Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu luận giải sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các KCN – KCX nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài; ánh gđiá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nƣớc ngoài trong các KCN – KCX; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN – KCX, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ______________________________ NGUYỄN HỒNG NHẬT KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HÀ NỘI - 2002 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ KHOA KINH TẾ ______________________________ NGUYỄN HỒNG NHẬT KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN MÃ SỐ : 50201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ VŨ ĐỨC THANH HÀ NỘI - 2002 2 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ___________________________________________________________ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về KCN-KCX: 14 1.1.1 Khu chế xuất: 14 1.1.2 Khu công nghiệp: 19 1.2. Những đặc trưng cơ bản của các KCN-KCX 21 1.3. Vai trò của khu KCN-KCX trong việc thu hút 28 FDI: 1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phát 32 triển KCN-KCX nhằm thu hút FDI: 1.4.1. Kinh nghiệm quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây 32 dựng và phát triển các KCN-KCX: 1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý nhà 35 nước đối với các KCN-KCX: CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO KCN-KCX Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2001 2.1. Tổng quan về KCN-KCX Việt Nam: 40 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: 40 2.1.2. Thực trạng các KCN-KCX Việt Nam: 47 2.1.2.1 Các loại hình KCN-KCX ở Việt Nam: 47 3 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ 2.1.2.2 Tình hình phân bố và quy mô các KCN-KCX: 48 2.1.2.3 Môi trường pháp lý và những ưu đãi dành cho 52 KCN-KCX Việt Nam: 2.2. Tình hình thu hút FDI các KCN-KCX Việt 62 Nam: 2.2.1 Bức tranh chung về thu hút đầu tư vào KCN-KCX 62 Việt Nam: 2.2.2 Tình hình thu hút dự án và vốn FDI vào các 65 KCN-KCX: 2.2.3 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo địa 67 phương: 2.2.4 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo lĩnh 71 vực đầu tư: 2.2.5 Tình hình cho thuê lại đất tại các KCN-KCX: 72 2.3. Những đánh giá chung về tình hình thu hút 75 FDI vào các KCN-KCX những năm qua: 2.3.1 Những thành công cơ bản ban đầu: 75 4 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ 2.3.1.1 Các KCN-KCX đóng góp một phần quan trọng 76 trong giá trị sản lượng công nghiệp và tổngkim ngạch xuất khẩu: 2.3.1.2 Tạo việc làm và bảo vệ môi trường: 77 2.3.1.3 Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thúc đẩy 78 phát triển của khu vực xung quanh KCN-KCX: 2.3.2 Những hạn chế cơ bản và những vấn đề đặt ra 80 cho việc thu hút nguồn vốn FDI của các KCN- KCX Việt Nam hiện nay: 2.3.2.1 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các 80 KCN-KCX Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực: 2.3.2.2 Một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho 82 các KCN-KCX Việt Nam hiện nay là thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng: 2.3.2.3 Một số yếu tố hạn chế khác: 84 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KCN-KCX NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI 3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và những định hướng 90 cơ bản cho việc phát triển KCN-KCX: 3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô - những cơ hội và thách 90 thức 3.1.2. Định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện và khai 91 thác hiệu quả các KCN-KCX Việt Nam 3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện các KCN- 96 KCX nhằm tăng cường thu hút FDI: 5 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ 3.2.1. Hoàn thiện chính sách kinh doanh cơ sở hạ tầng 96 các KCN-KCX 3.2.2. Hoàn thiện chính sách về quyền sử dụng đất 101 3.2.3. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc phát triển các 104 KCN-KCX với việc hoàn thiện công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực. 3.2.4. Xây dựng và phát triển các KCN-KCX phải kết 106 hợp chặt chẽ với việc triển khai các chính sách phát triển hạ tầng xã hội: 3.2.5. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư 111 nước ngoài: 3.2.6 Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý 116 Nhà nước về KCN-KCX: KẾT LUẬN 121 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT: KCX Khu chế xuất KCN Khu công nghiệp KCN-KCX Khu công nghiệp - Khu chế xuất KCN-KCX-KCNC Khu công nghiệp - Khu chế xuất - Khu công nghệ cao Bộ KH - ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ TIẾNG ANH: FDI Foreign direct investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài UNIDO United Nation Industrial Development Organisation Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ WEPZA World Export Procesing Zones Association Hiệp hội các khu chế xuất thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức Thƣơng mại thế giới 7 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Việc thành lập những khu vực tập trung trên cơ sở tạo ra những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý và kỹ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế phù hợp với khả năng về tài chính, quản lý là một sách lƣợc đúng đắn mà nhiều nƣớc trên thế giới theo đuổi nhằm phát huy tối đa những lợi thế so sánh để thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phục vụ xuất khẩu và thị trƣờng trong nƣớc. Có thể nói, từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, mô hình kinh tế này đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và thực sự đƣợc coi là một trong những công cụ có hiệu quả thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hoá và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Thành công của một số nƣớc, đặc biệt là các nƣớc công nghiệp mới châu Á cho thấy mô hình này đã trở thành những thực thể kinh tế năng động nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm tăng cƣờng xu thế hội nhập và tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc, đầu thập niên 90 - sau gần 5 năm thi hành chính sách đổi mới và mở cửa, Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng và thực hiện chủ trƣơng phát triển KCN-KCX nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Trong hơn 10 năm qua, các KCN – KCX đƣợc thành lập đã bƣớc đầu phát huy tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đóng góp đáng kể vaò tiến trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, tình hình kinh tế- chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra từ giữa năm 1997. Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trong khu vực không tránh khỏi những tác động 8 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ tiêu cực ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế. Các công ty của các nƣớc trong khu vực vốn là những nhà đầu tƣ quan trọng của Việt Nam đã gặp phải khó khăn về tài chính và hậu quả trực tiếp là dòng đầu tƣ FDI đổ vào Việt Nam đã bị chững lại. Mặc dù trong năm 2000 - 2001 đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc chung của sự phục hồi nền kinh tế khu vực nhƣng riêng đối với Việt Nam, chúng ta đã để mất nhiều lợi thế so với một số nƣớc trong khu vực. Thêm vào đó, những thủ tục hành chính rƣờm rà và nhất là những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đã cản trở rất nhiều dự án FDI. Một số dự án đã bị ngƣng trệ nhiều năm. Cũng chính những khó khăn này đã khiến cho các nhà đầu tƣ có xu hƣớng tập trung vào các KCN- KCX là nơi đã có sẵn các cơ sở hạ tầng cần thiết nhƣ điện, nƣớc, đƣờng giao thông… Và do đó, FDI vốn là một nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu, nay càng trở nên quan trọng hơn trong hoàn cảnh đầu tƣ trong nƣớc còn hạn hẹp, nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam không còn sôi động nhƣ những năm trƣớc. Để đóng góp vào công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, luận văn này với đề tài “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam” sẽ phần nào giải đáp câu hỏi đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm: làm thế nào để thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN-KCX đã đƣợc thành lập? 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài về vấn đề tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Riêng nghiên cứu về KCN và KCX chƣa có nhiều tài liệu đƣợc công bố. Đầu những năm 90 khi Việt Nam bắt đầu phát triển mô hình KCX đã rộ lên nhiều bài viết về các KCX, trong đó có nhiều 9 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ tài liệu dịch tham khảo của một số nhóm chuyên gia của các Viện nghiên cứu nhƣ Viện Kinh tế Đối ngoại, Viện Nghiên cứu chiến lƣợc (Bộ KH-ĐT). Đây chủ yếu là những công trình dịch thuật mang tính chất thông tin, giới thiệu kinh nghiệm về các KCN-KCX nƣớc ngoài. Đáng chú ý hiện nay có một tạp chí chuyên ngành do Bộ Kế hoạch Đầu tƣ xuất bản hàng tháng nhan đề “Khu công nghiệp Việt Nam”, chuyên cung cấp những thông tin thời sự cập nhật về hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nƣớc. Trong sốà các công trình nghiên cứu sự phát triển của các KCN, KCX Việt Nam, nổi bật là Luận án Tiến sỹ năm 1994 “Một số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với KCX ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Trình. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động và phát triển các KCN-KCX có rất nhiều biến đổi cả về chất và lƣợng đòi hỏi công tác nghiên cứu, đánh giá cũng phải đƣợc đổi mới kịp thời. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn: - Luận giải sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các KCN – KCX nhằm thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; - Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong các KCN – KCX - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN – KCX, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn không phân tích hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và cũng không đánh giá tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một vài khu công nghiệp, khu chế xuất cụ thể, mà xem xét đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ hệ thống các KCN – KCX của Việt Nam. 10 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn mƣời năm trở lại đây kể từ 1991 là năm khu chế xuất đầu tiên đƣợc thành lập đến thời điểm hiện tại. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ: trừu tƣợng hoá khoa học, phƣơng pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phƣơng pháp thống kê so sánh, dự báo và phân tích thực chứng… 6. Những đóng góp khoa học của luận văn: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về KCN – KCX. - Phân tích một vài kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với các KCN - KCX - Đánh giá khái quát toàn bộ các KCN – KCX tại Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong các KCN – KCX, chỉ ra những thành công, hạn chế vànhững vấn đề đặt ra cho việc thu hút FDI vào các KCN – KCX ở Việt Nam. - Đề xuất ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN – KCX trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn: Tên luận văn: “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục – luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ - Chƣơng 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp – khu chế xuất ở Việt Nam giai đoạn 1991-2001 - Chƣơng 3: Định hướng cơ bản và một số giải pháp phát triển khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về khu công nghiệp – khu chế xuất 1.1.1. Khu chế xuất: Sự hình thành và phát triển các KCX trên thế giới xuất phát từ những thay đổi trong môi trƣờng kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thế giới lần thứ II, mạnh nhất bắt đầu từ những năm của thập kỷ 60. Xu hƣớng toàn cầu hoá diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ tạo nên một nền kinh tế thị trƣờng có tính toàn cầu. Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đều có xu hƣớng mở cửa, theo quỹ đạo nền kinh tế thị trƣờng. Tại các nƣớc công nghiệp phát triển xuất hiện một loạt các yếu tố làm giảm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng thế giới, đó la:ø giá đất ngày càng cao, sự phát triển của các ngành tiêu thụ nhiều nguyên liệu, các ngành công nghiệp tiêu chuẩn hoá nhƣ cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện... không đòi hỏi trình độ công nghệ cao; chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng... Trong khi đó, các nƣớc đang phát triển vừa mới thoát ra khỏi ách đô hộ thực dân của chủ nghĩa đế quốc lại đang ở tình trạng khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, thất nghiệp gia tăng, thiếu vốn đầu tƣ và ngoại tệ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên xây dựng nền kinh tế độc lập. Mặt khác, do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao nên các nƣớc đang phát triển khó có khả năng xây dựng đầy đủ ngay một lúc trên phạm vi cả nƣớc những điều kiện và yếu tố cần thiết để có đƣợc những sản phẩm công nghiệp chế tạo đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Ở đây có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự thôi thúc tìm kiếm 13 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ nguồn nhân công giá rẻ và nguyên liệâu đã thúc đẩy các nƣớc phát triển di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động và tài nguyên ra nƣớc ngoài, đến gần các nguồn lực đó. Thêm vào đó, bằng việc phát triển các cơ sở sản xuất ở nƣớc ngoài, các công ty xuyên quốc gia còn giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng – một thách thức đặt ra ngày càng trở nên nghiêm trọng tại các nƣớc công nghiệp phát triển. Còn các nƣớc đang phát triển thấy đƣợc những hạn chế và lợi thế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trƣờng kinh tế thích hợp để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài nhằm giải quyết những bế tắc kinh tế của mình, tạo đà tăng trƣởng cho toàn bộ nền kinh tế đất nƣớc. Các KCX chính là một hình thức tạo ra những điều kiện để có thể lợi dụng và phát huy nhanh chóng các lợi thế so sánh của một nƣớc hay một vùng bằng cách tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Rõ ràng, xét về mặt lợi ích và hiệu qủa theo lý thuyết về lợi thế so sánh, KCX là nơi hội tụ lợi ích của các nƣớc đang phát triển và của các công ty xuyên quốc gia, nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chủ yếu trên thế giới hiện nay. Các khu chế xuất đƣợc thành lập nhằm tạo ra một khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của nƣớc sở tại. Với tính chất này, hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình khu chế xuất. Điển hình nhất là định nghĩa của hai tổ chức quốc tế Hiệp hội các Khu chế xuất thế giới (WEPZA) và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO). Theo Điều lệ hoạt động của WEPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Theo định nghĩa này, khu chế xuất chính là những khu vực đƣợc miễn thuế. 14 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ Còn theo UNIDO, khu chế xuất là "khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và mọi sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành cùng với những quy định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài..."; "Khái niệm khu chế xuất bao hàm việc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công nghiệp và một loạt những ưu đãi nhằm khuyến khích việc đầu tư của các nhà kinh doanh nước ngoài vào nước sở tại...". Nhƣ vậy khái niệm của UNIDO và WEPZA về khu chế xuất có sự khác nhau về bản chất hoạt động kinh tế. Các khu chế xuất của Việt Nam đƣợc định nghĩa theo quan điểm của UNIDO. Theo Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 thì "Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập". Khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc châu Á đã và đang sử dụng nhƣ một công cụ tích cực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu. Khu chế xuất đã có sức hấp dẫn đối với các nƣớc đang phát triển từ cuối những năm thập niên 50, đầu những năm 60 và bùng nổ nhƣ một trào lƣu phát triển kinh tế ở các nƣớc này những năm 70, 80. Các nƣớc này tìm thấy ở mô hình khu chế xuất một giải pháp trung gian phù hợp, cho phép các nƣớc đang phát triển chuyển mạnh nền kinh tế theo định hƣớng xuất khẩu. Nhìn chung, căn cứ theo những mục tiêu thành lập khu chế xuất nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tăng trƣởng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý cuả các công ty xuyên quốc gia thì mô hình khu chế xuất đã trở thành thực thể kinh tế năng động 15 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế, chính sách, luật pháp đặc biệt nhằm tăng trƣởng kinh tế, từng bƣớc đƣa các nƣớc đang phát triển hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong số những mục tiêu trên có thể nói, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là mục tiêu chủ yếu nhất, là động lực tạo tiền đề cho các mục tiêu còn lại của các nƣớc chủ nhà. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu chế xuất đã đƣợc thành lập tại các nƣớc đều hoạt động thành công, đạt đƣợc tỷ lệ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đặt ra ban đầu nhƣ những nhà hoạch định chính sách và các chủ đầu tƣ mong đợi. Chỉ một số nƣớc điển hình của châu Á đƣợc đánh giá là thành công trong mục tiêu này nhƣ Đài loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Malaixia và Trung Quốc. Nguyên nhân chính bởi đây là khu vực có lực lƣợng lao động dồi dào, giá nhân công thấp, lại nằm trên tuyến đƣờng hàng hải nối liền các cảng và trung tâm thƣơng mại sôi động vào bậc nhất thế giới. Các KCX châu Á chiếm gần 70% số lao động trong các KCX toàn thế giới và tuy chỉ chiếm một phần nhỏ lƣợng xuất khẩu của một nƣớc nhƣng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu chế xuất Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia gộp lại chiếm 80% lƣợng xuất khẩu của toàn bộ các KCX thế giới. Song sự thành công này thực sự khó lặp lại ở các nƣớc đang phát triển khác. Nhiều KCX thất bại và không thực hiện đƣợc mục tiêu dự kiến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thất bại này: - Một là, có quá nhiều KCX đƣợc thành lập ở một số nƣớc gần nhau, tạo nên thị trƣờng dƣ thừøa KCX tập trung với mật độ cao trong một khu vực có những điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giống nhau. Tình trạng đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giữa các khu chế xuất, buộc các nƣớc này phải đƣa ra nhiều nhân nhƣợng hơn về tài chính và trong một số các lĩnh vực khác, trong khi chƣa kịp tạo ra đƣợc môi trƣờng kinh doanh ƣu đãi và cơ sở hạ tầng tốt thu hút hoạt động đầu tƣ. 16 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ - Hai là, khi thành lập các khu chế xuất, ngoài mục tiêu xuất khẩu các nƣớc đều hy vọng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, lợi dụng đƣợc kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm nƣớc ngoài. Trên thực tế các mục tiêu này của các khu chế xuất rất khó đạt đƣợc. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, khả năng tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và tạo mối liên kết với các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nƣớc của các khu chế xuất là rất hạn chế, trong khi đó, đóng góp của các khu chế xuất trong tổng kim ngạch xuất khẩu các nƣớc cũng rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm 4-5 % (Nguồn: Behind East Asian Growth – Henry S.Rowen – published by Routledge 1998) - Ba là, do yêu cầu tăng xuất khẩu hàng hoá và nguồn thu ngoại tệ đồng thời phải bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc, các nƣớc đều buộc xí nghiệp trong khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Hàng hoá sản xuất tại khu chế xuất chủ yếu là công nghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử. Các nhà sản xuất tại các khu chế xuất buộc phải cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nƣớc ngoài. Trong khi đó họ lại bị khép kín theo quy chế khu chế xuất đối với thị trƣờng nội địa, nhìn chung là nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn. Điều này tạo nên một bất lợi cho các nhà sản xuất nội địa do không có đƣợc môi trƣờng kinh doanh có tính cạnh tranh cao giữa các loại sản phẩm mặc dù đây chính là nhân tố chủ yếu để đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng hàng sản xuất trong nƣớc. Và đây cũng chính là một yếu tố làm hạn chế khả năng xuất khẩu của đất nƣớc nói chung. Để khắc phục những hạn chế trên đây của mô hình kinh tế khu chế xuất, nhiều nƣớc đã chuyển sang xây dựng một loại hình kinh tế uyển chuyển, năng động hơn, đó là khu công nghiệp tập trung. 1.1.2 Khu Công nghiệp: Nhƣ trên đã trình bày, sau một thời gian phát triển, mô hình khu chế xuất đã bộc lộ một số hạn chế và do đó sự ra đời của các khu công nghiệp chính 17 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ là một bƣớc cải biến mới. Sự thay đổi này là phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thích hợp hơn với những hình thức quan hệ hợp tác kinh tế hiện đại. Với mô hình khu công nghiệp, thị trƣờng trong nƣớc đƣợc tính đến nhƣ là một yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn do thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài – đối tƣợng đầu tƣ chủ yếu vào các khu công nghiệp bằng việc nới lỏng cho họ nhiều quy chế. Thị trƣờng nội địa đang trở thành động cơ chủ yếu hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là những thị trƣờng mới, tập trung đông dân cƣ, hứa hẹn tiềm năng tiêu thụ rất lớn trong khi thị trƣờng thế giới ngày càng trở nên bão hoà với những sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu chế xuất vốn tƣơng đối giống nhau cả về chủng loại và chất lƣợng. Ngoài ra, việc mở rộng thị trƣờng nội địa là phù hợp với xu hƣớng tự do hoá mậu dịch khu vực và thế giới. Việc hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đƣợc tiêu thụ trong nƣớc góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập lậu từ bên ngoài tràn vào. Đây cũng là yếu tố kích thích cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng sản xuất trong nƣớc, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hoá ra nƣớc ngoài. Một yếu tố quan trọng khác cần đƣợc tính đến là do không bị sức ép phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra nƣớc ngoài và có những điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn so với khu chế xuất nên các khu công nghiệp cũng đƣợc nhiều các nhà đầu tƣ trong nƣớc quan tâm. Định nghĩa về khu công nghiệp: Nhìn chung hiện nay trên thế giới có hai mô hình khu công nghiệp khác nhau, tuỳ điều kiện cụ thể của từng nƣớc. Loại thứ nhất: khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thƣơng mại, văn phòng, nhà ở… Khu công nghiệp kiểu này về thực chất là những khu hành chính – kinh tế đặc biệt nhƣ một số khu ở Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và 18 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ một số nƣớc Tây Aâu. Loại thứ hai: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cƣ sinh sống. Đảo quốc Singapore là nơi có nhiều khu công nghiệp theo kiểu này, ngoài ra ở Đài Loan và một số nƣớc khác cũng có một số khu theo mô hình tƣơng tự và hoạt động khá thành công. Tại Việt Nam, định nghĩa về khu công nghiệp đƣợc nêu trong Quy chế KCN-KCX và KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997: "Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống; do Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất”. Những trình bày trên cho thấy khu chế xuất và khu công nghiệp là hai mô hình kinh tế khác nhau nhƣng có thể nói khu công nghiệp là sự phát triển đa dạng, năng động hơn – là khái niệm rộng hơn của khu chế xuất. Xét về mục tiêu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của khu chế xuất và khu công nghiệp thì tại tất cả các nƣớc, nói một cách tổng quát là đều giống nhau. Vì vậy trong tất cả những trình bày sau đây đều gộp chung cho cả khu chế xuất và khu công nghiệp. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của các khu công nghiệp – khu chế xuất. Xem xét các KCN - KCX với tính cách là những mô hình kinh tế đƣợc tổ chức nhằm hấp dẫn đầu tƣ trong nƣớc và FDI, có thể rút ra một số đặc trƣng cơ bản sau đây: Thứ nhất, tại các KCN - KCX tập trung hai loại hình doanh nghiệp chủ yếu, thực hiện các chức năng khác nhau là các công ty phát triển (và khai thác) cơ sở hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN. * Công ty phát triển hạ tầng KCN: 19 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
- KCN-KCX với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ________________________________________________________________________________________ Công ty phát triển cơ sở hạ tầng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù. Đây là những doanh nghiệp đầu tƣ xây dựïng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt đông kinh doanh, quản lý và sinh hoạt tại KCN – KCX. Sau khi xây dựng xong các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN, các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ tiến hành kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN bằng cách cho thuê các lô đất/ nhà xƣởng đã đƣợc xây dựng và gắn với các công trình cơ sở hạ tầng để các nhà đầu tƣ thành lập nhà máy trong KCN, đồng thời cung cấp các tiện ích chung nhƣ điện, nƣớc, xử lý chất thải, vv… và các dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng hoá, tài chính, bảo dƣỡng thiết bị, giới thiệu lao động … nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, thuận tiện và hiệu quả cho nhà đầu tƣ trong KCN. * Doanh nghiệp KCN: Sau khi thuê đất/ nhà xƣởng từ các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN, các nhà đầu tƣ sẽ tiến hành thành lập doanh nghiệp, xây dựng nhà máy trong KCN. Các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động trong KCN đƣợc gọi chung là các doanh nghiệp KCN (DN-KCN). DN –KCN có thể là doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, có thể là doanh nghiệp trong nƣớc, liên doanh hay 100% vốn nƣớc ngoài. Thứ hai, KCN - KCX cũng là một chủ thể kinh doanh với sản phẩm và khách hàng đặc thù. * Sản phẩm của KCN - KCX: Khác với các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ thông thƣớng, sản phẩm của các KCN - KCX gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. - “Phần cứng của sản phẩm” bao gồm: + Các lô đất đã đƣợc phát triển cơ sở hạ tầng và đƣợc kết nối với các tiện ích công cộng nhƣ đƣờng xá, nguồn cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin 20 Nguyễn Hồng Nhật Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế _______________________________________________________________________________________
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 823 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn