Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua di động của khách hàng tại TP.HCM
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn cho các doanh nghiệp đang có hướng đầu tư phát triển mảng thương mại di động tại Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu chấp nhận thanh toán, cho cơ quan nhà nước và người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua di động của khách hàng tại TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU HUYỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN THANH TOÁN QUA DI ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ---------------------------------------------- NGUYỄN THỊ DIỆU HUYỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN THANH TOÁN QUA DI ĐỘNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU LAM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Lam, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quí báu cho bản thân tôi nói riêng và cho khoá Cao Học Quản trị Kinh doanh nói chung. Xin chân thành cám ơn Quý khách hàng, các anh chị trong các công ty viễn thông, ngân hàng đã tạo điều kiện, góp ý và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Cảm ơn các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành chương trình học vừa qua. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Diệu Huyền
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán qua di động của khách hàng tại TP.HCM” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Diệu Huyền
- iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn .............................................................................................................. i Lời cam đoan .......................................................................................................... ii Mục lục .................................................................................................................. iii Danh mục ký hiệu viết tắt ...................................................................................... v Danh mục hình ....................................................................................................... v Danh mục bảng...................................................................................................... vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ....................................................... 1 1.1. Lý do hình thành đề tài ................................................................................ 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 5 1.7. Kết cấu ......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............... 7 2.1. Thương mại điện tử ...................................................................................... 7 2.2. Thương mại di động ..................................................................................... 8 2.3. Hệ thống thanh toán ................................................................................... 10 2.4. Thanh toán di động .................................................................................... 12 2.5. Sự chấp nhận .............................................................................................. 13 2.6. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 21 2.7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 28 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 29 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30 3.1. Mục đích của nghiên cứu ........................................................................... 30 3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .............................................................. 30 3.3. Chiến lược nghiên cứu ............................................................................... 31 3.3.1. Chọn mẫu ........................................................................................... 33 3.3.2. Thu thập dữ liệu ................................................................................. 34
- iv 3.3.3. Trước khi nghiên cứu sơ bộ ............................................................... 35 3.3.4. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 35 3.3.5. Xây dựng thang đo ............................................................................. 36 3.3.6. Nghiên cứu chính thức ....................................................................... 39 3.4. Độ tin cậy và tính hợp lệ ............................................................................ 40 3.4.1. Tính hợp lệ trong mô hình nghiên cứu .............................................. 40 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong mô hình nghiên cứu ............ 47 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 49 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU............................................................. 50 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 50 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................... 51 4.1.2. Đặc điểm văn hóa .............................................................................. 58 4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................... 60 4.2.1. Xem xét tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.......... 60 4.2.2. Lựa chọn biến cho mô hình ............................................................... 61 4.2.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .................................. 63 4.2.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................. 63 4.2.5. Phân tích hồi quy bội và đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu...................................................................................... 65 4.3. Phân tích liên hệ giữa các biến ................................................................... 66 4.3.1. Tác động của đặc điểm nhân khẩu học lên các nhân tố chấp nhận TTDĐ ................................................................................................... 67 4.3.2. Tác động của đặc điểm Văn hóa lên các nhân tố chấp nhận TTDĐ . 73 4.3.3. Tác động của yếu tố văn hóa với sự chấp nhận TTDĐ ..................... 79 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 80 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN ........................... 81 5.1. Kết quả nghiên cứu và kết luận .................................................................. 81 5.2. Một số ý kiến đề suất ................................................................................. 84 5.3. Hạn chế lý thuyết ....................................................................................... 86 5.4. Hạn chế nghiên cứu .................................................................................... 87 5.5. Đề suất nghiên cứu ..................................................................................... 87 TÀI LIÊU THAM KHẢO .............................................................................. 89
- v PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM ................................ 93 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................ 97 PHỤ LỤC 3: MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .................................................... 101 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .................................. 106 PHỤ LỤC 5: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ..................... 112 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH .............. 117 PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ .................................................. 123 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT B2B doanh nghiệp với doanh nghiệp CNTT công nghệ thông tin DĐ di động DN doanh nghiệp GT giả thuyết Sig. (observed significance level) mức ý nghĩa quan sát SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) phần mềm thống kê TMDĐ thương mại di động TMĐT thương mại điện tử TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh TT thanh toán TTDĐ thương mại di động DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Mô hình tổng hợp yếu tố phân tích ........................................... 23 Hình 2-1: Mô hình lý thuyết của đề tài ...................................................... 27 Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ................................................................. 32 Hình 4-1: Mô hình nghiên cứu .................................................................. 66
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Tóm tắt nhân tố của các mô hình chấp nhận ..................................... 17 Bảng 2-2: Tóm tắt những nghiên cứu gần đây về chấp nhận CNTT . ............... 19 Bảng 3-1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ............................................................ 32 Bảng 3-2: Mã hóa thang đo ................................................................................ 36 Bảng 3-3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (lần 1)........................... 41 Bảng 3-4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (lần 2)........................... 43 Bảng 3-5: Độ tin cậy của mỗi nhân tố trong bảng câu hỏi ................................. 48 Bảng 4-1: Tần số và tỷ lệ phần trăm của giới tính ............................................. 51 Bảng 4-2: Tần số và tỷ lệ phần trăm của độ tuổi ................................................ 52 Bảng 4-3: Tần số và tỷ lệ phần trăm của công việc............................................ 53 Bảng 4-4: Tần số và tỷ lệ phần trăm của học vấn .............................................. 55 Bảng 4-5: Tần số và tỷ lệ phần trăm của thu nhập ............................................. 56 Bảng 4-6: Tần số và tỷ lệ phần trăm của tình trạng hôn nhân ............................ 57 Bảng 4-7: Tần số và tỷ lệ phần trăm của đặc điểm nhân khẩu học .................... 58 Bảng 4-8: Tần số và tỷ lệ phần trăm của đặc điểm văn hóa ............................... 59 Bảng 4-9: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................ 60 Bảng 4-10: Kết quả thủ tục chọn biến theo phương pháp chọn từng bước .......... 62 Bảng 4-11: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hình nghiên cứu .......................... 63 Bảng 4-12: Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu................................ 64 Bảng 4-13: Kết quả phân tích hồi quy bội của mô hình nghiên cứu .................... 65 Bảng 4-14: Independent T-test theo giới tính ....................................................... 67 Bảng 4-15: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm tuổi .......................... 68 Bảng 4-16: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho các nhóm tuổi ................ 68 Bảng 4-17: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Công việc ................ 69 Bảng 4-18: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho các nhóm Công việc ...... 69 Bảng 4-19: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Học vấn ................... 70 Bảng 4-20: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho các nhóm Học vấn ......... 70 Bảng 4-21: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Thu nhập ................. 71 Bảng 4-22: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho các nhóm Thu nhập ....... 71 Bảng 4-23: Independent T-test theo Tình trạng hôn nhân .................................... 72
- vii Bảng 4-24: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm mức độ biết sử dụng máy tính ................................................................................................... 73 Bảng 4-25: Kết quả kiểm định ANOVA cho nhóm mức độ biết sử dụng máy tính ................................................................................................... 73 Bảng 4-26: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm cách truy cập Internet . ................................................................................................... 74 Bảng 4-27: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho nhóm cách truy cập Internet ................................................................................................... 74 Bảng 4-28: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Thời gian sử dụng Internet ................................................................................................... 75 Bảng 4-29: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho nhóm Thời gian sử dụng Internet ................................................................................................... 75 Bảng 4-30: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Sử dụng ĐTDĐ và tin nhắn ................................................................................................... 76 Bảng 4-31: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho nhóm Sử dụng ĐTDĐ và tin nhắn ................................................................................................... 76 Bảng 4-32: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai nhóm Du lịch trong năm ... 77 Bảng 4-33: Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho nhóm Du lịch trong năm 77 Bảng 4-34: Independent T-test theo Du lịch nước ngoài trong năm .................... 78 Bảng 4-35: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai ........................................... 79 Bảng 4-36: Kết quả kiểm định One-way ANOVA .............................................. 79
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trong chương đầu tiên sẽ nêu lý do hình thành vấn đề nghiên cứu về thanh toán qua di dộng, sau đó là mô tả về thanh toán thông qua di động tại Việt Nam. Kế đó là giải thích rõ về mục tiêu và vấn đề nghiên cứu và cấu trúc luận văn sẽ được trình bày. 1.1. Lý do hình thành đề tài Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng thuận tiện và nhiều tiện ích hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào đời sống. Từ việc tạo ra dòng điện, bóng đèn, điện thoại, máy tính, v.v. Những phát minh, sáng chế mới luôn được con người tích cực nghiên cứu, tìm tòi để ngày càng nâng cao được chất lượng cuộc sống cũng như hỗ trợ con người trong mọi hoạt động của cuộc sống. Trong số đó, có thể kể đến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của chiếc điện thoại di động. Ban đầu chỉ là những chiếc máy nhận tin nhắn, sau đó là những chiếc điện thoại với chức năng đơn giản là nghe gọi và nhắn tin thì bây giờ đã được tích hợp rất nhiều chức năng vào trong một chiếc điện thoại nhỏ gọn đã làm cho cuộc sống của con người trở nên đơn giản và phong phú hơn. Đồng thời, với sự phát triển của điện thoại thì công nghệ viễn thông và phần mềm ứng dụng phát triển nhanh góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển những dịch vụ trên nền điện thoại, những dịch vụ đó đã làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn. Chỉ cần một chiếc điện thoại được nối mạng hoặc lướt qua máy quét thanh toán thì đã có thể giúp người sử dụng có thể thanh toán mọi chi phí mà không cần đem theo tiền mặt bên người. Nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong những năm gần đây, đời sống người dân cũng đang được cải thiện ngày càng tốt hơn, trình độ và khả năng tiếp thu khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao. Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội đã trở nên rất phổ biến trong xã hội ngày nay.
- 2 Thanh toán di động Mặc dù chấp nhận CNTT đã được nhiều học giả nghiên cứu trong nhiều năm và có nhiều giả thuyết cố gắng giải thích sự chấp nhận CNTT trong những lĩnh vực khác nhau, tuy vậy vẫn còn một số yếu tố quan trọng liên quan đến sự chấp nhận CNTT chưa được điều tra kỹ lưỡng. Đầu tiên, trong số các nghiên cứu tập trung vào việc chấp nhận công nghệ, chỉ một phần nhỏ dành cho việc chấp nhận và sử dụng thanh toán di động như là một hệ thống nhưng họ thường nghiên cứu sự chấp nhận qua các tổ chức đặc biệt. Thứ hai, có một nhu cầu xác định sự tồn tại những lý thuyết hiện có trong những môi trường khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu chấp nhận CNTT tập trung ở các nước có công nghệ phát triển, chủ yếu là vì các nghiên cứu và viện nghiên cứu nằm ở các nước phát triển này. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là cung cấp hướng dẫn hữu ích cho các nhà nghiên cứu và nhà phát triển các ứng dụng thương mại điện tử hiểu rõ hơn tầm quan trọng của các yếu tố thanh toán di động có thể ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán di động của khách hàng. Thanh toán di động tại Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang nằm trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng, đầy khó khăn, Nhà nước khuyến khích người dân thanh toán không sử dụng tiền mặt thay vào đó là thanh toán bằng các loại chi phiếu khác nhau hoặc các loại thẻ, nhằm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Xu hướng gần đây của các công cụ thanh toán là chuyển dần từ thanh toán tiền mặt qua các loại tiền điện tử. Việc phát triển các công cụ thanh toán hiện đại ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 2002 khi các ngân hàng bắt đầu đưa ra dịch vụ thẻ ghi nợ và dịch vụ ATM, sau đó là các loại thẻ tín dụng. Từ đó, các ngân hàng tại Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng của họ các dịch vụ thanh toán qua thẻ, theo thống kê thì khách hàng sử dụng các thẻ ghi nợ và dịch vụ ATM phần lớn để giải quyết vấn đề rút tiền mặt để chi tiêu. Sau đó, sự ra đời của thẻ liên ngân hàng (banknet, …) để các khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ POS ATM nào, các ngân hàng kết
- 3 nối với nhau thông qua ngân hàng trung ương và xây dựng nên mạng lưới thanh toán thẻ thống nhất, nơi tất cả các thẻ đã phát hành được chấp nhận trong tất cả các thiết bị đầu cuối. Thanh toán di động ở Việt Nam là một phương thức thanh toán mới của hệ thống thanh toán, bắt đầu được nhắc đến nhiều trong một vài năm gần đây. Các ngân hàng bắt đầu đưa ra các dịch vụ để giới thiệu với khách hàng và công ty viễn thông Viettel cũng giới thiệu dịch vụ này tới khách hàng Việt Nam. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Thanh toán di động là hình thức thanh toán còn khá mới do đó muốn tồn tại và phát triển cần được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng vì vậy vấn đề được đặt ra là trả lời câu hỏi: Yếu tố nào là quan trọng làm ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ thanh toán di động của khách hàng? Dựa theo vấn đề nghiên cứu này sẽ chia các câu hỏi phụ theo khuôn khổ được đưa ra khi tìm hiểu về các lý thuyết về sự chấp nhận. Để trả lời câu hỏi này, cần có nhìn nhận thấu đáo lý thuyết về sự chấp nhận áp dụng công nghệ mới. Ở đây, sẽ tập trung vào các yếu tố chấp nhận được đề xuất bởi Mallat (2007) và Dahlberg và Öörni (2007). Do đó, sẽ chia câu hỏi thành 2 câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Những yếu tố kỹ thuật nào (đặc điểm của Mallat) tác động đến việc chấp nhận dịch vụ thanh toán di động của khách hàng? Câu hỏi 2: Những yếu tố hành vi nào (đặc điểm của Dahlberg và Öörni) tác động đến việc chấp nhận dịch vụ thanh toán di động của khách hàng?
- 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Từ vấn đề đặt ra như trên, đề tài được thực hiện với mục tiêu như sau: - Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng với một phương thức thanh toán mới, thanh toán qua điện thoại di động. - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự chấp nhận dịch vụ TTDĐ của khách hàng - Xác định mức độ khác biệt giữa các yếu tố chấp nhận TTDĐ với đặc điểm nhân khẩu học và văn hóa. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây hướng tới những người có điện thoại di động, có nhu cầu thanh toán, biết hoặc sử dụng dịch vụ TTDĐ và trên 15 tuổi. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ thanh toán di động. Những yếu tố làm cho khách hàng quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận sử dụng dịch vụ này. Do sự hạn chế về thời gian và kinh phí nên tập trung nghiên cứu tại thị trường TP.HCM, nơi có nhu cầu thanh toán cao. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại TP.HCM bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu tài liệu nhằm khám phá, điều chỉnh các yếu tố thành phần của sự chấp nhận và nghiên cứu định tính được thưc hiện thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi và thông tin thu thập này nhằm sàng lọc lại các biến quan sát.
- 5 Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách gửi những bảng câu hỏi nghiên cứu đến khách hàng thông qua hình thức gửi mail hoặc phỏng vấn trực tiếp để thu được số lượng bảng câu hỏi trả lời phù hợp khoảng 400 bảng câu hỏi. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn cho các doanh nghiệp đang có hướng đầu tư phát triển mảng thương mại di động tại Việt Nam, các doanh nghiệp có nhu cầu chấp nhận thanh toán, cho cơ quan nhà nước và người dân. Cụ thể như sau: Một là, đối với các doanh nghiệp đang có hướng đầu tư phát triển thương mại di động thì có cái nhìn tổng quan, sự đánh giá phù hợp về thị trường để có hướng phát triển những sản phẩm thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chủ trương chính sách của Nhà nước. Có những nhận định về thị trường thương mại di động, những trở ngại, khó khăn và rủi ro gặp phải khi tham gia phát triển sản phẩm thanh toán. Đồng thời cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp một phương thức thanh toán mới tạo điều kiện thanh toán thuận tiện hơn, nâng tính hiệu quả trong thanh toán. Hai là, đối với Nhà nước thì thương mại di động phát triển góp phần thúc đẩy việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho xã hội và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế, thông qua đó Nhà nước sẽ quản lý thông tin các thuê bao di động chặt chẽ hơn. Ba là, đối với khách hàng thì dịch vụ này sẽ góp phần tạo nâng cao tính tiện lợi cho khách hàng, cung cấp một hướng thanh toán mới và năng động hơn cho khách hàng, tạo thêm sự chọn lựa khi thanh toán và lưu giữ tiền mặt.
- 6 1.7. Kết cấu Chương 1 là giới thiệu tổng quan Chương 2 đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 trình bày thiết kế nghiên cứu Chương 4 tiến hành phân tích dữ liệu Chương 5 nêu lên kết quả nghiên cứu và kết luận
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này sẽ bắt đầu với một số định nghĩa liên quan đến thương mại điện tử, thương mại di động. Tiếp theo, sẽ trình bày những phương thức thanh toán khác nhau. Sau đó, trình bày về thanh toán di động, các lý thuyết chấp nhận, lý thuyết chấp nhận được lựa chọn và cuối cùng đưa ra mô hình nghiên cứu. 2.1. Thương mại điện tử Thương mại điện tử (e-commerce) nổi lên cùng với sự phát triển và tăng trưởng của Internet và nó liên quan đến CNTT. Đầu tiên, định nghĩa về TMĐT như là: “mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet” (Autralian Taxation Office – ATO, 1997). Mặt khác, một số người cho rằng TMĐT bao hàm nhiều hơn là các giao dịch tài chính điện tử trung gian giữa các tổ chức và khách hàng. Vì vậy, nhiều người đề cập đến TMĐT là tất cả các giao dịch điện tử qua trung gian chẳng hạn như là fax, điện tín (telex), trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Internet, truyền hình kỹ thuật số qua cáp và vệ tinh, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như mạng không dây và điện thoại giữa tổ chức với bất kỳ bên giao dịch thứ ba (Chaffey, 2007), còn những giao dịch không có chức năng giao dịch như trên của khách hàng thông tin thêm được coi là một phần của TMĐT. Kalakota và Whinstone (1997) đưa ra những quan điểm khác nhau của TMĐT như sau: Theo quan điểm truyền thông: TMĐT là việc cung cấp các thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc thanh toán bằng phương tiện điện tử. Theo quan điểm quá trình kinh doanh: TMĐT là việc ứng dụng công nghệ theo hướng tự động hóa các giao dịch kinh doanh và quy trình làm việc. Theo quan điểm dịch vụ: TMĐT cho phép cắt giảm chi phí đồng thời tăng tốc độ và chất lượng cung cấp dịch vụ.
- 8 Theo quan điểm trực tuyến: TMĐT là mua và bán các sản phẩm và thông tin trực tuyến. Hoạt động TMĐT có thể được phân loại thành 2 loại: một là giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (business to business – B2B), hai là giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (business to consumer – B2C). Trong TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, việc kinh doanh thường sử dụng Internet để tích hơp trong chuỗi giá trị gia tăng mà có thể được mở rộng từ nhà cung cấp nguyên liệu đến người tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù, TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp đại diện cho số lượng lớn tất cả các giao dịch TMĐT, nhưng hầu hết sự chú ý lại được hướng đến phân khúc doanh nghiệp và người tiêu dùng đề cập đến giao dịch thương mại giữa các tổ chức và khách hàng. Từ những định nghĩa đã cho thấy sự chấp nhận của người dùng là một khái niệm quan trọng của TMĐT. Tuy nhiên, sự không chấp nhận của người dùng từ lâu đã là một trở ngại cho việc áp dụng thành công hệ thống thông tin (IS) và công nghệ thông tin (IT) 2.2. Thương mại di động Về định nghĩa của thương mại di động (m-commerce), do thực tế sự phát triển của TMDĐ đang còn ở giai đoạn ban đầu, chưa có một định nghĩa thống nhất. Lee, (Lee et al, 2003) định nghĩa TMDĐ như trao đổi hoặc mua và bán hàng hóa, dịch vụ. Với TMDĐ, mọi người có thể thanh toán bất cứ lúc nào thông qua một thiết bị di động. Nó không chỉ tăng số lượng giao dịch trên thị trường giao dịch điện tử, mà còn khuyếch đại toàn bộ thị trường TMĐT. Trong nghiên cứu này, TMDĐ liên quan đến việc tiến hành giao dịch thông qua thiết bị không dây. Mylonopoulos và Doukidis (2003) đề xuất một định nghĩa hệ thống, xem TMDĐ như là một hệ thống sinh thái tương tác của các cá nhân và tổ chức hơp tác, và hệ thống này được xây dựng dựa trên nền kinh tế và sự thành công của công nghệ khác nhau. Dựa trên những điều đã nói ở trên, TMDĐ có thể được định nghĩa như sau:
- 9 Thông qua bất kỳ thiết bị di động và mạng lưới thông tin liên lạc không dây, các hoạt động liên quan đến giao dịch thương mại, truy nhập dữ liệu, dịch vụ mạng, với tiến trình xử lý mà không có bất kỳ ranh giới nào của thời gian và không gian, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và hiệu quả của tiến trình thương mại trong vùng phủ sóng của TMDĐ. Ngày nay, nhiều giao dịch TMĐT được thực hiện thông qua các thiết bị di động (ví dụ như điện thoại di động, máy tính cầm tay, máy tính bảng và những giao diện được gắn trên xe) bằng cách sử dụng mạng viễn thông không dây và công nghệ TMĐT có dây khác, chúng được gọi là TMDĐ. Tiềm năng của các ứng dụng TMDĐ đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, nhiều tổ chức hàng đầu đã chi lượng tiền lớn vào các công nghệ này. Trong khi TMĐT chủ yếu là về mua và bán, TMDĐ được dự đoán sẽ mở rộng truyền tải dữ liệu. Tất nhiên, số lượng người sử dụng điện thoại ngày càng tăng như là nhóm mục tiêu, và xu hướng cắt giảm chi phí giao dịch và sự liên quan của những người tham gia thị trường nhằm cải thiện mối quan hệ với khách hàng là tiêu biểu cho tiềm năng to lớn của TMDĐ được xem là một cấp độ mới của TMĐT. Ngoài ra, để cho các ứng dụng trên nền tảng không dây được sử dụng hiệu quả trong môi trường TMDĐ, cần hiểu rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thành công. Một ví dụ về các dịch vụ hỗ trợ di động cần thiết là dịch vụ thanh toán di động (mobile payment hay còn viết là m-payment), sẽ cung cấp các giải pháp thanh toán phổ biến với các thiết bị di động. Dự đoán rằng TTDĐ sẽ trở thành một dịch vụ di động thành công với lý do nó được cộng thêm các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, sự tăng trưởng của TMDĐ cực kỳ lạc quan dựa vào các giải pháp thanh toán hiệu quả cung cấp bởi dịch vụ TTDĐ và ngược lại (Constance, 2001). Thực tế là hiện nay có một sự không chắc chắn về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ TTDĐ đã không được như mong đợi.
- 10 2.3. Hệ thống thanh toán Mua và bán hàng hóa hàm ý là thanh toán, điều này đúng với thực tế. Trong quá khứ, hoạt động này được thực hiện bằng tiền giấy nhưng với sự phát triển của công nghệ, con người bắt đầu sử dụng những công nghệ khác nhau để thanh toán. Lúc đầu, mọi người sử dụng Internet nhưng nó lại có một số hạn chế. Một trong những hạn chế quan trọng liên quan đến thực tế là cần thiết có một kết nối Internet để thực hiện các giao dịch. Vấn đề này bây giờ có thể được giải quyết bằng kết nối không dây, theo cách giới thiệu TMDĐ (Jonker, 2003). Hiện nay, có nhiều cách thanh toán khác nhau. - Thanh toán trực tiếp tiền mặt - Sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến - Sử dụng thẻ ghi nợ - Sử dụng điện thoại di động (TTDĐ – thanh toán di động) Thanh toán di động là sử dụng điện thoại di động để trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, thanh toán di động có nghĩa là đừng mua bằng thẻ tín dụng và tiền mặt nữa, và với dịch vụ trả trước không phải lo lắng về hóa đơn hàng tháng. TTDĐ có thể thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. Do sự gia tăng nhanh của cuộc sống hiện đại, xu hướng giảm chi phí giao dịch và mối quan tâm của người tham gia thị trường nhằm cải thiện mối quan hệ với khách hàng. TTDĐ được nhóm lên ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng đã không tạo được sự quan tâm nhiều ở Mỹ và khu vực Châu Âu. Trong năm 2003, 94,4% số người sử dụng TTDĐ toàn cầu là người Nhật Bản. Đất nước này bắt đầu phát triển thông tin di động khi phần còn lại của thế giới tập trung vào Internet. Tuy nhiên, tại Nhật Bản vì Internet không phổ biến rộng rãi, thông tin DĐ trở thành cách giao tiếp. Viễn thông dẫn đường cho cuộc cách mạng TTDĐ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng nó sẽ khó khăn hơn cho nước này khi đi cùng con đường khi ở Mỹ và các nước Châu Âu nơi mà thẻ thanh toán đã ngấm sâu vào thói quen của người tiêu dùng, chiếm
- 11 70% giao dịch bán lẻ. Ở những nơi này, bất kỳ nhu cầu viễn thông thiết lập một hệ thống TTDĐ đang phải đương đầu với nhóm người mà không mong muốn di chuyển khỏi hệ thống thanh toán quen thuộc của mình và họ không bao giờ nghĩ điện thoại di động như các thiết bị thanh toán (Jonker, 2003). Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống TTDĐ thành công là thiết lập các ưu đãi cho tất cả các bên liên quan. Nếu không có điều này, sẽ không có tiến bộ. Với mỗi người tham gia, nên chấp nhận các nguyên tắc cơ bản nhất định và đẩy mạnh nhu cầu hàng hóa vì lợi ích của toàn hệ thống. (Friedrich, R. et al, 2005) + Các ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng (và các bên liên quan như nhà thu mua, đưa các trung gian mới vào mạng lưới và quá trình giao dịch, và các nhà khai thác mạng lưới, cung cấp cho các đơn vị trung gian công nghệ POS) thúc đẩy sự tồn tại chuỗi giá trị, hơn là xây dựng giải pháp cạnh tranh mới. Họ cũng nên đưa ra cách thức để cho viễn thông di động tham gia tạo ra giá trị hợp tác. + Các nhà khai thác di động nên xem xét các hệ thống thanh toán di động mới trong bối cảnh có nhiều cách thức mới để tăng doanh thu, đặc biệt tính phí dịch vụ TTDĐ hàng tháng hoặc cho từng giao dịch. Các nhà khai thác mạng cũng nên tận dụng những lợi thế tích cực ảnh hưởng của việc đưa điện thoại đi sâu vào cuộc sống của chủ thuê bao (đây là một động lực quan trọng trong mô hình Nhật Bản). + Các nhà cung ứng thiết bị cầm tay nên nắm bắt phương pháp tiếp cận mới và bắt đầu xem xét tích cực những tính năng tích hợp hoạt động TTDĐ vào sản phẩm bản đồ chỉ đường. Tính năng TTDĐ được xem như là điều quan trọng tiếp theo để thay đổi thiết bị cầm tay, làm theo tiêu chuẩn và tương thích giữa các nhà khai thác mạng và nền tảng chủ chốt để duy trì được sức hấp dẫn với người sử dụng và quy mô lợi nhuận. + Đơn vị trung gian nên sử dụng kinh nghiệm của họ với những khoản thanh toán không sử dụng tiền mặt để làm giảm chi phí qua tích lũy từ việc giảm sử dụng tiền mặt, và bù đắp chi phí nâng cấp công nghệ POS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn