intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Đinh Công Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

52
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam; đưa ra các giải pháp phù hợp cho các nhà quản trị ngân hàng, cũng như các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, để có thể cải thiện NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Đinh Công Hiếu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH CÔNG HIẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH CÔNG HIẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH SƠN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. TÓM TẮT Đề tài này nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2017 và tìm hiểu tác động của các biến Rủi ro tín dụng (Plltl), Rủi ro thanh khoản (Liq), Rủi ro vốn (Eqta), Chỉ số Lerner (Lerner), Hiệu quả chi phí (Eff), Hiệu quả quản lý (Teata), Quy mô ngân hàng (Size), Dư nợ cho vay (Loans), Tăng trưởng kinh tế (Gdpgr), Lãi suất (Tbill), Mức độ tập trung ngành (Cr3), Chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước (Cbrtea) và Lạm phát (Inf) lên thu nhập lãi cận biên (NIM). Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của 27 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2008 đến 2017. Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, luận văn đã lựa chọn ra mô hình phù hợp cho Việt Nam với 13 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. Nghiên cứu đã đóng góp vào kho lý thuyết bằng việc điều chỉnh và kiểm định các biến trong mô hình với hoàn cảnh một nước đang phát triển thông qua dữ liệu thực nghiệm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và mức độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Việt Nam, để từ đó các ngân hàng có thể ứng dụng linh hoạt các yếu tố này vào hệ thống ngân hàng trong việc điều hành và phát triển. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn Tác giả Đinh Công Hiếu
  5. LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình từ quý Thầy Cô cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Tiến sĩ Lê Minh Sơn vì sự quan tâm tận tình và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời khuyên vô cùng quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên trong thời gian học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại Ngân TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định đã luôn bên cạnh, động viên và hỗ trợ cho tôi rất nhiều để tôi có thể chuyên tâm học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cám ơn. TP.HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2019 Tác giả
  6. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Giới thiệu .............................................................................................................. 1 1.1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2 1.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài ................................................................ 2 1.3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 3 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.6.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.7. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.8. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 5 1.9. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................7 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 7 2.1.1. Tổng quan về thu nhập lãi cận biên ..................................................................... 7 2.1.2. Lý thuyết xác định thu nhập lãi cận biên ............................................................. 9 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam .............................................................................................................................. 11 2.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 15 2.2.1. Tổng hợp các yếu tố từ các mô hình nghiên cứu tiền nhiệm ......................... 15
  7. ii 2.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu....................................................................... 26 2.2.3. Mô tả các biến nghiên cứu ............................................................................. 27 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................37 3.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 37 3.1.1. Các nghiên cứu quốc tế ...................................................................................... 37 3.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 40 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 43 3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................. 43 3.2.2. Khung nghiên cứu .............................................................................................. 45 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............50 4.1. Phân tích dữ liệu ................................................................................................. 50 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 52 4.2.1. Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................................ 52 4.2.2. Kết quả hồi quy và các kiểm định...................................................................... 53 4.3. Thảo luận kết quả ............................................................................................... 57 4.3.1. Giả thuyết về rủi ro tín dụng .............................................................................. 57 4.3.2. Giả thuyết về rủi ro thanh khoản ....................................................................... 58 4.3.3. Giả thuyết về rủi ro vốn ..................................................................................... 59 4.3.4. Giả thuyết về chỉ số Lerner ................................................................................ 59 4.3.5. Giả thuyết về hiệu quả chi phí ........................................................................... 60 4.3.6. Giả thuyết về hiệu quản quản lý ........................................................................ 60 4.3.7. Giả thuyết về chính sách dự trữ của nhà nước ................................................... 61 4.3.8. Giả thuyết về quy mô ngân hàng ....................................................................... 61 4.3.9. Giả thuyết về dư nợ cho vay .............................................................................. 62 4.3.10. Giả thuyết về các yếu tố kinh tế vĩ mô kiểm soát ............................................ 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..................................64 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 64
  8. iii 5.2. Giải pháp ............................................................................................................ 66 5.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng ....................................................................................... 66 5.2.2. Phòng ngừa rủi ro thanh khoản .......................................................................... 67 5.2.3. Quản lý rủi ro vốn .............................................................................................. 67 5.2.4. Nâng cao chỉ số Lerner ...................................................................................... 67 5.2.5. Giải pháp về Hiệu quả chi phí ........................................................................... 68 5.2.6. Tăng trưởng dư nợ tín dụng ............................................................................... 68 5.2.7. Mở rộng quy mô ngân hàng ............................................................................... 69 5.2.8. Vấn đề về chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước và lãi suất ..................... 69 5.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 69 5.4. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC ................................................................................................................... a
  9. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên AOC Chi phí hoạt động trung bình BMS Thị phần ngân hàng CPTPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương CR Rủi ro tín dụng CTI Chất lượng quản lý E/TA Độ e ngại rủi ro EU Liên minh châu Âu FEM Mô hình fixed-effect FGLS Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát IIP Thanh toán lãi suất ngầm IRR Rủi ro lãi suất LA/TA Rủi ro thanh khoản LI Chỉ số Lerner LLR/TL Chất lượng tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Thu nhập lãi cận biên OC/TA Chi phí hoạt động OCRR Chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc PE/TA Chi phí nhân viên OLS Phương pháp pooled regression or Panel Least Squares QM Chất lượng quản lý RA Mức độ e ngại rủi ro REM Ước lượng tác động ngẫu nhiên FEM Ước lượng tác động cố định TMCP Thương mại cổ phần
  10. v Chữ viết tắt Tên World Bank Ngân hàng Thế giới
  11. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên Trang 2.1 Tổng hợp và so sánh kết quả các nghiên cứu trước 22 2.2 Thống kê các giả thuyết đã đặt ra 33 2.3 Ý nghĩa và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy 34 3.1 Thống kê các quan sát trong mẫu nghiên cứu 44 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu 50 4.2 Kết quả kiểm tra VIF 52 4.3 Kết quả phân tích hồi quy 54 4.4 Kết quả các kiểm định 55 4.5 Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan 56 5.1 Kết quả tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên 65
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tác giả hướng đến cũng như các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nêu ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. 1.1. Giới thiệu 1.1.1. Đặt vấn đề Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là nền tảng để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cả các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Gia nhập CPTPP sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại với hơn 800 triệu người cùng sự liên kết của các nước thành viên với cơ chế cạnh tranh chung trong nhiều lĩnh vực. Bối cảnh đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi cần phải hoạt động hiệu quả hơn để tận dụng được những lợi ích và vượt qua những thử thách mà CPTPP đặt ra. Để tận dụng tốt những cơ hội có được cũng như đáp ứng được các thách thức do việc toàn cầu hóa đặt ra, đòi hỏi các ngân hàng luôn đổi mới và không ngừng phát triển các hoạt động nhằm đem đến hiệu quả cao nhất. Với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, một phần lợi nhuận của các ngân hàng được tạo ra thông qua chênh lệch lãi suất giữa việc nhận tiền gửi và cho vay đến các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt tối ưu thông qua việc kinh doanh chênh lệch lãi suất này. Nhằm giúp các các ngân hàng vừa thực hiện tốt vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho các ngân hàng thông qua việc kinh doanh chênh lệch lãi suất. Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam.
  13. 2 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia thì hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế. Ngay cả với các nền kinh tế có thị trường tài chính tốt và phát triển mạnh thì vai trò trung gian của ngân hàng trong việc luân chuyển vốn từ người gửi tiền đến người đi vay là không thể thiếu. Đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, khi mà thị trường vốn còn chưa phát triển thì các tổ chức ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Quá trình nhận tiền gửi và cho vay của Ngân hàng tạo ra lãi suất và chi phí sử dụng vốn cho người gửi tiền cũng như người đi vay. Sự chênh lệch lãi suất trả cho người gửi tiền và lãi suất tính trên khoản vay tạo ra một chênh lệch biên độ lãi suất của các ngân hàng. Trong đó thu nhập lãi cận biên là khái niệm được xác định bằng sự chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của một ngân hàng chia cho tổng tài sản của ngân hàng đó. NIM là một trong những thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của một ngân hàng. Ngoài ra, NIM là một thước đo quan trọng về hiệu quả hoạt động đối với ngân hàng vì nó thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và sự cạnh tranh ngày một gay gắt, các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang ngày càng phải cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh. Chính vì lý do trên, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng của mình. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam”. 1.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng TMCP trong và ngoài nước. Các đề tài tiếp cận vấn đề và đưa ra
  14. 3 các giải pháp nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả tốt hơn cho ngân hàng mình…. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung đi từ việc hệ thống hóa lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng thương mại, để từ đó đánh giá thực trạng hoặc đưa ra các mô hình đánh giá và đưa ra các giải pháp kiến nghị. Tuy nhiên các yếu tố đó có thể thay đổi theo tình hình thực tế hiện tại mà quá khứ chưa nêu hoặc không còn phù hợp hoặc các biến trong mô hình lý thuyết chưa được khảo sát đầy đủ trong mô hình hoặc vấn đề thu nhập phi truyền thống và các biến số khác cũng chưa được xem xét trong mô hình thực nghiệm. Tác giả nhận thấy thực sự cần thiết khi mở rộng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua việc tiếp tục kế thừa và nghiên cứu những nội dung chưa được đề cập trong các đề tài trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng. 1.3. Mục tiêu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Đưa ra các giải pháp phù hợp cho các nhà quản trị ngân hàng, cũng như các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, để có thể cải thiện NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng TMCP Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến NIM của các ngân hàng TMCP Việt Nam? Các giải pháp nào để nâng cao NIM của các ngân hàng TMCP Việt Nam?
  15. 4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập lãi cận biên và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu của tôi bao gồm 27 ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 03 ngân hàng TMCP quốc doanh (ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và 24 ngân hàng TMCP khác, trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2017 (Xem phụ lục 01). 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam và dữ liệu thể hiện đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 và sử dụng ước lượng OLS, FEM, REM để mô tác tác động của các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời sử dụng ước lượng FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số. 1.6.2. Mô hình nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu với biến phụ thuộc là Thu nhập lãi cận biên (NIM). Các biến độc lập: Rủi ro tín dụng (Plltl), Rủi ro thanh khoản (Liq), Rủi ro vốn (Eqta), Chỉ số Lerner (Lerner), Hiệu quả chi phí (Eff), Hiệu quả quản lý (Teata), Chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước (Cbrtea), Quy mô ngân hàng (Size), Dư nợ cho vay (Loans), Tăng trưởng kinh tế (Gdpgr), Lạm phát (Inf), Lãi suất (Tbill), Mức độ tập trung ngành (Cr3). 1.7. Nội dung nghiên cứu Các lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM; Từ các lý luận trên là cơ sở để tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các Ngân hàng TMCP Việt Nam, giai đoạn 10 năm 2008 – 2017;
  16. 5 Chạy mô hình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng thương mại; Dựa trên kết quả phân tích được từ mô hình, từ kết quả thực nghiệm và lý thuyết, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp giúp các nhà quản trị có thể ra quyết định hiệu quả hơn. 1.8. Đóng góp của đề tài Trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên các yếu tố đó có thể thay đổi theo tình hình thực tế hiện tại mà quá khứ chưa nêu hoặc không còn phù hợp. Vì vậy luận văn sẽ tiếp tục kế thừa và mở rộng các nghiên cứu trước để làm rõ: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam và mức độ tác động của các nhân tố này đến NIM của NHTM cổ phần Việt Nam; - Đưa ra nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao NIM của các NHTM cổ phần Việt Nam nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. 1.9. Bố cục của luận văn Ngoài phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tác giả hướng đến cũng như các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nêu ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ nêu cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết về thu nhập lãi cận biên. Đồng thời nêu lên mô hình xác định thu nhập lãi cận biên được các tác giả trước đây đề xuất đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước đây và dựa vào các kết quả thực nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên và xây dựng mô hình nghiên cứu.
  17. 6 Chương 3: Tổng quan nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại tại quốc tế và trong nước đồng thời giới thiệu về quy trình lựa chọn phương pháp nghiên cứu và bằng những lập luận của mình để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 4: Phân tích dữ liệu và Kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ chạy mô hình, phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu để từ đó đưa ra các kết luận. Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị. Trong chương này, tác giả sẽ phân tích những điểm mới của đề tài cũng như những điểm còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo, đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quan về luận văn, nêu mục tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Cũng như trình bày sơ lược phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện và nội dung chính của luận văn. Tiếp theo tác giả sơ lược nội dung nghiên cứu và đóng góp của đề tài, khe hở của đề tài nghiên cứu và cuối cùng tác giả trình bày tiến bố cục của luận văn.
  18. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả sẽ nêu cơ sở lý luận, nền tảng lý thuyết về thu nhập lãi cận biên. Đồng thời nêu lên mô hình xác định thu nhập lãi cận biên được các tác giả trước đây đề xuất đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước đây và dựa vào các kết quả thực nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên và xây dựng mô hình nghiên cứu. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tổng quan về thu nhập lãi cận biên Rousseas (1985) đưa ra mô hình định giá dựa trên giả thuyết chi phí vốn là biến ngoại sinh. Trong mô hình này các ngân hàng được xem là người chấp nhận giá do có mức độ canh tranh rất cao giữa các ngân hàng để có được nguồn vốn. Tuy nhiên Ho & Saunders (1981) cho rằng điều này không chính xác trong thị trường bán lẻ. Mô hình của Ho & Saunders (1981) dự đoán rằng cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là các biến nội sinh được quyết định bởi nhà quản trị NHTM trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Chính xác hơn, Ho & Saunders (1981) lập luận rằng biến đổi của lãi suất bán lẻ một phần phụ thuộc vào chi phí vốn vay và một phần khác phụ thuộc vào tỷ lệ lãi suất biên. Tỷ lệ biên như một tấm đệm giúp ngân hàng ứng phó với các rủi ro. Nghĩa là lãi suất huy động (rD) sẽ bằng lãi suất thị trường (r) trừ một khoảng lãi suất biên (a), trong khi lãi suất cho vay (rL) sẽ bằng lãi suất thị trường cộng với một khoảng lãi suất biên (b). Mô hình này cũng được các nhà nghiên cứu về sau đồng thuận (Saunders & Schumacher, 2000; Maudos & Fernandez de Guevara, 2004; Maudos & Solísa, 2009). Như vậy ngoài lãi suất thị trường, tỷ lệ biên cũng là cơ sở để ngân hàng định giá lãi suất bán lẻ. Để tối đa hóa lợi ích, các ngân hàng không thiết lập lãi suất huy động và lãi suất cho vay một cách riêng biệt mà luôn có quan sát và cân đối trước khi quyết định. Giải bài toán tối ưu hóa đồng thời tham số a và b trong mô hình sẽ giúp nhà nghiên cứu tìm thấy các yếu tố quyết định lãi suất bán lẻ ngoài yếu tố lãi suất thị trường. Ho & Saunders (1981) đã sử dụng bài toán lãi cận biên (rL-rD) để tìm ra các yếu tố quyết định tham số a và b trong mô hình định giá. Nói cách khác, lãi cận biên
  19. 8 chính là một phần trong câu chuyện định giá của nhà quản trị ngân hàng. Trong nghiên cứu thực nghiệm, lãi cận biên được đo bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động cho vay với tổng chi phí nguồn vốn huy động so với tổng tài sản sinh lợi. Từ mô hình của Ho & Saunders (1981), tác giả nhận thấy phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ cần quan tâm đến lãi cận biên nhất là trong trường hợp xuất hiện truyền dẫn không hoàn toàn. Bởi vì điều này có thể ẩn chứa thông tin truyền dẫn lãi suất còn phụ thuộc rất lớn vào hành vi của nhà quản trị khi xác định mức lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hoặc không xem xét hoặc chỉ xem các yếu tố quyết định lãi suất cho vay một cách riêng lẻ (Aysun & Hepp 2016; Kitamura và các tác giả 2015,…). Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung. Ở Việt Nam, mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường và lãi suất chính thức của NHNN (lãi suất tái cấp vốn lãi suất chiết khấu, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc...) còn lỏng lẻo, vai trò điều tiết thị trường của công cụ lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và thị trường mở còn hạn chế. Trong tình huống này, vận dụng nguyên tắc xác định lãi cận biên để giải thích hành vi xác định lãi suất bán lẻ của NHTM rất phù hợp. Chẳng hạn, NHNN mong muốn giảm lãi suất bán lẻ ngay khi lãi suất tái chiết khấu giảm. Tuy nhiên, các NHTM chỉ có thể điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tương ứng với mức giảm của lãi suất chính sách khi lãi cận biên kỳ vọng của ngân hàng ít bị ảnh hưởng. Bởi vì, nếu các yếu tố khác không đổi lãi suất cho vay giảm đồng nghĩa với lãi cận biên giảm. Ngay cả trong trường hợp lãi suất huy động có giảm nhiều đi nữa nhưng các yếu tố khác của ngân hàng như chi phí hoạt động, chi phí cơ hội, các khoản thanh toán ngoài lãi… ở mức cao vẫn có thể cản trở ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Hơn nữa, lãi cận biên là yếu tố đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng và nhà quản trị NHTM toàn quyền quyết định mức này sao cho có lợi nhất. Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lãi cận biên cao thường có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Lãi cận biên cao thường đi liền với kém hiệu quả của hệ thống tài chính và dẫn đến biến dạng tiết kiệm và đầu tư (López-Espinosa và
  20. 9 các tác giả 2011). Việc giảm tiết kiệm và đầu tư làm chậm tốc độ tăng trưởng và tốc độ tạo việc làm. Lãi cận biên quá cao không những không khuyến khích nguồn tiết kiệm (do có tỷ suất sinh lợi thấp) mà còn hạn chế mở rộng tín dụng do lãi suất cho vay cao. Đối với các quốc gia mới nổi, đây là rủi ro rất đáng kể bởi vì hệ thống tài chính và thị trường vốn của những quốc gia này chưa phát triển hoàn hảo và nền kinh tế lại phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng. Lãi cận biên cao cũng là yếu tố làm cho chính sách tiền tệ kém hiệu quả (Sander & Kleimeier 2004) do các mức lãi suất chính sách không được truyền dẫn hoàn toàn vào thị trường. Như vậy bên cạnh truyền tải thông tin quan trọng về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, lãi cận biên còn là yếu tố phản ánh hiệu quả chính sách tiền tệ. Hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố quyết định lãi cận biên. Mô hình lý thuyết chỉ ra lãi cận biên có quan hệ tuyến tính với yếu tố có thể đo lường được. Điều này ngụ ý rằng, các yếu tố chi phối lãi cận biên sẽ giải thích phần nào lý do lãi suất bán lẻ thay đổi không tương xứng với lãi suất chính sách. 2.1.2. Lý thuyết xác định thu nhập lãi cận biên Bắt đầu cho các nghiên cứu về lãi cận biên là mô hình phân tích các yếu tố quyết định mức lãi suất biên của ngân hàng trong nghiên cứu của Ho & Saunders (1981). Hai tác giả này đã nghiên cứu thực nghiệm mô hình ngân hàng tại Mỹ. Trong mô hình này, các ngân hàng được giả định chỉ có hoạt động cho vay và huy động vốn. Mô hình được thiết lập như sau: 𝛼 1 𝑆= + 𝑅𝜎𝐼2 𝑄 (2.1) 𝛽 2 Trong đó: - S: lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi vay và chi phí huy động vốn; - α/β là tỷ số đo lường sức mạnh thị trường; - R là chỉ tiêu đo lường độ ngại rủi ro của ngân hàng; - Q đại diện cho quy mô giao dịch; - σI2: là giá trị bất ổn lãi suất thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2