intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2003-2010 từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sao cho khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực kinh tế tạo mức tăng trưởng cao và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------------- BÙI THANH TUẤN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------------ BÙI THANH TUẤN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 603101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội - 2011
  3. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG i DANH MỤC HÌNH VẼ ii Mở đầu 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 6 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế 6 1.1.1. khái niệm 6 1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 6 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 15 1.3. Một số mô hình lý thuyết vế chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23 1.3.1. Phương thức thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành - Mô hình Rostow 23 1.3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 25 1.3.3. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển 26 1.3.4. Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima 26 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên 29 1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu 29 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điên Biên 34 Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010 36 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh
  4. tế ở tỉnh Điện Biên 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên 36 2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên 39 2.2. Tổng quan quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên 43 2.2.1. Tóm lược quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1986-2003 43 2.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2003-2010 45 2.2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 60 2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu 65 2.2.5. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Điện Biên 66 2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2003- 2010 2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu 71 ngành kinh tế 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển 71 dịch cơ cấu ngành kinh tế Chương 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 72 THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015 77 3.1. Bối cảnh tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Điện Biên 77 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 77 3.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới 83
  5. 3.2. Quan điểm và mục tiêu về chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế đến 2015 ở tỉnh Điện Biên 84 3.2.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 84 3.2.2. Mục tiêu phát triển 89 3.3. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên 90 3.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 90 3.3.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư 91 3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 95 3.3.4. Phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật 96 3.3.5. Giải pháp phát triển ngành 97 KẾT LUẬN CHUNG 102
  6. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004-2010 31 Bảng 1.2: Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004 - 2008 32 Bảng 1.3: Giá trị hàng xuất khẩu tỉnh Lai Châu 2004 - 2008 33 Bảng 2.1: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2004-2010 46 Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2005 - 2009 47 Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Điên Biên 48 Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tỉnh Điện Biên 2003 - 2009 49 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Điện Biên 2004- 2009 54 Bảng 2.6: Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên 2005 - 2009 59 Bảng 2.7: Lao động và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 60 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động và cơ cấu GDP tỉnh Điện Biên phân theo ngành kinh tế 62 Bảng 2.9: Lao động và cơ cấu lao động theo phân ngành 64 trong nội bộ ngành công nghiệp Bảng 2.10: Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Điện 66 Biên 2005 - 2009 Bảng 2.11: Tỷ trọng vốn đầu tư và GDP của ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên 2005 - 2009 69 i
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004-2010 31 Hình 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 1985-2003 44 Hình 2.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2004-2010 46 ii
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cơ cấu kinh tế hay cấu trúc của nền kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng nhanh và bền vững của một nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn vận động hay chuyển dịch và chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội. Xu hướng vận động cơ cấu kinh tế mà nước ta hướng tới là một cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp, tức có tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế là chiếm ưu thế. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phù hợp với giai đoạn, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể sẽ phát huy hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xét trên bình diện tổng thể đó thì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ. Tuy nhiên, khi mà ranh giới hay sự tách biệt giữa các thị trường địa phương, thị trường dân tộc vẫn còn lớn thì mỗi vùng đều có cơ cấu kinh tế riêng. Hơn nữa, mỗi cấu trúc riêng đó lại phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng đó. Xét ở phương diện đó, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Điện Biên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc điều kiện kinh tế, xã hội còn rất nhiều khó khăn. Điện Biên không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như một số tỉnh khác trong cả nước. Nhưng Điện Biên cũng có những điều kiện riêng nếu phát huy hiệu quả có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển. Vậy tại sao tỉnh Điện Biên cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Mô hình cơ cấu ngành kinh tế như thể nào để phát huy được các điều kiện, tiềm năng của Điện Biên? Những yếu tố gì tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên? Cơ cấu ngành kinh tế của Điện Biên có điểm khác biệt gì so với mục tiêu cơ cấu ngành kinh tế tổng thể của đất nước là ngành 1
  9. công nghiệp chiếm ưu thế hơn hẳn các ngành khác không? Và Điện Biên cần đưa ra những quan điểm, biện pháp gì để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới sự hợp lí đó? Trên cơ sở những lí do đã phân tích ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện Biên làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu như: - Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nxb Khoa học-xã hội Hà Nội 1996. Tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó soi xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế với có cấu vùng kinh tế gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. - Bùi Tất Thắng “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” Nxb Khoa học-xã hội Hà Nội 1997. Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt nhấn mạnh đến nhân tố khoa học công nghệ. - Lê Du Phong-Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới” Nxb Chính trị quốc gia 1999. Tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. - Bùi Tất Thắng “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 2006. Tác giả tập trung phân tích những vấn đề lí 2
  10. luận và thực tiện về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh mới về kinh tế quốc tế và trong nước, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Tóm lại, các tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện kinh tế xã hội mới; phân tích những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; phân tích sư tương tác giữa cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Mỗi tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một góc độ khác nhau và đây là nguồn tư liệu quan trọng làm tài liệu tham khảo cho luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện cụ thể của tỉnh Điện Biên- một tỉnh đặc thù miên núi vừa tách tỉnh còn nhiếu khó khăn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Điện Biên làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2003-2010 từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sao cho khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực kinh tế tạo mức tăng trưởng cao và bền vững. - Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: + Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. + Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2003-2010, đánh giá thành tựu và hạn chế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó để sự điều chỉnh thích hợp. 3
  11. + Đề xuất phương hướng, giải pháp từng bước xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với tỉnh Điện Biên trong thời gian tới tạo cơ sơ cho tăng trưởng bền vững đưa tỉnh ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: đề tài nghiên cứu các nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên + Về thời gian: trong giai đoạn 2003-2010 hướng tới năm 2015 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp loại bỏ khỏi quá trình và hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn nhất, ngẫu nhiên và tạm thời, hoặc tạm gác lại những nhân tố nào đó để tách ra những quá trình và hiện tượng vững chắc, ổn định, điển hình trong các quá trình và hiện tượng đó, nhờ vậy mà nắm được bản chất của quá trình và hiện tượng đó. Ví dụ khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác giả chỉ đề cập tới những nhân tố cơ bản nhất (không phân tích tác động của tất cả các nhân tố) loại bỏ những nhân tố ít tác động, những nhân tố mang tính chất tạm thời. - Phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp lịch sử là phương pháp căn cứ vào tiến trình lịch sử kết hợp với tư duy và suy luận lôgic để vạch ra những quy luật tác động chi phối. Ví dụ khi đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP qua các năm tác giả căn cứ vào số liệu thống kê qua các năm, các sự kiện tác động tới xu hướng đó để phân tích để đưa ra kết luận về xu hướng chuyển dịch đó là do cái gì chi phối chủ yếu. 4
  12. - Phương pháp phân tích: trên cơ sở những số liệu thống kê, tài liệu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác giả phân tích, đánh giá xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua các năm và trả lời tại sao nó lại chuyển dịch như thế. - Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tốc độ tăng tỷ trọng trong GDP của các ngành kinh tế qua các năm… - Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp tổng hợp… 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2003- 2010, chỉ ra những mặt được và mặt hạn chế và nguyên nhân của những thành tưu và hạn chế đó. - Trên cơ sở những đánh giá trên và bối cảnh về kinh tế đề xuất quan điểm và những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lí phát huy tối đa tiềm năng của tỉnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện Biên từ năm 2003 đến 2010 - Chương 3: Những quan điểm và giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên đến năm 2015 5
  13. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế 1.1.1. Khái niệm - Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như một thuộc tính của sự vật, hiện tượng, và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống. Cũng như vậy, đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng, tùy theo cách mà chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống ấy. Đặc biệt, sự vân động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Vì vậy, có thể thấy rằng, " cơ cấu của một nền kinh tế quốc dân là tổng thể về mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định".[ 29] 1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế Mỗi loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận cấu thành cơ cấu đó và các cách mà chúng tác động qua lại với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế của một nước được xác định theo nhiều tiêu thức, trong đó có ba tiêu thức chủ yếu: cơ cấu kinh tế ngành (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành 6
  14. phần kinh tế. Trong các cơ cấu kinh tế nêu trên, cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu có tầm quan trọng đặc biệt, thường được xem là cốt lõi của nền kinh tế. - Cơ cấu ngành kinh tế Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội từ kinh tế tự nhiên tới kinh tế hàng hóa cũng có nghĩa là xuất hiện của những ngành sản xuất độc lập nhau, dựa trên những đối tượng sản xuất khác nhau. Sản xuất càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế quốc dân càng trở lên phức tạp và đa dạng. Ở đây, cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện ra dưới các hình thức ngành lớn (ngành cấp I): nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; các phân ngành (ngành cấp II): chăn nuôi, trồng trọt… trong nông nghiệp; cơ khí, luyện kim, năng lượng… trong công nghiệp…; ngành cấp III (lúa, màu…) trong trồng trọt, v.v… Sự vận động của các ngành kinh tế và mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn và mỗi quốc gia và nhỏ hơn nữa là của mỗi vùng mỗi địa phương trong một quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu loại hình cơ cấu này là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tính tỉ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Cơ cấu vùng kinh tế Loại cơ cấu này phản ánh những mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động kinh tế. Thường người ta phân tích những thế mạnh hiện thực và tiềm năng của từng vùng để từ đó hình thành lên 7
  15. tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất nhằm phát huy tới mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài các vấn đề kinh tế, nó thường gợi ý về việc đẩy nhanh sự phát triển xã hội ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển làm động lực cho cả nền kinh tế hoặc những vùng nào đó bị lạc hậu trong mối tương quan với các vùng khác để nâng cao mức độ đồng đều về phát triển kinh tế và xã hội của cả nước. - Cơ cấu thành phần kinh tế Loại cơ cấu này phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội, trong đó nổi bật lên hàng đầu là quan hệ về sở hữu đối với các tư liệu sản xuất. Xã hội loài người đã từng phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội lần lượt từ thấp đến cao và trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các cơ cấu quan hệ sản xuất khác nhau. Ở một số nước, những hình thức sở hữu cổ xưa không còn nữa; ở một số nước khác, do những hoàn cảnh lịch sử khác, sự đan xen của nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại. Các mối quan hệ này biểu hiện ra bên ngoài bề mặt xã hội với tư cách là các thành phần kinh tế khác nhau. Do vậy, cơ cấu các quan hệ sản xuất và cơ cấu các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân được hiểu như nhau hay đồng nhất với nhau. Nghiên cứu cơ cấu các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân sẽ cho thấy xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội. Việc phân chia các loại cơ cấu kinh tế như trên không phải là cách phân loại duy nhất, lại càng không phải có từng ấy loại cơ cấu kinh tế. Thực tế, tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể phân chia theo các cách khác nhau, và trong mỗi loại cơ cấu này, đến lượt nó lại bao hàm nhiều kiểu cơ cấu khác nữa. Đề tài văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề của cơ cấu ngành kinh tế. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8
  16. 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó 1.2.1.1.Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại, phù hợp hơn. Nghiên cứu cơ cấu ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình làm thay đổi các loại cơ cấu kinh tế nêu trên, cả những quan hệ về tỷ lệ về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa với những đảo lộn cách mạng về phương thức sản xuất, cũng đồng thời là quá trình có sự thay đổi rất lớn về các loại cơ cấu, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế. Sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất càng phát triển tạo điều kiện cho phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc. Sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại càng làm cho các mối quan hệ kinh tế thị trường càng được củng cố và phát triển. Trạng thái cơ cấu ngành kinh tế là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình diễn ra liên tục gắn với quá trình phát triển 9
  17. kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát triển, tích chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả môt động thái phân bổ các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho biết tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Chính vì vậy, ngày nay kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự khẳng định này là bước tiến rất quan trọng trong nhận thức lý luận và tư duy chính sách kinh tế. Bởi vì, trên thực tế cho thấy, có những quốc gia tuy đạt mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng cơ cấu của nền kinh tế lại ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạc hậu, và do đó, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khổ vẫn không được chia sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và dần thay thế những khu vực sản xuất, kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp. 1.2.1.2. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch bao gồm: + Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 10
  18. Chỉ tiêu GDP được khoa học kinh tế hiện đại sử dụng như một trong những thước đo khái quát nhât, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, tỷ lệ khu vực nông nghiệp có xu hướng chung ngày càng giảm, còn tỷ lệ khu vực phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng lên. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là khu vực nông nghiệp. Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát thực hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. Ví dụ, trong khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao hơn so với những lĩnh vực khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp… + Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế, vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao 11
  19. động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bời vì, công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP, mà còn là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đời sống xã hội con người, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế. So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế được các nhà kinh tế học đánh giá cao là do chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp nhất là khu vực sản xuất công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều. Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng méo mó về giá cả, nhất là trong những trường hợp có sự chênh lệch giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp và dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp. Do đó, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. + Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Trong điều kiện của một nền kinh tế đang công nghiệp hóa, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp 12
  20. chế biến, lúc đầu là các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, hàng dệt may, chế biến nông lâm thủy sản…chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất.v.v… Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ cao luôn được xem như một trong những thước đo quan trọng đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tóm lại, khi phân tích đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng các tiêu chí chủ yếu gồm cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Ngoài ra còn có tập hợp các tiêu chí bổ trợ khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất; giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp; những tiêu chí về chuyển giao khoa học công nghệ, cơ cấu hàng nhập khẩu, sự nâng cấp chất lượng lao động, cơ cấu doanh nghiệp gia nhập thị trường phân theo ngànhv.v… Mỗi tiêu chí nêu trên đều hàm chứa một ý nghĩa kinh tế nhất định trong quá trình phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một nhóm tiêu chí khác góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ nguồn lực xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư. Đó là chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…. Những tiêu chí này vốn là những tiêu chí tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế chung, nhưng ở chừng mực nhất định, chúng góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu ngành kinh tế đang xây dựng. 1.2.1.3. Những tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lí 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2