intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vũng Tàu

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát đề tài đó là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư thương mại của người dân trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Từ đó, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp nâng cao quyết định mua nhà chung cư tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- PHẠM THỊ THANH HẢI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- PHẠM THỊ THANH HẢI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỂN THỊ PHƯƠNG THẢO Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020
  3. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐTQT VÀ SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phạm Thị Thanh Hải Giới tính: Nữ Năm sinh: Nơi sinh: Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 18114153 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu nhằm đóng góp và củng cố lý thuyết về quyết định mua nhà chung cư, hơn vận dụng lý thuyết kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính và định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của khách hàng, từ đó đề xuất các hàm ý cho các nhà quản trị khuyến khích hoạt động mua chung cư tại thành phố Vũng Tàu. III- Ngày giao nhiệm vụ: / / 2020 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: / /2020 V- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thị Thanh Hải, tôi xin cam đoan rằng tôi đã thực hiện luận văn này dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phương Thảo. Các nội dung tham khảo, trình bày trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện luận văn Phạm Thị Thanh Hải
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Phương Thảo người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình thực hiện lực văn để giúp tác giả có thể hoàn thành bài luận văn này với kết quả tốt nhất. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường, quý Thầy Cô Viện Đào tạo Quốc tế và Sau Đại học, quý thầy cô giảng viên đã tận tâm, tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập tại Trường. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày… tháng … năm 2020 Người thực hiện luận văn Phạm Thị Thanh Hải
  6. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu chứng minh được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu trong quá trình phát triển thị trường nhà ở tại đây. Dựa trên cơ sở lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1980) và thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991), kết hợp với các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu: (1) Ảnh hưởng từ người thân; (2) Niềm tin đối với sản phẩm; (3) Thủ tục pháp lý; (4) Giá cả; (5) Chính sách hỗ trợ khách hàng. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng với mẫu nghiên cứu n = 287 người có nhu cầu mua nhà chung cư tại thành phố Vũng Tàu được chọn ra bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Vũng Tàu được xếp theo trình tự mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp là: (1) Giá cả (β4 = 0,362), (2) Niềm tin đối với sản phẩm (β2 = 0,301), (3) Thủ tục pháp lý (β3 = 0,224), (4) Chính sách hỗ trợ khách hàng (β5 = 0,218), và (5) Ảnh hưởng từ người thân (β1 = 0,149). Các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5 của đề tài đều được chấp nhận. Bên cạnh đó, đề tài còn thực hiện kiểm định sự khác biệt về quyết định mua nhà chung cư với các đặc điểm nhân khẩu bao gồm giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân và thu nhập trung bình hàng tháng. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm này.
  7. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.5. Lược khảo nghiên cứu liên quan ..........................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu tổng quát......................................................................4 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................4 1.8. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................6 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................6 2.1.1. Định nghĩa về chung cư hay căn hộ chung cư ..................................................6 2.1.2. Vai trò của căn hộ chung cư ..............................................................................6 2.1.3. Định nghĩa hành vi người tiêu dùng..................................................................7 2.1.4. Các dạng hành vi tiêu dùng ...............................................................................7 2.1.5. Quy trình ra quyết định ...................................................................................10 2.1.6. Một số lý thuyết nghiên cứu về hình vi người tiêu dùng ................................13 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................15 2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................15
  8. v 2.2.2. Nghiên cứu trong nước....................................................................................17 2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết......................................................................22 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................22 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27 3.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................29 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................29 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................30 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................................36 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ....................................................36 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................37 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức.....................................................................40 3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức ......................................................40 3.4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu .................................................................................41 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................42 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................42 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................47 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................47 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo..............................................................................48 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................51 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ...............................................51 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ...........................................53 4.4. Phân tích tương quan..........................................................................................54 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính...............................................................................55 4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................................65 4.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố .....................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................69
  9. vi CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT .........................70 5.1. Kết luận chung ...................................................................................................70 5.2. Hàm ý quản trị đề xuất .......................................................................................71 5.2.1. Hàm ý quản trị về giá cả .................................................................................71 5.2.2. Hàm ý quản trị về Niềm tin đối với sản phẩm ................................................73 5.2.3. Hàm ý quản trị về Thủ tục pháp lý ..................................................................74 5.2.4. Hàm ý quản trị về Chính sách hỗ trợ khách hàng ...........................................76 5.2.5. Hàm ý quản trị về Ảnh hưởng từ người thân ..................................................76 5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................77 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................78
  10. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai 2 EFA Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám phá Analysis 3 KMO Kaiser-Mayer-Olkin 4 Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát 5 SPSS Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho khoa Social Sciences học xã hội 6 VIF Variance inflation factor Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
  11. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan .........................................................21 Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ........................................................25 Bảng 3.1. Thang đo Ảnh hưởng từ người thân .........................................................31 Bảng 3.2. Thang đo Niềm tin đối với sản phẩm ........................................................32 Bảng 3.3. Thang đo Thủ tục pháp lý .........................................................................33 Bảng 3.4. Thang đo Giá cả .......................................................................................34 Bảng 3.5. Thang đo Chính sách hỗ trợ khách hàng .................................................34 Bảng 3.6. Thang đo Quyết định mua nhà chung cư ..................................................35 Bảng 3.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Ảnh hưởng từ người thân” ...........37 Bảng 3.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Niềm tin đối với sản phẩm” ..........38 Bảng 3.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Thủ tục pháp lý” ...........................38 Bảng 3.10. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Giá cả” .......................................39 Bảng 3.11. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Chính sách hỗ trợ khách hàng”..39 Bảng 3.12. Đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ “Quyết định mua nhà chung cư” ..40 Bảng 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................47 Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng từ người thân” .....................48 Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Niềm tin đối với sản phẩm”....................48 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thủ tục pháp lý” .....................................49 Bảng 4.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Giá cả” ...................................................49 Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Chính sách hỗ trợ khách hàng” .............50 Bảng 4.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo “Quyết định mua nhà chung cư” .............50 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s các biến độc lập ...........................51 Bảng 4.9. Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập ....................................................51 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc ...........................53 Bảng 4.11. Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc .....................................................53 Bảng 4.12. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................54 Bảng 4.13. Mức độ giải thích mô hình ......................................................................55 Bảng 4.14. ANOVA ...................................................................................................56 Bảng 4.15. Kết quả hồi quy đa biến ..........................................................................57
  12. ix Bảng 4.16. Ma trận tương quan hạng Spearman......................................................60 Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt về giới tính trong quyết định mua nhà chung cư ...................................................................................................................................62 Bảng 4.18. Kiểm định sự khác biệt về các nhóm tuổi trong quyết định mua nhà chung cư ....................................................................................................................63 Bảng 4.19. Kiểm định sự khác biệt về các nhóm tình trạng hôn nhân trong quyết định mua nhà chung cư .............................................................................................64 Bảng 4.20. Kiểm định sự khác biệt về các nhóm thu nhập trong quyết định mua nhà chung cư ....................................................................................................................65 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................66 Bảng 4.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ..........................................................67
  13. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)...................................................14 Hình 2.2. Mô hình thuyết vi dự định (TPB)...............................................................15 Hình 2.3. Mô hình Connie và cộng sự (2011) ...........................................................15 Hình 2.4. Mô hình Haddad và cộng sự (2011) .........................................................16 Hình 2.5. Mô hình Misra và cộng sự (2013) .............................................................17 Hình 2.6. Mô hình của Nguyễn Công Phương (2013) ..............................................18 Hình 2.7. Mô hình của Phạm Minh Bằng (2013)......................................................19 Hình 2.8. Mô hình của Võ Phạm Thành Nhân (2013) ..............................................20 Hình 2.9. Mô hình của Nguyễn Trọng Nghĩa (2017) ................................................21 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................23 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................27 Hình 4.1. Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa .........................................................58 Hình 4.2. Biểu đồ tần số của các phần dư chuẩn hóa ..............................................59 Hình 4.3. Biểu đồ tần số P-P plot của phần dư chuẩn hóa ......................................60 Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................69
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Người xưa có câu “An cư lạc nghiệp” ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sở hữu một căn nhà đối với mỗi cá nhân. Nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng khiến cho lượng cung về bất động sản ngày càng cao đặc biệt là với loại hình căn hộ chung cư – một trong những loại hình bất động sản phù hợp với ước mơ sở hữu một nơi “an cư” cho bản thân và gia đình khi điều kiện kinh tế không cho phép. Các chủ đầu tư ồ ạt triển khai xây dựng loại hình nhà chung cư do chỉ cần quỹ đất nhỏ, giá bán phù hợp với những người có thu nhập trung bình, bán được nhiều căn nhà trên cùng một lô đất khiến cho nguồn cung về căn hộ chung cư tăng cao. Vì vậy dẫn đến tình trạng tồn kho, tiêu thụ chậm loại hình bất động sản này. Để đón đầu khi thị trường bất động sản đang cung vượt quá cầu, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình để có thể kinh doanh hiệu quả hơn. vì vậy nghiên cứu hành vi người tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sản phẩm đang kinh doanh cho phù hợp với thực trạng thị trường hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp về bất động sản trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Bản thân tác giả hiện đang công tác tại bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp bất động sản lớn tại thành phố Vũng Tàu, với các sản phẩm chính là: nhà liên kế, biệt thự, căn hộ khách sạn nhưng chủ yếu vẫn là loại hình căn hộ chung cư. Cùng với mong muốn tìm hiểu về hành vi mua hàng, nhu cầu của khách hàng và những điểm mới lạ hơn trong lĩnh vực bất động sản để phục vụ cho công việc hiện
  15. 2 tại, tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát đề tài đó là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư thương mại của người dân trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Từ đó, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp nâng cao quyết định mua nhà chung cư tại đây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu đưa ra 4 mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu. Mục tiêu 2: Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu. Mục tiêu 3: Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua nhà chung cư với các đặc điểm nhân khẩu. Mục tiêu 4: Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài cần tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu?
  16. 3 Câu hỏi 2: Mức độ tác động của yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu như thế nào? Câu hỏi 3: Có sự khác biệt về quyết định mua nhà chung cư với các đặc điểm nhân khẩu hay không? Câu hỏi 4: Những hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là người có nhu cầu mua nhà chung cư thương mại tại thành phố Vũng Tàu, không khảo sát đến các đối tượng có nhu cầu về chung cư thuộc đối tượng nhà ở xã hội, căn hộ cho người thu nhập thấp. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thành phố Vũng Tàu. Thời gian thu thập dữ liệu khảo sát từ tháng 7 đến tháng 9/2020. 1.5. Lược khảo nghiên cứu liên quan Một số nghiên cứu nước ngoài bao gồm: Nghiên cứu của Connie và cộng sự (2001) tại trường đại học Petra Christian, thành phố Surabaya, Indonesia: “Các yếu tố động cơ và nhận thức ảnh hưởng đến hành vi mua nhà của người dân ở Dilly, Đông Timor”. Nghiên cứu của Haddad và cộng sự (2011) tại đại học Al al-Bayt và đại học Applied Science (Jordan) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân ở Amman, Jordan”. Nghiên cứu của Misra và cộng sự (2013) về “Nhận thức và hành vi mua căn hộ của người tiêu dùng ở thủ đô của Delhi”
  17. 4 Một số nghiên cứu trong ngoài bao gồm: Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2013) về quyết định mua căn hộ chung cư của khách hàng tại Kuala Lumpur và khách hàng mua căn hô trung cấp và bình dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của Phạm Minh Bằng (2013) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ của Kenton Residences”. Nghiên cứu của Võ Phạm Thành Nhân (2013) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.6. Phương pháp nghiên cứu tổng quát Đề tài này được thực hiện dựa trên hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các mô hình đã nghiên cứu trước để hình thành mô hình nghiên cứu và thang đo; sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia, các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhằm điều chỉnh, hoàn thiện mô hình nghiên cứu và thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi thu thập bảng câu hỏi của những người dân đang sinh sống có nhu cầu mua nhà chung cư tại thành phố Vũng Tàu, dữ liệu sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của luận văn này sẽ góp phần cung cấp kiến thức liên quan đến các yếu tố tác động đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu. Cụ thể như sau: - Cung cấp thông tin về các về các yếu tố tác động đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Vũng Tàu.
  18. 5 - Khám phá tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định mua nhà chung cư tại thành phố Vũng Tàu. - Chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố tác động đến quyết định mua nhà chung cư của người dân tại thành phố Vũng Tàu từ đó hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. - Đây cũng là cơ sở cho các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn có thể tham khảo, hiểu biết sâu hơn về hành vi người tiêu dùng từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp với mô hình nhà chung cư. 1.8. Cấu trúc đề tài Đề tài được trình bày theo cấu trúc gồm 05 chương cụ thể như sau: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương đầu tiên tác giả đã trình bày nội dung sơ lược về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu đề tài. Tiếp theo, nội dung chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý luận, tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà chung cư và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
  19. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Định nghĩa về chung cư hay căn hộ chung cư Chung cư được hiểu là một hay nhiều khu nhà tập trung, trong đó có nhiều hộ gia đình sinh sống. Và trong các khu nhà được xây dựng nhiều căn hộ bố trí khép kín. Phần lớn chung cư xuất hiện ở những nơi đông người như các thành phố lớn hay các khu công nghiệp. Căn hộ chung cư nằm trong các tòa nhà cao tầng thuộc khu chung cư. Khái niệm về căn hộ chung cư tại Việt Nam: “Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, có cầu thang, và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư”. (Quy định tại Điều 70, luật nhà ở, 2005). 2.1.2. Vai trò của căn hộ chung cư Ở các thành phố lớn, giá đất khá cao so với thu nhập bình quân của đa số người lao động nên vấn đề xây nhà ở trong các thành phố lớn rất khó khăn cho các cặp vợ chồng trẻ ở và làm việc tại thành phố lớn. Chính vì điều đó mà phân khúc căn hộ chung cư phát triển, phù hợp cho các đối tượng có nhu cầu tìm kiếm một nơi ở lâu dài với mức giá hợp lý, gần trung tâm thành phố để có thể thuận tiện trong công việc, ổn định và phát triển cho tương tai con cái, gia đình sau này. Sự ra đời chung cư không những giải quyết được vấn đề nhà ở của dân cư mà còn giải quyết được các vấn đề về an ninh, xã hội. Điều này tạo ra lối sống văn minh, an toàn và cải thiện được cái vấn đề về ô nhiễm môi trường.
  20. 7 2.1.3. Định nghĩa hành vi người tiêu dùng Để định nghĩa hành vi của người tiêu dùng, có nhiều nhận định được đưa ra: Theo Bennet (1995), hành vi mua của người tiêu dùng là những hành vi mà theo người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Lamb và cộng sự (2000) cho rằng hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ. Từ những định nghĩa trên, các nhà quản trị hiện nay còn tìm hiểu và phân tích kỹ hành vi của người tiêu dùng sau khi mua hàng, họ cảm nhận như thế nào, đánh giá sản phẩm ra sao. Họ có mong muốn sử dụng sản phẩm lâu dài. Từ đó, các nhà quản trị có các chiến lược hành động phù hợp để đưa sản phẩm của họ đến gần với khách hàng hơn. 2.1.4. Các dạng hành vi tiêu dùng Tùy thuộc vào từng dạng hành vi mua hàng mà người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua khác nhau. Từng loại mặt hàng, từng sản phẩm và giá trị của các sản phẩm đó thì người tiêu dùng có các hành vi khác nhau. Ví dụ như đối với các sản phẩm đắt tiền thì người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc kỹ càng hơn khi quyết định mua. Còn đối với các sản phẩm sử dụng hằng ngày thì người tiêu dùng sẽ ra quyết định dễ dàng hơn và không có sự so sánh quá giữa các thương hiệu. Theo Philip Kotler (2005), dựa vào mức độ quan tâm của người tiêu dùng và sự khác biệt của các nhãn hiệu, có thể phân chia làm 4 dạng hành vi mua của người tiêu dùng sau đây: Hành vi mua thông thường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0