Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình, đề xuất các giải pháp khả thi và phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO QUANG CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CAO QUANG CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Tuyến Hà Nội - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của TS.Trần Quang Tuyến. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quang Tuyến đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Số trang: 106 trang Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Người nghiên cứu: Cao Quang Cảnh Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quang Tuyến Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác…Để đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy lợi thế của huyện, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm tạo chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời khắc phục những hạn chế ở khu vực nông thôn miền núi, tác giả chọn đề tài " Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình" cho luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị của mình. Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm đánh giá sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương này trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ: Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp; Hai là, Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trong đó, luận văn phân
- tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa; Ba là, đề xuất một số giải pháp khả thi cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Từ các yêu cầu đặt ra đối với phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tiếp cận với kiến thức kinh tế chính trị đã được học, luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp loogic và lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê và mô tả để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh hóa. Luận văn cũng đã kế thừa các nghiên cứu trước đó để xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình thông qua việc phân tích nội hàm khái niệm phát triển nông nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp. Luận văn xem xét những tác động của bối cảnh mới đối với phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Bằng các số liệu thực tiễn, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; chỉ ra những bất cập về cơ chế chính sách, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất, nguồn lực đầu vào, thị trường đầu ra... Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp khả thi và phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa thời gian tới với một số giải pháp cụ thể tập trung vào hoàn thiện cơ chế chính sách; mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào; tổ chức sản xuất; cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý; bảo đảm thị trường đầu ra; nâng cao hiệu quả sản xuất để nông nghiệp của huyện Minh Hóa được phát triển ổn định và bền vững.
- MỤC LỤC Danh mục bảng biểu ........................................................................................ i Danh mục các hình ........................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP......................... 5 1.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 5 1.1.1. Khái quát về chủ trương và chính sách của Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp .......................................................................................... 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ................................................................... 7 1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp..................... 12 1.2.1. Vị trí, đặc điểm và vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp ......... 12 1.2.2. Nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế nông nghiệp ....................... 17 1.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp21 1.3. Kinh nghiêpm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương 26 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiêp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ............. 26 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiêp của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp .................... 28 1.3.3. Một số bài học về phát triển kinh tế nông nghiệp ở hai địa phương trên: .................................................................................................................. 29 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......... 32 2.1. Phương pháp luận: ............................................................................. 32 2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................... 33 2.2.1 Nguồn số liệu thực hiện luận văn ....................................................... 33
- 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 34 2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng ...................................... 35 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ................................................. 35 2.3.2. Phương pháp logic và lịch sử ............................................................ 38 2.3.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ............................................ 39 2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 40 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MINH HÓA................................................................................... 41 3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa.......... 41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 41 3.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ..................................................................... 45 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa .............. 49 3.2.1. Quy mô, các nguồn lực đầu vào ........................................................ 49 3.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất nông nghiệp........................................... 70 3.2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ............................................................. 71 3.2.4. Tình hình bảo đảm thị trường đầu ra ............................................... 75 3.2.5. Tình hình sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ................. 76 3.3. Đánh giá những thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa ........................................................................... 79 3.3.1. Những thành công ............................................................................... 79 3.3.2. Những hạn chế và thách thức ........................................................... 82 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN MINH HÓA ........................................ 88 4.1. Cơ sở quan điểm cho việc xây dựng các giải pháp ............................. 88 4.1.1. Phương hướng, mục tiêu .................................................................... 88 4.1.2. Một số quan điểm khi xây dựng các giải pháp ................................ 92 4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa .......... 92
- 4.2.1. Nhóm giải pháp mang tính định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp huyện............................................................................. 92 4.2.2 Giải pháp các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa......................................................................................................... 92 4.2.3. Giải pháp về phương thức sản xuất nông nghiệp ............................ 97 4.2.4. Giải pháp về hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.................... 98 4.2.5. Giải pháp về hệ thống cung ứng dịch vụ nông nghiệp ................... 99 4.2.6. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................... 99 4.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ........................................... 100 KẾT LUẬN................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của 1 Bảng 3.1 53 huyện Minh Hóa qua các năm Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Minh 2 Bảng 3.2 56 Hóa theo giá hiện hành qua các năm Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành 3 Bảng 3.3 phân theo ngành kinh tế của huyện Minh Hóa qua các 56 năm Diện tích, năng suất và sản lượng lúa và ngô năm 2013 4 Bảng 3.4 58 của huyện Minh Hóa Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Minh 5 Bảng 3.5 60 Hóa và các huyện, thành phố năm 2013 Diện tích, năng suất và sản lượng cây khoai lang, sắn 6 Bảng 3.6 61 và lạc năm 2013 của huyện Minh Hóa Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Minh Hóa 7 Bảng 3.7 64 qua các năm Giá trị sản xuất Lâm nghiệp của huyện Minh Hóa theo 8 Bảng 3.8 66 giá hiện hành qua các năm Kết quả sản xuất lâm nghiệp của huyện Minh Hóa 9 Bảng 3.9 68 qua các năm Bảng Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo 10 69 3.10 ngành hoạt động của huyện Minh Hóa qua các năm Bảng Diện tích và sản lượng cây cao su và hồ tiêu của huyện 11 74 3.11 Minh Hóa qua các năm i
- Bảng Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu của 12 74 3.12 huyện Minh Hóa qua các năm Bảng Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản 13 76 3.13 huyện Minh Hóa qua các năm (giá cố định 1994) Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ Bảng 14 nông nghiệp huyện Minh Hóa qua các năm (theo giá cố 76 3.14 định năm 1994) Bảng Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của 15 77 3.15 huyện Minh Hóa qua các năm Bảng Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt hàng 16 77 3.16 năm của huyện Minh Hóa Bảng Năng suất lúa cả năm của huyện Minh Hóa qua các 17 78 3.17 năm ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Tình hình sử dụng đất của huyện Minh Hóa qua các 1 Hình 3.1 50 năm Cơ cấu sử dụng đất trồng cây của huyện Minh Hóa 2 Hình 3.2 51 qua các năm Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành của 3 Hình 3.3 54 huyện Minh Hóa qua các năm Biểu đồ sản lượng cây lương thực có hạt huyện 4 Hình 3.4 Minh Hóa và các huyện, thành phố tỉnh Quảng Bình 59 năm 2013 Biểu đồ diện tích một số loại cây ăn quả của huyện 5 Hình 3.5 63 Minh Hóa qua các năm Tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm huyện 6 Hình 3.6 64 Minh Hóa qua các năm Biểu đồ số lượng đàn gia cầm huyện Minh Hóa và 7 Hình 3.7 65 các huyện, thành phố tỉnh Quảng Bình năm 2013 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân 8 Hình 3.8 theo ngành hoạt động của huyện Minh Hóa qua các 67 năm Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm, thủy sản huyện Minh 9 Hình 3.9 72 Hóa qua các năm Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, Hình 10 thủy sản phân theo giá hiện hành của huyện Minh 72 3.10 Hóa qua các năm iii
- Hình Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện 11 73 3.11 Minh Hóa qua các năm Hình Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất cây lúa 12 78 3.12 huyện Minh Hóa qua các năm iv
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác, tạo nhiều việc làm cho người dân lao động nông thôn; góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh lương thực ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bố Trạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.413 km2. Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hóa có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với tỉnh Quảng Bình và cả nước; là huyện nghèo đang được thu hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). Đây vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, từng là chiến khu của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong kháng chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ, rạng ngời những địa danh như Cổng trời - Cha Lo, Khe Ve, La Trọng, Bãi Dinh…Tuy nhiên, do phần lớn diện tích có địa hình núi cao, hiểm trở, trình độ dân trí thấp nên Minh Hóa gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,09% năm 2013 Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đúng hướng, hạn chế độc canh trong sản xuất, hình 1
- thành các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và kết quả thu về rất khả quan. Hay việc huyện đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao đang ngày càng nhân rộng tại địa phương. Về lĩnh vực lâm nghiệp, huyện đã chuyển cơ cấu từ khai thác chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng để bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện. Việc thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất còn nhiều hạn chế, năng suất và thu nhập trong nông nghiệp còn thấp; nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp như đất đai, lao động chưa được khai thác hiệu quả; nhiều diện tích đất còn bỏ hoang chưa được đầu tư khai thác; thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn; cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém như thủy lợi, giao thông, điện, chợ, thông tin liên liên lạc,… đều rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai còn rất hạn chế. Vậy, làm thế nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới ? Từ thực tiễn về nông nghiệp tại địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và kiến thức chuyên ngành Kinh tế chính trị đã học tập, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình, đề xuất các giải pháp khả thi và phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương này. 2
- Nhiệm vụ: - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa; - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi không gian: Huyện Minh Hóa; Quảng Bình - Thời gian: Đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Minh Hóa từ năm 2008 - nay và định hướng phát triển đến năm 2020. Xác định được giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 là giai đoạn nghiên cứu hợp lý. Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung và ở huyện Minh Hóa nói riêng, như: Năm 2008, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2015, 2020; mặt khác, tác giả có các số liệu liên quan đến phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa từ năm 2008 đến nay. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đã phân tích và xác định được tiềm năng, thế mạnh và những tồn tại, hạn chế phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa giai đoạn 2008 - nay; đồng thời đánh giá được thực trạng phát triển và đề ra các giải pháp khả thi và phù hợp để triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa thời gian tới. 3
- 5. Kết cấu của luận văn Với tên gọi "Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình", ngoài lời nói đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 04 chương chính sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản phát triển kinh tế nông nghiệp. Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Minh Hóa. Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa. 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tài liệu Trong tiến trình đổi mới từ 1986 tới nay, phát triển nền nông nghiệp Việt Nam này càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và- đây cũng là lĩnh vực được những nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, nhà hoạch định chính sách có sự quan tâm đặc biệt. Mọi sự quan tâm đều hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp đạt mức cao, ổn định, hiệu quả về kinh tế, xã hội và thân thiện với môi trường. Vì vậy, đã có nhiều Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiều công trình nghiên cứu khoa học (trong và ngoài nước) nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp. 1.1.1. Khái quát về chủ trương và chính sách của Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp Sau giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, sản xuất nông nghiệp được chú trọng để góp phần phát triển các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội và khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng đạt kết quả thấp. Nghị quyết 10- NQ/TW (1988) đánh giá nông nghiệp vẫn phát triển chậm, tỷ suất hàng hóa thấp, nhiều vùng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc, chia cắt và độc canh. Trên một số mặt sản xuất, nhất là lương thực giảm sút. Rừng tiếp tục bị phá hoại nghiêm trọng; môi trường sinh thái không được bảo vệ tốt. Nghị quyết 10-TW/NQ đánh dấu thời điểm đổi mới quản lý nông nghiệp ở nước ta, điểm mới là Hộ xã viên được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thấp, thực hiện chế độ một giá, lưu thông lương thực tự do. Từ đó, nhiều chỉ thị, nghị quyết được ban hành: Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn (Nghị 5
- quyết 05-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa VII, 1993); Phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết 06-NQ?TW của Bộ Chính trị, 1998). Nghị quyết 26-NQTW (2008) xác định một cách cơ bản, toàn diện về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó nhấn mạnh: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ. Đề cập đến chủ trương phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng toàn diện, hiện đại, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); phát triển vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn". và "Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế". Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý và thể chế hóa đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng. Quốc hội đã ban hành Luật đất đai vào các năm 1993, 2005 và Luật đất đai sửa đổi vào các năm 1998, 2001, 2003 và 2013 với mục đích giao quyền sử dụng đất đến các tổ chức và hộ dân, phát huy tính tự chủ, giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính phủ đã có nhiều quyết định quan trọng đinh hướng cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt Quyết định 800/QĐ-TTg (2010) phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu " Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, 6
- gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao". Quyết định 889/QĐ-TTg (2013) phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với 3 mục tiêu lớn, bao gồm: "Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng...". "Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cho cả trước mắt và lâu dài..." và "Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường...". Tỉnh Quảng Bình cũng đã xây dựng Đề án tái cơ cấu nông nghiệp với quan điểm, mục tiêu chuyển nông nghiệp phát triển theo hướng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích; cải thiện và nâng cao đời sống người dân; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Một số công trình tiêu biểu như sau: Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của nông nghiệp: Theo Todaro (Todaro, 1990) phát triển nông nghiệp trãi qua ba giai đoạn từ thấp đến cao: - Giai đoạn tự cung tự cấp: Đất đai, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu, vốn đầu tư thấp; sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là cây lương thực và các loại vật nuôi truyền thống. Sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích canh tác. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ trong khu vực nông nghiệp. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 311 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 199 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn