intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ trong khai khai báo thuế XNK; đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ trong khai báo thuế XNK; đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo thuế XNK; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ trong khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ KHAI BÁO THUẾ XNK THÔNG QUA HỆ THỐNG THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ KHAI BÁO THUẾ XNK THÔNG QUA HỆ THỐNG THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,Các số liệu khảo sát và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác./. Học viên thực hiện Trần Thị Thu trang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 1.6. Đóng góp khoa học của đề tài ................................................................... 5 1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 6 2.1. Khái quát về thuế XNK, khai báo Hải quan .................................................... 6 2.1.1. Khái niệm về thuế XNK ............................................................................. 6 2.1.2. Khái niệm về khai báo Hải quan .............................................................. 6 2.2.Khái quát về Hệ thống thông quan điện tử tự động( VNACCS/VCIS) ............ 7 2.3. Lý thuyết về sự không chắc chắn, không tuân thủ thuế và tuân thủ thuế ...... 10 2.3.1. Lý thuyết về sự không chắc chắn ............................................................. 10 2.3.2. Không tuân thủ thuế ................................................................................ 11 2.3.3. Lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp .......................................... 14 2.3.4 Các mức độ tuân thủ và không tuân thủ thuế ........................................... 21 2.3.5. Lợi ích của DN tuân thủ pháp luật Hải quan .......................................... 23 2.3.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ trong khai báo Hải quan của DN và các giả thiết ............................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................ 30
  5. 3.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 31 3.2.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 31 3.2.2. Phỏng vấn sâu ......................................................................................... 31 3.2.3. Thiết kế thang đo .................................................................................... 32 3.3 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 35 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38 4.1. Thực trạng khai báo thuế hải quan XNK tại Cục Hải quan Kiên Giang ....... 38 4.1.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải Quan tỉnh Kiên Giang ......................... 38 4.1.2. Đánh giá hoạt động và thu thuế XNK của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang 39 4.1.3 Tình hình không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Kiên Giang ........................................................................................................................... 42 4.1.3.2 Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại và xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu ......................................................................................... 43 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khai báo thuế hải quan XNK tại Cục Hải Quan tỉnh Kiên Giang .............................................................................................. 45 4.2.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát ......................................................... 45 4.2.2. Kiểm định độ phù hợp tổng quát ............................................................ 49 4.2.3. Kiếm định sự phù hợp của mô hình ....................................................... 49 4.2.4. Kiểm định Hosmer and Lemeshow......................................................... 50 4.2.5. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ............................................. 50 4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................ 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 57 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 57 5.2. Hàm ý quản trị................................................................................................ 58 5.2.1 Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 58 5.2.2 Về phía Cơ quan Hải quan ....................................................................... 59 5.3. Hạn chế nghiên cứu........................................................................................ 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ PHỤ LỤC I: Thống kê doanh nghiệp có số tờ khai XK lớn nhất, nhỏ nhất trong năm 2016
  6. PHỤ LỤC II: Thống kê doanh nghiệp không tuân thủ thuế PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU ...........................................................................................
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viếttắt Nguyênnghĩa 1 DN Doanhnghiệp 2 HQ Hảiquan 3 CBCC Cán bộ công chức 4 QLRR Quản lý rủi ro 5 XNK Xuất nhập khẩu 6 TCHQ Tổng cục Hải quan 7 XK Xuất khẩu 8 NK Nhập khẩu 9 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 10 VNACCS Hệ thống thông quan hàng hóa tự động, tiếng Anh là Vietnam Automated Cargo Clearance System, sử dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. 11 VCIS Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam (VCIS), tiếng Anh là Vietnam Customs Intelligence Information System 12 SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội 13 Anova Analysis of Variance – Phân tích phương sai 14 EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá 15 NSNN Ngân sách nhà nước 16 TQĐT Thông quan điện tử 17 C/O Giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa 18 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình tổng thể về hệ thống TQĐT VNACCS/VCIS ....................................9 Hình 2.2. Mô hình tuân thủ thuế của Allingham và Sandmo (1972).............................18 Hình 2.3. Mô hình tuân thủ thuế của OECD (2004) ......................................................19 Hình 2.4. Mô hình tuân thủ thuế của Sapiei và ctg (2014) ............................................20 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu........................................................................................26 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................30 Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang ...........................39 Hình 4.2. Sơ đồ tăng trưởng thu thuế XNK ...................................................................41 Hình 4.3. Sơ đồ vi phạm pháp luật Hải quan (không tuân thủ thuế) .............................44 Hình 4.4. Sơ đồ tình hình phân luồng hàng hóa…………………………………...…45
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thực trạng thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải Quan Kiên Giang…………2 Bảng 2.1. Mô tả các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế .....................................20 Bảng 2.2: Các chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp ........23 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến số trong mô hình ........................................................34 Bảng 4.1 Số lượng doanh nghiệp và kim ngạch XNK ...................................................40 Bảng 4.2 Kết quả thu thuế XNK của từ năm 2012 đến 2016 ........................................41 Bảng 4.3 Kết quả truy thu thuế thông qua công tác KTSTQ thông quan từ năm 2012 đến năm 2016 ....................................................................................................................................42 Bảng 4.4 Số liệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế từ năm 2012 đến năm 2016............43 Bảng 4.5 Tình hình phân luồng hàng hóa XNK.............................................................45 Bảng 4.6. Thống kê mô tả đối tượng điều tra (1) ...........................................................46 Bảng 4.7. Thống kê mô tả đối tượng điều tra (2) ...........................................................47 Bảng 4.8. Thống kê tuân thủ và không tuân thủ khai báo thuế hải quan.......................48 Bảng 4.9. Kiểm định sự phù hợp của mồ hình tổng quát...............................................49 Bảng 4.10 Kiểm định phù hợp của mô hình...................................................................50 Bảng 4.11 Kiểm định Hosmer and Lemeshow ..............................................................50 Bảng 4.12. Mức độ giải thích của mô hình ....................................................................51 Bảng 4.13.Kết quả hồi quy Binary Logistic ...................................................................52
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời qui mô, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng phức tạp hơn trước, phương thức gian lận cũng ngày càng tinh vi hơn, buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan ngày càng gia tăng, nhất là trong điều kiện mở cửa, hội nhập và thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong khi bộ máy quản lý của Hải quan mới được chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, còn chưa thực sự phát huy được tính hiệu lực Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thông thông quan điện tử tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang” nhằm phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý khai báo thuế XNK và sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS IBM nhận diện “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử” tại Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang dựa trên mô hình gốc lý thuyết được tác giả xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Fischer et al., (1992) và OECD (2004). Mẫu nghiên cứu là 505 doanh nghiệp thực hiện làm thủ tục Hải quan, chủ yếu là doanh nghiệp XNK. Kết quả nghiên cứu cho thấy 09 biến quan sát thì có 08 biến có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10% chỉ có biến tuổi của doanh nghiệp là không có ý nghĩa thống kê ở các mức quy định. Biến loại hình doanh nghiệp tác động tích cực, mạnh nhất đến khả năng tuân thủ trong khai báo thuế XNK.Tiếp theo là Giới tính, Ngành nghề kinh doanh lần lượt tác động tích cực đến biến phụ thuộc là Kim ngạch xuất nhập khẩu và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp lần lượt tác động tích cực đến khả năng tuân thủ trong khai báo Hải quan. Doanh thu của doanh nghiệp tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Số lượng tờ khai, số lượng lao động tác động tích cực đến mô hình, tuy nhiên hệ số hồi quy rất thấp ứng với các mức ý nghĩa 5% và 1%. Như vậy qua kết quả phân tích kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu tuân thủ trong khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử tại Cục Hải quan Kiên Giang là khá phù hợp, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và xu thế phát triển chung của Hải quan quốc tế là đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, giảm thiểu thủ tục và mức độ kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển đổi căn bản trong phương thức quản lý của Hải quan từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, đồng thời phải đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK. Xuất phát từ thực tế đòi hỏi Ngành Hải quan phải tìm kiếm phương thức quản lý mới hữu hiệu có tính hệ thống, đồng bộ và hiệu quả để kiểm soát tất cả các hàng hóa XNK qua lãnh thổ Việt Nam bằng việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu của người nộp thuế thông qua việc áp dụng cơ chế người khai Hải quan tự kê khai, tự nộp thuế theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 đã được Tổng Cục Hải quan triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu cải cách phát triển hiện đại hóa Ngành Hải quan với mục tiêu lấy người khai hải quan là trung tâm, toàn xã hội đóng vai trò giám sát, hỗ trợ. Nhằm đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, tăng cường dân chủ và tính tự chủ trong việc thực hiện chức năng tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế vào ngân sách bước đầu đã đạt được một số kết quả như: tạo thông thoáng cho giao lưu thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Chính phủ, thay đổi phương pháp quản lý của công chức Hải quan từ chỗ bị động mang tính áp đặt sang chủ động, kiểm soát việc tự khai báo của các doanh nghiệp khi có nghi vấn và hàng hóa có mức độ rủi ro cao thông qua hệ thống thông quan điện tử . Cùng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời qui mô, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng phức tạp hơn trước, phương thức gian lận cũng ngày càng tinh vi hơn, buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan ngày càng gia tăng, nhất là trong điều kiện mở cửa, hội nhập và thương mại điện tử ngày càng phát triển, trong khi bộ máy quản lý của Hải quan mới được chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, còn chưa thực sự phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả của nó với lưu lượng hàng hóa được thực hiện thông qua hệ thống thông quan điện tử ngày càng tăng thì việc gian lận
  12. 2 thương mại và buôn lậu của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi do lợi dụng việc hệ thống thông quan tự động của Ngành Hải quan thông qua luồng xanh, vàng, đỏ nên doanh nghiệp đã lợi dung chính sách thông thoáng này để gian lận thuế, kết quả đã minh chứng số vụ vi phạm và số truy thu thông qua công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và kiểm tra sau thông quan từ các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật về thuế của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể: Bảng 1.1. Thực trạng thu thuế XNK tại Cục Hải Quan Kiên Giang ĐVT : tỷ đồng Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu Thu thuế XNK 55,885 117,752 94,594 108,32 133,21 Truy thu thuế (không tuân thủ thuế) 1,355 3,134 3,429 3,879 2,727 (Nguồn Báo cáo đánh giá thu NSNN năm của Phòng Nghiệp vụ-Cục Hải quan Kiên Giang) Với cơ chế thông quan tự động hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo quản lý hải quan vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý có trọng tâm trọng điểm, khách quan hơn, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp vừa phải đảm bảo quản lý Nhà nước về Hải quan và số thu thuế cho Ngân sách nhà nước thì thủ tục Hải quan càng thông thoáng, càng dễ dẫn đến những thất thu ngân sách Nhà nước. Với nhận định trên, tôi chọn đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử (VNACSS/VCIS) của các doanh nghiệp qua địa bàn Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang”. Mong muốn được tiếp cận ở góc độ hẹp hơn, tập trung vào các yếu tố vi mô bên trong DN thông qua bộ dữ liệu thứ cấp để đánh giá tác động của các yếu tố vi mô đến tuân thủ trong khai báo thuế XNK nhằm hạn chế tối đa các hành vi gian lận có thể phát sinh trong quá trình khai báo Hải quan thông qua hệ thống thông quan điện tử của người khai Hải quan và nâng cao tính tuân thủ Pháp luật của doanh nghiệp, chống thất thu ngân sách, góp phần bảo vệ nền kinh tế.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tập trung nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng tuân thủ khai báo thuế XNKthông qua hệ thống thông quan điện tử. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ trong khai khai báo thuế XNK Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tốảnh hưởng tuân thủ trong khai báo thuế XNK. Đánh giá thực trạng mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo thuế XNK. Đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ trong khai báo thuế XNKthông qua hệ thống thông quan điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động đến việc tuân thủ trong khai báo thuế XNK của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc tuân thủ trong khai báo thuế XNK như thế nào ? Cần thực hiện những giải pháp gì để nâng cao tính tuân thủ trong khai báo thuế XNK ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được thực hiện để tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNKcủa các doanh nghiệp thông qua hệ thống thông quan điện tử tại Cục Hải quan Kiên Giang. 1.4.2Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tất cả các doanh nghiệp có hoạt động XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử (VNACSS/VCIS) trong năm 2016. Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để thống kê đánh giá giai đoạn (2012- 2016). Số liệu khảo sát từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017.
  14. 4 Phạm vi áp dụng: Tháng 05 năm 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng hình thức nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực Giám sát Quản lý, thuế XNK, Điều tra Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan và phòng Nghiệp vụ, phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm thuộc Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử để điều chỉnh, bổ sung mô hình lý thuyết, xây dựng thang đo sơ bộ.Sau đó điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các giả thiết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin chủ yếu từ cơ sở dữ liệu nội bộ cơ quan Hải quan và các ngành khác như: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, sở Công thương tỉnh Kiên Giang, Cục thuế tỉnh Kiên Giang để xác định mô hình phù hợp. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên 505 DN thực hiện khai báo Hải quan và nộp thuế thông qua hệ thống thông quan điện tử của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn cơ sở dữ liệu nội bộ ngành HQ, các chương trình nghiệp vụ quản lý của Ngành Hải quan như: STQ, EUC, Riskman, quản lý vi phạm…dùng để đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan (doanh nghiệp tuân thủ) trong khai báo Hải quan thông qua hệ thống thông quan điện tử. Trên cơ sở các số liệu sau khi khảo sát điều tra được sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 22 IBM để chạy mô hình hồi quy Bianary logistics để xác định biến có ý nghĩa thống kê, thực hiện các kiểm định, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ trong việc khai báo Hải quan thông qua hệ thống thông quan điện tử.
  15. 5 1.6. Đóng góp khoa học của đề tài Đề tài“Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử (VNACSS/VCIS)”đóng góp trên phương diện khoa học và thực tiễn như sau: Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan về khai báo thuế XNKvà các công trình nghiên cứu liên quan. Xác định, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử. Đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tuân thủ khai báo thuế XNKtrên hệ thống thông quan điện tử, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu cho ngân sách, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các DN, các thành phần kinh tế, góp phần bảo vệ nền kinh tế trong nước. Là tài liệu khoa học tham khảo đối với các chuyên gia kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực thuế XNK và các học viên Cao học nghiên cứu trong lĩnh vực có liên quan. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ khai báo thuế XNK thông qua hệ thống thông quan điện tử” từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao tính tuân thủ thuế XNK, vừa tiết kiệm chi phí vừa làm tăng hiệu quả cho ngành HQ . 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung luận văn dự kiến bao gồm 05 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp thực hiện, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và hạn chế của đề tài. Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết: Trình bày tóm tắt các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu khung phân tích và mô hình phân tích, phương pháp phân tích, kiểm định, mô hình hồi quy. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả nghiên cứu qua các bước như: tính tần suất, thống kê mô tả, mô hình hồi qui, kiểm định thang đo… Chương 5: Kết luận, khuyến nghị và hàm ý chính sách.
  16. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về thuế XNK, khai báo thuế XNK 2.1.1. Khái niệm về thuế XNK Giáo trình thuế của Học viện Tài chính năm 2009 của PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hậu định nghĩa: “Thuế XK, thuế NK là sắc thuế đánh vào hàng hoá XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo từ điển Luật học: "Thuế XK, NK là loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hóa XK, NK qua biên giới. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa XK, NK qua biên giới Việt Nam dưới mọi hình thức: mậu dịch chính ngạch, mậu dịch tiểu ngạch và phi mậu dịch (kể cả hàng hóa XK, NK từ khu chế xuất) trừ hàng hóa vận chuyển quá cảnh hay mượn đường qua biên giới Việt Nam, hàng chuyển cửa khẩu theo quy định của Chính phủ, hàng viện trợ nhân đạo". Như vậy, thuế quan là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa XNK khi đi qua lãnh thổ của một quốc gia theo quy định phải chịu thuế. Nó là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa do các tổ chức, cá nhân XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đóng góp theo luật định cho Nhà nước. Mức thuế, số thu thuế XNK tùy thuộc vào chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia; Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế mỗi lần có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam phải đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc những cơ quan đã được Tổng cục Hải quan cho phép để làm thủ tục đăng ký tờ khai hàng hoá XNK. 2.1.2. Khái niệm về khai báo thuế XNK Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã chuyển đổi cơ chế quản lý thuế là tự khai, tự nộp. Đặc điểm của cơ chế này là người nộp thuế tự xác nhận số tiền thuế phải nộp và tự nộp số tiền thuế đó, người nộp thuế phải tự chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế của mình cơ quan thuế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công việc kê khai của người nộp thuế. Theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan và điều 30 Luật Quản lý thuế hiện hành, người nộp thuế có những trách nhiệm tự kê khai đầy đủ, chính xác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
  17. 7 Cơ quan Hải quan tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế của người nộp thuế, đồng thời có các biện pháp giám sát hiệu quả, vừa bảo đảm khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên, việc kê khai báo và nộp thuế chuyển giao trực tiếp cho quyền lợi của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước mà không có một sự đáp trả trực tiếp nào về mặt quyền lợi. Do đó, người nộp thuế luôn tìm đủ mọi cách để giảm thiểu chi phí thuế phải nộp, còn cơ quan Hải quan luôn kiểm soát để thu được trọn vẹn nhất số thuế cần thu theo luật định. Để người khai Hải quan hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan, công chức Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục Hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, công khai các thủ tục Hải quan, thủ tục Thuế. Ngoài ra cơ quan Hải quan, công chức Hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8,Điều 9 Luật Quản lý thuế . 2.2.Khái quát về Hệ thống thông quan điện tử tự động( VNACCS/VCIS) Chính phủ Nhật Bản đã dành cho Việt Nam gói hỗ trợ toàn diện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để phát triển và xây dựng hệ thống thông quan tự động cho Hải quan Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của hệ thống NACCS/CIS của Nhật Bản. Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). VNACCS/VCIS bao gồm các phần mềm như Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóa đơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e- Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát. Trong đó : VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động và sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và tập trung cả 03 khâu: Khâu trước, trong và sau thông quan. Chức năng của hệ thống này bao gồm: Chức năng, thủ tục là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất.
  18. 8 Tăng cường kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Theo thiết kế, Hệ thống VNACCS có sự kết nối với các Bộ, Ngành. Cơ quan Hải quan sẽ gửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành. Kết quả xử lý cấp phép sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống. Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp. Hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử. Kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, Vận chuyển, Ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan. Trước thông quan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đếnhoặc khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan tại các khâu khai báo. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Do đó, về cơ bản, đối với phương pháp trị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay. Để đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, những lô hàng có sự nghi vấn về giá sẽ chuyển sang khâu sau thông quan để xác định. Bộ phận nào xử lý việc này sẽ được cân nhắc cụ thể trước khi đưa hệ thống này đi vào vận hành. Về giám sát, quản lý Hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, gom các quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sát của Hải quan. VCIS là 1 hệ thống thông tin tình báo Hải quan phục vụ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam, giúp tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro của các đơn vị Hải quan các cấp. Trên cơ sở các thông tin sẵn có từ Hệ thống VCIS, các đơn vị Hải quan có thể đánh giá tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đồng thời, xếp hạng mức độ rủi ro của DN tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của DN theo 7 hạng từ DN ưu tiên có mức độ tuân thủ tự nguyện rất cao… đến DN có mức độ tuân thủ pháp luật kém (vi phạm pháp luật nhiều
  19. 9 lần). Mọi thông tin nghiệp vụ liên quan đến thông quan hàng hóa XNK, đang được xử lý tại các chi cục Hải quan cửa khẩu đều có thể kiểm tra, giám sát tập trung tại cơ quan Tổng cục. Về chế độ quản lý của Hải quan: Theo quy định tại Công văn số 2765/TCHQ- GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan, nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý Hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lý Hải quan với 38 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu ( 22 mã loại hình nhập khẩu, 16 mã loại hình xuất khẩu) khi thực hiện khai báo Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch, sự khác nhau chủ yếu là về mặt chứng từ. Ngoài ra, một số loại hình đặc thù như hàng hóa mang vào, mang ra của cư dân biên giới, hàng an ninh quốc phòng, hàng trị giá thấp sẽ được thực hiện thủ công. Hình 2.1 Mô hình tổng thể về hệ thống TQĐT VNACCS/VCIS (nguồn: www.customs.gov.vn)
  20. 10 2.3. Lý thuyết về sự không chắc chắn, không tuân thủ thuế và tuân thủ thuế 2.3.1. Lý thuyết về sự không chắc chắn Sự kiện không chắc chắn là sự kiện có thể nhiều kết cục trong đó có thể tính toán được xác suất xãy ra của mỗi kết cục.Trong các tình huống may rủi (hay mạo hiểm), chúng ta có thể tính được xác suất xảy ra các kết cục. Ngược lại, trong tình huống bất định, chúng ta không thể tính được xác suất này. Có 2 loại xác suất: khách quan và chủ quan (Vũ Thành Tự Anh, 2005). Xác suất khách quan là xác suất trong đó chúng ta có thể (không thể) sử dụng các phương pháp xác suất và thống kê để tính toán xác suất. Đối với xác suất chủ quan người ta ra quyết định phải phán đoán và tất nhiên là các phán đoán chủ quan này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin của người ra quyết định. Một hệ quả tất yếu là xác suất chủ quan thường khác nhau. Bản tính của con người là thường ưa những gì chắc chắn và đồng thời muốn tránh những điều may rủi và bất trắc. Tuy nhiên, trong đời sống hằng ngày, chúng ta đối diện với rất nhiều tình huống ra quyết định trong đó chúng ta không biết chắc kết cục của các tình huống ấy là thế nào. Để ra những quyết định như vậy, hiển nhiên một yêu cầu đặt ra là đo lường mức độ may rủi của các lựa chọn và trên đó chọn phương án có độ may rủi thấp nhất (với các điều kiện khác như nhau). Một số phương pháp đã được nghiên cứu để sử dụng cho việc định lượng tính không chắc chắn trong các phân tích không gian và mô hình địa lý tương ứng với mục đích của từng nghiên cứu, từng loại dữ liệu không gian và các đặc trưng thuộc tính của chúng (Attoh-Okine và Ayyub, 2005; Longley et al., 2006). Ví dụ, Linkov và Burmistrov (2003) nghiên cứu tính không chắc chắn của mô hình, bao gồm việc xây dựng vấn đề, việc thực hiện mô hình và lựa chọn các thông số, bằng cách so sánh các kết quả từ các mô hình khác nhau được phát triển cho cùng một tác nhân môi trường, đó là nồng độ phóng xạ hạt nhân. Heuvelink et al. (2007) đề nghị phương pháp xác suất sử dụng hàm phân bố xác suất (probability density function - pdf) để biểu diễn tính không chắc chắn về giá trị các biến môi trường. Gần đây, các ý kiến của các chuyên gia đã được sử dụng để định lượng tính không chắc chắn của sự biến đổi trên bề mặt không gian của các tính chất của đất (Trương Ngọc Phương và Heuvelink, 2013). Tính không chắc chắn được định lượng bằng một khoảng giá trị xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0