intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------- TRƯƠNG HUỲNH THẢO NHI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯƠNG HUỲNH THẢO NHI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM TP.HCM – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả TRƯƠNG HUỲNH THẢO NHI
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................5 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............................................................................................................7 2.1 Lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm ..............................................................................7 2.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................7 2.1.2 Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm .........................................................................7 2.1.3 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm..............................................................................8 2.1.4 Rủi ro khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng ............................................................... 9 2.2 . Tổng quan các nghiên cứu có liên quan .............................................................. 9 2.2.1 . Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................9 2.2.2 . Nghiên cứu trong nước ..................................................................................10 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................12
  5. 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................13 2.3.1. Mô hình nghiên cứu và các biến .....................................................................13 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................18 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 19 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu .............................................19 3.2. Phương pháp kiểm định dữ liệu .........................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25 4.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TP.HCM ...............................................25 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 30 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................................30 4.2.2. Kiểm định thang đo .........................................................................................33 4.2.2.1. Kiểm định cronbach’s alpha đối với các thang đo .......................................33 4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 36 4.2.2.3. Tương quan Pearson.....................................................................................41 4.2.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................43 4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy .................................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ........................................................51 5.1. Kết luận ..............................................................................................................51 5.1.1. Kết luận về yếu tố chất lượng dịch vụ ............................................................ 52 5.1.2. Kết luận về yếu tố hình thức chiêu thị ............................................................ 52 5.1.3. Kết luận về yếu tố lợi ích tài chính .................................................................53 5.1.4. Kết luận về yếu tố ảnh hưởng người thân quen ..............................................54 5.1.5. Kết luận về yếu tố sự thuận tiện ......................................................................55 5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng ..........................................................................................................56 5.2.1. Nhóm giải pháp về yếu tố chất lượng dịch vụ ................................................56
  6. 5.2.2. Nhóm giải pháp về yếu tố hình thức chiêu thị ................................................58 5.2.3. Nhóm giải pháp về yếu tố lợi ích tài chính .....................................................59 5.2.4. Nhóm giải pháp về yếu tố ảnh hưởng người thân quen ..................................61 5.2.5. Nhóm giải pháp về yếu tố sự thuận tiện..........................................................61 5.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT KH Khách hàng Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy LDR động NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn gốc của các biến................................................................................ 14 Bảng 3.2: Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân ở TP.HCM................. 19 Bảng 3.3: Số lượng bảng khảo sát hợp lệ ...................................................................... 22 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................................. 25 Bảng 4.2: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2017 ....................................................................................... 26 Bảng 4.3: Tình hình huy động tiền gửi của các NHTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2017 ...................................................................................................................... 27 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ các biến ......................................... 35 Bảng 4. 5: Kiểm định KMO và Bartlet của biến độc lập ............................................... 37 Bảng 4.6: Kết quả EFA về Giá trị Eigenvalue và Tổng phương sai trích của biến độc lập ................................................................................................................................... 38 Bảng 4.7: Kết quả ma trận xoay (Rotated Component Matrixa) của biến độc lập ........ 39 Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlet của biến phụ thuộc ............................................ 40 Bảng 4.9: Kết quả EFA về Giá trị Eigenvalue và Tổng phương sai trích biến phụ thuộc ........................................................................................................................................ 41 Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả các biến sau khi thực hiện phân tích EFA ...................... 42 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các biến ........................................ 42 Bảng 4.12: Tóm tắt mô hìnhb ......................................................................................... 43 Bảng 4.13: Bảng phân tích phương sai ANOVA ........................................................... 44 Bảng 4.14: Kết quả xử lý hồi quy bội ............................................................................ 44 Bảng 4.15: Mô tả kết quả hồi quy so với kỳ vọng ban đầu ........................................... 49 Bảng 5.1: Thống kê mô tả thang đo chất lượng dịch vụ 52 Bảng 5.2: Thống kê mô tả thang đo hình thức chiêu thị ................................................ 53 Bảng 5.3: Thống kê mô tả thang đo lợi ích tài chính ..................................................... 53 Bảng 5. 4:Thống kê mô tả thang đo ảnh hưởng người thân quen .................................. 54 Bảng 5. 5:Thống kê mô tả thang đo sự thuận tiện ......................................................... 57
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Mô tả mẫu khảo sát về giới tính 30 Biểu đồ 4.2:Mô tả mẫu khảo sát về độ tuổi 31 Biểu đồ 4.3: Mô tả mẫu khảo sát về học vấn 32 Biểu đồ 4.4: Mô tả mẫu khảo sát về thu nhập 33 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn 46 Biểu đồ 4.6: Biểu đồ phân phối của phần dư 47 Biểu đồ 4.7: Biểu đồ phân tán 48
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................15
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực NH cùng với các quy định chặt chẽ từ phía Chính phủ và NHNN, việc tìm kiếm những giải pháp để gia tăng lượng vốn huy động là một yêu cầu “bức thiết” của các NHTM. Huy động vốn là một trong những hoạt động trọng yếu của NH, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong các nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi tiết kiệm từ KH cá nhân chiếm tỷ trọng lớn vì khối lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn, và chưa được huy động hết; hơn nữa đây là nguồn được xem là ổn định nhất và có chi phí hợp lý. Các NH đều ý thức được tầm quan trọng của nguồn tiết gửi tiết kiệm và tập trung cạnh tranh nhằm thu hút số lượng KH tới gửi tiền nhiều hơn. Từng có giai đoạn, các NH chạy đua về lãi suất huy động, với những mức lãi suất rất cao và buộc NHNN có động thái về việc áp đặt mức lãi suất trần. Theo báo cáo Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, TP.HCM là địa bàn có lượng vốn huy động chiếm khoảng 30% cả nước, trong đó, vốn huy động của các NHTMCP chiếm 51,74% tổng vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 46,58% tổng vốn huy động. Với môi trường kinh tế thuận lợi, Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính hàng đầu của cả nước với nhiều tổ chức tín dụng được thành lập và người dân có nhiều sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền tiết kiệm. KH không chỉ quan tâm đến lãi suất huy động cao hay thấp mà còn quan tâm đến dịch vụ, thương hiệu. Các NHTM ra sức tung ra những sản phẩm tiết kiệm mới lạ, hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Câu hỏi đặt ra cho các NHTM trên địa bàn TP.HCM là: "Đâu là điều mà một KH cần khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại các NHTM?". Hơn nữa, việc huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn TP.HCM đang gặp một số khó khăn, nguyên nhân có thể kể đến như: (1) Gửi tiết kiệm là kênh an toàn, nhưng mức độ hiệu quả chưa chắc đã cao so với các kênh khác mang đến lợi suất cao hoặc ưu đãi hơn như: chứng khoán, các quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư, bảo hiểm,…;
  12. 2 (2)Những quy định của Bộ tài chính và NHTW về khuôn khổ, quy định đối với hoạt động huy động vốn đã ràng buộc các NH không thể tiếp tục phá rào; (3)Áp lực cạnh tranh từ các NH quốc nội và sự gia nhập của các NH nước ngoài khác. Trước áp lực cạnh tranh và những khó khăn nêu trên, việc xác định chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM tại TP.HCM. Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. HCM”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp luận cứ cho các nhà quản lý ngân hàng ở TP.HCM đưa ra các chính sách quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh. - Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố có tác động đến quyết định gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh?
  13. 3 Mức độ tác động của các yếu tố có tác động đến quyết định gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Các kiến nghị, hàm ý quản trị nào cần đưa ra để tăng lượng tiền gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hành vi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của KH cá nhân tại các NHTM tại TP.HCM. Khách thể nghiên cứu: Các KH gửi tiết kiệm tại các NH tại thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 10 NHTM lớn có trụ sở hoặc chi nhánh tại TP.HCM. Cụ thể: - Đại diện cho NHTM nhà nước: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) – Chi nhánh TP.HCM; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Đại diện cho NHTM Cổ phần Việt Nam: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Tiền Phong (TPBank); Ngân hàng Á Châu (ACB); Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Sài Gòn Bank) - Đại diện khối NH liên doanh, NH nước ngoài ở Việt Nam: Ngân hàng VID PUBLIC BANK, Ngân hàng ANZ BANK Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2017 qua các báo cáo kết quả hoạt động của NHNN chi nhánh tại TP.HCM. Số liệu sơ cấp: Kết quả khảo sát được thu thập tại 10 NHTM nêu trên trong thời gian năm 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu vận dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Các phương pháp nghiên cứu định tính:
  14. 4 + Tổng hợp tất cả những dữ liệu thực tế về thực trạng tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm các yếu tố thuộc nội bộ NH và các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài NH. + Hỏi ý kiến chuyên gia về những nhân tố tác động đến hành vi gửi tiền tiết kiệm tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát khách hàng. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sơ bộ gồm 2 giai đoạn: Xây dựng thang đo và Nghiên cứu sơ bộ định lượng với số mẫu thực tế đạt yêu cầu thu được. Luận văn vận dụng các biến trong mô hình tại các nghiên cứu trong nước và ngoài nước để đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH. Nghiên cứu chính thức: Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Phỏng vấn thử một nhóm KH có sử dụng dịch vụ 1 Sơ bộ Định tính tiết kiệm tại NHTM để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Chính Phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi 2 Định lượng thức (N=220, xử lý số liệu) Sau giai đoạn phỏng vấn nhóm KH, bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ chính thức được đưa vào khảo sát trực tiếp với đối tượng là những KH đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại 10 NHTM trên địa bàn TP.HCM. Để lượng hóa các yếu tố tác động đến sự lựa chọn tiền gửi tiết kiệm thì trong phạm vi đề tài nghiên cứu có vận dụng phân tích nhân tố và phân tích hồi quy nhằm mục đích tìm ra các yếu tố thực sự tác động đến quyết định lựa chọn tiền gửi tiết kiệm cũng như mức độ và chiều
  15. 5 hướng tác động của các yếu tố này tại các NHTM. Mẫu KH được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện với 220 KH. Quy trình, thiết kế và phương pháp nghiên cứu chi tiết được trình bày ở chương 3. 1.6. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đem lại những kết quả nhất định trong việc xác định mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KH tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM. Điều này giúp các nhà quản trị NH nhận biết được yếu tố nào là quan trọng nhất, nắm bắt được nhu cầu của KH khi quyết định chọn NH gửi tiết kiệm. Dựa vào những nhu cầu đó để từ đó có cơ sở phân tích, dự báo những tác động bên trong và bên ngoài NH nhằm xây dựng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển của NH trong điều kiện biến động không ngừng của nền kinh tế. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và giải pháp
  16. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH gửi tiết kiệm của KH tại các NH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, để từ đó có một cái nhìn khái quát về những vấn đề sẽ được trình bày trong nội dung bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp cứu định lượng sẽ được sử dụng trong phạm vi bài nghiên cứu này, thông qua đó làm cơ sở lý luận để tác giả phân tích ở những chương tiếp theo. .
  17. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Lý thuyết về tiền gửi tiết kiệm 2.1.1 Khái niệm Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2012) [6] định nghĩa tiền gửi tiết kiệm là “hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản”. Cũng theo Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2012): “Người gửi tiền: là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm: là người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm: là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm: đứng tên một cá nhân hoặc người đồng sở hữu, dùng để tiến hành các giao dịch về tiền gửi tiết kiệm. Kỳ hạn gửi tiền: là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào NH đến ngày NH cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất tiết kiệm do NH quy định cho từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường, lãi suất sẽ được điều chỉnh theo biến động trên thị trường. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được tính theo ngày” 2.1.2. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm Vì gửi tiết kiệm cũng được cho là một hình thức đầu tư, do đó, tiền gửi tiết kiệm cũng mang những đặc trưng cụ thể như sau: - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cụ thể: KH sẽ phải lựa chọn giữa các mức gửi 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng...nếu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn; và không phải lựa chọn giữa các mức gửi nếu gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm có khả năng sinh lãi suất: Với các kỳ hạn khác nhau sẽ quy định các mức lãi suất không giống nhau. Tuy lợi nhuận thu lại từ tiền gửi tiết
  18. 8 kiệm không cao nhưng đảm bảo ổn định và ít rủi ro hơn so với đầu tư chứng khoán hay bất động sản. - Tiền gửi tiết kiệm được quản lý thông qua sổ tiết kiệm: Sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh số tiền gửi tiết kiệm đồng thời giúp KH quản lý tài khoản tiết kiệm hiệu quả. - Tiền gửi tiết kiệm mang tính ổn định, an toàn: Gửi tiết kiệm có không quá nhiều quy định, thủ tục khắt khe mà vẫn tận dụng được khả năng sinh lợi vốn có của tiền. Căn cứ những đặc điểm nêu trên, thông thường KH thường chọn gửi tiền tiết kiệm ở những NH có uy tín với mức lãi suất hấp dẫn; có hình thức giao dịch thuận tiện, tiết kiệm thời gian, và cân nhắc kỹ để chọn kỳ hạn hợp lý, để không thiệt thòi khi phải rút tiền trước hạn. 2.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm - Đối với nền kinh tế: Nguồn tiền gửi tiết kiệm từ người dân vào hệ thống NH cùng với nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, tiền gửi tiết kiệm NH tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nguồn vốn của thị trường giúp ổn định và an toàn cho thanh khoản của hệ thống NH. Với nguồn lực này, các NHTM biến vốn nhàn rỗi thành vốn hoạt động, tiếp tục phân bổ đầu tư vào các dự án quan trọng của đất nước như phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện,…để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế - Đối với ngân hàng: Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ sinh lời của NH như cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ thanh toán... Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận thì vốn có vai trò quan trọng để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; quyết định quy mô hoạt động tín dụng của NH; quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NH; quyết định năng lực cạnh tranh của NH.
  19. 9 - Đối với người gửi tiền: Đối với các cá nhân: Trước tiên, họ nghĩ đến việc bảo quản số tiền tạm thời nhàn rỗi của họ như thế nào cho an toàn. Sau đó, những người này tính đến việc tìm kiếm lợi nhuận từ số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến và sử dụng những tiện ích do NH cung ứng. Thời hạn gửi dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít là tuỳ thuộc khoản vốn của họ nhàn rỗi được bao lâu, lãi suất của các loại tiền gửi so với các hình thức đầu tư khác và những dịch vụ mà NH cung ứng có tiện lợi hay không. Đối với các tổ chức kinh tế: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, hầu như tiền của họ để tại NH là chủ yếu, họ gửi tiền vào NH không phải với mục đích tìm kiếm thu nhập mà chủ yếu là để sử dụng các dịch vụ tiện ích của NH, nhờ NH tiến hành thanh toán hộ các khoản phải trả và thu hộ các khoản phải thu của KH hoặc nhập vào tài khoản theo lệnh của họ. 2.1.4. Rủi ro khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Gửi tiền tiết kiệm được đánh giá là một trong những cách an toàn và hiệu quả với những người không có nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, NH cũng không phải là nơi gửi tiền an toàn tuyệt đối và còn nhiều kẽ hở để cho kẻ gian lợi dụng chiếm đoạt hoặc do nhân viên NH hoặc KH không tuân thủ đúng quy trình, quy định khi gửi tiền thì rủi ro gần như sẽ xảy ra (Ví dụ: Nhân viên hoặc đối tượng khác điền thêm thông tin vào để rút ruột tiền gửi của KH theo nhiều cách khác nhau, KH mất tiền gửi tiết kiệm do cán bộ NH lợi dụng mối quan hệ cá nhân hình thành suốt thời gian giao dịch lâu dài với KH, tạo niềm tin về uy tín, quyền hạn, luôn sẵn sàng ký tất cả những gì mà KH yêu cầu hoặc nhân viên NH tin tưởng KH, cho rút tiền trước, bổ sung chữ ký và hồ sơ sau) 2.2 . Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 2.2.1 . Nghiên cứu của nước ngoài Đề tài nghiên cứu về hành vi lựa chọn gửi tiền của khách hàng là một chủ đề được giới học giả trong nước và quốc tế quan tâm. Cách tiếp cận của các nghiên cứu có sự khác biệt nhau tùy theo lĩnh vực của học giả.
  20. 10 Kennington và cộng sự (1996) [12] trong nghiên cứu "Consumer Selection Criteria for Banks in Poland." International Journal of Bank Marketing 14(4): 12- 21, đã chỉ ra rằng uy tín, giá cả và dịch vụ là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. Trong bài nghiên cứu “Financial development and economic growth: Evidence from Northern Cyprus”, International Research Journal of Finance and Economics 8 (2), 57-62, của O.V. Safakli (2007) [17], những yếu tố cần được quan tâm bao gồm: Chất lượng và hiệu quả của dịch vụ, hình ảnh của NH, sự thuận tiện, năng lực tài chính của NH và ý kiến của người quen. Khi tìm hiểu về sự lựa chọn của đối tượng chỉ sử dụng một NH và đối tượng sử dụng nhiều NH cùng lúc tại Malaysia, Mokhlis (2009) [18] trong nghiên cứu “Relevancy and measurement of religiosity in consumer behavior research”, International Business Research, Vol. 2 No. 3, pp. 75-84, cho rằng những yếu tố sau có tác động và mức độ ảnh hưởng theo chiều giảm dần, bao gồm: Sự an tâm, dịch vụ ATM, Sự thuận tiện, Lợi ích tài chính, vị trí NH, hình thức quảng cáo và ưu đãi, ảnh hưởng của người thân. Nghiên cứu của Ukenna và cộng sự (2012) [19] trong nghiên cứu “Analysis of the influence of gender on the choice of bank in southeast Nigeria”. International Journal of Business and Management, 7(3), 230, xác định rằng yếu tố nhân khẩu như giới tính cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn NH tại Đông Nam Nigeria. 2.2.2 . Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về đề tài này cũng tương đối lớn, tuy nhiên tập trung từ khoảng thời gian 2010 trở đi. Nguyên nhân là vì trước đó, hoạt động NH bán lẻ chưa được quan tâm như hiện nay, các NH chủ yếu tập trung vào hoạt động bán buôn. Sau những biến động về kinh tế và sự thay đổi trong quy định của pháp luật, dịch vụ NH bán lẻ mới trở thành trọng tâm mới của các NH, đồng thời các nghiên cứu có liên quan mới thực sự phát triển. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn NH của Phạm Thị Tâm (2010) [4] đã chỉ ra rằng các yếu tố sau ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn NH theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2