thang đo biến quan sát tính hữu hiệu của hệ thống KSNB... .. 59 Bảng 4.4 Kết quả độ tin cậy các khái niệm nghiên cứu .................................................... 60 Bảng 4.5 Kiểm định KMO and Bartlett's Test .................................................................. 62 Bảng 4.6 Tổng phương sai trích ........................................................................................ 63 Bảng 4.7 Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay.................................................................... 64 Bảng 4.8 Kiểm định KMO and Bartlett's Test .................................................................. 65 Bảng 4.9 Tổng phương sai trích ........................................................................................ 66 Bảng 4.10 Bảng kết quả các trọng số hồi quy ................................................................... 66 Bảng 4.11 Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .... 67 Bảng 4.12 Phân tích độ tin cậy của mô hình – ANOVA .................................................. 68 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman- phân tích tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .......................................................................................... 69 Bảng 4.14 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM ..............................................73 Bảng 5.1 Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM.................................................................75
- DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Angella & Eno L. Inanga (2009) .................................7 Hình 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ..........................9 Hình 1.3. Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) ........................................ 11 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................. 37 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu chi tiết. ........................................................................... 40 Hình 3.2: Các bước thực hiện nghiên cứu......................................................................... 41 Biểu đồ 4.1 Thông tin đối tượng khảo sát ......................................................................... 56
- PHẦN TÓM TẮT Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro. Tuy nhiên, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM nói riêng vẫn chưa được coi trọng và hậu quả là nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động doanh nghiệp ảnh hưởng đến uy tín và tài sản, dẫn đến phá sản. Từ đó, việc thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM” là rất cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu dưới đây nhằm xác định các nhân tố tác động trực tiếp đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp phần mềm, mức độ tác động của chúng để từ đó đưa ra những khuyến nghị chung cho các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM và các doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị, hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với nghiên cứu định lượng, luận văn đã xác định được và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát đều có ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Mức độ tác động của các nhân tố đạt được mức ý nghĩa trong kiểm định phần dư không đổi đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM lần lượt là hoạt động kiểm soát với β = 0.311, thông tin và truyền thông với β = 0.224. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số các khuyến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM.
- Mặc dù đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến kích thước mẫu nghiên cứu, cũng như việc xác định các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu sau này có thể khắc phục những hạn chế này nhằm tăng tính tổng quát cho đề tài.
- ABSTRACT Improving the effectiveness of the internal control system will contribute to enhancing the effectiveness of governance, ensuring prevention, detection and timely handling of risks. However, the effectiveness of the internal control system in enterprises in general and software enterprises in HCM City in particular has not been respected and as a result, many businesses have suffered The loss is not small due to operational risks, fraud, a series of mistakes in business operations affecting reputation and assets, leading to bankruptcy. Since then, the implementation of the study "Factors affecting the effectiveness of the internal control system in software enterprises in HCM City" is very essential. The objective of the study below is to identify the factors that directly affect the effectiveness of the internal control system in software enterprises, the extent of their impact from which to make general recommendations. for software enterprises in Ho Chi Minh City and businesses will have the preparation, completion and timely adjustment of issues of the internal control system of the unit. By using a mixed research method, in which the qualitative research method is combined with quantitative research, the thesis has identified and measured the impact of factors on the effectiveness of Internal control system at software enterprises in Ho Chi Minh City. The research results show that there are 5 factors: control environment, risk assessment, control activities, information and communication, monitoring, which have a positive effect on the effectiveness of the internal control system. software companies in Ho Chi Minh City. The degree of impact of the factors that reach the level of significance in constant residual testing to the effectiveness of the internal control system in software enterprises in Ho Chi Minh City is in turn the control activity. with β = 0.311, information and communication with β = 0.224. From the research results, the thesis proposes a number of recommendations related to each factor to improve the effectiveness of the internal control system in software enterprises in Ho Chi Minh City.
- Although the research objectives have been achieved, the thesis still has certain limitations regarding the size of the research sample, as well as the identification of factors in the research model. Later research can overcome these limitations to increase the generalization of the topic.
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết chọn đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................4 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .................................................................................................................................... 6 1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI .....................................6 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ....................................9 1.3 NHẬN XÉT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................14 1.4 XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ........................................................15 1.5 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 18 2.1 TỔNG QUAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ..................................................................18 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống KSNB .............................................. 18 2.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ ............................................................................... 21 2.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB ............................................................ 25
- 2.2 TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ...........................26 2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN ................................................................................28 2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ................................................................ 29 2.3.2 Lý thuyết bất định của các tổ chức (Contingency theory of Organizations) .... 30 2.3.3 Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức (Social psychology of organization theory)......................................................................................................................... 30 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp phần mềm ..........................................................................................................31 2.4.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................... 31 2.4.2 Đánh giá rủi ro .............................................................................................. 32 2.4.3 Các hoạt động kiểm soát ............................................................................... 33 2.4.4 Thông tin và truyền thông............................................................................. 33 2.4.5 Giám sát ........................................................................................................ 34 2.5 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................34 2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 34 2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................................................................ 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 40 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................40 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................................41 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính............................................................................ 41 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 42 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................................43 3.3.1 Thiết kế và mã hóa thang đo ............................................................................. 43 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 46 3.3.2.1 Xác định kích thước mẫu ............................................................................... 46 3.3.2.2 Mẫu khảo sát - Đối tượng khảo sát ................................................................ 46 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................47 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................. 47
- 3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................................. 47 3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................... 48 3.4.3.1 Kiểm định tính thích hợp EFA (Kiểm định KMO) ........................................ 48 3.4.3.2 Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định Bartlett) ...... 49 3.4.3.3 Kiểm định phương sai trích ............................................................................ 49 3.4.3.4 Đặt tên lại cho các biến .................................................................................. 49 3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................. 49 3.4.4.1 Kiểm định hệ số hồi quy................................................................................. 49 3.4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ....................................................... 50 3.4.4.3 Kiểm định phương sai phần dư không đổi ..................................................... 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 52 4.1 GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM .......................................................................................................................52 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................55 4.2.1 Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu ................................................................ 55 4.2.2 Kết quả thống kê tần số thang đo ...................................................................... 57 4.2.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ......... 60 4.2.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 62 4.2.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập................................... 62 4.2.4.2 Kết quả phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................................... 65 4.2.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................................... 66 4.3 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KSNB TẠI CÁC DN PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM...........................................................................................70 4.4 XÁC ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC BIẾN ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KSNB TẠI CÁC DN PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 75 5.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................75 5.2 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................76
- 5.2.1 Hoạt động kiểm soát .......................................................................................... 76 5.2.2 Thông tin và truyền thông ................................................................................. 78 5.2.3 Về môi trường kiểm soát ................................................................................... 80 5.2.4 Về hoạt động đánh giá rủi ro ............................................................................ 81 5.2.5 Về hoạt động giám sát ....................................................................................... 81 5.3 ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...82 5.3.1 ĐÓNG GÓP ...................................................................................................... 82 5.3.2 HẠN CHẾ ......................................................................................................... 83 5.3.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................. 83 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết chọn đề tài Theo COSO (2013) thì một hệ thống KSNB được xem là hữu hiệu khi nó cung cấp một sự đảm bảo hợp lý giúp nhà quản lý và hội đồng quản trị đạt được những mục tiêu của tổ chức gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. Hệ thống KSNB đạt được tính hữu hiệu có nghĩa là hệ thống kiểm soát đó đã đạt được mục tiêu, mục đích đề ra như bảo vệ tài sản doanh nghiệp, đảm bảo tính đúng đắn của các báo cáo tài chính, đẩy mạnh hiệu quả điều hành và sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đạt được tính hữu hiệu trong hệ thống KSNB thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động đúng theo mục tiêu đề ra, dẫn đến đạt được sự hiệu quả trong hoạt động nếu tiếp tục duy trì, các sai sót và rủi ro trong quản lý được giảm thiểu, các gian lận và sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, các thông tin không đáng tin cậy cũng sẽ bị phát hiện thông qua kiểm soát, tránh được những thất thoát tài sản cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy tính hữu hiệu trong hệ thống KSNB có vai trò rất quan trọng đến việc vận hành toàn hệ thống của doanh nghiệp. Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro. Mặt khác, ngày nay với việc xuất hiện ngày càng nhiều các Doanh nghiệp phần mềm , tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các Doanh Nghiệp phầm mềm với nhau, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí của các Doanh Nghiệp này là một yêu cầu tất yếu, điều này đồng nghĩa với việc hệ thống KSNB càng phải được hoàn thiện hơn nữa. Hiện nay, tại TP.HCM ngành Công nghệ thông tin là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố, với định hướng phát triển dài hạn, là trọng tâm phát triển của thành phố nhằm bắt kịp xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trước đây theo quan điểm truyền thống, hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ
- 2 tập trung vào nội bộ của đơn vị, nhưng ngày nay hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã vượt ra khỏi phạm vi ranh giới của bản thân đơn vị, do các hoạt động của đơn vị hiện nay được nhiều tổ chức bên ngoài quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa được coi trọng và đảm bảo, hậu quả là nhiều Doanh nghiệp đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến uy tín và tài sản doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp phải giải thể do hoạt động không hiệu quả. Do đó, nhu cầu nhằm bảo vệ và gia tăng giá trị, duy trì sự bền vững của doanh nghiệp ngày càng cao. Có thể thấy vai trò của kiểm soát nội bộ ngày càng phải được quan tâm hơn để các doanh nghiệp kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, và đặc biệt tăng khả năng đạt được các mục tiêu mà đơn vị đề ra. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong công tác điều hành quản lý và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM nói riêng, dựa trên cơ sở này để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp phần mềm tại TP.Hồ Chí Minh, tác giả đã quyết định đề tài nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. - Mục tiêu cụ thể: Xác định các nhân tố của hệ thống KSNB tác động đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Mức độ tác động các nhân tố của hệ thống KSNB đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM
- 3 Đề xuất những khuyến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM 3. Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ vào các mục tiêu, tôi có các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Câu hỏi 1: Có những nhân tố nào của hệ thống KSNB tác động đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM? - Câu hỏi 2: Mức độ tác động các nhân tố của hệ thống KSNB như thế nào đến mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM? - Câu hỏi 3: Có những khuyến nghị nào để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu trong các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ thống KSNB và các nhân tố của HTKSNB tác động đến mục tiêu tại các doanh nghiệp phần mềm tại TP.HCM. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Phạm vi thời gian: từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và định lượng Phương pháp định tính: Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả phân tích, đánh giá và hệ thống hóa lý thuyết về hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, sử dụng các lý thuyết nền để phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Dựa trên thang đo đã được xác định, tác giả tiến hành phỏng vấn và xin ý kiến một số chuyên gia
- 4 có trình độ và kinh nghiệm để xác định các nhân tố chính thức và thang đo chính thức của các nhân tố phù hợp với đề tài nghiên cứu. Phương pháp định lượng: Sau khi xác định các nhân tố và thang đo các nhân tố từ nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát trong thực tế bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và công cụ phân tích SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy thang đo, các nhân tố bằng hệ số Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học Trong bài nghiên cứu này, tác giả muốn chỉ ra các nhân tố nào tác động trực tiếp đến hệ thống KSNB và mức độ tác động của các nhân tố đó trong điều kiện cụ thể tại các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM. Kết quả của luận văn này nhằm đề ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp phần mềm. - Ý nghĩa thực tiễn Các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn TP.HCM có thể áp dụng các khuyến nghị được trình bày trong luận văn, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại nội bộ của chính nó. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như tài liệu, căn cứ để các nhà quản lý, các cơ quan ban ngành đưa ra các cơ chế quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu như mục tiêu hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật, mục tiêu báo cáo tài chính trung thực, hợp lý,... 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận văn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn