Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định các yếu tố nào đã ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình ở các xã thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân ở huyện Lai Vung và đồng thời có định hướng cụ thể chắc chắn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo sau này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG TÁI NGHÈO CỦA HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG TÁI NGHÈO CỦA HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP.Hồ Chí Minh - Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do riêng bản thân tôi thực hiện theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Nội dung nghiên cứu, số liệu, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, hoàn toàn trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2018. Tác giả Nguyễn Thị Thúy An
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1 1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................5 2.1 Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của huyện Lai Vung ..................5 2.2 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................6 2.2.1 Khái niệm về đói nghèo ..............................................................................6 2.2.2 Đo lường mức độ nghèo đói.......................................................................7 2.2.3 Khái niệm về tái nghèo ...............................................................................9 2.2.4 Sinh kế bền vững ......................................................................................10 2.3 Các nghiên cứu trước đây .............................................................................12 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tái nghèo .............................................................13 2.4.1 Nghề nghiệp của chủ hộ gia đình: ..........................................................13 2.4.2 Trình độ học vấn ......................................................................................14
- 2.4.3 Giới tính của chủ hộ.................................................................................15 2.4.4 Quy mô hộ và số người phụ thuộc ...........................................................16 2.4.5 Quy mô diện tích đất của hộ ....................................................................17 2.4.6 Dân tộc ......................................................................................................17 2.4.7 Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng .............................................................18 2.4.8 Vay tín dụng ..............................................................................................19 2.4.9 Tuổi tác .....................................................................................................20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................27 3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................30 3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................30 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................31 3.3.1 Mẫu nghiên cứu .......................................................................................34 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................36 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38 4.1 Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................38 4.2 Phân tích hồi quy ..........................................................................................43 4.4 Thảo luận kết quả .........................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................53 5.1 Kết luận ...........................................................................................................53 5.2 Một số khuyến nghị .......................................................................................53 5.3 Đóng góp của đề tài........................................................................................56 5.4 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG HỎI PHỤ LỤC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................28 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................31
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lai Vung giai đoạn 2010-2015 .........................6 Bảng 2.2 Tóm tắt các công trình nghiên cứu về nghèo.............................................21 Bảng 3.1 Số lượng quan sát ở từng xã, thị trấn .........................................................35 Bảng 4.1 Thông tin về tái nghèo ...............................................................................38 Bảng 4.2 Thông tin về việc làm ...............................................................................38 Bảng 4.3 Thông tin về giới tính chủ hộ ....................................................................39 Bảng 4.4 Thông tin về trình độ học vấn ....................................................................39 Bảng 4.5 Thống kê mô tả ..........................................................................................40 Bảng 4.6 Khó khăn trong trồng trọt .........................................................................41 Bảng 4.7 Khó khăn trong chăn nuôi .........................................................................42 Bảng 4.8 Mong muốn hỗ trợ của các hộ dân ............................................................43 Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................44 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các yếu tố đến tái nghèo .................................................45
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AusAID Australian Agency for International Cơ quan Phát triển Quốc Development tế Úc CPI Customer price index Chỉ số giá tiêu dùng ESCAP Economic and Social Commission for Ủy ban kinh tế xã hội Asia and the Pacific khu vực Châu Á - Thái Bình Dương UBND Ủy ban nhân dân WB World Bank Ngân hàng Thế giới
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu Ngày nay, vấn đề nghèo đói mang tính chất toàn cầu, luôn tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào, ở bất kỳ xã hội, kể cả những nước kinh tế phát triển và Việt Nam chúng ta không ngoại lệ. Giải quyết được tình trạng nghèo đói không những cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân bên cạnh đó giải quyết những vấn đề khác của xã hội. Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua luôn coi công tác xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng và cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững và đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, số hộ nghèo vẫn còn nhiều, tình trạng tái nghèo thường xuyên diễn ra, có sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, các dân tộc còn cao… Đây là khó khăn cho các nhà quản lý địa phương. Theo bài viết “Tỷ lệ tái nghèo ở Việt Nam khoảng 2%” của tác giả Thảo Miên đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam online ngày 05/4/2018 có dẫn chứng báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam” được Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố vào ngày 05/4/2018 tỷ lệ tái nghèo của Việt Nam là 2%. Tình trạng tái nghèo sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều trong công tác quản lý ở địa phương cũng như ảnh hưởng đến việc đề ra chính sách để cải thiện mức sống người dân. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam một mặt đem lại nhiều cơ hội thay đổi chất lượng cuộc sống cho người nghèo nhưng cũng có không ít ảnh hưởng cho người nghèo như tình trạng mất việc làm do trình độ thấp tại các vùng miền. Bên cạnh đó, việc người nghèo phụ thuộc vào trợ cấp từ xã hội nên họ không có ý chí thoát nghèo để sợ mất đi phần trợ cấp. Một phần nguyên nhân của tái nghèo do “cho con cá mà không cho cần câu”, các chương trình hỗ trợ người dân thoát nghèo không đạt hiệu quả của chương trình. Do đó, cần biết các yếu tố dẫn đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tình trạng tái nghèo ra sao, chính quyền địa phương cần thực thi những chính sách gì để các hộ gia đình thoát nghèo.
- 2 Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất nhiều lương thực và các loại nông thủy sản có giá trị xuất khẩu, với diện tích tự nhiên 3.238 km2. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 80% diện tích toàn tỉnh, hơn 82,73% dân cư sống vùng nông thôn và có trên 73,59% lao động nông nghiệp. Những năm gần đây kinh tế tỉnh Đồng Tháp có tăng trưởng và phát triển. Chính quyền luôn xem giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nên có chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao cụ thể: Tổng số hộ nghèo của tỉnh là 17.266 hộ, chiếm tỷ lệ 4,04%; hộ cận nghèo 23.120 hộ, chiếm 5,36% (Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 tỉnh Đồng Tháp). Huyện Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp, hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã. Cơ cấu nền kinh tế đơn giản chủ yếu là nông nghiệp. Trong thời gian qua, huyện cũng cố gắng trong công tác thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của huyện cũng cải thiện đáng kể, đời sống người dân có sự chuyển biến tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lai Vung so với các huyện, thị trong tỉnh còn cao, đời sống của nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn. Nhiều hộ gia đình tuy đã thoát khỏi diện nghèo nhưng thực tế khả năng tái nghèo cao. Xuất phát từ vấn đề trên nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tình trạng tái nghèo của các xã nhằm xác định rõ nguyên nhân để có chính sách thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố nào đã ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng tái nghèo của các hộ gia đình ở các xã thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân ở huyện Lai Vung và đồng thời có định hướng cụ thể chắc chắn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo sau này.
- 3 2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá thực trạng tái nghèo của người dân tại huyện Lai Vung, (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới tình trạng tái nghèo của người dân huyện Lai Vung - Đồng Tháp. (3) Gợi ý các giải pháp chính sách nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện Lai Vung. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả tập trung đi vào trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Thực trạng tái nghèo tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp như thế nào? (2) Những yếu tố nào đã ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của những người dân ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp? (3) Những giải pháp nào giúp giảm tình trạng tái nghèo của các hộ dân? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố lên tái nghèo. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các hộ dân tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp gồm: xã Hòa Long, Long Thắng, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, Tân Dương, Hòa Thành và thị trấn Lai Vung. 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu này chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái nghèo của hộ gia đình ở huyện Lai Vung, nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho địa phương. Và kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở khoa học thiết thực giúp chính quyền địa phương cũng như các hộ gia đình
- 4 tham khảo để có giải pháp cụ thể hơn và khả thi hơn nhằm thoát nghèo bền vững cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. 5. Kết cấu của luận văn Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương bao gồm cả Chương mở đầu và Chương kết luận, kiến nghị. Cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trong chương này sẽ trình bày tóm lược về tổng quan huyện Lai Vung, các khái niệm về nghèo đói, đo lường mức độ nghèo đói, tái nghèo, sinh kế bền vững và nguyên nhân nghèo đói. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó để xác định yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày khung phân tích của nghiên cứu sau đó đưa ra mô hình kinh tế, số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng, xác định các yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Đánh giá tổng quan toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính chất gợi ý, kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng tái nghèo của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, nêu thêm những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này sẽ trình bày tóm lược về tổng quan huyện Lai Vung, các khái niệm về nghèo đói, đo lường mức độ nghèo đói, tái nghèo, sinh kế bền vững và nguyên nhân nghèo đói. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xác định yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. 2.1 Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của huyện Lai Vung Huyện Lai Vung là địa bàn thuộc khu vực phía Tây Nam của vùng Sa Đéc, phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò, phía Đông giáp với Thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành, phía Tây - Tây Nam giáp với quận Thốt Nốt và Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lai Vung là 238.44km2, chiếm 6,79% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp. Huyện Lai Vung có 12 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 1 thị trấn và 11 xã (Định Hòa, Hòa Long, Hòa Thành, Long Hậu, Long Thắng, Phong Hòa, Tân Dương, Tân Hòa, Tân Phước, Vĩnh Thới, Tân Thành). Dân số của huyện năm 2016 là 161.576 người, mật độ dân số khoảng 678 người/km2 xấp xỉ gấp 1,4 lần bình quân của toàn tỉnh Đồng Tháp. Huyện Lai Vung là huyện nông nghiệp, theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Lai Vung có 8.235 người sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 5,1% và có 153.341 người sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 94,9%. Đa số người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2010 - 2015 nhìn chung đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo ở mức 6.5% nhưng ở năm 2015 tỷ lệ này lại tăng thêm 2,43%. UBND huyện cũng đề ra nhiều chương trình kế hoạch như đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cho vay vốn làm kinh tế …nhằm góp phần giúp người nghèo vượt qua khó khăn. Đầu năm 2016, huyện Lai
- 6 Vung có 3.526 hộ nghèo (chiếm 8,93%); 2.164 hộ cận nghèo (chiếm 5,48%). Huyện tiếp tục thực hiện nhiều chương trình dành cho lao động nông thôn như: Mở các lớp nghề theo nhu cầu của người dân, hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế, giới thiệu việc làm cho lao động... UBND huyện cũng tích cực tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, công ty đến địa phương tư vấn tuyển dụng lao động. Các hội đoàn thể ở huyện duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả để giúp hội viên làm kinh tế thoát nghèo. Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lai Vung giai đoạn 2010-2015 Đơn vị: % Trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo Thành thị Nông thôn 2010 15,83 15,32 15,86 2011 13,25 11,66 13,35 2012 11,09 8,97 11,22 2013 8,86 8,31 8,90 2014 6,50 6,35 6,51 2015 8,93 7,69 9,01 (Nguồn số liệu Chi cục Thống kê huyện Lai Vung, 2015) 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Khái niệm về đói nghèo Đói nghèo là khái niệm đa chiều vừa dễ vừa khó để định nghĩa. Chủ yếu các khái niệm nghèo đói đều đề cập đến mức sống, vật chất của người dân. Đói nghèo được mô tả là tình trạng mà những cá nhân, hộ gia đình hay cả cộng đồng thiếu các nguồn lực tạo ra thu nhập để duy trì tiêu dùng đáp ứng cho cuộc sống đầy đủ và sung túc. Như vậy, đói nghèo được coi là tình trạng thiếu thốn về vật chất. Khái niệm nghèo đói được định nghĩa tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội
- 7 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Như vậy, chúng ta hiểu về nghèo là tình trạng được cho là thiếu thốn về các phương diện như: Thu nhập thấp, thiếu những nhu cầu cơ bản hằng ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng khi bất trắc và dễ bị tổn thương trước những mất mát. 2.2.2 Đo lường mức độ nghèo đói Chuẩn nghèo là yếu tố quan trọng liên quan tới đầu vào của chính sách giảm nghèo, cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả của các chính sách. Tại Việt Nam, từ năm 1993, đã tồn tại song song hai chuẩn nghèo, có nhiều sự khác biệt về số liệu và được sử dụng cho mục đích khác nhau. Chuẩn nghèo chính thức sau đó cũng liên tục được thay đổi, hiệu lực của chuẩn nghèo cũng dần được kéo dài (từ 2 năm lên thành 5 năm). Từ trước cho đến nay, dù là chuẩn chính thức hay chuẩn theo dõi, chuẩn nghèo ở Việt Nam đánh giá dựa trên các yếu tố về kinh tế. Vấn đề về nghèo đói sử dụng các yếu tố thu nhập/chi tiêu ngày càng cho thấy không phù hợp, nhất trong bối cảnh phát triển hiện nay và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Thực tế, các Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tiếp cận giảm nghèo đa chiều khi thực hiện một lúc nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục, y tế, việc làm, phát triển trong sản xuất, trong cơ sở vật chất…Tuy nhiên, tất cả căn cứ áp dụng các chính sách hỗ trợ đa chiều vẫn dựa trên chuẩn nghèo thu nhập và một quy trình xác định rất chặt chẽ, khách quan nhưng bị chi phối nhiều nhân tố chủ quan khác. Hiện tại, chuẩn nghèo Việt Nam được cho là thấp, nhất là chuẩn nghèo chính thức, mặc dù chuẩn nghèo đã thay đổi qua nhiều giai đoạn. Thời gian giữa những lần thay đổi chuẩn nghèo chính thức thường 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với khả năng huy động nguồn lực của Nhà nước nhưng
- 8 thường không phù hợp với thực tiễn, nhất là bối cảnh khủng hoảng kinh tế, giá cả leo thang như hiện nay. Khi giá cả leo thang, chuẩn nghèo dễ bị bóp méo. Vào cuối năm 2008, khi lạm phát tăng cao, rất nhiều các ý kiến về điều chỉnh chuẩn nghèo đã được đưa ra, đặc biệt là những đề xuất về cách thức xây dựng chuẩn nghèo mới, còn gọi là chuẩn nghèo động, cập nhật diễn biến của chỉ số CPI. Vấn đề khác của chuẩn nghèo là khả năng phân loại các nhóm nghèo. Với chuẩn nghèo hiện nay, những người được xem dưới ngưỡng nghèo đều được gọi là nghèo, nhưng các tình trạng nghèo này khác nhau, có nhóm sát ngưỡng nghèo nhưng có nhóm xa ngưỡng nghèo. Nguyên nhân quan trọng dẫn tới hạn chế của chuẩn nghèo chính thức này xuất phát chủ yếu từ cách tiếp cận nghèo đơn chiều của Việt Nam, trong khi cách thức giải quyết vấn đề nghèo mang tính đa chiều. Điều này làm gia tăng sự trùng lặp, chồng chéo của những chính sách vì nhu cầu cần hỗ trợ của mỗi người nghèo từ chính sách không giống nhau. Như vậy, chính sách không áp dụng hỗ trợ cho mọi người nghèo, nên hỗ trợ theo từng nhóm đối tượng với mức hỗ trợ, thời gian và cách thức cho phù hợp hơn. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn năm 2016 - 2020.
- 9 2.2.3 Khái niệm về tái nghèo Theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020. Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm qua điều tra, rà soát hàng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Vậy tái nghèo được hiểu nôm na là tình trạng mà một hộ gia đình đã thoát nghèo nhưng quay lại hộ nghèo sau một thời gian nhất định. Như vậy, chúng ta có thể hiểu tái nghèo là sự quay trở lại nghèo đói của một cá nhân, một hộ gia đình đã thoát nghèo do tác động của các yếu tố như: Thiên tai, bão lũ, khủng hoảng kinh tế, rủi ro trong sản xuất, đầu tư…Trong thời gian qua, nước ta thực hiện nhiều chính sách giảm nghèo đạt hiệu quả, nhưng kết quả này chưa bền vững, điều này có thể thấy số hộ đã thoát nghèo có mức thu nhập sát với chuẩn nghèo còn cao và tỷ lệ tái nghèo khá cao. Nguyên nhân tái nghèo xuất phát từ nhiều lý do. Lý do chủ quan có thể kể đến một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, nữa vời, mang tính ngắn hạn, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chưa sâu sát. Bên cạnh đó, một số người nghèo họ luôn mang tâm lý ỷ lại, chưa có ý chí chủ động thoát nghèo. Lý do khách quan, tái nghèo là hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh từ xã hội hoặc những thay đổi của chính hộ gia đình như bệnh tật, công việc thay đổi, thay đổi cách thức sản xuất… làm cho hộ nghèo rơi vào cảnh khó khăn hơn. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đang đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn cầu. Theo bài viết “Việt Nam có nguy cơ tái nghèo do suy thoái toàn cầu” của tác giả Thanh Bình đăng trên báo VN Express ngày 16/2/2009 có đề cập đến Việt Nam nằm trong nhóm những nước có nguy cơ rủi ro
- 10 cao nhất về tình trạng tái nghèo, theo đánh giá của World Bank. Do đó, muốn xóa đói giảm nghèo đạt được hiệu quả cao và bền vững nhất thì trước tiên chúng ta phải hạn chế được các nguyên nhân dẫn đến tái nghèo. Minh họa rõ hơn cho nguy cơ tái nghèo là mô tả vòng lẩn quẩn của nghèo đói. Về góc độ xã hội, những gia đình nghèo thường có trình độ học vấn thấp và đông con. Do đông con nên thường bệnh tật và không có đủ tiền cho con cái ăn học nên dẫn đến tình trạng thất học. Tình trạng thất học dẫn đến kém hiểu biết, thiếu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình. Do thiếu hiểu biết nên thường sinh con đông,…Về góc độ kinh tế, những hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp. Vì thu nhập thấp nên hộ gia đình có mức tích lũy và đầu tư thấp. Do tích lũy thấp và đầu tư thấp nên hộ gia đình không có khả năng đầu tư thâm canh tăng năng suất nên năng suất thấp. Vì năng suất thấp nên thu nhập của hộ gia đình thấp… Cứ tiếp tục như thế, vòng lẩn quẩn của nghèo đói sẽ làm cho các hộ gia đình từ nghèo, thoát nghèo rồi quay trở lại nghèo. 2.2.4 Sinh kế bền vững Theo Chambers & Conway (1991) cho rằng sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.
- 11 Khung phân tích sinh kế bền vững cho rằng con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống. Con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: a) Vốn vật chất (P = Physical Capital) đó là cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; b) Vốn tài chính (F = Financial Capital) ngụ ý về các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; c) Vốn xã hội (S = Social Capital) là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; d) Vốn con người (H = Human Capital) đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động của hộ và loại vốn này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục...); e) Vốn tự nhiên (N = Natural Capital) là tất cả những nguyên liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao
- 12 gồm cả các nguồn lực đất đai, nước, rừng, đa dạng sinh học, và những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như khoáng sản. Phát triển sinh kế bền vững đã trở thành ưu tiên trong xóa đói giảm nghèo và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dựa trên cộng đồng, góp phần việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nó còn giúp cho việc xác định các liên kết giữa xã hội, kinh tế, môi trường và sự tác động của thể chế chính sách trong phát triển nông thôn. 2.3 Các nghiên cứu trước đây Thông qua việc xác định các nguyên nhân của nghèo đói giúp chúng ta xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo. Thực tế, xác định nguyên nhân nghèo đói khó khăn vì thực trạng hiện nay không chỉ một nguyên nhân đơn lẻ mà nghèo đói là kết hợp từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương thì tồn tại những nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến nghèo đói. Tác giả sơ lược một số nghiên cứu trước đã đưa ra nguyên nhân của nghèo đói, thông qua các nghiên cứu trước nhằm có hướng nhìn tổng quan hơn về nguyên nhân thực trạng nghèo đói tại các địa phương. Theo nghiên cứu thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở biên giới Tây Nam của Lê Thanh Sơn (2008) đã xác định 4 yếu tố chính tác động đến nghèo là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, số người phụ thuộc trong hộ, số năm đi học trung bình của những người trưởng thành trong gia đình và diện tích đất canh tác. Theo Trần Kỳ Việt (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang là đất đai, loại hình nghề nghiệp và giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong định hướng tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo Hồ Duy Khải (2010) xác suất nghèo của hộ gia đình ở vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang phụ thuộc vào các yếu tố như học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình sở hữu, số nhân khẩu trong hộ, nghề nghiệp chính của chủ hộ, số người trong hộ di cư đi làm ăn ở các vùng khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn