intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, từ đó gợi ý các chính sách với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giúp cho công tác quản lý các khoản thu từ đất trên phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang được chặt chẽ và tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN VĂN ĐIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU THUẾ TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN VĂN ĐIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU THUẾ TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. Học viên thực hiện Trần Văn Điện
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo các Sở, ban ngành hoàn thiện các cơ chế chính sách trong quản lý đất đai nói chung và lĩnh vực xác định nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Tỉnh nói riêng. Kết quả thu các khoản thu từ đất đã đóng góp một phần không nhỏ trong các khoản thu từ đất nói riêng và ngân sách tỉnh Kiên Giang nói chung. Tuy nhiên trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế thị trường khu vực và trong nước bị ảnh hưởng rất lớn dẫn đến điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tình hình kinh doanh bất động sản bị trầm lắng, đóng băng. Từ tình hình trên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý thu của ngành thuế Kiên Giang đối với các khoản thu từ đất gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chọn 120 DN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nợ các khoản thu từ đất của DN. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nợ các khoản thu từ đất của DN gồm giới tính chủ DN, tuổi chủ DN, số năm thành lập, qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, vốn kinh doanh, doanh thu và loại đất. Đây có thể là những cơ sở để UBND tỉnh Kiên Giang và ngành thuế tỉnh Kiên Giang, góp phần xây dựng bổ sung hoàn thiện các chính sách phù hợp đến các khoản thu thuế từ đất để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả. Để đảm bảo các doanh nghiệp sử dụng đất có hiệu quả, tăng nguồn thu của ngân sách tỉnh, công bằng trong việc xác định giá thuê đất, UBND Tỉnh Kiên Giang cần có những quy định phù hợp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc cải cách thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, quy định cụ thể tỷ lệ % đơn giá thuê đất theo từng mục đích sử dụng đất và theo khu vực là rất quan trọng.
  5. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................................ 5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................................... 5 2.1.1. Nghĩa vụ thuế ............................................................................................................... 5 2.1.2. Các khoản thu từ đất chủ yếu ở Việt Nam ................................................................... 6 2.1.2.1. Thu tiền sử dụng đất .............................................................................................. 6 2.1.2.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê ............................................. 7 2.1.2.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp .............................................................................. 8 2.1.2.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (trước đây là thuế nhà đất) ............................ 8 2.1.2.5. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản .................................................... 9 2.1.2.6. Lệ phí trước bạ nhà, đất ...................................................................................... 10
  6. 2.1.3. Vai trò quản lý các khoản thu từ đất đai của Nhà nước ............................................. 10 2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về các khoản thu từ đất ................................................. 10 2.2. SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ...............................................................11 2.2.1. Tuân thủ thuế .............................................................................................................. 11 2.2.2. Hành vi không tuân thủ thuế ...................................................................................... 12 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ ĐỌNG THUẾ ĐẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .................................................................................................................................. 13 2.3.1. Các yếu tố từ doanh nghiệp ........................................................................................ 13 2.3.2. Các yếu tố về chính sách thuế .................................................................................... 13 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................ 16 2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................ 16 2.4.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................................ 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ...................................... 20 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 20 3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ................................................................ 20 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 22 3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 22 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................................. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ............................................................................ 24 4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG ....................................................................... 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 24 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................................... 25 4.1.3. Tình hình thu thuế từ đất đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang........... 27 4.1.3.1. Thu tiền sử dụng đất ............................................................................................ 27 4.1.3.2.Tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển ................................................................. 28
  7. 4.1.3.3.Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) .................................................... 28 4.1.3.4. Lệ phí trước bạ, nhà đất ...................................................................................... 29 4.1.3.5. Những khó khăn vướng mắc trong các khoản thu thuế từ đất................. ..... 30 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ...................................................................... 32 4.2.1. Đặc điểm doanh nghiệp .............................................................................................. 32 4.2.2. Đặc điểm đất được Nhà nước giao hoặc cho doanh nghiệp thuê đất ......................... 35 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................................................................... 36 4.3.1. Hệ số tương quan giữa các biến số trong mô hình ..................................................... 36 Khi có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy, không thể xác định được ảnh hưởng ròng của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy lên biến phụ thuộc đến ước lượng của hệ số hồi quy trở nên không ổn định và có sai số chuẩn rất lớn.................................................................................................................................... 36 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nợ các khoản thu từ đất ........ 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH . ........................................... 41 5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 41 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................................... 43 5.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế ...................................................................................................................... 43 5.2.2. Nhóm chính sách đối với chủ doanh nghiệp ...................................................... 45 5.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Thuế ........................................................ 46 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI BQLKKT Ban Quản lý Khu kinh tế của Tỉnh BQLKKTPQ Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc CN Chi nhánh DN Doanh nghiệp ĐKQSDĐ Đăng ký quyền sử dụng đất GDP Tốc độ tăng trưởng NĐ-CP Nghị định Chính phủ NN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông NQ-CP Nghị quyết Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước OLS Phương pháp bình phương bé nhất QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng chính phủ SDĐPNN Sử dụng đất phi nông nghiệp TMS Hệ thống quản lý thuế tập trung TT-BTC Thông tư Bộ Tài chính TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình 21 Bảng 4.1: Thống kê tần số đặc điểm doanh nghiệp 31 Bảng 4.2: Thống kê mô tả đặc điểm doanh nghiệp 32 Bảng 4.3: Doanh thu của DN 33 Bảng 4.4: Loại đất của DN 34 Bảng 4.5: Diện tích đất được giao hoặc thuê của DN 34 Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến giải thích 35 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình 36
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của Luận văn 19 Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang 23
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và khai thác tốt các khoản thu từ đất sẽ huy động được nguồn vốn to lớn phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Kiên Giang là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Là tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, du lịch biển; giao lưu thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản…, để phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương thì cần một nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cảng biển, trang thiết bị kỷ thuật phục vụ cho việc phát triển kinh tế là hết sức quan trọng. Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo huy động các nguồn vốn phục vụ cho phát triển của địa phương, trọng tâm là các khoản thu thuế từ đất. Đặc biệt trong những năm gần đây thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế du lịch trên đảo Phú Quốc theo chủ trương của Chính phủ đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển đa ngành nghề, nhất là du lịch sinh thái với nhiều hình thức, tỉnh giải quyết với nhiều cơ chế được Chính phủ cho phép như: cơ chế giao đất, cho thuê đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chính sách miễn giảm,…, Các khoản thu từ đất thu được để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh. Thể hiện qua các khoản thu từ đất giai đoạn 2011 - 2015 so với giai đoạn 2005 - 2010 đã có sự tăng trưởng cao như tiền sử dụng đất tăng 2,18 lần; tiền thuê đất tăng 3,40 lần; tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 0,10 lần. Riêng giai đoạn 2016 - 2020 theo dự toán thu ổn định 5 năm theo Luật Ngân sách cũng tăng khá cao so với giai đoạn 2011 - 2015 như tiền sử dụng đất tăng 0,17 lần, tiền thuê đất tăng 5,88 lần; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  12. 2 tăng 1,50 lần. Những số liệu trên để minh chứng cho thấy tổng số thu các khoản từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước những năm qua. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng còn gặp không ít những khó khăn như tình trạng chậm nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN),..., và các khoản nợ đọng do chậm nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; thuế SDĐPNN,..., từ đó dẫn đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang" là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao góp phần đưa công tác quản lý các khoản thu từ đất đi vào nề nếp, ổn định để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang cơ bản và bền vững, từ đó dự báo được nguồn thu các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, từ đó gợi ý các chính sách với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giúp cho công tác quản lý các khoản thu từ đất trên phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang được chặt chẽ và tốt hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá khái quát thực trạng thu thuế các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Xác định các yếu tố tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng thu khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?
  13. 3 - Yếu tố nào tác động đến khả năng nợ đọng các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? - Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả khả năng thu thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu khả năng thu từ đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn vùng nghiên cứu: các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn do Cục thuế và Chi cục thuế quản lý. Giới hạn thời gian: các số liệu thứ cấp sử dụng thu thập từ các báo cáo Chi cục thuế, các phòng chuyên môn thuộc Cục thuế Kiên Giang và dữ liệu hệ thống quản lý thuế tập trung TMS toàn ngành thuế tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thuế. Dữ liệu từ sở tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011 - 2015, số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp 120 doanh nghiệp từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần phụ lục và các vấn đề có liên quan thì bố cục chính của Luận văn bao gồm 5 chương, được chia như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày tính cấp thiết của Luận văn, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và bố cục của Luận văn. Chương 2. Tổng quan lý thuyết. Chương này giới thiệu khái quát các lý thuyết về các khoản thu thuế từ đất. Tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến Luận văn làm cơ sở để đưa ra mô hình nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày khung phân tích, mô hình nghiên cứu, cỡ mẫu, các đặc điểm của mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu, quy trình thực hiện nghiên cứu.
  14. 4 Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về mẫu nghiên cứu, kết quả thực nghiệm mô hình nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết luận rút ra từ nghiên cứu, gợi ý các chính sách, những hạn chế nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC KHOẢN THU THUẾ TỪ ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1. Nghĩa vụ thuế Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì nghĩa vụ của người nộp thuế gồm: “Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số liệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định”. Theo quy định trên, nghĩa vụ của người nộp thuế được khái quát như sau: + Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định. + Kê khai thông tin về thuế, những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn. + Chấp hành chế độ kế toán, thống kê, hóa đơn, chứng từ theo quy định; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  16. 6 + Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan thuế, công chức thuế theo quy định; nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được trình bày trong OECD (2004), Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và cải thiện tuân thủ thuế, như sau: “Nghĩa vụ cụ thể của đối tượng nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà đối tượng nộp thuế chắc chắn phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào là: + Đăng ký thuế; + Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn; + Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách); + Nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn. Nghĩa vụ thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế của Việt Nam và theo OECD không hoàn toàn giống nhau nhưng về cơ bản có những điểm chung. Luật Quản lý thuế quy định nghĩa vụ thuế có phần chi tiết như chấp hành chế độ kế toán, thống kê, hóa đơn, chứng từ theo quy định; chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; nộp tiền thuế đúng địa điểm. Về cơ bản nghĩa vụ thuế đều liên quan đến các nội dung: Đăng ký thuế, nộp tờ khai, kê khai (báo cáo) thông tin và nộp thuế. 2.1.2. Các khoản thu thuế từ đất chủ yếu ở Việt Nam 2.1.2.1. Thu tiền sử dụng đất Căn cứ Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp: hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở, tổ chức kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất từ đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không
  17. 7 thu tiền sử dụng đất sang đất ở; Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất… Tiền sử dụng đất phải nộp NSNN được xác định theo công thức sau: Tiền sử Giá đất tính Diện tích Tiền sử dụng Tiền bồi dụng thu tiền sử đất phải đất được thường, giải đất = dụng đất theo x nộp tiền - giảm theo phóng mặt bằng - phải mục đích sử sử dụng quy định được trừ vào nộp dụng đất đất tiền sử dụng đất (nếu có) (nếu có) 2.1.2.2. Thu tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê Căn cứ Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Thông tư số 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính. Quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nhà nước thu tiền thuê đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước, chuyển từ hình thức được Nhà nước giao đất sang cho thuê đất. Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá đất và có thể phân loại theo mục đích sử dụng đất thuê do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định. Căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước một năm nhưng tối đa không quá 3% và tối thiểu không thấp hơn 0,5%. Mức tỷ lệ phần trăm (%) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cụ thể theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thuê đất. Tiền thuê đất phải nộp NSNN được tính theo công thức sau: Tiền thuê đất Diện tích Đơn Tiền bồi thường, Tiền thuê đất phải nộp = đất x giá - hỗ trợ - được miễn, NSNN thuê thuê (nếu có) giảm (nếu có) 2.1.2.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
  18. 8 2.1.2.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/7/1993 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1994; Nghị định số 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư số 89/TC-TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 74/1993/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm: Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân; Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã; Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 2.1.2.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (trước đây là thuế nhà đất) Thực hiện theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 được ban hành ngày 28/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012 thay thế thuế nhà đất trước đây; Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Việc ban hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế đầu cơ, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; khắc phục hạn chế của Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành, nâng cao tính pháp lý của Pháp luật về thuế trên cơ sở bổ sung những cái mới, kế thừa những cái còn phù hợp. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý; Tiếp cận thông lệ Quốc tế, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế Quốc tế. Đồng thời, động viên sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước.
  19. 9 2.1.2.5. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Đối với cá nhân: Thực hiện theo quy định Luật 26/2012/QH13 của Quốc Hội khóa XIII ban hành ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12; Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008; Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP; Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản; Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày 30/9/2008; Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và NĐ 65/2013/NĐ-CP. Đối với tổ chức: Thực hiện theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008; Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị
  20. 10 định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai loại thuế này là thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho đối tượng khác. 2.1.2.6. Lệ phí trước bạ nhà, đất Căn cứ Nghị địng số 45/2011/NĐ-CP ngày17/6/2011 của Chính phủ. Về Lệ phí trước bạ là khoản Nhà nước thu của các chủ thể khi họ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản, trong đó có đất đai. Lệ phí trước bạ là mối quan hệ giữa người đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các dịch vụ công. Căn cứ tính lệ phí trước bạ nhà, đất là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ ( %) lệ phí trước bạ. 2.1.3. Vai trò quản lý các khoản thu thuế từ đất đai của Nhà nước Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (XHCN VN) năm 1992 và năm 2013, Luật đất đai năm 2003 và Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực ngày 01/7/2014, Quy định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai thông qua việc Nhà nước thực hiện quyền quyết định đối với đất đai về các mặt như mục đích sử dụng đất, hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời, Nhà nước còn thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về các khoản thu từ đất Nhà nước là chủ sử dụng trực tiếp đối với bộ phận đất công. Toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân được chia ra 2 bộ phận chính: bộ phận đất công do Nhà nước nắm giữ để sử dụng vào các mục đích chính (bao gồm: sông, biển, rừng, núi, công trình công cộng, công sở, cơ sở quốc phòng - an ninh, đất chưa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2