intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc đo lường GTHL trong kế toán của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, qua đó, kết quả nghiên cứu cũng là căn cứ khoa học để định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường GTHL tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MINH THÙY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MINH THÙY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là PGS.TS. Hà Xuân Thạch. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. HCM, tháng 05 năm 2017 Tác giả Phan Thị Minh Thùy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TRƯỚC ĐÂY ....................... 4 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................4 1.1.1 Nghiên cứu chung về kế toán GTHL .............................................................4 1.1.2 Các nghiên cứu về đo lường GTHL ...............................................................6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................8 1.2.1 Nghiên cứu chung về GTHL ..........................................................................8 1.2.2 Nghiên cứu về đo lường GTHL ...................................................................13 1.3 Nhận xét và xác định hướng hướng nghiên cứu của đề tài ..................................14 1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu ngoài nước ...........................................................14 1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nước ............................................................15 1.3.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................... 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GTHL VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GTHL TRONG KẾ TOÁN ............................................................. 17
  5. 2.1 Khái niệm về đo lường và các cơ sở đo lường trong kế toán ..............................17 2.1.1 Khái niệm về đo lường ................................................................................17 2.1.2 Các cơ sở đo lường trong kế toán .................................................................17 2.2 Tổng quan về giá trị hợp lý (GTHL) ...................................................................20 2.2.1 Lịch sử hình thành phát triển và khái niệm GTHL .....................................20 2.2.2 Ý nghĩa đo lường GTHL ..............................................................................23 2.2.3 Lợi ích và rủi ro của đo lường GTHL ..........................................................24 2.3 Kế toán đo lường GTHL ......................................................................................24 2.3.1 Cách đo lường GTHL trong chuẩn mực kế toán quốc tế .............................24 2.3.2 Quy định sử dụng GTHL trong chuẩn mực kế toán Việt Nam ....................29 2.4 Cơ sở lý thuyết nền ..............................................................................................30 2.4.1 Lý thuyết lập quy (regulation theory) ...........................................................30 2.4.2 Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) ............................30 2.4.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ..................................................................31 2.4.4 Lý thuyết tín hiệu ( signaling theory) ...........................................................31 2.4.5 Lý thuyết ủy nhiệm .......................................................................................32 2.5 Các nhân tố tác động đến đo lường GTHL trong kế toán ....................................32 2.5.1 Yếu tố kinh tế ...............................................................................................33 2.5.2 Yếu tố pháp lý ..............................................................................................34 2.5.3 Yếu tố nguồn nhân lực .................................................................................35 2.5.4 Yếu tố văn hóa ..............................................................................................36 2.5.5 Yếu tố kỹ thuật công nghệ và truyền thông..................................................36 2.5.6 Vai trò của tổ chức, hội nghề nghiệp ............................................................37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................... 38 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 39 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ...........................................................................39 3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................41 3.3 Thiết kế quy trình nghiên cứu định tính ...............................................................42 3.4 Thiết kế quy trình nghiên cứu định lượng ..........................................................45 3.4.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ .........................................................................45
  6. 3.4.2 Giai đoạn nghiên chính thức.........................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................... 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 52 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ...............................................................................52 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................54 4.2.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................54 4.2.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức..................................................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................... 80 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................... 81 5.1 Kết luận ................................................................................................................81 5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................82 5.3 Hạn chế hướng nghiên cứu của đề tài ..................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 APB Acounting Principles Board Ủy ban nguyên tắc kế toán 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 CMKT Chuẩn mực kế toán 4 CKPS Chứng khoán phái sinh 5 ĐTTC Đầu tư tài chính 6 GTHL Giá trị hợp lý International Accounting 7 IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế Standard International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế toán 8 IASB Standard Board quốc tế International Financial Chuẩn mực báo cáo tài chính 9 IFRS Reporting Standard quốc tế Financial Accounting 10 FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán System Board Lãi suất của các ngân hàng Anh London Interbank Offer 11 LIBOR trên thị trường liên ngân hàng ở Rate Luân Đôn 12 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 13 TMCP Thương mại cổ phần Vietnam Accounting 14 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Standard
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên Trang Sử dụng giá trị hợp lý trong đo lường các nghiệp vụ Bảng 2.1 phát sinh ban đầu (David Cairns, 2006, " The use of fair 25 value in IFRS") Giá trị hợp lý phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu các Bảng 2.2 giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành (David 26 Cairns, 2006, "The use of fair value in IFRS" Giá trị hợp lý sau khi ghi nhận ban đầu (David Cairns, Bảng 2.3 26 2006, "The use of fair value in IFRS") Bảng 4.1 Bảng kết quả thống kê mẫu nghiên cứu định tính 52 Bảng 4.2 Bảng câu hỏi được mã hóa 55 Bảng 4.3 Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng 59 Bảng 4.4 Thống kê phái sinh 60 Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh Bảng 4.5 hưởng đến GTHL trong kế toán tại các ngân hàng 62 TMCP Việt Nam Bảng 4.6 Ma trận xoay nhân tố lần thứ 2 64 Kết quả phân tích nhân tố thang đo GTHL trong kế toán Bảng 4.7 67 tại các ngân hàng TMCP Việt Nam Bảng 4.8 Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố. 67 Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa các nhân tố 70 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi qui bội 72 Bảng 4.11 Model Summaryb 75 Bảng 4.12 Bảng ANOVAb 75 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết 76
  9. DANH MỤC HÌNH Ký hiệu Tên Trang Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 40 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu tác giả tự đề xuất 43 Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu sau khi phỏng vấn chuyên gia 44 Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo của Nguyễn Đình Hình 3.4 50 Thọ Hình 4.1 Biểu đồ phân tán của phần dư 73 Hình 4.2 Đồ thị Histogram 74
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Giá trị hợp lý là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1990 khi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hành và sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến các lĩnh vực như: công cụ tài chính, bất động sản đầu tư, thanh toán trên cở sở cổ phiếu, nông nghiệp …Trong các lý thuyết về kế toán, giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó trở thành một xu hướng quan trọng trong những năm gần đây. Các chuẩn mực kế toán IASB đều sử dụng phổ biến định nghĩa: “giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá”. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ngày càng nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường thay thế dần nguyên tắc giá gốc cho thấy xu thế định giá tài sản trên báo cáo tài chính đang hướng đến giá trị hợp lý, kết hợp nhiều loại giá khác nhau nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng và tạo thuận lợi hơn cho công tác kế toán. Tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực Kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành được đánh giá là đã tuân thủ rất gần chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng cách so với chuẩn mực kế toán quốc tế vì Bộ tài chính vẫn chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính, trong đó , đo lường giá trị hợp lý trong kế toán là vấn đề đáng quan tâm trong xu thế hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế và nhu cầu tìm hiểu về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung của đề tài là trình bày các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam
  11. 2 Để thực hiện mục tiêu chung thì có hai mục tiêu cụ thể như sau: - Khám phá nhân tố tác động đến đo lường GTHL trong kế toán của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến việc đo lường GTHL trong kế toán của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài, tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Có những nhân tố nào tác động đến đo lường GTHL trong kế toán của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố trên như thế nào? 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến đo lường giá trị hợp lý trong kế toán của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các Ngân hàng TMCP Việt Nam có hội sở,chi nhánh, phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu của luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 05/2016 5. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính: Đây là giai đoạn khám phá mới các nhân tố tác động đến việc đo lường GTHL trong kế toán tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua phương pháp phỏng vấn tay đôi theo dàn bài xây dựng trước.
  12. 3 Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm phân tích khám phá nhân tố từ kết quả nghiên cứu định tính thông qua công cụ xử lý EFA và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc đo lường GTHL thông qua công cụ xử lý hồi quy đa biến 6. Những đóng góp của luận văn - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc đo lường GTHL trong kế toán của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, qua đó, kết quả nghiên cứu cũng là căn cứ khoa học để định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường GTHL tại Việt Nam 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đã công bố trước đây - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  13. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TRƯỚC ĐÂY 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1 Nghiên cứu chung về kế toán GTHL Giá trị hợp lý không được đề cập như một loại giá độc lập trong khuôn mẫu lý thuyết nhưng nó đã trở thành một xu hướng quan trọng và gây rất nhiều tranh luận trong những năm gần đây, do đó, vấn đề GTHL được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu, phân tích và trình bày trong các chuyên đề nghiên cứu, các nghiên cứu về GTHL chủ yếu tập trung vào sự khác biệt giữa kế toán GTHL và kế toán theo giá gốc, tranh luận xung quanh việc nên hay không trong việc sử dụng GTHL làm cơ sở định giá trong kế toán thay thế cho các loại giá khác và GTHL có đáng tin cậy, có đảm bảo tính minh bạch của của báo cáo tài chính. Cụ thể: 1) Sự khác biệt giữa kế toán theo GTHL và kế toán theo giá gốc và ưu điểm của việc sử dụng GTHL Nobes (2001) là một trong những người đầu tiên thực hiện phân tích chính về kế toán giá trị hợp lý, kế đến Plantin et al. (2005) và Penman (2006) miêu tả các ưu điểm và nhược điểm của kế toán giá trị hợp lý đương đại một cách sâu sắc hơn. Giá trị hợp lý đã loại bỏ các động cơ tạo lợi nhuận thương mại và chứng khoán hóa tài sản và do đó tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính. Ngược lại, nếu giá trị hợp lý không thể xác định một cách rõ ràng, việc đo lường giá trị hợp lý sẽ mất tính khách quan của nó. Nếu định giá giá thị trường trong thị trường năng động bị thiếu, giá trị hợp lý chỉ có thể được đo dựa trên các giả định chủ quan và do đó có thể trở thành công cụ hộp đen để quản lý và điều chỉnh lợi nhuận tùy ý (Ryan, 2008). Hệ thống kế toán truyền thống ưu tiên sử dụng giá gốc để đo lường các yếu tố của BCTC vì giá gốc là thước đo thận trọng để bảo vệ cho các chủ nợ. Tuy nhiên, theo sự phát triển kinh tế, kế toán theo giá gốc không còn phù hợp và thỏa đáng đến việc ra quyết định kinh tế và chúng làm suy giảm chức năng quản lý kế toán từ quan điểm của chủ sở hữu. Giá trị hợp lý được xem là đặc tính của thị trường hữu ích nhất liên quan đến đo lường trong báo cáo tài chính (David Prochazka,2011).Nền tảng kinh tế cho những khẳng định này có thể tìm thấy ở Beatty et al. (1996), hay Heaton et al. (2009). Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng "giá trị hợp lý không phải là thuốc chữa bách bệnh và
  14. 5 các cơ sở đo lường khác cũng có các đặc tính mong muốn" (Barth, 2006). Giá trị hợp lý được lựa chọn như là một giải pháp thích hợp trong sự đánh đổi không bao giờ kết thúc giữa độ tin cậy và tính thích hơp của thông tin kế toán. 2) Các tranh luận xung quanh GTHL Hitz, J-M.(2006) cho rằng việc thực hiện mô hình giá trị hợp lý là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.Trong khi nhiều người tán thành lợi ích của việc công bố theo GTHL , còn có nhiều quan điểm khác nhau đặc biệt liên quan đến việc đo lường giá trị hợp lý của các khoản mục được ghi nhận và xử lý các khoản lãi và lỗ do đánh giá lại. Mặc dù các cuộc thảo luận liên quan đến nhiều vấn đề cụ thể, nhưng nhìn chung, những cuộc tranh luận về giá trị hợp lý có thể được tóm tắt như sau (Barth, 2000: 18-22; Wyatt, 1991: 84): - Liệu GTHL có đại diện cho thông tin hữu ích trong việc ra quyết định? Có nền tảng lý thuyết hợp lệ nào đối với các mô hình mang tính giả định? - GTHL được công bố, có một khái niệm nào cho ghi nhận báo cáo tài chính cơ bản? - Lợi nhuận từ việc đánh giá lại hợp lý của các khoản thu nhập hay phải được ghi nhận bên ngoài thu nhập? - Những tính chất cơ bản của thu nhập từ giá trị hợp lý và sự đóng góp của nó đối với mục tiêu hữu ích quyết định là gì? Khái niệm đo lường giá trị hợp lý xuất hiện trong kế toán tài chính và đã được chấp nhận trong abstract từ lâu trước khi nó là một chủ đề phân tích và tranh chấp (Bromwich, 2007). Hơn nữa, 'giá trị hợp lý' không phải là một phương pháp đo lường duy nhất mà bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau để ước lượng giá đầu ra. Vì vậy hầu như không đáng ngạc nhiên rằng nhiều lập luận đã được xây dựng và chống lại việc sử dụng các giá trị hợp lý trong kế toán không được chứng minh bằng các bằng chứng (Laux và Leuz, 2009). 3) GTHL có thích hợp, đáng tin cậy Nhiều nghiên cứu cho rằng GTHL của tài sản và nợ phải trả là thích hợp như trong nghiên cứu về: tài sản vô hình (Barth và Clinch, 1998); bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (Easton và Cộng sự, 1993); bất động sản đầu tư (Danbolt và Rees, 2008).
  15. 6 Trong nghiên cứu của Bolivar và Galera (2012) tác giả cũng chỉ ra rằng việc áp dụng GTHL trong khu vực công thì người đọc sẽ dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn so với giá gốc bởi vì GTHL là thích hợp, có khả năng so sánh và khả năng kiểm chứng. Nghiên cứu của Jung và cộng sự (2013) cũng cho ra kết luận rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản phi tài chính cao sẽ lựa chọn đo lường theo GTHL để cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng BCTC. 1.1.2 Các nghiên cứu về đo lường GTHL (1) Leslie Hodder, Patrick Hopkins, Katherine Schipper, Fair Value Measurement in Financial Reporting, Foundations and Trends® in Accounting: Vol.9 (forthcoming Trong chuyên khảo này, tác giả thảo luận các vấn đề thực tế và các khái niệm liên quan đến đo lường GTHL trong BCTC, tác giả giúp các nhà nghiên cứu và các đối tượng khác hiểu rõ hơn về đo lường GTHL trong bố cảnh FASB và khuôn mẫu IASB hướng dẫn, phát hành và đánh giá các nghiên cứu về đo lường GTHL, Trong từng phần của bài nghiên cứu này, tác giả thảo luận sự phát triển đo lường GTHL trong trình bày BCTC ở Mỹ; những thách thức mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt khi sử dụng đo lường GTHL từ BCTC; thảo luận các yêu cầu về ghi nhận và công bố đo lường GTHL gia tăng đáng để trong suốt hai thập kỷ qua. (2) Renata Dylas, Barbara Kucharczyk, 2011. Fair Value in Polish Commercial Bank Reporting in: "Performance Management: Where to Look for Competitive Advantage?”, Oeconomica Publishing House, University of Economics in Prague, 2011 Tác giả trình bày thông tin về việc áp dụng giá trị hợp lý trong môi trường Ba Lan . Nghiên cứu này tập trung vào các lĩnh vực ngân hàng Ba Lan và trên đánh giá các thực hành trong phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong đo lường công cụ tài chính và trong bài trình bày BCTC được lập phù hợp với IAS / IFRS, nguyên tắc đo lường trong IAS / IFRS chỉ ra rằng việc đo lường giá trị hợp lý có thể áp dụng đối với tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính . Tuy nhiên , việc áp dụng giá trị hợp lý gây ra rất nhiều tranh cãi . Một mặt, áp dụng các phương pháp đo lường giá trị hợp lý được khuyên sử dụng để tăng độ tin cậy của các thông tin trong báo cáo tài chính . Mặt khác, những hậu quả tiêu cực của việc áp dụng giá trị hợp lý đang được nhấn mạnh, vì nó được coi là thông
  16. 7 tin không ổn định gây khó khăn trong đánh giá chính xác hoặc phân tích báo cáo tài chính . Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả áp dụng IAS ở một số quốc gia phụ thuộc vào nhân tố chung và nhân tố riêng. Trong số các yếu tố chung , nổi bật lên là vai trò của Bộ tài chính trong quá trình khởi xướng và sau đó phối hợp các quá trình chuyển đổi sang IAS. Yếu tố chung khác bao gồm vai trò của người sử dụng báo cáo tài chính và các mối quan hệ giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế, trong số các nhân tố cụ thể, phải kể đến độ tin cậy và khả năng tiếp cận thông tin thị trường tạo thành cơ sở đo lường GTHL. (3) Neil Fargher, John Ziyang Zhang, 2012. The Effects of the FASB’s Relaxation of Fair Value Rules on the Quality of U.S. Bank Earnings, Research School of Accounting and Business Information Systems Australian National University, November-2012 Trước áp lực chính trị năm 2009, FASB nới lỏng quy định giá trị hợp lý để các nhà quản lý tự ý quyết định hơn trong đo lường giá trị hợp lý, những người ủng hộ lập luận rằng, thay đổi các nguyên tắc kế toán, sẽ giúp truyền tải thông tin riêng của nhà quản lý về đo lường GTHL, trong khi các nhà phê bình sự thay đổi đều cho rằng gia tăng sự tùy ý quyết định của nhà quản lý, Nhà quản lý sẽ có cơ hội khai thác các khoản nợ điều chỉnh, trước những tranh luận đó, bài nghiên cứu đã dùng số liệu của ngân hàng nắm giữ các công ty ở Mỹ làm mẫu nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động tiêu cực gia tăng trong tùy ý quyết định GTHL chủ yếu từ giai đoạn sau quy định nới lỏng GTHL, các bằng chứng trong nghiên cứu phù hợp với tranh luận của các nhà phê bình rằng việc nới lỏng các quy định giá trị hợp lý tạo điều kiện tùy ý quyết định sẽ làm các nhà quản lý khai thác các cơ hội và ảnh hưởng xấu đến chất lượng BCTC. (4) Kathryn Bewley, Cameron Graham, Songlan Peng, 2013. Toward Understanding How Accounting Principles Become Generally Accepted: The Case of Fair Value Accounting Movement in China. In: Financial reporting and auditing as social and organizational practice Workshop 2, London, December 16-17, 2013 Bài nghiên cứu lập luận rằng từ năm 1978 đến năm 1996, kế toán tại Trung Quốc bị chi phối bởi nguyên tắc giá gốc, Trong thời gian 1997-2000, cải cách GTHL thử nghiệm được thực hiện, yêu cầu sử dụng GTHL 3 trong số 16 chuẩn mực kế toán, tuy
  17. 8 nhiên, cải cách này đã không thành công, năm 2006, Trung Quốc ban hành bộ nguyên tắc kế toán chấp nhận chung của quốc gia, trong 38 chuẩn mực, lần đầu tiên, GTHL chính thức được công nhận là một số liệu đo lường trong khuôn mẫu khái niệm, nó được quy định 25 trong số 38 chuẩn mực, và được sử dụng tại Trung Quốc cho đến nay, câu hỏi đặt ra, làm thế nào GTHL được chấp nhận sử dụng ở Trung Quốc từ trong giai đoạn 2001-2016 và nguyên nhân của sự thành công, bằng phương pháp nghiên cứu tình huống, tác giả tổng hợp phân tích các yếu tố: quy định kinh tế, thay đổi thể chế/ tổ chức và trà lưu xã hội, kết quả phân tích dẫn đến kết luận rằng thành công của cải cách giá trị hợp lý lần thứ hai ở Trung Quốc là do sự kết hợp thành công của 3 bên: Bộ Tài Chính Trung Quốc, IASB, Ngân hàng Thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chia sẽ lợi ích và theo đuổi các mục tiêu chung, kết quả chỉ ra rằng , ở cuộc cải cách lần 1 và 2, môi trường kinh tế đều không thay đổi đáng kể, nguyên nhân thành công FVA ở Trung Quốc chủ yếu là do yếu tố Xã hội chứ không phải là yếu tố Kinh tế. (5) Peter Fiechter, Zoltan Novotny-Farkas, 2013. Fair Value Categorization under IFRS, Institutional Environment, and the Value Relevance of Fair Values Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét giá trị thỏa đáng của GTHL trong bối cảnh quốc tế, cụ thể, các học giả điều tra mở rộng các nhân tố khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị phù hợp của giá trị hợp lý, ngoài vấn đề đo lường GTHL theo IAS 39 Công cụ Tài chính: Ghi nhận và đo lường, tác giả cho rằng, biến toàn cầu hóa trong nhân tố thể chế đóng vai trò trong xác định giá trị phù hợp của GTHL, khả năng tiếp cận thông tin GTHL và xu hướng mức độ hành vi có khả năng thay đổi theo các yếu tố thể chế như các môi trường thông tin cấp quốc gia và mức độ phức tạp của thị trường. 1.2 Các nghiên cứu trong nước 1.2.1 Nghiên cứu chung về GTHL - Các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học (1) Thạc sĩ Nguyễn Thành Hưng, trường ĐH Thương mại, 2011, Trao đổi về kế toán GTHL trong phản ánh và ghi nhận các khoản đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp, Tạp chí Kiểm toán số tháng 3/2011
  18. 9 Tác giả đã phân tích những bât cập trong việc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính theo giá gốc, cụ thể: hạn chế trong việc ghi nhận ban đầu của các khoản đầu tư tài chính (ĐTTC); bất cập trong việc phản ánh và trình bày các khoản ĐTTC trên BCTC của doanh nghiệp. Qua đó, tác giả chỉ ra rằng : “Trong xu thế hội nhập và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán theo nguyên tắc giá gốc sẽ dần bị thay thế bởi kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý. Do vậy, việc phản ánh và trình bày các khoản đầu tư tài chính theo giá trị hợp lý sẽ phản ánh đầy đủ và trung thực hơn giá trị các khoản đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp khi các khoản đầu tư này thường xuyên có sự biến động”. Để các khoản đầu tư tài chính, được phản ánh chính xác, hợp lý, tác giả đưa ra một số giải pháp: Thứ nhất, thiết lập mô hình xác định giá trị hợp lý của các khoản ĐTTC; thứ hai, hoàn thiện việc ghi nhận ban đầu đối với các khoản ĐTTC; thứ ba, hoàn thiện việc ghi nhận và trình bày các khoản ĐTTC trên BCTC tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán (2) Thạc sĩ Lê Hoàng Phúc, Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, 2012,Thực trạng và Định hướng sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam, Theo Tạp chí Kiểm toan số 1/2012 Tác giả khái quát về GTHL và xu hướng sử dụng GTHL để định giá trong trong kế toán trên thế giới, giá trị hợp lý đã bộc lộ những ưu điểm nội bật về lý thuyết lẫn thực tiễn. Cùng với những nỗ lực của IASB và FASB và một số quốc gia trong việc thúc đẩy việc tạo lập cơ sở và ứng dụng giá trị hợp lý, có thể khẳng định, việc sử dụng giá trị hợp lý để định giá trong kế toán đang trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay. Tác giả sơ lược thực trạng sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam, theo đó, GTHL ở Việt Nam đã có những bước khởi đầu, song mang tính chấp vá, thiếu định hướng rõ ràng. Tác giả đưa tra một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho định hướng sử dụng GTHL trong hệ thống Kế toán Việt Nam. (3) TS. Hà Thị Ngọc Hà, 2013, Xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh, Theo Tạp chí Chứng khoán số 12-2013 Trong nghiên cứu này, tác giả nêu ra 4 công cụ tài chính phái sinh chính là: Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (HĐTL) (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu
  19. 10 rộng với quốc tế, việc tiếp cận và áp dụng các thông lệ quốc tế để phát triển nền kinh tế thị trường là cần thiết. Có 3 CMKT quốc tế quy định về công cụ tài chính, đó là CMKT quốc tế (IAS) số 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; IAS số 32 – Công cụ tài chính: Chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC); (IFRS) số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh thông tin. Các CMKT quốc tế về công cụ tài chính thường xuyên được bổ sung, sửa đổi trong các năm qua. Trong khi đó, ở Việt Nam, Năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC (Thông tư 210) ngày 06/11/2009 về việc hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, trong đó có công cụ tài chính phái sinh, Tuy nhiên, Thông tư 210 mới chỉ quy định về trình bày và thuyết minh BCTC về công cụ tài chính mà chưa quy định cụ thể 02 vấn đề quan trọng, đó là ghi nhận và xác định công cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại công cụ tài chính theo IAS số 39 nên việc thực hiện còn hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến kế toán CKPS thông qua các nội dung cần hướng dẫn kế toán công cụ tài chính trên cơ sở CMKT quốc tế hiện hành về công cụ tài chính.Thứ nhất, về định hướng nghiên cứu, ban hành các CMKT về công cụ tài chính; thứ hai, nội dung chủ yếu cần quy định trong CMKT về công cụ tài chính; thứ ba,quy định các nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh. Kết luân, các hướng dẫn về CMKT liên quan đến công cụ tài chính, trong đó có CKPS cần được Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu để triển khai đồng bộ, có hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc tạo dựng và vận hành TTCK phái sinh ở Việt Nam. (4) TS.Hà Thị Thùy Vân, Đại học Thương mại, 2016, Chuẩn mực kế toán Việt Nam về GTHL và công cụ tài chính, Tạp chí kế toán và Kiểm toán số 3/2016 Tác giả chỉ ra việc ban hành và công bố áp dụng VAS, cần dựa trên cơ sở IAS và phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam. Tác giả định hướng các nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong các CMKT đã và sẽ ban hành, thứ nhất, cần khẩn trương nghiên cứu để ban hành CMKT về GTHL cho phù hợp với nội dung chủ yếu của IFRS 13; thứ 2, chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.
  20. 11 (5) Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân,Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính, 2016, Một số ý kiến về việc vận dụng nguyên tắc giá trị hợp lý vào việc lập và trinh bày báo cáo tài chính ở Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 147 Tác giả trình bày cơ sở pháp lý về nguyên tắc giá trị hợp lý và những khó khăn trong việc vận dụng ở Việt Nam, đó là Luật Kế toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 quy định về vấn đề Giá trị hợp lý.Theo Luật sửa đổi Kế toán có quy định giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính (BCTC). Tác giả cũng điểm qua những nội dung cơ bản của IFRS 13- Xác định GTHL, và cuối cùng là định hướng nghiên cứu, cụ thể hóa quy định "nguyên tắc giá trị hợp lý" ở Việt Nam trong thời gian tới. -Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ (6) Lê Vũ Ngọc Thanh, 2005, Định hướng về việc sử dụng GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam Tác giả hệ thống hóa về định giá trong kế toán, nêu bản chất và nội dung cơ bản của GTHL, luận văn sử dụng một số công cụ phân tích định lượng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đánh giá bản chất, vai trò, của GTHL trong kế toán Việt Nam, đưa ra nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của GTHL trong kế toán doanh nghiệp. Tác giả đưa ra định hướng về việc sử dụng GTHL trong Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, thứ nhất, định hướng chung: xác lập những nguyên tắc cho việc áp dụng GTHL tại Việt Nam; thứ hai, định hướng trong ngắn hạn: tập trung hoàn thiện các chuẩn mực hiện có, thứ ba, định hướng dài hạn: phát triển GTHL mang tính hệ thống. (7) Trần Thị Phương Thanh, 2012, Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn tổng quan cơ sở lý luận về giá trị hợp lý, các lý thuyết về đo lường, các hệ thống định giá kế toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2