intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

27
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Khi nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như các yếu tố tác động đến lợi nhuận, các nhà quản trị ngân hàng sẽ dễ dàng phân tích và đánh giá chính xác hơn các quyết định chiến lược cho ngân hàng để đạt được lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC QUỲNH NHƢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC QUỲNH NHƢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Lý do nghiên cứu ............................................................................................... 1 1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.6 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 4 1.8 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................ 6 2.1 Lợi nhuận của ngân hàng ................................................................................... 6 2.1.1 Tổng quan về lợi nhuận ngân hàng ............................................................. 6 2.1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng .......................................... 7 2.2 Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại ....................... 10 2.2.1 Yếu tố vĩ mô .............................................................................................. 11 2.2.2 Yếu tố vi mô .............................................................................................. 15 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NĂM GIAI ĐOẠN 2006- 2015 ............................................................. 21 3.1 Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 ..................... 21 3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 -2015 .................... 21 3.1.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 .............................................. 23
  4. 3.2 Khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ................................................................................................... 24 3.2.1 Mạng lƣới hoạt động của các NHTM tại Việt Nam .................................. 24 3.2.2 Năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại ................................... 25 3.2.3 Một số hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thƣơng mại ........ 27 3.3 Thực trạng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ................ 31 3.3.1 Quy mô lợi nhuận của các NHTM ............................................................ 31 3.3.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại..................................... 32 CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................ 37 4.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ........................................................................ 37 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................ 39 4.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 39 4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 41 4.3 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 45 4.3 Phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận theo mô hình FEM ....................................................................................................................... 49 4.3.1 Tác động của các yếu tố ............................................................................ 49 4.3.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu............................................................... 51 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 54 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 54 5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 54 5.1. 1 Chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng .......................................... 54 5.2.2 Chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn................................... 56 5.2.3 Chính sách liên quan đến khả năng tự chủ tài chính ................................. 56 5.2.4 Chính sách liên quan đến hoạt động đầu tƣ góp vốn dài hạn .................... 57 5.2.5 Chính sách liên quan đến quy mô hoạt động ............................................ 58 5.2.6 Chính sách liên quan đến dự báo kinh tế vĩ mô ........................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn thạc sĩ đề tài: “ Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Sử Đình Thành. Các dữ liệu thu thập trong luận văn đều do tôi khảo sát, thống kê có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Tất cả những phần thừa kế cũng nhƣ tham khảo đều đƣợc tác giả trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 04 năm 2018 Ngƣời thực hiện Đinh Ngọc Quỳnh Nhƣ
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TÊN VIẾT TẮT TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CSH Chủ sở hữu 2 KDNH Kinh doanh ngoại hối 3 NH Ngân hàng 4 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 7 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 8 ROA Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản 9 ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 TSĐB Tài sản đảm bảo 12 TTS Tổng tài sản 13 VCSH Vốn chủ sở hữu 14 WTO Tổ chức thƣơng mại quốc tế
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT BẢNG NỘI DUNG SỐ TRANG 1 Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân 9 hàng 2 Bảng 2.2 Tổng hợp biến vĩ mô tác động đến lợi nhuận NHTM 13 3 Bảng 2.3 Tóm tắt các yếu tố tác động đến lợi nhuận 20 4 Bảng 3.1 Số lƣợng các ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2006- 25 2015 5 Bảng 3.2 Vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2015 26 6 Bảng 3.3 Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của các NHTM 28 7 Bảng 3.4 Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 29 2006-2015 8 Bảng 3.5 Nợ xấu của một số NHTM Việt Nam 30 9 Bảng 3.6 Bảng lợi nhuận của 20 ngân hàng thƣơng mại 31 9 Bảng 4.1 Mô tả các biến của mô hình 38 10 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến mô hình 41 11 Bảng 4.3 Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình hồi quy 44 12 Bảng 4.4 Kết quả các mô hình hồi quy 45 13 Bảng 4.5 Mô hình hồi quy FEM sau khi đã khắc phục các hiện 48 tƣợng phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan và đa cộng tuyến 14 Bảng 4.6 Tổng hợp dấu các biến của mô hình 53
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ STT BẢNG NỘI DUNG SỐ TRANG 1 Hình 3.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai 21 đoạn 2006 – 2015 2 Hình 3.2 Tốc độ tăng trƣởng theo ngành kinh tế 23 3 Hình 3.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 24 4 Hình 3.4 Tổng huy động vốn của NHTM tại Việt Nam 28 5 Hình 3.5 ROA, ROE và NIM trung bình của các 33 NHTM 6 Hình 3.6 ROA của các NHTM giai đoạn 2006-2015 34 7 Hình 3.7 ROE của các NHTM giai đoạn 2006- 2015 35
  9. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008- 2009, Việt Nam đang có những động thái tích cực để ổn định tài chính đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Từ những năm gần đây, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang thực hiện những đề án tái cơ cấu để có thể hoạt động một cách tích cực, an toàn và hiệu quả hơn. Ngày 01/03/2012, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ban hành đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 254/QĐ-TTg nhằm xây dựng, tái tạo lại một hệ thống ngân hàng bền vững và phát triển. Khi đánh giá về tình hình tài chính của một ngân hàng thì chỉ tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất. Lợi nhuận là vấn đề hàng đầu đƣợc các nhà quản trị cũng nhƣ toàn xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng phƣơng pháp định lƣợng. Điển hình là các nghiên cứu của: Berger, A. N. (1995), Balachandher (2000), Per Hortlund (2005), Panayiotis P. Athanasoglou và cộng sự (2006), Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007), Wilko Bolta và cộng sự (2010), Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2010), Fadzlan Sufian (2011), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2012), Roman và cộng sự (2012), Nicolae Petria và cộng sự (2013), M Osborne và cộng sự (2013), Andreas Dietrich (2013), Qinhua Pan và Meiling Pan (2014) , Fadzlan Sufian và cộng sự (2016). Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở nƣớc ta đang rất đƣợc quan tâm nhƣng các nghiên cứu trong nƣớc chỉ dừng lại ở phƣơng pháp phân tích định tính truyền thống và chƣa rõ nét về các yếu tố tác động đến lợi nhuận. Các nghiên cứu về định lƣợng còn ít và hạn chế về phƣơng pháp tiếp cận cũng nhƣ xây dựng mô hình tối ƣu.
  10. 2 Việc nghiên cứu về lợi nhuận cũng nhƣ các yếu tố tác động đến lợi nhuận là rất cần thiết tại Việt Nam. Nhằm góp phần bổ sung các nghiên cứu khoa học về lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) tại Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. 1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi ngân hàng. Theo Peter Rose (1999), ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, giữ vai trò là trung gian tài chính, trung tâm thanh toán cũng nhƣ là công cụ để thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ. Từ những nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingales (1998), Leilei Shen (2013) đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ mật thiết giữa sự thịnh vƣợng của các ngân hàng và sự phát triển của kinh tế, chính vì thế, nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng không chỉ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mà còn hỗ trợ cho các thành phần liên quan nhƣ ngân hàng trung ƣơng, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tƣ. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại. Khi nắm bắt đƣợc tình hình kinh doanh cũng nhƣ các yếu tố tác động đến lợi nhuận, các nhà quản trị ngân hàng sẽ dễ dàng phân tích và đánh giá chính xác hơn các quyết định chiến lƣợc cho ngân hàng để đạt đƣợc lợi nhuận tối ƣu cho ngân hàng.
  11. 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu ở mục 1.2, câu hỏi chính đƣợc thiết lập trong đề tài là: Các yếu tố nào tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ? 1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Lợi nhuận của các NHTM và các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận hoạt động của các NHTM trong giai đoạn 2006-2015. Phạm vi nghiên cứu: Các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 gồm 20 ngân hàng thƣơng mại đã công bố đầy đủ các báo cáo tài chính đã kiểm toán. 1.6 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 20 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam từ năm 2006-2015. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng tại luận văn này là phƣơng pháp định lƣợng: Xây dựng và đánh giá mô hình xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTMCP. Tác giả đã xây dựng mô hình từ những cơ sở lý thuyết vững chắc và những kết quả của các mô hình thực nghiệm trong và ngoài nƣớc. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng một cách có hệ thống thông qua mô hình bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng – hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squares – Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên ( Random Effect Model –REM). Sau đó, tác giả sử dụng các kiểm định cần thiết nhƣ kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Tác giả sử dụng phần mềm STATA để phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam.
  12. 4 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tổng hợp, kế thừa những cơ sở lý thuyết về lợi nhuận, chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và các yếu tố tác động đến lợi nhuận thông qua những bài nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Mặt khác, tác giả đã khái quát thực trạng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thông qua những chỉ số khả năng sinh lời ROA, ROE trong thời gian từ năm 2006 -2015. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy, tác giả đã xác định đƣợc các yếu tố tác động nhƣ thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Từ đó, các nhà quản trị sẽ có nhiều cơ sở để phân tích, đánh giá khả năng của ngân hàng cũng nhƣ các yếu tố tác động đến chính ngân hàng của mình để đƣa ra những quyết định tối ƣu. 1.8 Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu. Trong chƣơng 1 của luận văn sẽ giới thiệu tổng quát về lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu nội dung của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Trong chƣơng 2, luận văn trình bày sơ lƣợc về cơ sở lý thuyết của lợi nhuận cũng nhƣ các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng. Ngoài ra, luận văn còn trình bày một số dẫn chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu trƣớc của các tác giả trên thế giới về các yếu tố tác động có liên quan. Đây là phần quan trọng của luận văn, từ
  13. 5 cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm để chỉ ra các yếu tố tác động đến lợi nhuận, từ đó, hỗ trợ hình thành các biến độc lập trong mô hình tại chƣơng 4. Chương 3: Thực trạng lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006- 2015. Trong chƣơng 3 của luận văn, tác giả đã tổng hợp các số liệu về kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát để phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. Phần quan trọng của chƣơng 3 là trình bày thực trạng lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Trong chƣơng 4, tác giả đã trình bày phƣơng pháp định lƣợng để xác định mô hình phù hợp thể hiện sự tác động của các yếu tố vi mô, yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Chương 5: Kết luận. Trong chƣơng cuối, tác giả đề cập một số chính sách nhằm cải thiện lợi nhuận của các của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ những kết luận đã tìm ra từ các phần trên của luận văn.
  14. 6 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1 Lợi nhuận của ngân hàng 2.1.1 Tổng quan về lợi nhuận ngân hàng Theo quan điểm của Peter S.Rose (1999), lợi nhuận mà một ngân hàng thƣơng mại đạt đƣợc chính là chênh lệch giữa tổng các khoản mục thu và tổng các khoản mục chi phí trong một thời kỳ nhất định. Nguồn thu chính của một ngân hàng là thu lãi từ các tài sản sinh lời nhƣ cho vay, chứng khoán, tiền gửi ở các tổ chức khác và các tài sản sinh lời khác. Những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra các khoản thu bao gồm các khoản lãi trả cho những ngƣời gửi tiền, trả lãi cho những khoản đi vay, chi phí cho vốn tự có, tiền lƣơng, chi phí hoạt động và các khoản chi phí khác. Theo Nguyễn Thị Loan (2012), lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Lợi nhuận bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ (gồm: thu nhập lãi thuần, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán) và lợi nhuận từ các hoạt động khác (gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khác, thu nhập góp vốn mua cổ phần, các khoản thu nhập khác). Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012), lợi nhuận của NHTM là chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông, nâng cao thƣơng hiệu và uy tín của ngân hàng.
  15. 7 Nói tóm lại, lợi nhuận của một ngân hàng thƣơng mại là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, đó là khoản chênh lệch giữ tổng thu nhập đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động. Trong kinh doanh, khi nguồn thu nhập không thể bù đắp đƣợc chi phí đã bỏ ra thì ngân hàng sẽ rời vào tình trạng phá sản. Khi tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận, ngân hàng sẽ tiếp tục trang trải các chi phí về vốn, lao động, công nghệ tiên tiến…cũng nhƣ nâng cao sức mạnh tài chính, mở rộng quy mô hoạt động. 2.1.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng Theo Peter S.Rose (1999), các chỉ tiêu quan trọng nhất đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): đây là chỉ tiêu đo lƣờng tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vào ngân hàng. Tỷ lệ ROE phản ánh một đồng vốn bỏ ra có thể mang lại cho chủ sở hữu (CSH) bao nhiêu đồng thu nhâp. Chỉ tiêu ROE thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó ra quyết định danh mục chứng khoán đầu tƣ. ROE càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời trên mỗi đồng VCSH thu đƣợc là càng lớn. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA): là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển hóa tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng: đo lƣờng 1 đơn vị tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho ngân hàng. ROA thể hiện tính hiệu quả trong việc quản lý tài sản mà không quan tâm đến nguồn vốn hình thành nên tài sản mô. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): là chỉ tiêu đo lƣờng mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi là chi phí trả lãi mà ngân hàng đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp. NIM là thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời của các ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên: đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu
  16. 8 ngoài lãi (chủ yếu là nguồn thu từ phí dịch vụ) và các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng gánh chịu (chủ yếu là chi phí tiền lƣơng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí đầu tƣ tài sản cố định, …). Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên: Đo lƣờng chênh lệch giữa tổng thu từ hoạt động và tổng chi từ hoạt động với tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên đánh giá năng lực quản trị của nhà quản lý trong việc đảm bảo lợi nhuận và kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả. Thu nhập cận biên trƣớc giao dịch đặc biệt (NRST): Đo lƣờng thu nhập của ngân hàng trƣớc các hoạt động mang tính ổn định (thu nhập từ lãi, dịch vụ, đầu tƣ tài chính) so với nguồn vốn của ngân hàng. Các giao dịch đặc biệt bao gồm: Thu nhập từ việc bán/ đánh giá lại tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá hối đoái, … Thu nhập trên cổ phiếu (EPS): Đo lƣờng trực tiếp thu nhập của những ngƣời sở hữu cổ phiếu của ngân hàng tính trên một cổ phiếu hiện đang lƣu hành. Chênh lệch lãi suất bình quân: Đo lƣờng hiệu quả đối với hoạt động trung gian tài chính của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Đồng thời, đo lƣờng mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng ngân hàng. Sự canh tranh gay gắt có xu hƣớng thu hẹp chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, chênh lệch lãi suất bình quân của một ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc nhà quản lý tìm ra giải pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị giảm trừ nhằm đảm bảo duy trì mức lợi nhuận ổn định. Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM): Thể hiện 1 đơn vị thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh có thể tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng kiểm soát chi phí của nhà quản lý trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản (AU): Chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển hóa tài sản thành nguồn thu trong hoạt động ngân hàng: Đo lƣờng 1 đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu cho ngân hàng. Khác với chỉ tiêu ROE, chỉ tiêu AU không
  17. 9 phản hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí của nhà quản lý. Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng STT Tên chỉ tiêu Công thức xác định Tỷ lệ thu nhập 1 trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ thu nhập 2 trên tổng tài sản (ROA) Tỷ lệ thu nhập lãi 3 cận biên (NIM) Tỷ lệ thu nhập 4 ngoài lãi cận biên Tỷ lệ thu nhập 5 hoạt động cận biên Thu nhập cận EAT + lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh chứng khoán + biên trƣớc giao các khoản thu nhập bất thƣờng 6 dịch đặc biệt (NRST) Tổng tài sản Thu nhập trên 7 cổ phiếu (EPS)
  18. 10 Tên chỉ tiêu STT Công thức xác định (tiếp theo) Chênh lệch lãi 8 suất bình quân Tỷ lệ sinh lời 9 hoạt động (NPM) Tỷ lệ hiệu quả 10 sử dụng tài sản (AU) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.2 Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại Trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại. Các nghiên cứu này đều chỉ ra hai nhóm yếu tố chính tác động đến lợi nhuận bao gồm: yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận đƣợc tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu của các tác giả: Berger, A. N. (1995), Balachandher (2000), Per Hortlund (2005), Panayiotis P. Athanasoglou và cộng sự (2006), Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007), Wilko Bolta và cộng sự (2010), Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2010), Fadzlan Sufian (2011), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2012), Roman và cộng sự (2012), Nicolae Petria và cộng sự (2013), M Osborne và cộng sự (2013), Andreas Dietrich (2013), Qinhua Pan và Meiling Pan (2014) , Fadzlan Sufian và cộng sự (2016).
  19. 11 2.2.1 Yếu tố vĩ mô 2.2.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng sự hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng GDP thực đƣợc sử dụng để tính toán tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Một quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao chứng tỏ rằng nền kinh tế trong năm đã sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, cung ứng nhiều dịch vụ hơn ra ngoài thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ khác nhau trong từng giai đoạn trong chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ có nhu cầu sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ từ đó ảnh hƣởng đến nhu cầu đi vay, tiền gửi cũng nhƣ các dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng. Từ chính các nhu cầu của các chủ thể cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế sẽ làm gia tăng các khoản thu nhập từ hoạt động cho vay cũng nhƣ thu nhập từ các dịch vụ khác của ngân hàng. Ngƣợc lại, khi nền kinh suy thoái, doanh nghiệp hoạt động thua lỗ thu hẹp sản xuất, phá sản, cá nhân giảm thiểu chi tiêu làm cho nhu cầu sử dụng tiền vay và các dịch vụ của ngân hàng giảm sút, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của các ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm của Wilko Bolta và cộng sự (2010), Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2013), Nicolae Petria và cộng sự (2013), Qinhua Pan và Meiling Pan (2014) đều cho thấy sự tác động tích cực (+) của tăng trƣởng kinh tế lên lợi nhuận của các ngân hàng đƣợc nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu của Ong Tze San và Teh Boon Heng (2012) không cho thấy sự tác động nào của tăng trƣởng GDP đến lợi nhuận, còn nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) thì cho thấy sự tác động hỗn hợp của GDP lên lợi nhuận của ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2