intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xem xét sự khác biệt của ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM theo các yếu tố nhân khẩu học (Độ tuổi, Nơi sinh sống, Mức lương hưu). Đưa ra một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu được để cung cấp cơ sở thực nghiệm góp phần làm tăng nhanh số người nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- LÊ THỊ CẨM HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH NHẬN LƢƠNG HƢU QUA MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG CỦA ĐỐI TƢỢNG HƢU TRÍ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- LÊ THỊ CẨM HẰNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH NHẬN LƢƠNG HƢU QUA MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG CỦA ĐỐI TƢỢNG HƢU TRÍ TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Đình Viên Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./ Tác giả (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lê Thị Cẩm Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng sau đại học và quan hệ quốc tế cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn quý giá và hữu ích trong lĩnh vực quản trị kinh doanh nói chung và các kỹ năng về quản lý, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Đình Viên đã tận tình, dành nhiều thời gian và công sức trong việc hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo BHXH tỉnh Tiền Giang, các đồng nghiệp tại cơ quan đã cung cấp thông tin, số liệu cần thiết. Lời cảm ơn chân thành tiếp theo, tôi xin gửi đến Bưu điện thành phố Mỹ Tho, các cô chú hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin bổ ích phục vụ cho nghiên cứu luận văn. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức chuyên môn nên trong quá trình thực hiện khoá luận em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Thị Cẩm Hằng
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho” được thực hiện nhằm xác định các nhân tố có thể tác động đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Trên cơ sở đó, đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tăng tỷ lệ số lượng đối tượng hưu trí nhận lương hưu bằng hình thức ATM . Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là cán bộ hưu trí và được chia làm 2 giai đoạn gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp 10 người bao gồm 2 lãnh đạo, 05 lãnh đạo cấp Trưởng phó phòng nghiệp vụ và 03 cán bộ phòng chuyên môn làm việc tại BHXH Tiền Giang. Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách gửi phiếu điều tra khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tiếp với cỡ mẫu thu được là 238 đối tượng. Thang đo được đo độ tin cậy bằng phân tích độ tin cậy (Cronbach's Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp hổi quy đa biến. Kết quả kiểm định và phân tích đã cho thấy, mô hình nghiên cứu có 4 nhân tố có tác động tích cực đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM là: Nhận thức về hữu ích, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về sự tín nhiệm và Chi phí. Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên và tình hình thực tế tại thành phố Mỹ Tho đề xuất một số hàm ý quản trị.
  6. iv ABSTRACT SUMMARY The dissertation topic "Factors affecting the intention of receiving pension through automatic teller machine of pension subjects in My Tho city" was conducted to identify factors that may influence the intention to receive. pension in form of ATM of pensioners in My Tho city. On that basis, the administrative implications are intended to increase the percentage of pension recipients in the form of ATM. The study was conducted with pensioners and is divided into 2 phases including qualitative research and quantitative research. The qualitative research was conducted in the form of direct interviews with 10 people including 2 leaders, 05 leaders at the deputy head of the professional section and 03 specialized staff working at the social insurance of Tien Giang province. Quantitative research was conducted by sending direct survey questionnaires and direct surveys with the sample size of 238 subjects. The scale is measured by reliability analysis (Cronbach's Alpha) and discovery factor analysis (EFA). Research models and hypotheses are tested by multivariate regression method. The testing and analysis results showed that the research model has 4 factors that have a positive impact on the intention to receive pensions in the form of ATM: Useful perception, Subjective standard, Awareness of Credibility and Cost. Based on the above research results and the actual situation in My Tho city, some management implications are proposed.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii ABSTRACT SUMMARY ............................................................... iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................. xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................... xiv CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.6 Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 5 1.6.1 Đóng góp về phượng diện khoa học ................................................................. 5 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn .................................................................. 5 1.7 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.7.1 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................. 5 1.7.2 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................... 6 1.8 Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................................... 6 1.8.1 Nghiên cứu trong nước...................................................................................... 6 1.8.2 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................... 7 1.9. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................... 7
  8. vi CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về BHXH ........................................................................................... 8 2.1.1 Khái niệm về BHXH .......................................................................................... 8 2.1.2 Tổng quan về BHXH Việt Nam ......................................................................... 9 2.1.3 Khái quát chung về hưu trí và chế độ hưu trí. ............................................... 12 2.1.3.1 Khái quát về hưu trí ....................................................................................... 12 2.1.3.2 Chế độ hưu trí ...............................................................................................13 2.2 Giới thiệu về máy rút tiền tự động và thẻ ATM. .............................................. 19 2.2.1 Giới thiệu về máy rút tiền tự động ................................................................... 19 2.2.1.1 Lịch sử ra đời của máy rút tiền tự động ....................................................... 19 2.2.1.2 Khái niệm máy rút tiền tự động ................................................................... 20 2.2.2 Giới thiệu về thẻ ATM ..................................................................................... 20 2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ....................................................... 20 2.2.2.2 Khái niệm thẻ ATM ..................................................................................... 21 2.2.2.3 Tiện ích sử dụng dịch vụ thẻ ........................................................................ 21 2.3 Tổng quan cơ sở lý thuyết ..................................................................... 23 2.3.1 Mô hình lý thuyết về thuyết hành động hợp lý – TRA .................................... 23 2.3.2 Mô hình hành vi dự định – TPB....................................................................... 24 2.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ............................................................. 25 2.3.4 Mô hình kết hợp TPB – TAM .......................................................................... 26 2.4 Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất .................................................................... 26 2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM. .... 26 24.1.1 Ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích ............................................................ 26 2.4.1.2 Ảnh hưởng của nhận thức dễ sử dụng ........................................................... 27 2.4.1.3 Ảnh hưởng của chuẩn chủ quan ................................................................... 27 2.4.1.4 Ảnh hưởng của nhận thức tín nhiệm ............................................................. 28 2.4.1.5 Chi phí .......................................................................................................... 28 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo ....................................................... 29 2.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 29 2.4.2.2 Thang đo ........................................................................................................ 29 2.4.2.3 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 31
  9. vii Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 32 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình chi trả lương hưu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho ............................ 33 3.1.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Tiền Giang .............................................................. 33 3.1.2 Thực trạng về tình hình chi trả lương hưu tại thành phố Mỹ Tho ................... 35 3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 39 3.3 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 39 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 39 3.3.2 Thiết kê bảng câu hỏi ....................................................................................... 43 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 43 3.3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 43 3.3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức. .............................................................. 44 3.4 Phuơng pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 44 3.4.1 Phân tích độ tinh cậy (hệ số Cronbach‟s Alpha) .............................................. 44 3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................. 45 3.4.3 Phương pháp phân tích hồi quy........................................................................ 46 3.4.4 Phương pháp phân tích phương sai ANOVA và One t – Test ......................... 46 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 47 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu .................................................................................. 48 4.2 Kiểm định thang đo ............................................................................................. 52 4.2.1 Phân tích hệ số Cronbach‟s alpha .................................................................... 52 4.2.1.1 Phân tích hệ số Cronbach‟s alpha sơ bộ........................................................ 52 4.2.1.2 Phân tích hệ số Cronbach‟s alpha chính thức ............................................... 56 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 60 4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ............................................ 60 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ........................................ 65 4.2.3 Phân tích hồi quy ............................................................................................. 66 4.2.4 Kiểm định sự khác biệt ................................................................................... 71
  10. viii 4.2.4.1 Kiểm định Sample T-test ............................................................................. 71 4.2.4.2 Kiểm định One-Way ANOVA ..................................................................... 72 Kết luận Chương 4 .................................................................................................... 74 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN – HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Ýnghĩa của nghiên cứu........................................................................................ 75 5.2 Đề xuất các hàm ý quản trị .................................................................................. 76 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80 PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Phân biệt BHXH với bảo hiểm thương mại 11 Bảng 3.1 Tình hình chi trả lương hưu trên địa bàn thành phố 36 Mỹ Tho Bảng 3.2 Tổng hợp chi trả lương hưu theo hình thức tại 37 thành phố Mỹ Tho Bảng 3.3 Danh sách phân công nhân viên Bưu điện chi trả 38 lương hưu bằng hình thức tiền mặt tại các phường/ xã Bảng 3.4 Tổng hợp khảo sát ý kiến chuyên gia 41 Bảng 4.1 Thống kê mô tả theo giới tính 48 Bảng 4.2 Thống kê mô tả theo độ tuổi 49 Bảng 4.3 Thống kê mô tả theo nơi cư trú 50 Bảng 4.4 Thống kê mô tả theo mức lương hưu 51 Bảng 4.5 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 52 thức về hữu ích” sơ bộ Bảng 4.6 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 53 thức tính dễ sử dụng” Bảng 4.7 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố 53 “Chuẩn chủ quan” sơ bộ Bảng 4.8 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 54 thức về sự tín nhiệm” sơ bộ Bảng 4.9 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Chi 54 phí” sơ bộ
  12. x Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Ý 55 định sử dụng” sơ bộ Bảng 4.11 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 56 thức về hữu ích” chính thức Bảng 4.12 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 56 thức tính dễ sử dụng” chính thức Bảng 4.13 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố 57 “Chuẩn chủ quan” chính thức Bảng 4.14 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Nhận 57 thức về sự tín nhiệm” chính thức Bảng 4.15 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Chi 58 phí” chính thức Bảng 4.16 Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha nhân tố “Ý 59 định sử dụng” chính thức Bảng 4.17 Kết quả KMO và Bartlett biến độc lập lần 1 60 Bảng 4.18 Tổng phương sai trích biến độc lập lần 1 61 Bảng 4.19 Ma trận xoay các thành phần biến độc lập lần 1 62 Bảng 4.20 Kết quả KMO và Bartlett biến độc lập lần 2 63 Bảng 4.21 Tổng phương sai trích biến độc lập lần 2 63 Bảng 4.22 Ma trận xoay các thành phần biến độc lập lần 2 64 Bảng 4.23 Kết quả KMO và Bartlett biến phụ thuộc 65 Bảng 4.24 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc 65 Bảng 4.25 Ma trận xoay các thành phần biến phụ thuộc 66 Bảng 4.26 Tóm tắt mô hình hồi quy 67 Bảng 4.27 Kết quả phân tích ANOVA 67 Bảng 4.28 Hệ số hồi quy β 68
  13. xi Bảng 4.29 Tóm tắt mô hình hồi quy lần 2 68 Bảng 4.30 Kết quả phân tích ANOVA lần 2 68 Bảng 4.31 Hệ số hồi quy β lần 2 69 Bảng 4.32 Kết quả kiểm định sample-T-test biến nơi cư trú 71 Bảng 4.33 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai, 72 ANOVA biến độ tuổi Bảng 4.34 Kiểm định tính đồng nhất của phương sai, 73 ANOVA biến mức lương hưu
  14. xii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình, Tên hình, Trang sơ đồ sơ đồ Hình 2.1 Mô hình hành động hợp lý - TRA 24 Hình 2.2 Mô hình hành vi dự định -TPB 24 Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ -TAM 25 Hình 2.4 Mô hình kết hợp TPB-TAM 26 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả 29 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 39 Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo giới tính 48 Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo độ tuổi 49 Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo nơi cư trú 50 Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo mức lương hưu 51 Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư 70 Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư phân tín 70 Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư phân tán 71
  15. xiii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 BH TNLĐ - Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề BNN nghiệp 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 ĐDCT Đại diện chi trả 7 NLĐ Người lao động 8 SDLĐ Sử dụng lao động 9 TCT Tổng công ty 10 TCTN Trợ cấp thất nghiệp 11 TP Thành phố 12 UBND Ủy ban nhân dân
  16. xiv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 ATM Automatic Teller Machine 2 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 4 TAM Technology Acceptance Model 5 TRA Theory of Reasoned Action 6 TPB Theory of Planned Behavior 7 HIV Human Immunodeficiency Virus 8 AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome 9 EFA Exploit Factor Analysis 10 KMO Kaiser-Meyer-Olkin 11 VIF Variance Inflation Factor
  17. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài: Trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 cũng đã chỉ rõ: “BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội; Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH...”. [4] Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn. Vì vậy, chi trả các chế độ trợ cấp BHXH nói chung và chi trả lương hưu hàng tháng nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói riêng, cũng như việc thực hiện chính sách BHXH nói chung. Hoạt động chi trả lương hưu được thực hiện sau khi người tham gia BHXH đã hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, hoạt động chi trả lương hưu vừa thực thi quyền lợi của họ vừa góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Để đổi mới phương thức chi trả với mục tiêu "chi đúng, chi đủ và kịp thời” ngành BHXH đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn nữa phương thức chi trả nhằm phục vụ người hưởng chế độ BHXH ngày càng tốt hơn và một trong các phương thức chi trả đã ra đời đó là chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân hay gọi là hình thức ATM. Đây là phương thức chi trả hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế hội nhập, đáp ứng nhu cầu hưởng
  18. 2 thụ các dịch vụ từ ứng dụng công nghệ tin học được triển khai. Việc đưa ra phương thức chi trả này không chỉ là một bước thực hiện lộ trình cải cách hành chính của ngành BHXH mà còn phù hợp với chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Phương thức chi trả này đã đáp ứng được yêu cầu, tạo ra nhiều thuận lợi và mang đến nhiều tiện ích cho người hưởng chế độ BHXH hàng tháng. Hàng tháng, người hưởng chỉ việc cầm thẻ ra cây ATM để rút lương hưu, trợ cấp BHXH mà không cần phải chờ đợi, xếp hàng lĩnh tiền như các hình thức khác, có thể nhận lương hưu, trợ cấp BHXH ở bất cứ đâu, hoặc nhờ người thân nhận thay mà không cần giấy ủy quyền, bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng giảm được chi phí hành chính, góp phần chống lãng phí và nâng cao tính minh bạch trong tài chính, đồng thời khắc phục được những tồn tại của các phương thức chi trả truyền thống, nhất là bảo đảm được an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả. Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH với hình thức không dùng tiền mặt mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng gặp nhiều khó khăn mặc dù ngành BHXH đã rất tích cực phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn người hưởng biết về những tiện ích của việc thanh toán qua tài khoản ATM, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng lương hưu đến đăng ký mở tài khoản ATM. Hiện, ngành BHXH đang chi trả cho hơn 3,1 triệu người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp BHXH một lần, tử tuất, mai táng phí, ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức. Tuy nhiên, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng rất thấp; đến nay trên cả nước có khoảng 21% tổng số tiền được chi trả qua thẻ ATM, có đến 80% người nhận lương hưu và 92% đối tượng nhận trợ cấp BHXH chọn hình thức nhận bằng tiền mặt. Nhằm thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, BHXH Việt Nam đặt ra mục tiêu xây dựng lộ trình đến năm 2020, phấn đấu 20% số tiền chi trả An sinh xã hội tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện qua ngân
  19. 3 hàng; đến năm 2021, phấn đấu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị. Trong đó, phấn đấu từ năm 2020, bình quân toàn quốc hàng năm tăng từ 5% đến 10% đối với số người, theo đó tỷ lệ số người đến hết năm 2020 là 33,12%, tương ứng với tỷ lệ số tiền là 34,34% tỷ lệ số người đến hết năm năm 2021 là 42,48% tương ứng với tỷ lệ số tiền là 43,67%. Bình quân toàn quốc tại khu vực đô thị tới năm 2021 đạt 51,86%, trong đó tỷ lệ người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 42,58%%, BHXH một lần là 43,87%, TCTN là 69,15% theo mục tiêu Nghị quyết số 02/NQ- CP. [6] Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 18.537 đối tượng hưu trí, trong đó có số lượng đối tượng nhận lương hưu qua hình thức ATM là 7.229 người chiếm 39%, tiền mặt là 11.308 người chiếm 61%. Mỹ Tho là thành phố đô thị loại I thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có số lượng chiếm 37.7% số lượng hưu trí trong toàn tỉnh (trên 7.000 hưu trí), trong đó số lượng đối tượng hưu trí nhận lương qua ATM chỉ chiếm khoảng 38%, tỷ lệ này là thấp so với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là trung tâm đô thị của tỉnh, đi đầu về ứng dụng CNTT, phát triển đô thị thông minh. Mặc dù chi trả lương hưu qua thẻ ATM đã khẳng định những lợi ích hết sức rõ ràng, tuy nhiên, còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cán bộ hưu trí chưa chọn hình thức chi trả lương hưu qua thẻ ATM. Chẳng hạn, các trụ ATM chưa có ở các xã vùng sâu, vùng xa; các hình thức thanh toán qua ngân hàng chưa phổ biến và nhất là cán bộ hưu trí vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, nhiều người do lớn tuổi không biết sử dụng thẻ ATM, hoặc trí nhớ kém dẫn tới quên mật khẩu thẻ ATM, chi phí cho các khoản phí sử dụng dịch vụ thẻ ngày càng cao mặt khác người hưởng muốn tập trung đến điểm chi trả hàng tháng để gặp gỡ bạn bè chuyện trò với nhau…. Trong bối cảnh Ngành BHXH chưa có công tr nh nghiên cứu nào đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM trong nhận lương hưu và nghiên cứu này là quan trọng bởi nó giúp cho cấp lãnh đạo Ngành nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng tài khoản thẻ ATM nhận lương hưu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các
  20. 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát - Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khám phá các nhân tố tác động đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi đối tượng hưu trí dự định nhận lương hưu bằng hình thức ATM. - Xem xét sự khác biệt của ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM theo các yếu tố nhân khẩu học (Độ tuổi, Nơi sinh sống, Mức lương hưu). - Đưa ra một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu được để cung cấp cơ sở thực nghiệm góp phần làm tăng nhanh số người nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng phân tích: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu qua máy rút tiền tự động của đối tượng hưu trí tại thành phố Mỹ Tho - Đối tượng khảo sát: Đối tượng hưu trí đang nhận lương hưu bằng hình thức tiền mặt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Mỹ Tho. 1.4.2 Phạm vi về thời gian: dữ liệu khảo sát thu thập trong thời gian từ 10/2019 - 05/2020. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định nhận lương hưu bằng hình thức ATM của đối tượng hưu trí trên địa bàn thành phố Mỹ Tho?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2