Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình
lượt xem 5
download
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng thời làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu ra trong Luận văn là trung thực và nội dung của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ánh Tuyết
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 6. Những đóng góp dự kiến của luận văn ................................................................9 7. Kết cấu của luận văn............................................................................................9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN....................................................................10 1.1. Cơ sở lý luận về sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn ..............................10 1.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................10 1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực nông thôn .......................................................18 1.1.3. Nội dung tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực nông thôn ............................24 1.1.4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực nông thông .........................................................................................................29 1.1.5. Vai trò của nguồn nhân lực nông thôn.....................................................35 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn ...............................42 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình......42 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Hà Nam ........44 1.2.3. Một số bài học rút ra được từ những thực tế trên cho Ninh Bình ...........45 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH ......................................................47 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình ..................47 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................47 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................51 2.2. Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình ....................63 2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực nông thôn của Tỉnh Ninh Bình ......63
- 2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình ................65 2.2.3. Một số nét về tình hình văn hóa - xã hội của Tỉnh ..................................73 2.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân phát triển nguồn nhân lực nông thôn ........................................................................................................................75 2.3.1. Những thành tựu ......................................................................................75 2.3.2 Những hạn chế ..........................................................................................76 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN NINH BÌNH ...................................................................................79 3.1. Bối cảnh, những sự thay đổi lớn trong tương lai về các chính sách, đường lối quan điểm phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tỉnh đến năm 2020 .......................................................................................................................79 3.2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ...........................................80 3.2.1. Phương hướng chung ...............................................................................80 3.2.2. Mục tiêu chủ yếu .....................................................................................81 3.2.3. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh .........................................83 3.3. Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình ...........88 3.3.1. Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển NNL nông thôn Ninh Bình .....88 3.3.2. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình .............91 3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình .................................99 3.3.4. Tạo thêm nhiều việc làm cho NNLNT, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ...............104 3.3.5. Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực ..........113 3.3.6. Một số giải pháp khác ............................................................................115 KẾT LUẬN ............................................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................135 PHỤ LỤC ...............................................................................................................140
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNKT : Công nhân kỹ thuật CTQG : Chính trị quốc gia DN : Dạy nghề GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Tổng thu nhập quốc dân GDTX : Giáo dục thường xuyên GNP : Tổng thu nhập quốc nội HDI : (Human Development Index) chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển nguồn lực HNDN : Hướng nghiệp dạy nghề HTX : Hợp tác xã ILO : Tổ chức lao động quốc tế LĐ - TB - XH : Lao động thương binh xã hội LLLĐ : Lực lượng lao động NNL : Nguồn nhân lực NNLNT : Nguồn nhân lực nông thôn THCN : Trung học chuyên nghiệp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Uỷ ban nhân dân UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa KT - XH : Kinh tế - Xã hội i
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của tỉnh (2010 - 2012) ....... 52 Bảng 2.2. Tình hình phân bố dân số tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) ............... 54 Bảng 2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) .......................................................................................... 57 Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) ................................................................................. 60 Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) .......................................................................... 62 Bảng 2.6. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2010 của tỉnh Ninh Bình .......................................................................................... 64 Bảng 2.7. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2010 - 2012............................................................................................. 65 Bảng 2.8. Chỉ số sức khỏe tổng quát của bà mẹ và trẻ em năm 2012 ............ 67 Bảng 2.9. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) ................................................................................................................ 68 Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Ninh Bình năm 2010 -2012 ............................................................................. 70 ii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Sự cần thiết của đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, con người là cơ sở của sản xuất cho nên các quan hệ và chức năng của con người đều tác động đến sản xuất. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất, con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất vật chất, quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội: "Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” [41,tr.169]. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Việt Nam hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao và là điều kiện để tăng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt so với thế giới. Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộ nhân cách, năng lực tinh thần; hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề ngày càng toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi 1
- thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" [14,tr. 130]. Để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn nhân lực nông thôn sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hoàn cảnh mới, phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở Ninh Bình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có điều kiện tự nhiên khá đa dạng, phong phú và có nguồn nhân lực nông thôn khá lớn, cơ cấu trẻ, đó là tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự đoàn kết và quyết tâm phấn đấu của quân dân trong tỉnh, Ninh Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ phát triển GDP đạt 16,5% năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách đạt 3000 tỷ đồng. Văn hóa xã hội có tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo có nhiều cố gắng… Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc phát huy các nguồn nội lực còn hạn chế, đặc biệt chưa phát huy tốt vai trò nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình hiện nay phần lớn vẫn là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa qua đào tạo. Hiện nay, thị trường lao động Ninh Bình có các đặc thù: Một mặt, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm đa số, thị trường lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin 2
- thị trường lao động, thiếu các chính sách về thị trường lao động, chính sách về hành chính….), bất cân đối lớn cung - cầu lao động (đặc biệt cung - cầu lao động phổ thông), giá cả lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao động trong tỉnh và cả nước… cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, tiềm năng của nguồn nhân lực nông thôn chưa được khai thác đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng kết hợp của nguồn nhân lực tự nhiên với các nguồn vốn công nghệ, tri thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và dân cư. Nghiên cứu nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình là một đòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ. 1.2. Một số câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu (1). Thực trạng nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào? (2). Những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong những năm gần đây là gì? Đánh giá cả hai mặt: Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nông thôn so với yêu cầu ra sao? (3). Những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình? 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề con người, nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người đã được các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước chú tâm nghiên cứu dưới nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố, như: 3
- - Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), “ Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả chỉ ra 5 đặc điểm trí tuệ quan trọng nhất mà người Việt Nam cần có để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Có năng lực tư duy sáng tạo; có năng lực tiếp thu nhanh và vận dụng linh hoạt; có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; có năng lực quản lý; có kiến thức rộng rãi và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở tổng hợp và khái quát các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI: Đó là một nhân cách được phát triển toàn diện. Trong đó, nhu cầu và động cơ, hứng thú sở thích trí tuệ và tài năng, nhân sinh quan và quan niệm giá trị, lý tưởng và niềm tin, tích cách và khí chất của họ đều phát triển theo hướng lành mạnh. - Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “ Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển xã hội; làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, cũng như sự cần thiết phải chăm lo phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Theo tác giả, cần thiết phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo để tạo nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh. Công trình có ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Nguyễn Hữu Dũng (2003), “ Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” NXB Lao động - xã hội, Hà nội. Tác giả đã trình bày hệ thống một 4
- số vấn đề lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; đề xuất các giải pháp phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020. Đây là công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý NNL nói chung, NNL trí tuệ nói riêng trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. - Đoàn Văn Khái (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, Hà nội. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về CNH - HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc điểm của CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người là yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển có hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH ở Việt Nam. - Trần Văn Tăng (2006), “ Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, Hà nội. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ sản xuất, kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia Châu Âu (Đức, Pháp, Anh), Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia Châu Á khác). Từ đó đã đưa ra vấn đề Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta trong việc phát hiện, đào tạo, 5
- sử dụng tài năng khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH và công cuộc đổi mới đất nước. - Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “ Đại hội XI với vấn đề phát triển nguồn nhân lực”, Báo tin tức.vn ngày 18/5. Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực qua các kỳ đại hội (thời đổi mới), tác giả đã phân tích, đối chiếu, đánh giá và so sánh sự phát triển trong nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn, để rút ra những điểm mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người, vai trò của con người đối với phát triển chiến lược con người trong thời gian tới. - Trần Kim Hải (1999), “ Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Hà nội. Công trình nghiên cứu đã phân tích nhiều góc độ về hiện trạng, yêu cầu và những vấn đề đang đặt ra trong sử dụng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Theo đó, nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta. Vì vậy quá trình khai thác sử dụng cần phải được đặt ra trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Phải coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung, một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Tác giả khẳng định: Những vấn đề bức xúc nhất của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng CNH - HĐH, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia, chăm sóc bà mẹ và trẻ em…Tất cả phải hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong nước và quốc tế, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. 6
- - Hà Quý Tình, “ Nguồn nhân lực nông thôn - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10, 1998. Tác giả đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam với những đặc trưng cơ bản, phổ quát nhất như: Lao động mang tính thời vụ, chất lượng chưa cao, sức khỏe hạn chế, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật thấp; số lượng nguồn nhân lực nông thôn cao. Đồng thời nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nông thôn và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý để tác giả tham chiếu trong quá trình làm luận văn. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trình bày trên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nguồn nhân lực nông thôn, đặc biệt nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình. Mặc dù một số tác giả tuy có bàn đến vấn đề phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nông thôn… nhưng mới chỉ nêu lên những nét khái quát như một phác thảo chung, chưa đi sâu nghiên cứu cơ bản có hệ thống và những giải pháp nhằm sử dụng nguồn nhân lực to lớn dồi dào ở nông thôn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn, đồng thời làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn. - Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình và những yếu tố tác động đến thực trạng đó. 7
- - Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề phát triền nguồn nhân lực nông thôn trên phương diện số lượng, chất lượng (thể lực, trí lực), hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố tác động đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012 (trong 03 năm) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp. Trong quá trình phân tích tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả các hiện tượng kinh tế- xã hội bằng việc mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp. Ngoài mô tả mức độ phương pháp thống kê còn dùng để mô tả quá trình biến động và mối quan hệ các hiện tượng. Phương pháp thống kê mô tả còn được dùng để so sánh và phân tích quy mô, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh. - Thu thập tài liệu, số liệu. 8
- Sử dụng phương pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh, điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế- xã hội, môi trường và các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được thu thập thông qua các nguồn: Báo cáo tổng kết năm, báo cáo chuyên đề và nguồn số liệu từ Cục thống kê, các Sở, ngành có liên quan của tỉnh; báo cáo khoa học, các loại sách báo do các nhà khoa học viết, các tạp chí, báo ra hàng ngày, hàng tháng của Trung ương và địa phương. Nguồn tư liệu được thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu phần đa được cung cấp từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm, độ tin tưởng khá cao. 6. Những đóng góp dự kiến của luận văn - Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình và dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình. 9
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, Khoa học - công nghệ, con người… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, trong Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI xác định: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, do cách tiếp cận khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực: Thứ nhất, Theo thuyết lao động xã hội, nghĩa rộng của nguồn nhân lực, được hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội. Còn theo nghĩa hẹp, là khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong 10
- độ tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội. Theo quan điểm của Tổ chức lao động thế giới (ILO): Lực lượng lao động xã hội là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam tuổi lao động được quy định là từ 15 - 60 tuổi (đối với nam) và từ 15 - 55 tuổi (đối với nữ). Trên thực tế khi tính toán, thống kê lực lượng lao động, người ta thường quy định: Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia làm việc (thường tính cho những người trên tuổi lao động). Như vậy, ở đây lực lượng lao động cũng đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế. Nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người có khả năng lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động), không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. Thứ hai, Theo thuyết tăng trưởng kinh tế, thì nguồn nhân lực chính là nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển. Thứ ba, Theo thuyết về vốn con người, thì nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người (Human Resonsrces), được huy động, quản lý cùng với các nguồn lực khác (tài chính, tài nguyên…) để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định. Thứ tư, Theo Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Thứ năm, Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu con người (2006): Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong tổng thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể, trí, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người, nhóm người, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình 11
- biến đổi nguồn lực con người thành vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển. Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế chính trị có thể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực nông thôn Nguồn nhân lực nông thôn: Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, được phân bố ở nông thôn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, bao gồm: Sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp khác diễn ra ở nông thôn. Nguồn nhân lực nông thôn thống nhất nhưng không đồng nhất với nông dân. Trong nông thôn, nông dân là lực lượng lao động, là vốn người chủ yếu của NNL NT, nhưng NNL NT còn bao gồm những bộ phận nhân lực khác không phải là nông dân. Nông thôn ngày nay không chỉ thuẩn túy là nông dân, không chỉ thuần túy là lao động nông nghiệp, mà còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ hưu trí, mất sức, bộ đội phục viên, xuất ngũ, học sinh chuyên nghiệp ra trường chưa có việc làm; những người do tổ chức lại sản xuất, giảm biên chế các cơ quan xí nghiệp Nhà nước cũng về sống tại nông thôn. Do tác động của nền sản xuất hàng hóa, nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều tầng lớp tiểu thương, buôn bán nhỏ, chủ trang trại, có người thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp làm nghề buôn bán thương nghiệp, dịch vụ, giáo viên, cán bộ y tế, văn hóa… Do đó, bức tranh về cơ cấu thành phần dân cư ở nông thôn nước ta là rất đa dạng. 12
- Nông thôn ngày nay không chỉ thuần túy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà còn bao hàm các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, ngành nghề truyền thống…). Nguồn nhân lực nông thôn là toàn bộ những tiềm năng con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Do vậy, cần phải thấy rằng trong NNLNT bên cạnh nguồn nhân lực trực tiếp sống tại nông thôn tạo thành cơ cấu dân cư nông thôn thì nó còn là nguồn nhân lực gián tiếp phục vụ nông thôn có thể không sống tại nông thôn nhưng công việc của họ gián tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Đó là đội ngũ những người như kỹ sư, công nhân các nhà máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nhân nông nghiệp… Do vậy, NNLNT là nguồn lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nó phản ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn qua các thời kỳ. NNLNT phản ánh khía cạnh cơ cấu dân cư và lao động trong các ngành, các vùng, cơ cấu lao động đã qua đào tạo, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động nông thôn và cơ cấu nguồn lao động dự trữ ở nông thôn, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. NNLNT là khái niệm phản ánh phương diện chất lượng của lực lượng lao động ở nông thôn trong hiện tại và trong tương lai gần thể hiện qua hàng loạt các yếu tố như: Sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần; mức sống; trình độ giáo dục, đào tạo về văn hóa và về chuyên môn nghề nghiệp; năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi, kỹ năng và văn hóa lao động, các khía cạnh tâm lý, đạo đức, lối sống…, trong đó thể lực, trí lực và đạo đức là những yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, nó cũng nói lên sự biến đổi và xu hướng sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượng lao động ở nông thôn. 13
- Trong NNLNT, thanh niên nông thôn và một lực lượng khá đông đảo, chiếm trên 30% dân số và trên 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Đây là một nguồn lực vô cùng quý giá để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực trẻ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho thanh niên nông thôn và giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn là một nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết trong quá trình CNH - HĐH. NNLNT còn bao hàm một lực lượng hết sức đông đảo và có vai trò đặc biệt quan trọng ở nông thôn là phụ nữ nông thôn. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình và đặc biệt là trong xây dựng gia đình văn hóa mới, trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình… Do vậy, trong việc phát triển NNLNT phải coi trọng việc phát huy, khai thác tạo điều kiện để đảm bảo sự công bằng về giới của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tạo điều kiện để họ phát huy vai trò của mình trong quá trình CNH - HĐH và xây dựng nông thôn mới. 1.1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn - Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, tâm hồn… Để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, thực hiện tốt quá trình sản xuất và tái sản xuất ra nhiều sản phẩm, góp phần làm giàu cho đất nước làm giàu cho xã hội. Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng. Về chất phát triển NNL phải được tiến hành trên các mặt: Phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo môi trường thuận lợi cho NNL phát triển; Về lượng là gia tăng số lượng nguồn nhân lực, điều này tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản. Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1475 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn