intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến việc tham gia tổ hợp tác của nông hộ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của các nông hộ trồng trọt, từ đó đề xuất các chính sách thúc đẩy tham gia tổ hợp tác ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến việc tham gia tổ hợp tác của nông hộ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ NGUYỄN THÀNH NGHIỆP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA TỔ HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THÀNH NGHIỆP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA TỔ HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG ĐĂNG THỤY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Các yếu tố tác động đến việc tham gia tổ hợp tác của nông hộ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn Nguyễn Thành Nghiệp
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................5 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 1.5 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7 2.1 Các khái niệm ....................................................................................................7 2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ .....................................................7 2.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân .........................................................................7 2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ ....................................................................7 2.1.2 Khái niệm về tổ hợp tác...............................................................................7 2.1.3 Vai trò của tổ hợp tác ..................................................................................9 2.1.4 Những lợi ích của tổ hợp tác .....................................................................10 2.1.5. Sự giống nhau và khác nhau giữa Tổ hợp tác và hợp tác xã …………11 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về quyết định tham gia tổ hợp tác .....................122 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................311 3.1 Mô hình kinh tế lượng ...................................................................................311 3.2 Khung phân tích nghiên cứu ..........................................................................311 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................344 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ...............................................................355
  5. 4.1 Thống kê mô tả ..............................................................................................355 4.2 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ hợp tác 399 4.3 Những yếu tố quan trọng khi quyết định tham gia tổ hợp tác ......................411 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................511 5.1 Kết luận ..........................................................................................................511 5.2 Kiến nghị........................................................................................................522 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tình hình tham gia Tổ hợp tác tại huyện Trà Cú năm 2014.......................3 Bảng 1.2 Tình hình tham gia Tổ hợp tác tại huyện Trà Cú năm 2016.......................4 Bảng 3.1 Định nghĩa các biến trong mô hình ........................................................... 33 Bảng 4.1: Tham gia tổ hợp tác ................................................................................ 355 Bảng 4.2: Giới tính ..................................................................................................... 5 Bảng 4.3: Nghề chính ............................................................................................. 366 Bảng 4.4: Nghề phụ ................................................................................................ 366 Bảng 4.5: Trình độ học vấn .................................................................................... 377 Bảng 4.6: Thông tin về hoạt động trồng trọt .......................................................... 377 Bảng 4.7: Mô hình logit phân tích các yếu tố tác động đến việc tham gia tổ hợp tác .................................................................................................. 399 Bảng 4.8: Tác động biên ........................................................................................... 41 Bảng 4.9: Tầm quan trọng của các yếu tố quyết định việc tham gia vào tổ hợp tác ......... 2 Bảng 4.10: Cảm nhận lợi ích của hộ nông dân khi tham gia sản xuất với tổ hợp tác.... 455 Bảng 4.11: Cảm nhận rủi ro của hộ nông dân khi tham gia sản xuất với tổ hợp tác ..... 488
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Khung phân tích nghiên cứu ....................................................................322
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Cùng với các chủ trương, chính sách của Trung ương về khuyến khích nông hộ tham gia tổ hợp tác, đã tác động tích cực đến quy mô, số lượng tổ kinh tế hợp tác tại các địa phương trên toàn quốc. Trong những năm gần đây tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục phát triển nhanh, tăng bình quân trên 3%/năm; đến năm 2014 có 1.359 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp chuyên về cây trồng; tại huyện Trà Cú năm 2014 có 292 tổ hợp tác với 5.656 thành viên (người) tham gia; đến năm 2016 có 366 tổ hợp tác, với 8.688 thành viên (người) tham gia. Tổ hợp tác tuy quy mô không lớn như hợp tác xã, nhưng đã góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển hợp tác xã kiểu mới trong tương lai nhằm thực hiện thắng lợi tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, tại huyện Trà Cú tỷ lệ nông hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất không cao, mặc dù đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Vì vậy luận văn tập trung phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của nông hộ ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Với mô hình kinh tế lượng xác định xác suất quyết định tham gia vào tổ hợp tác. Các nghiên cứu cho thấy khi các hộ nông dân hợp tác tổ chức lại sản xuất thì sẽ được hưởng rất nhiều thuận lợi, bao gồm việc được học hỏi và hướng dẫn quy trình kỹ thuật, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và sức mạnh thị trường khi thương lượng với người mua sản phẩm và người bán vật tư, cũng như được cung cấp thông tin về thị trường. Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của các nông hộ trồng trọt, từ đó đề xuất các chính sách thúc đẩy tham gia tổ hợp tác ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, góp phần thực hiện thắng lợi tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện nhà trong thời gian tới.
  8. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nông nghiệp ở nước ta có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế; cung cấp số lượng lớn về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế. Nông nghiệp đóng góp khoảng 17% trên Tổng sản phẩm trong nước GDP Ngân hàng thế giới, 2015). Nông nghiệp không chỉ là nơi cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế khác mà còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn; sự ổn định về xã hội và an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn. Nông nghiệp - nông thôn còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí do đó mà Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn và được ưu tiên đặc biệt nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Việt Nam là nơi có số dân nông thôn đông, chiếm khoảng 66,4% dân số của cả nước (Ngân hàng thế giới, 2015) và 69,3% lực lượng lao động xã hội (Báo cáo điều tra lao động việc làm, Tổng cục thống kê, 2015). Ngoài ra, Nước ta là một trong những nước có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái tốt cho cây trồng để xuất khẩu, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nước ta có công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân dân. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn của cả nước, trong đó ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn đã đem về cho người nông dân nhiều thành tựu kinh tế đáng kể trong thời kỳ hội nhập. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nông nghiệp, đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu cho toàn xã hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng; tuy nhiên sự chuyển biến còn chậm, cơ cấu vẫn chưa
  9. 2 đạt mức độ hợp lý. Vì vậy cần nhận thức rõ những tồn tại trong nông nghiệp để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hoàn thiện. Kinh tế tập thể là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nâng cao thu nhập, sức cạnh tranh thị trường, hạn chế rủi ro cho người nông dân, góp phần ổn định kinh tế nông thôn, đưa nền nông nghiệp nước nhà từng bước vững chắc; trong đó vai trò của tổ hợp tác là rất quan trọng và không thể thiếu được, chính vì thế năm 2005 Quốc Hội đã đưa cụm từ “định nghĩa tổ hợp tác” vào Bộ Luật Dân sự, trên cở sở đó Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Bộ Kế hoạch và đầu tư có Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 Hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 Phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2020. Quán triệt các chủ trương, chính sách của Trung Ương, tỉnh; Huyện ủy Trà Cú đã xây dựng Kế hoạch số 146-KH/HU, ngày 23/3/2015 về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể của huyện giai đoạn 2015 - 2020. Như vậy cho thấy cùng với sự phát triển chung của cả nước thì trong những năm gần đây tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục phát triển nhanh, tăng bình quân trên 3%/năm, đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 1.895 tổ hợp tác với 40.627 thành viên (người), với tổng diện tích tham gia tổ hợp tác 36,237 ha, trong đó có 1.359 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp chuyên về cây trồng (nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh). Tại huyện Trà Cú năm 2014 có 292 tổ hợp tác với 5.656 thành viên người) tham gia, với diện tích đất 5.049,06 ha; đến năm 2016 có 366 tổ hợp tác, với 8.688 thành viên người) tham gia, với diện tích đất 5.962,7 ha, chiếm 15,46% số lao động sản xuất nông nghiệp của huyện.
  10. 3 Bảng 1.1 Tình hình tham gia Tổ hợp tác tại huyện Trà Cú năm 2014 Tên xã, thị trấn Thành viên Diện tích đất Stt Số tổ hợp tác (thuộc huyện Trà Cú) (ngƣời) đất (ha) 01 Xã Phước Hưng 68 2.061 1.948,64 02 Xã Tập Sơn 23 451 517,31 03 Xã Tân Sơn 16 433 552,12 04 Xã An Quảng Hữu 9 114 48,2 05 Xã Lưu Nghiệp Anh 19 234 146,48 06 Xã Ngãi Xuyên 12 85 43,1 07 Thị Trấn Trà Cú 5 77 51,86 08 Xã Thanh Sơn 7 189 196,3 09 Xã Kim Sơn 4 58 1,2 10 Xã Hàm Giang 5 126 11,2 11 Xã Hàm Tân 21 102 59,85 12 Xã Đại An 9 90 22,35 13 Xã Định An 6 69 1,5 14 Thị trấn Định An - - - 15 Xã Đôn Xuân 7 66 65,6 16 Xã Đôn Châu 11 134 5,15 17 Xã Ngọc Biên 25 568 465,3 18 Xã Long Hiệp 34 703 630,64 19 Xã Tân Hiệp 11 96 300,46 Tổng cộng 292 5.656 5.049,06 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Cú)
  11. 4 Bảng 1.2 Tình hình tham gia Tổ hợp tác tại huyện Trà Cú năm 2016 Tên xã, thị trấn Thành viên Diện tích đất Stt Số tổ hợp tác (thuộc huyện Trà Cú) (ngƣời) đất (ha) 01 Xã Phước Hưng 79 2.512 2.041,55 02 Xã Tập Sơn 44 1.272 762,24 03 Xã Tân Sơn 22 689 662,16 04 Xã An Quảng Hữu 15 247 98,26 05 Xã Lưu Nghiệp Anh 20 316 176,65 06 Xã Ngãi Xuyên 21 296 99,13 07 Thị Trấn Trà Cú 5 77 51,86 08 Xã Thanh Sơn 8 357 201,43 09 Xã Kim Sơn 5 89 3,15 10 Xã Hàm Giang 15 378 35,79 11 Xã Hàm Tân 24 198 85,44 12 Xã Đại An 12 142 45,66 13 Xã Định An 8 95 24,57 14 Thị trấn Định An 1 35 2,24 15 Xã Ngọc Biên 31 874 511,26 16 Xã Long Hiệp 38 834 698,25 17 Xã Tân Hiệp 18 276 465,30 Tổng cộng 366 8.688 5.962,7 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Cú. Năm 2015 xã Đôn Châu và Đôn Xuân chuyển nhập về huyện Duyên Hải)
  12. 5 Tổ hợp tác tuy quy mô không lớn như hợp tác xã, nhưng đã góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển hợp tác xã kiểu mới trong tương lai, từ đó đã thúc đẩy nông hộ tự nguyện tham gia tổ hợp tác ngày càng đông bình quân 3%/năm), cơ bản đã giải quyết tốt trong mối liên kết sản xuất giữa nông hộ với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ hàng nông sản được thuận lợi hơn, rủi ro trong sản xuất được kéo giảm; nhu cầu về vốn để sản xuất cũng được cải thiện đáng kể, những vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc phục vụ nông nghiệp… được mua với giá ưu đãi hơn; tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật được thường xuyên, thông tin thị trường, giá cả mặt hàng nông sản, chủng loại cây trồng cần tập trung sản xuất, được thị trường yêu chuộng được tiếp cận liên tục và nhanh hơn so với hộ không tham gia tổ hợp tác. Đây là những yếu tố quan trọng để khuyến khích nông hộ quyết định tham gia tổ hợp tác. Tuy nhiên, tại huyện Trà Cú tỷ lệ nông hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất không cao, mặc dù đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Vì vậy luận văn tập trung phân tích “các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của nông hộ ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của các nông hộ trồng trọt, từ đó đề xuất các chính sách thúc đẩy tham gia tổ hợp tác ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ hợp tác của các hộ nông dân trồng trọt trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh? Làm thế nào để nâng cao tỷ lệ tham gia tổ hợp tác của hộ trồng trọt trong thời gian tới? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
  13. 6 Luận văn sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của nông hộ. Bên cạnh đó luận văn cũng sẽ hỏi trực tiếp nông hộ về các yếu tố quyết định đến sự tham gia tổ hợp tác để tìm ta các biện pháp khuyến khích nông hộ tham gia. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn khảo sát 231 nông hộ trồng trọt tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, bao gồm cả các hộ có và không có tham gia tổ hợp tác năm 2016. Phạm vi thời gian: năm 2015. Luận văn gồm 5 chương. Chương 2 trình bày các khái niệm về nông hộ, kinh tế nông hộ, tổ hợp tác, vai trò của tổ hợp tác, lợi ích của việc tham gia tổ hợp tác đồng thời lược khảo các nghiên cứu về quyết định tham gia hợp tác của nông hộ. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích. Kết luận và kiến nghị được trình bày ở Chương 5.
  14. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ 2.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là các hộ tham gia vào các hoạt động liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi nhằm mục đích mưu sinh Arayama và cộng sự, 2006). Là tập hợp những người có chung huyết thống có quan hệ mật thiết với nhau, cùng đóng góp sức lao động, tiền của, đất đai và các đầu vào khác vào việc trồng trọt hoặc chăn nuôi và từ đó tiêu dùng một phần các sản phẩm mà họ làm ra Gandari và cộng sự, 2014). 2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, “Kinh tế nông hộ là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình; sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường” Ellis, 1988). 2.1.2 Khái niệm về tổ hợp tác Hợp tác và liên kết trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp cận thị
  15. 8 trường là xu thế tất yếu đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới. Với điều kiện hiện nay, hình thức hợp tác liên kết giữa một số hộ dân, hộ gia đình thành tổ hợp tác để cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh được đánh giá là thích hợp để huy động nguồn lực, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là hình thức hợp tác đơn giản và có khả năng áp dụng rộng rãi ở các vùng miền, phù hợp với nông dân có hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường (Sổ tay xây dựng và phát triển Tổ hợp tác của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn - Jica, Hà Nội, 2012). Trong chiến lược phát triển Nông thôn giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030, phát triển các hình thức kinh tế tập thể là một nội dung rất quan trọng nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn. Tổ hợp tác được xem là bước khởi đầu, làm nền tảng thúc đẩy các hình thức hợp tác có tổ chức chặt chẽ hơn như hợp tác xã, hiệp hội… (Sổ tay xây dựng và phát triển Tổ hợp tác của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn - Jica, Hà Nội, 2012). Trong những năm gần đây sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang được Đảng, Chính phủ quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chích sách để khuyến khích các mô hình kinh tế tập thể và đã hình thành số lượng tương đối nhiều, trong đó có tổ hợp tác . Điều này chứng tỏ rằng hiện tại nhu cầu hợp tác, họp nhóm, liên kết, giúp đở, tương trợ nhau của nông hộ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Tổ hợp tác được pháp luật thừa nhận theo luật dân sự năm 2005 của Việt Nam: Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ 03 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác còn có các tên gọi khác nhau là: „nhóm cùng sở thích‟, „tổ đổi công‟, „nhóm liên kết‟, „câu lạc bộ‟, „chi hội‟, „nhóm hoạt động‟ hay đơn giản là mang tên dịch vụ mà tổ nhóm cung cấp như „tổ đường nước‟, „tổ lúa giống‟… khác với hợp tác xã, tổ hợp tác là hình thức hợp tác đơn giản, có quy mô thành viên, quy mô hoạt động, tài sản, vốn
  16. 9 thường nhỏ. Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. (Sổ tay xây dựng và phát triển Tổ hợp tác của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn - Jica, Hà Nội, 2012). 2.1.3 Vai trò của tổ hợp tác Tổ hợp tác có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ ở nước ta như: làm đầu mối tiêu thủ sản phẩm với giá bán hợp lý, tiếp cận thị trường nông sản do nông hộ làm ra, tổ chức lại sản xuất, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp theo yêu cầu và đơn đặc hàng của nơi tiêu thụ; dựa vào kế hoạch sản xuất của thành viên, Tổ hợp tác có trách nhiệm liên kết với doanh nghiệp để cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá cả hợp lý, chất lượng được đảm bảo, giảm giá thành sản xuất; thông qua Tổ hợp tác, các thành viên được hỗ trở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó làm thay đổi sản xuất theo kiểu truyền thống sang hướng an toàn, hạn chế rủi ro, có chất lượng và nâng cao thu nhập; khi thành viên có nhu cầu về vốn, tổ hợp tác có nhiệm vụ tạo điều kiện để các thành viên có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phục vụ sản xuất được tốt hơn; ngoài ra, tổ hợp tác đóng vai trò chủ lực trong việc giúp nông hộ chuyên môn hóa được một số khâu trong sản xuất, như hình thành các đội chuyên làm đất, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, hỗ trợ kỹ thuật… để phục vụ cho thành viên tổ hợp tác, từ đó giúp thành viên chủ động được các khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch với giá phù hợp với túi tiền người dân tại địa phương. Việc thúc đẩy nông hộ tham gia tổ hợp tác đang được Chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, một số nơi ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về kinh phí mua vật tư đầu vào, hệ thống tưới tiêu, công cụ bảo quản thất thoát sau thu hoạch nhằm, đầu tư trang thiết bị, máy móc cho các tổ hợp tác nhằm khuyến khích nông dân tham gia vào tổ hợp tác càng nhiều để hình thành mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, ổn định thị trường, hướng tới một nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Từ đó cho thấy vai trò
  17. 10 của tổ hợp tác rất quan trọng, tạo điều kiện, khuyến khích nông hộ tham gia tổ hợp tác ngày càng nhiêu hơn. 2.1.4 Những lợi ích của tổ hợp tác Theo sổ tay xây dựng và phát triển Tổ hợp tác của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn - Jica (Nhà xuất bản Hà Nội, 2012) thì tổ hợp tác có ba lợi ích cơ bản như sau: Thứ nhất, lợi ích kinh tế: Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ hợp tác có khả năng giảm chi phí do cùng mua chung vật tư, tăng khả năng tiếp cận và ứng dụng các khoa học kỹ thuật và tiếp cận thị trường. Tổ hợp tác còn làm các việc mà từng thành viên riêng lẻ khó có thể thực hiện được như xây dựng và quản lý hệ thống tưới, tiêu nước, xây dựng đê bao chống lũ. Thứ hai, lợi ích xã hội: Thay vì hoạt động nhỏ lẻ dựa trên hộ gia đình, các tổ hợp tác được hình thành từ nhóm thành viên thuộc các hộ khác nhau, dựa trên sự tin tưởng và chia sẻ lợi ích trong công việc, tăng cường mối quan hệ làng xóm, cộng đồng. Thứ ba, phát triển cộng đồng: Ở nhiều vùng miền, các hàng hóa, dịch vụ ít khi đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cộng đồng, nhất là các loại hàng hóa dịch vụ công cộng. Các tổ hợp tác thuộc lĩnh vực này cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bản thân cộng đồng địa phương, từ đó cải thiện điều kiện sống của cả cộng đồng. Đối với đất nước ta, thực tế sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương cho thấy mô hình tổ hợp tác trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thực sự là điểm tựa tin cậy cho các nông hộ. Nguyên nhân là do nó đã mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Tổ hợp tác là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp - hợp tác xã, các hiệp hội nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tổ hợp tác là vệ tinh quan trọng cho hợp tác xã kiểu mới.
  18. 11 Kinh tế hợp tác đã và đang từng bước được đầu tư, tích lũy, xây dựng, tiến dần đến việc hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, giúp nông hộ tận dụng lợi thế theo quy mô, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Lý do là mô hình kinh tế hợp tác nổi bật ở khả năng hỗ trợ và đảm nhiệm những công việc chỉ thực hiện được ở quy mô lớn mà người nông dân cá thể làm không hiệu quả hoặc không thể làm. Ngoài ra, hợp tác còn là tổ chức có vai trò bảo vệ quyền lợi cho các tổ viên. Tổ hợp tác còn là tiền đề hình thành sự kết nối giữa người nông dân - doanh nghiệp - thị trường nhưng hiện nay. Tổ hợp tác tạo điều kiện cho các tổ viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau; củng cố tình đoàn kết và duy trì mối quan hệ xóm giềng; đồng thời giúp các tổ viên nâng cao trình độ canh tác, cải thiện đời sống, và tăng thu nhập. Mặt khác, tổ hợp tác có thể giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và qua đó khắc phục được nhiều mặt yếu kém của các hộ đơn lẻ như thiếu vốn, kỹ thuật, nhân lực cũng như kinh nghiệm sản xuất. Tổ hợp tác còn giúp tổ viên sử dụng đất đai, lao động, vật tư và tiền vốn hiệu quả hơn. Do đó, việc thúc đẩy tổ hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn là một vấn đề quan trọng, tất yếu cần nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ. Để làm được điều này cần phải phát huy vai trò của các đoàn thể, hiệp hội, và bộ máy nhà nước. Để thúc đẩy sự hình thành tổ hợp tác, trước hết cần tiếp tục xây dựng thể chế hỗ trợ, xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế hợp tác, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các tổ hợp tác. Bên cạnh đó, cần phải cho nông hộ thấy được lợi ích của việc tham gia tổ hợp tác. Phần tiếp theo trình bày lược khảo các nghiên cứu về quyết định tham gia hoạt động hợp tác của các nông hộ trên thế giới. 2.1.5 Sự giống nhau và khác nhau giữa Tổ Hợp tác và Hợp tác xã Tổ hợp tác và hợp tác xã đều là những tổ chức họat động dưới hình thức hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các thanh viên và được pháp luật công nhận về quy định bộ máy tổ chức, cách thức quản lý và hình thức hoạt động. Khác với
  19. 12 Hợp tác xã, quy mô, hình thức của tổ hợp tác hoạt động dưới dạng hình thức giản đơn, có quy mô thành viên tương đối ít; quy mô hoạt động, tài sản, vốn thường nhỏ hơn hợp tác xã. Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân, Hợp tác xã có con dấu riêng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng và có pháp nhân, có hạch toán, kế toán rõ ràng; tổ hợp tác là bước đệm quan trọng để hình thành và tiến lên hợp tác xã nhằm tạo mối liên kết vững chắc cho người nông dân. Tuy vậy, ở đây luận văn chỉ tập trung đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tham gia tổ hợp tác của nông hộ, vì vậy không tập trung nghiên cứu sâu về vai trò, quy mô, cách thức tổ chức hoạt động của Hợp tác xã. 2.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu về quyết định tham gia tổ hợp tác Awotide và cộng sự (2015). Factors Influencing Smallholder Farmers Participation Theo định nghĩa của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (International Co operative Alliance - ICA), hợp tác xã là tổ chức tự chủ của những người tự nguyện liên kết với nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức cùng nhau làm chủ chung và quyền quyết định được thực thi một cách dân chủ. Các hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của các thành viên trong tổ chức và cộng đồng đang sinh sống tại địa phương. Theo Awotide và cộng sự (2015), quyết định tham gia vào một tổ chức hợp tác xã của người nông dân được dựa trên giả định, sự tham gia đó phải tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng của họ. Quyết định chịu sự ảnh hưởng của một tập hợp các yếu tố có liên quan đến các biến nhân khẩu học và các biến kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Awotide và cộng sự (2015) sử dụng mô hình probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức nông dân của những hộ nông dân có quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn Nigeria. Hành vi tham gia vào một tổ chức hợp tác xã là một biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu người nông dân là thành viên của tổ chức, và bằng 0 khi không tham gia. Các biến giải thích được tác giả sử
  20. 13 dụng bao gồm: (1) số năm đi học chính thức của chủ hộ (vốn con người), dựa trên giả thuyết vốn con người làm tăng khả năng nhận thức, lý giải, và ứng phó với các sự kiện mới của Schultz (1982); (2) tuổi và tuổi bình phương của chủ hộ, tuổi của chủ hộ được kỳ vọng là có tác động âm đối với quyết định tham gia, điều này có nghĩa là những người nông dân trẻ tuổi có xác suất tham gia vào các tổ chức hợp tác xã cao hơn những người nông dân cao tuổi. Nguyên nhân là do sự e ngại rủi ro của người nông dân có xu hướng gia tăng theo số tuổi Simtowe và cộng sự (2007); (3) giới tính của chủ hộ được: những gia đình có chủ hộ là nam được kỳ vọng có xác suất tham gia vào các tổ chức hợp tác xã cao hơn so với những gia đình có chủ hộ là nữ vì nó có liên quan đến sự bất bình đẳng về giới và các mối quan hệ trong xã hội. Theo Woldu, Tadesse và Waller (2013), phụ nữ có tình trạng kinh tế - xã hội thấp hơn đáng kể so với nam giới, điều này làm giới hạn các cơ hội để họ tiếp cận và tham gia vào các tổ chức chính thức tại địa phương. Khi so sánh với nam giới, phụ nữ thường gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và sở hữu đất đai, tín dụng và thông tin (FAO, 2011; World Bank, 2009). Bên cạnh đó, có nhiều quan điểm cho rằng, ngoài việc làm nông, sinh sản và duy trì nòi giống mới là trách nhiệm chính của phụ nữ trong một gia đình, vì vậy chi phí cơ hội đối với thời gian của phụ nữ sẽ cao hơn nam giới, điều này làm giảm động cơ tham gia vào các tổ chức nông dân của họ (Meinzen-Dick và Zwarteveen, 1998); (4) quy mô hộ gia đình dùng để đo lường sự sẵn có của lao động trong một hộ; và (5) các biến giải thích khác được kỳ vọng có tác động dương đến sự tham gia như: tổng diện tích đất sẵn có của nông dân (ha); tổng thu nhập của nông trại; tổng sản lượng đầu ra của nông trại (kg); khoảng cách đến thị trường sản phẩm gần nhất (km); khả năng tiếp cận tín dụng (biến giả); tiết kiệm nông nghiệp; và chi tiêu nông nghiệp trên mỗi hecta đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi của chủ hộ có tác động âm đến sự tham gia vào các tổ chức hợp tác xã của người nông dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Simtowe và cộng sự (2007), những trẻ tuổi có mức độ ưa thích rủi ro và họ sẵn sàng đón nhận sự thay đổi hơn so với những người nông dân lớn tuổi. Về mặt trung bình, tuổi của chủ hộ tăng lên 1 thì xác suất tham gia vào tổ chức hợp tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2