intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và PTBV của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------- LẠI THỊ YẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế Chính trị và các thầy cô trong phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Kinh tế đã đóng góp các ý kiến quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thùy Anh, người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích và hướng dẫn tôi từ những hướng đi đầu tiên cho tới lúc hoàn chỉnh bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Xây dựng Ninh Bình, tài nguyên và môi trường Ninh Bình, Sở Công Thương Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, tư liệu, số liệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về chuyên môn, về thời gian và nhiều sự giúp đỡ quý báu khác để tôi hoàn thành bản Luận văn này. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Rất kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng..….năm 2014 Tác giả luận văn Lại Thị Yến
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, tháng….năm 2014 Tác giả luận văn Lại Thị Yến
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................ii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 11 4. Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 14 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................................................................. 16 1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững .................................................................................... 16 1.1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 16 1.1.2. Vai trò của phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ................................................................................................. 20 1.2. Tiêu chí đánh giá và nội dung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ............................................................................. 21 1.2.1. Tiêu chí đánh giá sự bền vững của phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng................................................................................................ 21 1.2.2. Nội dung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ................................................................................................. 25 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ...................................................................... 32 1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ........................................................ 32 1.3.2. Nhóm nhân tố về dân số và nguồn nhân lực ............................................ 34 1.3.3. Nhóm nhân tố về kinh tế - Xã hội............................................................ 35 1.3.4. Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước ........................................... 36
  5. 1.3.5. Nhân tố khoa học công nghệ ................................................................... 36 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển công nghiệp bền vững ............................................................................................................... 38 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ....................................................... 38 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ninh Bình .............................................. 45 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ................................................................................ 47 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình ........................... 47 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 47 2.1.2. Điều kiện về dân số và nguồn nhân lực ................................................... 49 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 49 2.1.4. Cơ chế, chính sách của tỉnh Ninh Bình cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững .............................................. 50 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2002- 2012. .................................... 52 2.2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về kinh tế. ............................................................................... 52 2.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về môi trường ......................................................................... 59 2.2.3. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về xã hội ................................................................................. 64 2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở tỉnh Ninh Bình ................................................................... 68 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH NINH BÌNH ................................................................................. 72 3.1. Quan điểm, định hướng chiến lược cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình .................................... 72 3.1.1. Định hướng tổng quát .............................................................................. 72 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 73
  6. 3.1.3. Nguyên tắc ............................................................................................... 74 3.1.4. Lĩnh vực ưu tiên phát triển ...................................................................... 76 3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững ....................................... 76 3.2.1. Tái cấu trúc doanh nghiệp xi măng.......................................................... 76 3.2.2. Nâng cao hiệu quả quy hoạch ngành ....................................................... 79 3.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường.................................................................. 79 3.2.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ................................................................................................. 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 86
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CCN Cụm công nghiệp 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 4 KCN Khu công nghiệp 5 PTBV Phát triển bền vững 6 PTBVCN Phát triển bền vững công nghiệp 7 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VLXD Vật liệu xây dựng i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Từ sự phát triển đến phát triển bền vững ..................................................19 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế ........................................................................................................................54 Bảng 2.2: Lao động trên địa bàn tỉnh đang làm việc trong ngành công nghiệp .......67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế - (%) ..............................................................................................................58 ii
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam công nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi lẽ, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập bình quân trên đầu người, đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2020, chúng ta đã đặt ra mục tiêu phấn đấu để Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành và đang từng bước được thực hiện. Do vậy phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam là xu thế tất yếu trong thời kỳ mới. Phát triển bền vững với “ba trụ cột” là Phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề Xã hội và bảo vệ môi trường là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh tế, cũng như những biến đổi về Xã hội, về văn hoá và giáo dục, khoa học và công nghệ, về môi trường và sự Phát triển của con người. PTBV là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước trong quá trình phát triển. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước và thực hiện cam kết quốc tế, ở cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Theo đó, định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam 1
  10. kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở cấp địa phương, vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp - lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của một quốc gia. Vật liệu xây dựng được coi là cầu nối của ngành công nghiệp-xây dựng. Sản xuất vật liệu xây dựng hiện có một số vấn đề cần quan tâm. Vấn đề thứ nhất, là tốc độ tăng của vật liệu xây dựng (VLXD) nhìn chung cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành Xây dựng. Theo đó, chỉ trừ một vài loại VLXD tăng thấp do không còn phù hợp hoặc đã được thay thế bằng một loại vật liệu khác, còn đều tăng cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Xây dựng. Tốc độ tăng của sản xuất VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng ở trong nước và có một phần được dùng để xuất khẩu. Chủng loại, mẫu mã VLXD đã đa dạng, phong phú hơn, đẹp hơn; chất lượng một số loại đã được nâng lên. Tuy nhiên, cũng có lúc sản xuất đã vượt nhu cầu, khối lượng nhập khẩu một số loại VLXD cũng còn lớn, nhất là một số vật liệu cơ bản như sắt, thép, gạch lát, đồ nội thất và thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, đã làm cho cung vượt cầu, nên lượng tiêu thụ VLXD bị giảm, làm cho lượng sản phẩm sản xuất một vài năm nay bị sụt giảm theo. Cụ thể: gạch nung năm 2011 giảm 1,6%; thép cán năm 2011 giảm 3,9%, năm 2012 giảm 5,5%; xi măng năm 2012 giảm 3,1%. Vấn đề thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp không khai thác hết năng lực sản xuất, tỷ lệ sử dụng công suất thấp. Theo Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, tỷ lệ sử dụng công suất của kính xây dựng chỉ đạt dưới 50%, vật liệu không nung dưới 55%, gốm sứ dưới 70%, xi măng dưới 80%... Trong khi một số cơ sở sản xuất VLXD chưa sử dụng hết công suất thì một số cơ sở mới ra đời chẳng những sản xuất gặp khó khăn, mà còn bị nặng nợ bởi vốn đầu tư xây dựng… 2
  11. Vấn đề thứ ba liên quan đến quy mô và thiết bị công nghệ. Bên cạnh một số nhà máy có quy mô lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến, thì phần lớn các nhà máy sản xuất VLXD khác có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả và sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập thấp, trong khi lao động có giá rẻ hơn, không phải mất chi phí vận chuyển từ nước ngoài về… Vấn đề thứ tư là bảo vệ môi trường chưa được đặc biệt quan tâm, không chỉ ở công nghệ tiêu hao nhiên liệu như trên, mà còn là việc chậm sử dụng VLXD không nung thay thế cho gạch xây bằng đất nung, ngói nung… (đến năm 2012 vẫn còn sản xuất tới trên 19 tỷ viên gạch đất nung; 5 tháng 2013 tuy có giảm 2,9% so với cùng kỳ nhưng vẫn lên tới gần 6,6 tỷ viên; ngói nung năm 2012 vẫn còn sản xuất trên 560 triệu viên). Việc khai thác cát (không chỉ dùng ở trong nước mà cả xuất khẩu), sỏi, đá cuội… mỗi năm lên đến trên dưới 60 triệu m3, nhưng do việc quản lý chưa tốt đã gây sạt lở ở không ít vùng. Vấn đề thứ năm là vấn đề quy hoạch. VLXD là ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quá trình khai thác, sản xuất… dễ gây tác động xấu đến môi trường, nên quy hoạch là vấn đề rất quan trọng. Quy hoạch chung của cả nước chưa đủ chi tiết, quy hoạch ở một số địa phương hoặc chưa có hoặc có nhưng còn chồng chéo với quy hoạch của cả nước; có quy hoạch rồi nhưng chưa phát triển theo quy hoạch. Vấn đề thứ sáu, trong 5 tháng đầu năm 2013, sản xuất VLXD nói chung đã tăng lên với tốc độ cao hơn của toàn ngành (như xi măng tăng 7,4%, thép cán tăng 17,4%, thép thanh, thép góc tăng 7,4%...). Điều này có thể là do các nhà sản xuất VLXD tăng sản xuất để đón thời cơ khi ngành xây dựng, thị trường bất động sản có tín hiệu khả quan hơn. (Trích trên trang Chinhphu.vn). 3
  12. Cùng với yêu cầu về phát triển kinh tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế WTO. Tỉnh Ninh Bình cũng xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể trong đó có xác định quy hoạch đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó xác định, Ưu tiên phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và truyền thống của địa phương. Giai đoạn trước mắt xác định sản xuất vật liệu xây dựng là mũi nhọn. Trong đó xi măng, thép là sản phẩm chủ yếu. Hơn thế nữa với điều kiện tự nhiên sẵn có của tỉnh Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 190 50’ đến 200 27’ độ Vĩ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh Ninh Bình có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng đa dạng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao để Phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tại kế hoạch số 19/KH - UBND của UBND tỉnh Ninh Bình ngày 26 tháng 7 năm 2011 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Ninh Bình, đã đánh giá kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình 5 năm 2006- 2010. Trong đó cơ cấu kinh tế (theo GDP hiện hành) của ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi nhanh chóng. Cụ thể, giai đoạn 2001- 2005 là 38,3%. Giai đoạn 2006-2010 đã là 47,7%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 16,5%, vượt kế hoạch. Hai năm đầu thực hiện (2006, 2007), nền kinh tế tiếp tục đà phát triển với tốc độ tăng trưởng 4
  13. GDP lần lượt là 17,26% và 14,9% [13, tr.45]. Năm 2008 tăng vọt lên 18,9% là do một số nhà máy xi măng lớn đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 15,4%. Năm 2010, kinh tế địa phương dần lấy lại đà tăng trưởng và tốc độ tăng GDP đạt 16,04%. Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh, GDP (giá CĐ 1994) năm 2010 đạt trên 7,0 nghìn tỷ đồng, gấp 3,6 lần so với năm 2000 và gấp gần 2,1 lần so với năm 2005. Theo giá thực tế, GDP 2010 đạt trên 19,47 nghìn tỷ đồng, gấp 7,8 lần so với năm 2000 và gần 3,8 lần so với năm 2005. Nên đã nâng mức GDP/người từ 5,57 triệu (năm 2005) lên 21,9 triệu (năm 2010), gấp 1,5 lần so với kế hoạch đề ra [13, tr.50]. Đóng góp vào thành tựu đó, các ngành, lĩnh vực đã cơ bản duy trì được tốc độ tăng GDP bình quân năm ở mức khá cao: GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,37%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng là 23,5%/năm; riêng công nghiệp là 23,4%/năm; và dịch vụ là 16,11%/năm [26, tr 5]. Điều đó cho thấy đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong 5 năm qua tỉnh đã thực hiện khá tốt mục tiêu huy động nguồn lực ưu tiên phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trở thành mũi nhọn và xi măng, thép là sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng thể hiện với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương... Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch... 5
  14. Thực trạng đặt ra cho vấn đề phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đó là vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng còn thiếu tính định hướng, thiếu tính bền vứng và vấn đề ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững ” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề phát triển bền vững công nghiệp đã được nghiên cứu, phát triển trong một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước: 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (1) Hội đồng thế giới về môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (WCED) trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) đưa ra năm 1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến khái niệm về PTBV là “sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. (2) Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về Phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) xuất bản năm 2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và Phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của Xã hội dân sự. 6
  15. (3) John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về Phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development) xuất bản năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối Quan hệ giữa Xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV, phác thảo về một Xã hội bền vững. (4) Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của Phát triển bền vững” (The Principles of Sustainability) xuất bản năm 2008 đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan như: Lịch sử Phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV. (5) Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số Phát triển bền vững: đo lường những thứ không thể đo?” (Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?) xuất bản năm 2008 đã có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng. Trên đây là một số vấn đề nghiên cứu về PTBV của các tác giả trên thế giới qua đó cho ta thấy rõ hơn về vấn đề PTBV đó là: Lịch sử Phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự PTBV; đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV; phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên thế giới; phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và Phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu 7
  16. dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của Xã hội dân sự. Qua đó, tác giả nắm rõ hơn về vấn đề phát triển bền vững để vận dụng vào nội dung nghiên cứu của luận văn, luận giải cụ thể hơn, chi tiết hơn đối với vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững trong tổng thể phát triển bền vững. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu cơ bản và có hệ thống về vấn đề PTBV ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” - VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) chủ trì thực hiện với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), gồm 4 hợp phần chính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách PTBV. Nghiên cứu này (được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau) đã hệ thống, phân tích và cụ thể hoá chính sách PTBV vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Phát triển các KCN; chính sách Phát triển công nghiệp; chính sách năng lượng; chính sách đô thị hoá; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng kết các mô hình PTBV. Về chính sách công nghiệp, các tác giả - PGS.TS Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006) trong tài liệu “Chính sách công nghiệp theo định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam” trên cơ sở đánh giá tổng quan các chính sách Phát triển công nghiệp thời kỳ 1986- 2005 đã phân tích các chính sách Phát triển công nghiệp dưới góc độ PTBV trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất các chính sách Phát triển bền vững công nghiệp của Việt Nam. Tại Hội nghị thường niên, Ban Chấp hành Trung ương Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã thống nhất gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ 8
  17. Xây dựng (công văn số 13/HVLXDVN, ngày 20/2/2013) một số kiến nghị và giải pháp nhằm tạo điều kiện cho Ngành Công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam phát triển bền vững. Đây cũng chỉ là một số đề xuất mang tính chất giải quyết vấn đề khó khăn của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cho các doanh nghiệp của cả nước trong thời điểm khủng hoảng kinh tế chứ không phải là vấn đề nghiên cứu mang tính chất khoa học. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh cũng đã có các đề tài nghiên cứu về phát triển công nghiệp bền vững. Các tác giả đã vận dụng lý luận về phát triển bền vững và công nghiệp, kết hợp với thực tiễn tình hình công nghiệp địa phương chi tiết theo từng vấn về khu công nghiệp, bảo vệ môi trường để đưa ra giải pháp phát triển công nghiệp bền vững cho địa phương cụ thể cho từng vấn đề. Nhưng điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi tỉnh khác nhau nên giải pháp đưa ra trong các luận văn là khác nhau. Cụ thể: Luận văn Th.S của Đinh Hoàng Dũng Phát triển khu công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững, năm 2008, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận về khu công nghiệp, nêu thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ đó đề ra các giải pháp cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Luận văn Th.S của Hà Huy Bắc Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc, năm 2006, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã đề cập đến vấn đề môi trường trong phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Đối với Ninh Bình, trong những năm vừa qua vấn đề Phát triển kinh tế Xã hội nói chung và công nghiệp sản xuất vật liệu nói riêng luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, điều này được thể hiện 9
  18. trong Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Ninh Bình; Nghị Quyết số 15/NĐ-HĐND ngày 12/8/2011 thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. Đã có nhiều biện pháp, chính sách Phát triển công nghiệp được đưa ra trong từng giai đoạn nhất định, tuy nhiên đó thường chỉ là tập hợp của những biện pháp mang tính chất tình thế, đơn lẻ, chứ chưa phải là những nghiên cứu căn bản và có hệ thống. Các nghiên cứu đáng kể nhất gần đây phải kể đến đó là: Chương trình hành động của UBND tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Kế hoạch 53/KH-UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện Nghị Quyết 04/NQ-HĐND tỉnh Ninh Bình do Sở Công Thương Ninh Bình chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Bình; Quy hoạch khu, cụm điểm công nghiệp tỉnh Ninh Bình. Đây là các nghiên cứu khá cơ bản, có hệ thống về công nghiệp Ninh Bình, nghiên cứu này bước đầu đã phân tích được tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng công nghiệp Ninh Bình, phác thảo quy hoạch công nghiệp Ninh Bình đến năm 2015 và đang xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020. Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là phác thảo quy hoạch công nghiệp Ninh Bình mà chưa đặt sự quan tâm thích đáng đến các vấn đề về chính sách Phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các vấn đề có liên quan về xã hội, môi trường. Tổng quát hơn là vấn đề Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững. 10
  19. Tuy nhiên, những tài liệu trên của tỉnh Ninh Bình mới chỉ dừng lại ở việc xác định một khung pháp lý nhằm hướng tới PTBV cho các chính sách Phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh Ninh Bình, chưa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu vấn đề Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, điều dễ nhận thấy là cho tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững, do đó đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và PTBV của đất nước. + Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau đây trong quá trình nghiên cứu: - Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về PTBV, công nghiệp và vật liệu xây dựng trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được những khía cạnh cơ bản về phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững. 11
  20. - Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các địa phương khác về PTBV để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Ninh Bình. - Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2002 đến 2012. - Chỉ rõ những khiếm khuyết, bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó trong việc Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững đến năm 2020 và có tính đến 2050. 4. Đối tƣợng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững. - Phạm vi nghiên cứu về không gian là tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nội dung: Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bền vững được thực hiện bởi sự tương tác của nhiều đối tượng: Chính phủ (các cơ quan quản lý nhà nước các cấp), các tổ chức Chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, nên các giải pháp để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững là hết sức đa dạng và được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, luận văn tập trung và giới hạn ở việc đề xuất các giải pháp về chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững. Bởi lẽ trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH và Phát triển kinh tế như của chúng ta hiện nay, thì các giải pháp về chính sách có vai trò hết sức quan trọng, nhằm thiết lập một khuôn 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2