intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khám phá và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến dòng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP thông qua việc ứng dụng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế; kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP khi TPP được ký kết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC THAM GIA ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TPP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC THAM GIA ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TPP Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU HỒNG CẨM Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả trình bày trong luận văn này đều là những kết quả mới chưa từng xuất hiện trong các công trình nghiên cứu trước đây, Tôi cũng cam đoan rằng các thông tin dữ liệu được sử dụng đều trung thực và được trích dẫn với nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Kim Ngân
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng số liệu Dạnh mục sơ đồ, biểu đồ Tóm tắt ..................................................................................................................... 1 Chương 1. Lời mở đầu ............................................................................................ 2 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 7 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7 1.5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài .......................................................................... 8 1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 8 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 10 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................. 11 2.1. Nghiên cứu lý thuyết về mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế ........... 11 2.1.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung .................................................. 16 2.1.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu .................................................... 17 2.1.3. Nhóm các yếu tố hấp dẫn hay cản trở .................................................. 18 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế ..... 19 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 29 Chương 3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 30 3.1. Mô hình kinh tế lượng ..................................................................................... 30 3.2. Phương pháp nghiên cứu và lựa chọn mô hình để phân tích ......................... 32 3.2.1. Phương pháp ước lượng mô hình ........................................................ 32 3.2.2. Các kiểm định được thực hiện trong nghiên cứu.................................. 34 3.3. Nguồn và dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 36
  5. Kết luận chương 3 .................................................................................................. 38 Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................ 39 4.1. Tổng quan tình hình xuất-nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP ....................................................................................................... 39 4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................ 41 4.3. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 44 Kết luận chương 4 .................................................................................................. 57 Chương 5. Những giải pháp đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP ............................................................................................................... 58 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 58 5.2. Một số kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP ........................................................ 60 5.2.1. Nhóm giải pháp do Chính phủ thực hiện .............................................. 60 5.2.2. Nhóm giải pháp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện ............ 61 5.2.3. Nhóm giải pháp do Bộ Công Thương thực hiện ................................... 62 5.2.4. Nhóm giải pháp do các doanh nghiệp thực hiện .................................. 63 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 65 Kết luận chương 5 .................................................................................................. 66 Kết luận chung ...................................................................................................... 67 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT AFTA (ASEAN Free Trade Area): Khu vực thương mại tự do ASEAN. ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. CPI (Consumer price index): chỉ số giá tiêu dùng. EU (European Union): Liên minh châu Âu. FEM (Fixed Effects Method): Phương pháp tác động cố định. FGLS (feasible generalized least squares): phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát. FTA (Free trade area): Hiệp định thương mại tự do. GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm quốc nội. GNP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc gia. IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế. MERCOSUR (Mercado Común del Cono Sur): Khối thị trường chung Nam Mỹ. MFN (Most Favoured Nation): nguyên tắc tối huệ quốc. NAFTA (North America Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ. NER (Nominal exchange rate): tỷ giá hối đoái danh nghĩa. NIC (Newly Industrialized Country): Nước công nghiệp mới. OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Pooled OLS (Pooled Ordinary Least Square): Phương pháp bình phương cực tiểu thường kết hợp. REM (Random Effect Method): Phương pháp tác động ngẫu nhiên. SAARC (South Asian Association for Regional Cooperation): Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á. TCTK: Tổng cục thống kê. TPP (Trans Pacific Partnership): Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
  7. VIF (Variance – inflating factor): Thừa số phóng đại phương sai. WDI (the World Development Indicators): Chỉ số phát triển thế giới. WRIs (World resources Institutions ): Viện tài nguyên thế giới. WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Hiệp định đầu tư song phương của các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP năm 2013 .................................................................................................. 4 Bảng 2.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu và tác động của chúng đến dòng thương mại quốc tế trong các nghiên cứu trước .................................................... 25 Bảng 3.1. Nguồn dữ liệu và các biến trong mô hình ............................................. 37 Bảng 4.1. Phân tích mô tả dữ liệu của các nước TPP giai đoạn 2000-2012 ........ 41 Bảng 4.2. Phân tích mô tả dữ liệu biến giả của các nước thành viên TPP giai đoạn 2000-2012............................................................................................................... 42 Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............. 43 Bảng 4.4. Kết quả chỉ số nhân tố phóng đại VIF của các biến trong mô hình ...... 43 Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn các ước lượng............................................................ 44 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định F-test cho ước lượng Fixed Effect Method .............. 45 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test cho ước lượng Random Effect Method ......................................................................... 46 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman test cho kết quả ước lượng bằng FEM hay REM ........................................................................................................................ 46 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng theo phương pháp FEM bao gồm biến giả thời gian ................................................................................................................................ 47 Bảng 4.10. Kiểm định tác động của biến giả thời gian lên biến phụ thuộc ........... 48 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Wald test độ tin cậy chung của hệ số trong mô hình kinh tế lượng với 7 biến độc lập ............................................................................. 48 Bảng 4.12. Kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM (Phương pháp Breusch-Pagan Lagrange multiplier) ........................................................... 49
  9. Bảng 4.13. Kiểm định tự tương quan trong mô hình REM (Kiểm định nhân tử Lagrange) ............................................................................................................... 49 Bảng 4.14. Kết quả ước lượng theo phương pháp REM ........................................ 50 Bảng 4.15. Kết quả ước lượng các nhân tố tác động đến thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP theo phương pháp FGLS ........................................................... 51 Bảng 4.16. Kết quả chỉ số nhân tố phóng đại VIF của các biến trong mô hình sau khi loại bỏ các biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 51
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng GDP toàn khối TPP năm 2012 ..............................................3 Biểu đồ 1.2. Hiệp định thương mại hiện có giữa các thành viên TPP năm 2013.....4 Biểu đồ 1.3. Thuế quan trung bình của các thành viên TPP năm 2012 ...................6 Sơ đồ 2.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế ........................................16 Biểu đồ 4.1. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP giai đoạn 2000-2012 ......................................................................................................39 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP giai đoạn 2000-2012 .......................................................................................52
  11. 1 TÓM TẮT Tôi thu thập số liệu của các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, phương pháp nghiên cứu của tôi dựa trên mô hình trọng lực cùng với dữ liệu bảng, tôi sử dụng các phương pháp khác nhau như phương pháp bình phương cực tiểu thường kết hợp pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM, phương pháp tác động ngẫu nhiên REM và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát FGLS để hồi quy và ước lượng mô hình nghiên cứu. Sau khi tiến hành so sánh độ hiệu quả của các phương pháp này, tôi nhận thấy rằng phương pháp FGLS là hiệu quả hơn cả. Dựa vào phương pháp FGLS tôi khám phá ra bốn nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên TTP bao gồm GDP, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái và việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, giải pháp như một sự tham khảo cho các nhà làm chính sách Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại sau khi TPP chính thức được ký kết.
  12. 2 CHƢƠNG 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong hơn 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh kế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc với chỉ số GDP tăng trung bình ở mức 6.6%/ năm. Việt Nam từ việc thiếu gạo và phải nhập khẩu lương thực trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Đời sống người dân được cải thiện, nền kinh tế đất nước đi lên và dần hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Chính sách mở cửa đi kèm với cải cách thương mại là một phần quan trọng trong chính sách đổi mới của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước trên thế giới bằng việc chủ động ký kết và tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương, một trong số đó là Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership – TPP) đang trong quá trình đàm phán. Hiệp định TTP là một hiệp định thương mại tự do được nhiều bên ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định này được xây dựng lần đầu vào năm 2003 như một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/5/2006, ban đầu chỉ có 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei. Sau đó, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia TTP, đến tháng 11/2008 các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Hiện tại ngoài 8 quốc gia kể trên còn có thêm các nước Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản đang trong quá trình đàm phán. Mục tiêu của Hiệp định là giảm các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên xuống bằng không vào năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ và nhiều vấn đề khác. Nếu Hiệp định TPP được ký kết, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa, điều này giúp Việt Nam thu được rất nhiều lợi
  13. 3 ích về kinh tế. Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO thành phố Hồ Chí Minh (2013) thì sau khi gia nhập TTP thu nhập quốc dân của Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, ước đạt 235 tỉ USD vào năm 2025. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất, vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá và dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu các mặt hàng vốn là thế mạnh của mình như dệt may, quần áo, giày dép v.v… vào các thị trường lớn mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác. Nếu so với các thành viên trong tổ chức thì Việt Nam là quốc gia có các hiệp định đầu tư song phương lớn thứ hai với 42 hiệp định (xem Bảng 1.1). Vì vậy, việc gia nhập TTP sẽ tác động tích cực tới khả năng thương mại của Việt Nam với các nước thành viên. Đặc biệt, hàng hóa của Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản là những quốc gia có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm lần lượt 60% và 17% GDP trong tổng các quốc gia thành viên tham gia đàm phán Hiệp định TPP năm 2012 (xem Biểu đồ 1.1). Trong điều kiện Việt Nam đang hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường thì việc gia nhập TPP sẽ là cú hích quan trọng giúp chúng ta cải cách thể chế, qua đó cải thiện môi trường kinh doanh. Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng GDP toàn khối TPP năm 2012 Vietnam Australia Brunei Canada 1% 4% Darussalam 5% 0% Chile Japan 1% 17% Malaysia 2% United States 60% Mexico 7% New Zealand 1% Singapore Peru 1% 1% Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp theo dữ liệu từ WDI năm 2012.
  14. 4 Bảng 1.1. Hiệp định đầu tƣ song phƣơng của các nƣớc tham gia đàm phán Hiệp định TPP năm 2013 Aust. Brunei Canada Chile Japan Malaysia Mexico N.Z Peru Sing. U.S Vietnam 21 3 26 39 15 49 28 2 30 35 41 42 Nguồn: Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTD) năm 2013. Chú ý: Chỉ bao gồm những hiệp định có hiệu lực từ tháng 6/2012. Cuối cùng, các quốc gia TPP hiện đang hợp tác với nhau rất tốt thông qua các hiệp định thương mại hiện có. Biểu đồ 1.2 cho thấy số lượng hiệp định thương mại tự do FTA đang có hiệu lực và đang chuẩn bị thực thi hoặc đang đàm phán giữa các thành viên TPP, từ Canada chỉ với 4 hiệp định đến Chile nhiều nhất với 10 hiệp định. Hiệp định thương mại tự do FTA giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore được xem là điểm khởi đầu cho Hiệp định TPP. Ba nước là thành viên của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA bao gồm Canada, Mexico và Hoa Kỳ cũng là thành viên tham gia đàm phán Hiệp định TPP và chiếm tới 50% tổng thương mại hàng hóa của TPP. Những liên kết trong Biểu đồ 1.2 hàm ý những lợi ích to lớn mà các thành viên đạt được khi Hiệp định được ký kết. Biểu đồ 1.2. Hiệp định thƣơng mại hiện có giữa các thành viên TPP năm 2013 12 11 10 9 8 7 6 Đang có hiệu lực 5 4 Đang chờ thực thi 3 hoặc đang đàm 2 phán 1 0 Nguồn: Dữ liệu từ website chính phủ của các nƣớc thành viên TPP năm 2013.
  15. 5 Song song với những lợi ích to lớn từ việc kí kết Hiệp định TPP mang lại, nền thương mại Việt Nam cũng đối mặt không ít thách thức sau đây: Khi là thành viên của TPP chúng ta bắt buộc phải cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu, hầu hết mặt hàng phải giảm mức thuế nhập khẩu xuống bằng không nhằm đạt được một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Biểu đồ 1.3 biểu thị mức thuế MFN trung bình của các thành viên TTP trong năm 2012, kết quả so sánh này cho thấy rằng Việt Nam là quốc gia có mức thuế MFN trung bình cao nhất với 9.5%, trong khi đó Singapore là nước áp dụng mức thuế MFN trung bình thấp nhất với 0.2%. Do đó, đối với Việt Nam, việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong TPP sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật kể cả lao động và môi trường, cũng như quyền lợi của nhà đầu tư. Một vấn đề quan trọng khác là quá trình cải cách thể chế chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, hối lộ còn đang là tình trạng phổ biến tại các doanh nghiệp đối với hệ thống công quyền. Hơn nữa, trong các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP thì Việt Nam là nước có thứ hạng về môi trường kinh doanh thấp nhất. Cuối cùng, yêu cầu nguồn gốc xuất xứ trong TPP cao và phức tạp khiến cộng đồng doanh nghiệp tỏ ra lo ngại vì nguyên liệu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt những ngành như may mặc, giày dép… chủ yếu nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Những điểm nêu trên thực sự là bài toán nan giải mà chúng ta cần phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng để tìm ra những biện pháp xử lý cho thoả đáng.
  16. 6 Biểu đồ 1.3. Thuế quan trung bình của các thành viên TPP năm 2012 Đơn vị tính: % 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Nguồn: Dữ liệu từ WTO Tariff Profiles năm 2012. (*): dữ liệu năm 2011. Từ những điều nêu trên, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để có thể thúc đẩy hoạt động thương mại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Để làm được điều đó, chúng ta nhất thiết phải hiểu thấu đáo các nhân tố ảnh hưởng đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP, cũng như tiềm năng thương mại trong quan hệ song phương giữa các quốc gia thành viên. Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng ta mới có thể vạch ra những định hướng đúng đắn giúp nhanh chóng nắm bắt cơ hội và tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy dòng thương mại Việt Nam tăng nhanh và bền vững. Tôi cho rằng đây là một vấn đề cấp thiết và hữu ích cần phải nghiên cứu một cách tường tận. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: “Các nhân tố tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP”.
  17. 7 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm hai mục tiêu cụ thể như sau: - Khám phá và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến dòng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP thông qua việc ứng dụng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP khi TPP được ký kết. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố chính tác động đến dòng thương mại giữa Việt Nam và 11 nước TPP, bao gồm: Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Canada, Mexico, Úc và Nhật Bản. - Phạm vi nghiên cứu: Kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hóa, GDP, dân số, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đối, hiệp định vùng và hiệp định thương mại của 12 thành viên tham gia đàm phán Hiệp định TPP giai đoạn 2000– 2012. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tôi thu thập số liệu của Việt Nam và 11 nước tham gia ký kết Hiệp định TPP trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 bao gồm: Kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hóa, GDP, dân số, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đối, hiệp định vùng và hiệp định thương mại. Phương pháp nghiên cứu của tôi dựa trên mô hình trọng lực cùng với dữ liệu bảng, tôi sử dụng các phương pháp khác nhau như pooled OLS, FEM, REM và FGLS để hồi quy và ước lượng mô hình nghiên cứu. Sau khi tiến hành so sánh độ hiệu quả của các phương pháp này bằng các kiểm định như kiểm định F-test, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian multiplier, kiểm định Hausman-Taylor, kiểm định Lagram-Multiplier và kiểm định Wald, tôi nhận thấy rằng phương pháp FGLS là thích hợp hơn cả vì nó có thể khắc phục các nhược điểm của các phương pháp pooled OLS, FEM và REM.
  18. 8 1.5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài Có rất nhiều sản phẩm khoa học sử dụng mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế để phân tích dòng thương mại song phương, đa phương và các nhân tố ảnh hưởng. Nói riêng đối với Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu phân tích những nhân tố tác động đến dòng thương mại song phương và đa phương của Việt Nam như nghiên cứu của Nguyen Tien Trung (2002), Thai Do Tri (2006), Bac Xuan Nguyen (2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Đào Ngọc Tiến (2013) và nhiều công trình khác liên quan, song vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng khác cần được xem xét và làm rõ. Ngoài ra, tôi chưa thấy có tài liệu nghiên cứu nào phân tích sâu sắc ảnh hưởng của các nhân tố đến dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP để từ đó đề ra một số giải pháp giúp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt cơ hội và tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy dòng thương mại Việt Nam tăng trưởng bền vững. Đây cũng chính là điểm mới của đề tài nghiên cứu này. 1.6. Kết cấu của luận văn Phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn được bố cục như sau: Chương I. Lời mở đầu: Trong chương này tôi sẽ trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và tính mới của đề tài và cuối cùng là kết cấu của luận văn. Chương II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trong chương này tôi trình bày về cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong và ngoài nước về mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế, đồng thời xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng đây là những vấn đề nền tảng và cần thiết trình bày để giúp người đọc có thể hiểu nội dung các chương kế tiếp dễ dàng hơn. Chương III. Thiết kế nghiên cứu: Trong chương này tôi trình bày mô hình kinh tế lượng, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu. Tôi tiến hành so sánh các phương pháp khác nhau để lựa chọn mô hình thích hợp cho phân tích. Trong phần cuối của chương, tôi cung cấp chi tiết nguồn và dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này.
  19. 9 Chương IV. Phân tích kết quả nghiên cứu: Trong chương này tôi trình bày tổng quan tình hình xuất-nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước TPP. Sau đó, tôi sẽ tiến hành phân tích và đánh giá các kết quả có được để rút ra kết luận cho các giả thuyết nghiên cứu. Chương V. Những giải pháp đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước TPP: Chương này trình bày về tổng quan tình hình chung trong thời gian tới và những giải pháp nhằm đẩy mạnh dòng thương mại giữa Việt Nam và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP. Kết Luận: Trong phần này này tôi tóm tắt lại những kết quả chính của nghiên cứu, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của nghiên cứu đối với các nhà làm chính sách. Cuối cùng, tôi trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất một số định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
  20. 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tham gia TPP chúng ta sẽ đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức. Điều quan trọng là chúng ta phải xem các thách thức đó là sức ép buộc chúng ta phải đổi mới và cải cách nhanh hơn và mạnh hơn. Do vậy, việc xác định nhân tố nào tác động mạnh, nhân tố nào tác động nhẹ để từ đó đề xuất các kiến nghị giải pháp với các cơ quan hữu năng và doanh nghiệp là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Điều này, nếu được thực hiện tốt, chính là kết quả lớn nhất mà TPP và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung mang lại cho đất nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1