intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Bắc Giang, rút ra những mặt thành công cũng như hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang trong những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------ DƯƠNG VĂN TRUYỀN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BẮC GIANG Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Khu Thị Tuyết Mai HÀ NỘI - 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang” là quá trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Khu Thị Tuyết Mai. Những ý kiến nhận định khoa học tiếp nhận của người khác đều được ghi chú xuất sứ đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả Dương Văn Truyền
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 6. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM .................................................... 12 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về FDI ..................................................... 12 1.1.1. Khái niệm, các hình thức, vai trò của FDI với các nước đang phát triển . 12 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến FDI ................................................................ 24 1.1.2.1 Các lý thuyết vĩ mô ..................................................................... 25 1.1.2.2 Các lý thuyết vi mô ..................................................................... 27 1.2. Tổng quan FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh ............................................................................................................. 29 1.2.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước đối với nguồn vốn FDI.......29 1.2.2. Khái quát FDI ở Việt Nam thời gian qua ......................................... 31 1.2.2.1 Cơ cấu FDI theo ngành ở nước ta hiện nay ................................ 34 1.2.2.2 Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ ................................................... 35 1.2.2.3 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư ................................................... 36 1.2.2.4 Cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư ...................................... 37 1.2.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương ............................ 37 1.2.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Vĩnh Phúc ................................... 37 1
  4. 1.2.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của Đồng Nai..................................... 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BẮC GIANG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................. 44 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI tại Bắc Giang.......................................................................................... 44 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................... 44 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 45 2.2. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang ...... 48 2.2.1.Tốc độ và quy mô nguồn vốn FDI ...................................................... 48 2.2.2.Thời gian hoạt động, chủ thể, hình thức đầu tư của FDI .................. 53 2.2.3. Cơ cấu ngành nghề của vốn FDI ...................................................... 55 2.2.4 Tình hình thực hiện và tiến độ triển khai dự án FDI ......................... 57 2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Bắc Giang ...58 2.3.1. Tác động tích cực ............................................................................. 58 2.3.1.1 FDI đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho phát triển ................ 58 2.3.1.2 FDI góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................... 59 2.3.1.3 FDI góp phần phát triển khoa học - công nghệ và nâng cao trình độ quản lý ....................................................................................... 61 2.3.1.4 FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động. ................................................................................ 62 2.3.1.5 Đóng góp vào nguồn thu ngân sách ............................................ 63 2.3.2 Những hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang thời gian qua ............................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI BẮC GIANG ....70 3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thu hút FDI của Bắc Giang...... 70 3.1.1. Lợi thế của Bắc Giang ...................................................................... 70 2
  5. 3.1.2.Cơ hội ................................................................................................. 71 3.1.3. Thách thức ......................................................................................... 72 3.2. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước tại Bắc Giang ............ 73 3.2.1. Mục tiêu và nhu cầu về vốn của Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020 ........ 73 3.2.2. Phương hướng cơ bản thu hút FDI của Bắc Giang đến năm 2020 ....... 75 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động FDI tại Bắc Giang .............................................................................................................. 78 3.3.1. Một số giải pháp của tỉnh ................................................................. 78 3.3.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước..................................................... 84 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 3
  6. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT : Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO : Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT : Xây dựng - Chuyển giao CHND : Cộng hòa nhân dân CNH : Công nghiệp hóa DN : Doanh nghiệp ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐH : Hiện đại hóa FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài PPP : Hình thức hợp tác Công - Tư NIEs : Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa NICs : Các nước mới công nghiệp hóa KCN : Khu công nghiệp ICOR : Hệ số sử dụng vốn UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UBND : Uỷ ban nhân dân TNHH : Tránh nhiệm hữu hạn TNCs : Công ty xuyên quốc gia TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 4
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 2011 ............................................................................ 32 Bảng 1.2 10 địa phương thu hút được nhiều dự án nhất (1988 - 2010) .......... 35 Bảng 1.3 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010) ................................. 36 Bảng 2.1 Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang qua các năm ....... 51 Bảng 2.2 Phân loại các dự án FDI theo quy mô đầu tư tại tỉnh Bắc Giang .... 52 Bảng 2.3 Phân bố các dự án và vốn đầu tư theo hình thức đầu tư .................. 54 Bảng 2.4 Phân bố các dự án FDI theo đối tác đầu tư ...................................... 55 Bảng 2.5 Dự báo tăng trưởng kinh tế Bắc Giang đến năm 2020 .................... 57 Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn thực hiện đầu tư tại Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2011 .... 58 Bảng 2.7 GDP của Bắc Giang tính theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế.....60 5
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, một đất nước muốn phát triển, cần phải hội nhập với nền kinh tế thế giới, tranh thủ khai thác nguồn lực bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành nguồn vốn bổ xung quan trọng. Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trên, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế và đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta trong thời gian vừa qua đã đem lại những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước. Đóng góp vào những thành quả đó, có vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trong những năm gần đây FDI có dấu hiệu chững lại, thậm chí bị giảm sút. Với mục tiêu đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết cả về lý luận và thực tiễn đối với thu hút FDI trên phạm vi quốc gia cũng như các vùng trên cả nước. Sự phát triển của mỗi tỉnh, thành phố vừa đem lại sự giầu có của mỗi địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân vừa đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do đó, trong công cuộc xây dựng đất nước giầu mạnh, đòi hỏi mỗi địa phương phải năng động, sáng tạo, khai thác triệt để mọi nguồn lực, bên cạnh việc phát huy nội lực là chính thì vốn FDI được coi là nguồn vốn quan trọng. Với Bắc Giang, là một tỉnh mới được tái lập, hiện nay vẫn đang trong 6
  9. giai đoạn đầu xây dựng và phát triển. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, lượng vốn còn thiếu đó phải huy động từ bên ngoài. Với những ưu thế đặc biệt so với những hoạt động đối ngoại khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành nguồn vốn quan trọng. Những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại những hiệu quả nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng còn có thể khai thác được nguồn vốn FDI và nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh thì đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI còn khá nhỏ. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Giang có nhiều hướng chững lại. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI diễn ra gay gắt giữa các tỉnh thành trên phạm vi cả nước và trên thế giới, việc tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Giang là rất cần thiết để khai thác mọi nguồn lực của tỉnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang”. 2. Tình hình nghiên cứu Do tính chất cấp thiết và vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cho nên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lý, nhà kinh doanh, nhà khoa học và đông đảo nhân dân. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, một số sách, các bài báo đăng trên một số báo, tạp chí… nghiên cứu về lĩnh vực này, tiêu biểu như: - Tien Quang Tran, Sudden Surge in FDI add Infrastructure Bottlenecks, The Case in Vietnam, ASIAN Economic Bulletin, Volume 26, Number 1, April 2009. Bài viết phân tích xu hướng FDI tại Việt Nam từ 1988 đến 2008 và nhấn mạnh sự tăng vọt của vốn FDI đăng ký trong thời gian từ 7
  10. 2006 – 2008. Bài báo cũng nhấn mạnh mặc dù có sự tăng mạnh trong vốn đăng ký nhưng việc giải ngân vốn FDI trên thực tế khá thấp và lý giải các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình trên. - Lê Bộ Lĩnh (chủ biên) (2002), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Nxb KHXH. Trình bày tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội, đánh giá tổng quan hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh và phân tích hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI cũng như kết quả của cuộc khảo sát điều tra, tóm tắt những kết quả điều tra và kiến nghị. - Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb KHXH, HN. Nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực trạng của vốn FDI ở Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam. - Phạm Thu Phương (2007), Chuyển đổi các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Khoa kinh tế, ĐHQGHN. Đề tài nghiên cứu khái niệm, đặc trưng và các yếu tố quy định việc chọn lựa, chuyển đổi các hình thức đầu tư FDI, kinh nghiệm phát triển và chuyển đổi các hình thức FDI của một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Luận văn phân tích, đánh giá các hình thức FDI và tiến trình chuyển đổi các hình thức FDI của Việt Nam (từ năm 1993 đến 1997), từ đó đưa ra nhóm giải pháp về pháp luật chính sách, nhóm giải pháp về công tác quản lý, nhóm giải pháp của các chủ đầu tư nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi các hình thức FDI ở Việt Nam. - Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn thạc sĩ kinh tế, 8
  11. ĐHQGHN. Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài. Tổng kết tình hình thu hút đầu tư trong những năm qua, đánh giá những thành công, hạn chế và cách thức hoạt động, trên cơ sở đó xác định rõ các quan điểm, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. - Phan Minh Thành (2000), Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN. Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu hút và sử dụng vốn FDI có hiệu quả. - Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN. Kinh nghiệm thành công của một số nước khu vực Đông Nam Á trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam. Ngoài ra, còn khá nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề chung về FDI tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương. Các công trình trên đã góp phần hệ thống hóa lí luận về FDI tại Việt Nam cho một cái nhìn tổng quát về thực trạng FDI, các giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương trong nước… Song vấn đề thu hút FDI ở Bắc Giang cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Bắc Giang, rút ra những 9
  12. mặt thành công cũng như hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang trong những năm tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trình bày tổng quan FDI tại Việt Nam, khái quát kinh nghiệm thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh (tỉnh Đồng Nai và tỉnh Vĩnh Phúc). - Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang từ khi tái lập tỉnh 1997 đến năm 2010. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang. - Phạm vi: Luận văn nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp với các phương pháp như: Thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh… - Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có tham khảo ý kiến các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực. - Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú và tin cậy trong nước như: Số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê… 6. Đóng góp của đề tài - Làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Bắc Giang, đánh giá 10
  13. những thành công cũng như hạn chế của hoạt động này tại tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI tại Bắc Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về FDI và tổng quan về FDI tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang và những vấn đề đặt ra Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút và sử dụng FDI tại Bắc Giang 11
  14. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về FDI 1.1.1 Khái niệm, các hình thức, vai trò của FDI với các nước đang phát triển *Khái niệm về FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những hình thức đầu tư quốc tế, với đặc trưng của hình thức đầu tư này là sự di chuyển vốn giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có nhiều khác biệt trong quan niệm về FDI nhưng nhìn chung thì FDI được xem xét như một hoạt động kinh doanh mà ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo đó là sự chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư. Điều này có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài là dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài, yếu tố nước ngoài ở đây không chỉ là sự khác biệt về quốc tịch hay lãnh thổ sống mà còn xác định tư bản di chuyển trong đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt buộc phải vượt ra ngoài biên giới một quốc gia. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều cách diễn giải khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Theo IMF: FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài, trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là 12
  15. dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài, nhằm xác định tư bản được chuyển dịch trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Có thể phân biệt FDI với các dạng đầu tư nước ngoài khác trên các khía cạnh: - Đây là loại hình đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp - Nghĩa là chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài, sự khác nhau về quốc tịch, lãnh thổ. - Chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình, tùy theo mức độ góp vốn. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, FDI là nguồn vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì ưu điểm đó càng rõ rệt. FDI không chỉ đưa vốn bằng tiền vào nước tiếp nhận mà còn có thể kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, bí quyết, kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing… Chủ đầu tư khi đưa vốn vào cũng tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra được tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường các nước lân cận. Do vậy, FDI sẽ góp phần chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển các ngành 13
  16. nghề mới, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế và khoa học công nghệ. Do trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, nên trước khi đầu tư, nhà đầu tư phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án. Đây là ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các loại vốn khác. *Các hình thức FDI FDI tuy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song không phải quốc gia nào cũng áp dụng đầy đủ mọi loại hình. Trong thực tiễn hoạt động FDI có nhiều cách thức tổ chức cụ thể khác nhau, tùy theo tính chất pháp lý và vai trò của mỗi bên trong quá trình hợp tác đầu tư. Xét trên bình diện toàn cầu có các hình thức đầu tư đầu tư trực tiếp chủ yếu sau: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co-operation) Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có một số đặc điểm như: + Là một hình thức đầu tư trực tiếp, chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư, do vậy nó khác với các hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế về trao đổi mua bán thông thường (Các hợp đồng này không bị Luật đầu tư điều chỉnh) + Không hình thành một pháp nhân mới. + Các bên hợp doanh vẫn giữ nguyên sở hữu riêng đối với tài sản góp vào hợp doanh. Nội dung hoạt động kinh doanh, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, cách thức xác định và phân chia kết quả, thời hạn hợp đồng, cách giải quyết 14
  17. tranh chấp… được xác định cụ thể trong hợp đồng. Hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài này phải được xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh của Bộ kế hoạch và đầu tư. - Doanh nghiệp liên doanh( Joint Venture Enterprise) Đây là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ, hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia, phù hợp với các quy định của pháp luật của nước sở tại. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise) Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của nước sở tại. - Hình thức BOT (Build - Operate - Tranfer: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là chính phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới ở nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký. Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại. - Hình thức BTO (Build - Transfer - Operate: Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) 15
  18. Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng một thời gian mới chuyển giao cho nước sở tại, còn hình thức BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nước sở tại, chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Ngoài những hình thức trên, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác như: Công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp doanh… Trong các loại hình đầu tư trực tiếp trên đây, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đa dạng và được áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, công nghiệp gia công và dịch vụ. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình đầu tư được nước chủ nhà ưa chuộng, vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả như mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là tăng dần góp vốn của bên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh, từ đó tăng cường ảnh hưởng của mình trong doanh nghiệp tiến tới kiểm soát và quản lý hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, hình thức này ngày càng không được chủ đầu tư nước ngoài ưa thích vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối tác đầu tư ngang tầm…Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài lựa chọn do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư của nước chủ nhà. Mặt khác, nước 16
  19. chủ nhà cũng không thích hình thức này vì họ muốn chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm. Xu hướng chung, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng được mở rộng vì các chủ đầu tư nước ngoài muốn tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do các thành quả đầu tư đem lại, còn nước sở tại buộc phải chấp nhận để cạnh tranh. Hình thức BOT, BTO, BT rất được ưa chuộng ở những nước có cơ sở hạ tầng kém phát triển, vì họ không có đủ vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Ngoài ra, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài là loại hình phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. So với các công ty trách nhiệm hữu hạn thì các công ty này có lợi thế về huy động vốn, giảm thiểu rủi ro còn cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là hình thức các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phát hành cổ phiếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước sở tại tham dự vào sở hữu và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. *Vai trò của FDI - Đối với nước xuất khẩu vốn: + Vì chủ đầu tư nước ngoài được tham dự vào quá trình điều hành kinh doanh của xí nghiệp theo mức độ góp vốn nên họ trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Điều đó đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư được sử dụng. + Giúp chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước sở tại. + Cho phép các chủ đầu tư nước ngoài có thể hạ thấp chi phí sản phẩm do khai thác được nguồn lao động dồi dào với giá rẻ ở nước sở tại từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận. + Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại vì thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chủ đầu tư xây dựng được các doanh nghiệp nằm “trong lòng” các nước thi hành chính sách bảo hộ. 17
  20. Qua phân tích các đặc điểm của FDI, ta thấy FDI có những thế mạnh của nó. Dù vẫn chịu sự chi phối của chính phủ, nhưng FDI ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề công nhân. Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước tiếp nhận đầu tư. - Đối với nước nhận đầu tư: + Loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài không quy định mức góp vốn tối đa, chỉ quy định mức tối thiểu, do vậy cho phép các nước sở tại tăng cường khai thác được nhiều vốn bên ngoài. + Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài. + Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. + Giúp cho nước sở tại nâng cao hiệu quả phần vốn đóng góp của mình, mở rộng tích lũy và góp phần vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Bên cạnh những tác động tích cực trên đây, đầu tư nước ngoài cũng có những hạn chế cơ bản sau: + Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. + Nước sở tại phải đương đầu với các chủ đầu tư giàu kinh nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh nên trong nhiều trường hợp dễ bị thua thiệt. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2