intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam nhận diện rõ hơn các nhân tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Từ đó có nền tản cho ra giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng và Chính phủ cải thiện thu nhập ròng của các NHTM. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ NGỌC TRÂM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ NGOC TRÂM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính– Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài Luận văn Thạc sĩ với chủ đề “Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong Luận văn này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về Luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối nào. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019 Lê Thị Ngọc Trâm
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT – ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài. .............................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................4 1.3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4 1.5 Bố cục ................................................................................................................4 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................7 2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng ...7 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng ..................................9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................27 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................29 3.2.1 Mô hình nghiên cứu - mô tả biến ...........................................................29 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện ..................................38 3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................38 3.2.2.2 Quy trình thực hiện ..............................................................................39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40 4.1 Mô tả thống kê ...............................................................................................40 4.2 Ma trận tương quan ......................................................................................42 4.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng ...............................................................44
  5. 4.4 Kết quả và thảo luận......................................................................................45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................52 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..........................................................................52 5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................53 5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng ........................................................53 5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách .................................................55 5.3 Hạn chế đề tài .................................................................................................56 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ CLTNR Chênh lệch thu nhập ròng CPTL Chi phí từ lãi GMM Generalize Method of Moments (tên mô hình hồi quy) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên TNLT Thu nhập lãi thuần TNTL Thu nhập từ lãi VIF Nhân tử phóng đại phương sai XHTD Xếp hạng tín dụng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đên năm 2017………………...…………………………………………………………..3 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………………...………18 Bảng 3.1: Danh sách NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu của Luận văn …...…26 Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu hồi quy các biến trong mô hình ….…………...………….35 Bảng 4.1: Mô tả thống kê ……………………………………......………………..39 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD1……...…..41 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD2…...……..42 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hệ số VIF ……………………………...…..................43 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi và định tự tương quan ……….....44 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM Việt Nam. …………………....………………………...................45
  8. TÓM TẮT Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để hồi quy và phân tích các nhân tố bên trong về đặc điểm ngân hàng như: rủi ro tín dụng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; lợi nhuận; tính thanh khoản và các nhân tố bên ngoài về đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô như: mức độ tập trung ngành; tăng truởng kinh tế và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao; quy mô càng lớn; gánh chịu chi phí hoạt động lớn và lợi nhuận dồi dào thì thường có khuynh hướng sẽ tăng chênh lệch thu nhập ròng nhiều hơn. Ngược lại, các ngân hàng có mức độ thanh khoản tốt thì thường sẽ có mức chênh lệch thu nhập ròng tương đối thấp hơn các ngân hàng có thanh khoản kém. Bên cạnh đó, khi ngành ngân hàng Việt Nam càng tập trung, nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng và có mức lạm phát cao thì sẽ giúp các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đạt được chênh lệch thu nhập ròng cao hơn. Các kết quả định lượng trong bài nghiên cứu có thể cung cấp gợi ý cho các NHTM về việc huy động vốn và đầu ra tín dụng, đồng thời quản trị cân đối lại các yếu tố : rủi ro tín dụng, quy mô, chi phí hoạt động, lợi nhuận và tài sản mang tính thanh khoản để tối ưu hóa chênh lệch thu nhập ròng, một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong tăng trưởng thu nhập. Từ khóa: Chênh lệch thu nhập ròng, Ngân hàng thương mại, mức độ tập trung ngành, quy mô ngân hàng.
  9. ABSTRACT The paper explores the factors that affect the interest rate spread of 25 commercial banks in Vietnam in the period of 2006 - 2017. The paper uses GMM method to regress and analyze internal factors on bank characteristics including credit risk, bank size, operating costs, profits, liquidity and external factors in terms of industry and macroeconomic characteristics, including: level of industry concentration, economic growth and inflation. Research results show that: banks which are facing higher credit risks, larger scale, larger operating costs, and higher profits often tend to increase the interest rate spread. On the contrary, banks with good liquidity will often have relatively lower interest rate spread than banks with poor liquidity. In addition, the more concentration on Vietnamese banking industry is, the more Vietnam's economy growth will be, and high inflation will help banks operating in Vietnam achieve a higher interest rate spread. The quantitative results in the study can provide suggestions to commercial banks on capital mobilization, credit output, and managing the balance of factors: credit risk, scale, cost, operations, profits and liquid assets to optimize interest rate spread, which is one of the indicators to evaluate the performance of banks in income growth. Key words: Interest rate spread, bank commercial, level of industry concentration, bank size.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài. Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải có các khoản tài sản để đưa vào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Sự tồn tại bền vững của bất kỳ tổ chức tài chính nào với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đều gắn liền với khả năng sinh lợi mà họ tạo ra. Ngân hàng, với vai trò là định chế trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng của họ nhằm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng hay vay từ các ngân hàng khác, và sau đó sử dụng khoản vốn này để cho vay lại hoặc mang đi đầu tư. Ngân hàng quy định mức lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay. Có thể nói, chủ đề về khả năng sinh lợi của các NHTM luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện. Có nhiều thước đo xác định khả năng sinh lợi của một ngân hàng: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tỷ ROA, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM, chênh lệch thu nhập ròng. Trong đó, chênh lệch thu nhập ròng là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu: chủ yếu là thu từ các khoản cho vay; so với mức tăng của chi phí: chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Theo Khawaja và Din (2007), chênh lệch thu nhập ròng là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về sự ảnh hưởng của các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới. Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia phản ánh rằng ở các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập trung; nền kinh tế tăng trưởng; lãi suất thị trường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn phát hiện tác động ngược chiều với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng từ các yếu tố: quy mô ngân hàng; vốn an toàn; thanh khoản; thu nhập ngoài lãi. Thêm vào đó, Gunter và các cộng sự
  11. 2 (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo, kết quả nghiên cứu của họ cho thấy các ngân hàng cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; năng lực cạnh tranh càng lớn; nền kinh tế tăng trưởng càng cao; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Hay như Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu cho thấy: các ngân hàng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Năm 2018, Mwamtambulo và Ntulo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Tanzania cho thấy rằng, khi các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Sự tác động của các nhân tố đó có thể làm tăng hoặc giảm chênh lệch thu nhập ròng của NHTM tại các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, mặc dù hiện nay nguồn thu của các ngân hàng đã được đa dạng hóa từ các nguồn thu nhập ngoài lãi cho vay như kinh doanh ngoại hối, phí. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu thu nhập của các NHTM, trên 70% tổng thu nhập của các NHTM (Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự, 2014). Vì vậy, việc nghiên cứu về chênh lệch thu nhập ròng cũng như các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng là rất quan trọng, từ đó có thể đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý nợ và tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017. Các nhà kinh tế học cho rằng, một mức chênh lệch thu nhập ròng cao đóng vai trò cản trở việc mở rộng trung gian tài chính cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên, một mức chênh lệch thu nhập ròng cao còn cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả trong tăng
  12. 3 trưởng thu nhập. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có chênh lệch thu nhập ròng biến động tăng giảm liên tục. Biểu đồ 1.1 Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đến năm 2017 (Nguồn: Tổng hợp từ Fiinbro) Cần làm gì để tác động điều chỉnh mức chênh lệch thu nhập ròng phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng hay đưa ra khuyến nghị về chính sách điều hành của NHNN như thế nào trong từng giai đoạn tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. Đó là lý do tác giả thực hiện đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế củ mình.
  13. 4 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để phân tích các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam . Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và tìm kiếm câu trả lời để làm rõ mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đề ra, cụ thể: Thứ nhất: Có những yếu tố nào tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại? Thứ hai: Tác động của các yếu tố này đến chênh lệch thu nhập ròng đáng kể không? Cùng chiều hay ngược chiều? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu đã được thực hiện và trưng ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM gồm rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cho các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, bài nghiên cứu tập trung chủ yếu đến các yếu tố: rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; lợi nhuận ngân hàng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; mức độ tập trung ngành ngân hàng; tăng trưởng kinh tế và lạm phát. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của 25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017 dựa trên dữ liệu là dạng dữ liệu bảng và để tránh nội sinh tồn tại trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước để hồi quy phương trình nghiên cứu. 1.5 Bố cục Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này Luận văn cứu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa mà đề tài mang lại.
  14. 5 Chương 2:Tổng quan các nghiên cứu trước. Luận văn giới thiệu tổng quan lý thuyết về các thước đo khả năng sinh lợi của các ngân hàng: ROE, ROA và chênh lệch thu nhập ròng. Sau đó Luận văn tiến hành tổng quan các yếu tố tác động chênh lệch thu nhập ròng thông qua bằng chứng thực nghiệm trước đây tại các quốc gia. Cuối cùng, Luận văn tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố và sự tác động tuơng quan của chúng với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này Luận văn thể hiện quy trình thực hiện, mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố nào, kỳ vọng tương quan của các yếu tố đó như thế nào? Đồng thời trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách đo lường các biến số và phương pháp mà Luận văn dùng để ước lượng mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trước khi tiến hành ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng, đề tài thực hiện thống kê mô tả các biến số có trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, xem xét ma trận tương quan giữa các biến để lựa chọn phương pháp ước lượng thích hợp. Cuối cùng Luận văn đi đến kết quả nghiên cứu và thảo luận mà Luận văn có được. Chương 5: Kết luận. Chương này góp phần tổng kết cá kết luận chính mà Luận văn có được từ bài nghiên cứu, đưa ra các ý kiến đề xuất cho các nhà quản lý ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách khi có mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Đồng thời ở chương này tác giả cũng nêu rõ những hạn chế và hướng phát triển của đề tài sau này 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu định lượng đã được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng theo hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng về tác động các nhân tố đến chênh lệch thu nhập ròng được thực hiện tại Việt Nam. Nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những khuyến nghị để nâng cao hiệu quả
  15. 6 hoạt động tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam. Về mặt học thuật: Thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng, Bài nghiên cứu tóm tắt lại lý thuyết, khái niệm cũng như các bằng chứng thực nghiệm về các nghiên cứu liên quan đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu được tác giả kỳ vọng sẽ nới rộng ra thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam nhận diện rõ hơn các nhân tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Từ đó có nền tản cho ra giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng và Chính phủ cải thiện thu nhập ròng của các NHTM
  16. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng Đo lường khả năng sinh lợi của một ngân hàng có nhiều thước đo. Cũng như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cũng là hai chỉ số tiêu biểu dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một trăm đồng đầu tư vào tổng tài sản. 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑅𝑂𝐴 = 𝑥 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Đây là thước đo đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. ROE là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một trăm đồng vốn chủ sở hữu. 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑅𝑂𝐸 = 𝑥 100% 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Đây là chỉ số cho thấy hiệu quả của vốn chủ sở hữu, chỉ số này cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào. Hoạt động chính của một ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, ngoài hoạt động cơ bản là huy động tiền gửi và cho vay, càng ngày càng phát
  17. 8 sinh thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãn, giao dịch ngoại hối…. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay luôn là hoạt động chính đem về doanh thu chính cho ngân hàng xuyên suốt từ trước đến nay, cho nên Chênh lệch thu nhập ròng mới là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng trong các bài nghiên cứu trên thế giới. Như trong bài nghiên cứu của Chirwa và Mlachila (2004), tác giả đã chỉ rõ có đến sáu định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong phân tích kinh tế. Chúng có thể được phân thành hai nhóm: hướng tiếp cận hẹp và hướng tiếp cận rộng. Theo đó, Brock và Rojas-Suarez (2000) phân biệt giữa định nghĩa hẹp và rộng về chênh lệch thu nhập ròng bằng cách loại trừ hoặc bao gồm các khoản phí và hoa hồng liên quan đến các giao dịch cho vay và tiền gửi. Việc bao gồm các khoản phí và hoa hồng phản ánh toàn bộ chi phí ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và thu nhập ngân hàng có được từ người đi vay. Dựa vào đó, bài Luận văn sử dụng hai cách định nghĩa về chênh lệch thu nhập ròng trong phân tích như sau: Định nghĩa theo hướng tiếp cận rộng: 𝑇𝑁𝐿𝑇 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = (1) ∑𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖 Thu nhập từ lãi thuần (TNLT) là tổng thu nhập lãi từ các khoản cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền gửi từ NHNN, cho vay các tổ chức tín dụng và thu khác từ hoạt động tín dụng trừ đi chi phí lãi và các khoản tương tự. Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các Tổ chức tài chính khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng Định nghĩa theo hướng tiếp cận hep:
  18. 9 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = − (2) ∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 Xét về góc độ kinh tế, đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch thu nhập ròng đại điện cho một phần quan trọng trong thu nhập hoạt động. Chênh lệch thu nhập ròng tăng cho thấy các ngân hàng quản trị tài sản tốt. Ngược lại chênh lệch thu nhập ròng có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp. Xét về góc độ lợi ích xã hội, chênh lệch thu nhập ròng ở mức nào là tốt, mức nào là xấu vẫn còn là vấn đề cần phải làm rõ (Doliente,2005). Một mức chênh lệch thu nhập ròng thấp có thể cho thấy sự cạnh tranh hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên nếu một môi trường kinh tế mà các ngân hàng yếu kém được phép hoạt động và thực hiện chiến lược cấp tín dụng với lãi suất cho vay thấp để tăng thị phần thì tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng thấp chưa thể khẳng định là tốt. (Doliente, 2005). Tóm lại, điểm quan trọng của tất cả các mô hình đều nhấn mạnh rằng, tồn tại một mức chênh lệch thu nhập ròng tối ưu khi các ngân hàng đối mặt với rủi ro kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trường mà ngân hàng đang hoạt động, và khẩu vị rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hanweck và Ryu, 2005). 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng Angbazo (1997) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mỹ bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng của 286 NHTM có tổng tài sản từ 1 tỷ USD trở lên từ năm 1989 đến năm 1993. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập về đặc điểm ngân hàng gồm: rủi to tín dụng; rủi ro phá sản; rủi ro lãi suất; rủi ro thanh khoản; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị. Ở mức ý nghĩa 10% sau khi sử dụng phương pháp hồi quy OLS và bài nghiên cứu phát hiện ra rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Kết quả này phản ánh rằng, các ngân hàng có
  19. 10 rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu cao và nắm giữ nhiều tài sản sinh lợi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất và thanh khoản lại có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có rủi ro lãi suất càng cao và nắm giữ nhiều thanh khoản thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Maudos và Guevara (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Châu Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 2279 NHTM từ năm 1993 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản.Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; tính thanh khoản; quy mô ngân hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm: mức độ tập trung ngành và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lưc cạnh tranh; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; tính thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản ngân hàng càng cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô và chi phí hoạt động của ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn và chi phí hoạt động càng cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của họ. Gunter và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 1011 NHTM từ năm 1996 đến năm 2012. Trong nghiên cứu này, tương tự như hai
  20. 11 nghiên cứu trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay; tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; vốn cấp 1; tài sản có trọng số rủi ro; rủi ro tín dụng; năng lực cạnh tranh và (2) các đặc điẻm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và FGLS và tìm thấy rằng: dư nợ cho vay; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; tài sản có trọng số rủi ro; năng lực cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động khác càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; tăng trưởng kinh tế càng cao; lãi suất ngắn hạn càng cao và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; vốn cấp 1; rủi ro tín dụng và lạm phát được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tiền gửi khách hàng càng nhiều; thu nhập từ phí và dịch vụ càng lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi ro tín dụng cao và lạm phát cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Barajas và các cộng sự (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Colombia bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với các NHTM từ năm 1974 đến năm 1996. Trong nghiên cứu này, khác với các nghiên cứu đã được tìm hiểu ở trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; dư nợ cho vay; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín dụng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2