intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển đổi PMU sang mô hình Công ty – Giải pháp huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông vận tải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về Ban quản lý dự án và công ty; phân tích thực trạng nhu cầu vốn, quản lý vốn của các Ban quản lý dự án thuộc bộ Giao thông vận tải hiện nay; đề xuất chuyển đổi mô hình PMU sang công ty - Giải pháp nhằm huy động vốn để phát triển hạ tầng giao thông vận tải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển đổi PMU sang mô hình Công ty – Giải pháp huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông vận tải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ KIM NGỌC CHUYỂN ĐỔI PMU SANG MÔ HÌNH CÔNG TY - GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2008
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................. iv DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÔNG TY 1.1. Tổng quan về Ban quản lý dự án............................................................1 1.1.1. Khái niệm Ban quản lý dự án ..................................................................1 1.1.2. Quá trình hình thành và cơ sở pháp lý hoạt động của Ban QLDA .........5 1.1.3. Sự khác nhau giữa Ban QLDA và tổ chức tư vấn quản lý dự án ............6 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp ....................................................................7 1.2.1. Khái niệm.................................................................................................7 1.2.2. Đặc điểm...................................................................................................7 1.3. Sự cần thiết phải chuyển đổi các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải sang mô hình các công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp .................. ....................................................................................................................8 1.3.1. Yếu tố khách quan ....................................................................................8 1.3.2. Yếu tố chủ quan.......................................................................................9 1.3.3. Từ yêu cầu công việc............................................................................. 10 1.4. Nghiên cứu mô hình và kinh nghiệm của công ty ngành GTVT một số quốc gia trên thế giới ................................................................................... 11 1.4.1. Mô hình của các quốc gia phát triển ..................................................... 11 1.4.2. Mô hình của các quốc gia đang phát triển............................................. 14 1.4.3. Đặc điểm của các công ty Nhà nước ngành GTVT trên thế giới .......... 16
  3. 1.4.4. Những ưu và nhược điểm của các công ty nhà nước ngành giao thông trên thế giới ................................................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................. 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHU CẦU VỐN, QUẢN LÝ VỐN CỦA CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY 2.1. Khái quát tình hình hiện tại của các PMU thuộc bộ GTVT .............. 21 2.1. Các yêu cầu và điều chỉnh để chuyển đổi mô hình của PMU trong thị trường vốn ................................................................................................................... 23 2.1.1. Các yêu cầu thực tiễn ............................................................................ 23 2.1.2. Các điều chỉnh để chuyển đổi mô hình PMU trong thị trường vốn ...... 24 2.3. Thực trạng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng GTVT ................................. 25 2.3.1. Nguồn vốn để đầu tư Hạ tầng GTVT .................................................... 25 2.3.2. Tổ chức huy động, quản lý vốn đầu tư hạ tầng GTVT ......................... 29 2.4. Phân tích thực trạng quản lý dự án của Ban quản lý dự án thông qua một số dự án điển hình .............................................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................. 39 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH CÁC PMU SANG CÔNG TY - GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3.1. Đề xuất mô hình chuyển đổi các PMU thành công ty ......................... 40 3.1.1. Tổ chức chuyển đổi ............................................................................... 40 3.1.2. Lộ trình thực hiện .................................................................................. 43 3.1.3. Công ty tư vấn quản lý dự án (áp dụng cho các PMU còn lại). ............ 49 3.2. Các giải pháp trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông .... 50 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, các cơ sở pháp lý về đầu tư ......................... 50
  4. 3.2.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng giao thông ............................... 52 3.2.3. Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư.............................................................. 55 3.2.4. Giải pháp để hạn chế rủi ro trong đầu tư ............................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 PHỤ LỤC 1: Phân loại và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp . ......................................................................................................................... 66 PHỤ LỤC 2: Bộ máy tổ chức quản lý của BQLDA hiện nay ................... 69 PHỤ LỤC 3: Sơ bộ tính toán khả năng hoàn vốn của một dự án cao tốc .... ......................................................................................................................... 70
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Minh họa các chức năng của quản lý dự án và môi trường của nó Trang 02 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các chu trình của quản lý dự án Trang 03 Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý tổng thể Trang 45 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổng quát mối quan hệ giữa Quản lý Nhà nước – Chủ sở hữu – Tổ chức hành nghề Trang 47 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chi tiết mối quan hệ giữa Quản lý Nhà nước – Chủ sở hữu – Tổ chức hành nghề Trang 48
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa Ban QLDA và tổ chức tư vấn QLDA Trang 06 Bảng 1.2: Danh mục dự án đầu tư đến 2010 của các PMU Trang 10 Bảng 1.3: Tóm tắt kết quả thực hiện dự án đầu tư từ năm 2002-2007 Trang 15 Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông Trang 26 6Bảng 2.2: Tình hình đầu tư của một số dự án Trang 33 Bảng 2.3: Tình hình tài chính các đơn vị tham gia dự án HCM – Long Thành - Dầu Giây Trang 35
  7. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phân loại và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp ... 66 PHỤ LỤC 2: Bộ máy tổ chức quản lý của BQLDA hiện nay ........................ 69 PHỤ LỤC 3: Sơ bộ tính toán khả năng hoàn vốn của một dự án cao tốc....... 70
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD Bộ Xây dựng CP Chính phủ DNNN Doanh nghiệp Nhà nước FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải HSBA Công ty quản lý cầu đường Honshu - Shikoku HSBE Công ty TNHH cầu đường cao tốc Honshu - Shikoku NĐ Nghị định OCR Vốn vay thương mại ODA Vốn vay ưu đãi PMU Ban Quản lý dự án QLDA Quản lý dự án TMĐT Tổng mức đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thủ tướng USD Đô la Mỹ VN Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
  9. LÔØI MÔÛ ÑAÀU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 20 năm đất nước thực hiện chính sách đổi mới, việc tổ chức tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn từ Ngân sách và các tổ chức Quốc tế để phát triển hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) đã gặt hái những thành quả to lớn, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vận tải đang tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở đầu cho quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, nhu cầu phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông rất lớn. Các tuyến đường cao tốc, các công trình giao thông trong các đô thị lớn đang yêu cầu phải được xem xét đầu tư cấp bách cùng hệ thống đường giao thông liên vùng, đường vành đai đô thị…. Vốn để đầu tư cho các công trình này theo “Chiến lược phát triển giao thông vận tải” và “Quy hoạch đường cao tốc Việt Nam đến 2020” tổng số vốn đầu tư đến năm 2020 là 574.520 tỷ đồng (trung bình 41.037 tỷ đồng/ năm), chưa kể kinh phí đầu tư cho giao thông đô thị và hệ thống tàu điện ngầm của hai thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong khi đó đáp ứng hiện nay trung bình mỗi năm chỉ đạt khoảng 15 nghìn tỷ (tương đương 1/3 nhu cầu). Với nhu cầu vốn như trên chắc chắn không thể trông chờ vào Ngân sách Nhà nước, trong khi các nguồn hỗ trợ ODA ngày càng giảm dần (do GDP của Việt Nam đã vượt khỏi ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế) , vì vậy cần phải có giải pháp huy động vốn đa dạng, năng động mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn. Do vậy cần thiết phải xây dựng một thể chế huy động vốn phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để đầu tư và phát triển hạ tầng GTVT trở nên cấp bách. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của “Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông” do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 12/08/2008 là xây dựng cơ chế huy
  10. động vốn, cơ chế đặc thù để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phát triển giao thông theo quy hoạch. Theo kinh nghiệm của các nước đã đi trước Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) thì ngoài vốn ODA, vốn ngân sách thì cần phải phát huy tối đa các nguồn vốn trong xã hội (xã hội hóa đầu tư tư giao thông), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài …. Muốn làm tốt nhiệm vụ này, thì phải có một tổ chức có đầy đủ uy tín, kinh nghiệm, năng lực và được Nhà nước giao một phần “vốn mồi” để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể yên tâm cùng góp vốn tham gia đầu tư; đây cũng chính là một hình thức đảm bảo của Nhà nước đối với các Nhà đầu tư. Các Ban QLDA (PMU) sau 20 năm được Nhà nước giao nhiệm vụ ủy thác chủ đầu tư quản lý các dự án giao thông đã đóng vai trò tích cực trong việc quản lý sử dụng vốn của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt giao thông của đất nước. Sau quá trình quản lý dự án các PMU này đã có một bề dày kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp khi thực hiện các dự ODA. Tuy nhiên sau hàng loạt các sự kiện hầu như xã hội có cái nhìn không thiện cảm về ngành giao thông, về vốn ODA và các PMU; đồng thời với vai trò, trách nhiệm không rõ ràng giữa nhiệm vụ ủy thác chủ đầu tư (hành chính Nhà nước) và tư vấn quản lý dự án (doanh nghiệp) – các PMU có con dấu, có tài khoản nhưng không có đă ng ký kinh doanh, không có mã số thuế , nên rất khó thực hiện nhiệm vụ sử dụng vốn mồi của Nhà nước cùng tham gia đầu tư với các Nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để phát huy được kinh nghiệm, năng lực của các PMU trong công tác quản lý dự án thì việc chuyển đổi các PMU thành công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là bước đi thích hợp trong lộ trình tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh, minh bạch hóa và lành mạnh hóa mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hình thành thị trường vốn, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng GTVT. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi PMU sang mô hình Công ty – Giải pháp huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông vận tải” là vấn đề có ý
  11. nghĩa cấp bách và thiết thực. Các PMU sau khi chuyển đổi vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước như hiện nay, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn để phát triển giao thông theo mục tiêu đề ra. 2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải đã hội thảo nghiên cứu việc chuyển đổi mô hình các Ban quản lý thành các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm chuyển đổi đối với 2 Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải. Luận văn của tác giả được viết trên cơ sở tham khảo những nội dung của hội thảo, đồng thời phát triển, đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng của Ban QLDA thuộc bộ GTVT, đề xuất mô hình chuyển đối Ban QLDA thuộc Bộ Giao thông vận tải, kiến nghị các giải pháp huy động vốn chung cho toàn bộ các Ban QLDA. Như vậy, đây là điểm mới của đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của luận văn này bao gồm: Trên cơ sở nghiên cứu mô hình công ty Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới, công ty đầu tư phát triển dường cao tốc Việt Nam (VEC) và phân tích thực trạng của các Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT, đề xuất mô hình Công ty thích hợp với điều kiện hiện nay của các Ban quản lý dự án nhằm: - Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đầu tư đối với nguồn ngân sách và vốn ODA. - Huy động và sử dụng hiệu quả vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hạ tầng GTVT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, mô hình hoạt động của Công ty đầu tư phát triển đường c ao tốc Việt Nam, các doanh nghiệp BOT do các tổ hợp liên ngân hàng (BIDV cho tuyến cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng). Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của các ban quản lý dự án trong chu trình đầu
  12. tư dự án thời gian qua. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn xem xét một cách toàn diện về quá trình hoạt động của các Ban quản lý dự án thuộc Bộ giao thông vận tải. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để đáp ứng các mục tiêu đề ra bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu định tính mô tả tình hình quản lý của các PMU; làm rõ bản chất của các PMU, những mặt tích cực và hạn chế trong quy trình, cơ chế kiểm soát vốn các công trình giao thông của Nhà nước; - Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu t hống kê đánh giá xu hướng thay đổi của sự chuyển đổi mô hình quản lý PMU. 6. Nguồn số liệu Nguồn số liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài này là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: - Số liệu thống kê qua Niên giám thống kê Việt Nam, Tổng Cục Thống kê; - Số liệu báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân các dự án giao thông từ các Ban quản lý dự án; - Số liệu báo cáo thực hiện của bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải … 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ban quản lý dự án và Công ty. Chương 2: Phân tích thực trạng nhu cầu vốn, quản lý vốn của các Ban quản lý dự án thuộc bộ Giao thông vận tải hiện nay. Chương 3: Đề xuất chuyển đổi mô hình PMU sang công ty - Giải pháp nhằm huy động vốn để phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÔNG TY 1.1. Tổng quan về Ban quản lý dự án 1.1.1. Khái niệm Ban quản lý dự án a- Khái niệm quản lý dự án và ban Quản lý dự án Quản lý dự án là nghệ thuật, chỉ đạo, điều phối các nguồn lực, thiết bị và vật tư trong suốt chu kỳ của một dự án bằng việc sử dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại và thích hợp để đạt được những mục đích đã được xác định trước: quy mô, phạm vi của sản phẩm hoặc dịch vụ; chi phí; thời hạn; chất lượng; thỏa mãn khách hàng và các bên tham gia. Ban quản lý dự án (sau đây viết tắt là Ban QLDA) là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân không đầy đủ hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của chủ đầu tư để thực hiện quản lý dự án. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA do chủ đầu tư giao. b- Tính chất: Quản lý dự án ngày nay đã trở thành một triết học quản lý riêng, đáp ứng tốt bối cảnh của các tổ chức hiện tại và tương lai. Quản lý dự án bao gồm 3 yếu tố cơ bản: - Một văn hóa đặc biệt: Văn hóa là tập hợp các giá trị về nhận thức, thái độ, cách ứng xử của mọi người tham gia dự án: quan điểm thỏa mãn khách hàng; ưu tiên các yêu cầu của dự án; chú trọng vào nhiệm vụ và các kết quả; mở ra môi trường cho dự án; sáng kiến, khả năng chống rủi ro; phân chia trách nhiệm và quy trách nhiệm rõ ràng; tính nghiêm khắc, chặt chẽ, kỷ lụât, tự giác; năng lực yêu cầu của các bên tham gia dự án; tinh thần tập thể, hợp tác. - Một hình thức tổ chức đặc biệt Các nguyên tắc tổ chức chủ yếu của quản lý dự án hoàn toàn đối lập với quản lý theo khuynh hướng tổ chức chỉ đạo theo cấp bậc, phân chia các bộ phận riêng lẻ, quan liêu bàn giấy. Mô hình tổ chức quản lý dự án bao gồm các yếu tố sau:
  14. 2 + Vai trò của người hòa nhập các bộ phận với nhau: Giám đốc điều hành dự án; + Một ê kíp của dự án: gồm nhiều chuyên môn khác nhau, nhiều đơn vị bộ phận; + Một cấu trúc ít cấp chỉ đạo, quản lý, có tinh thần tổ chức cao, linh hoạt; + Một phương thức hoạt động mềm dẻo; + Các quan hệ ngang cấp (quan hệ các bên theo chiều ngang) quan trọng hơn là các quan hệ cấp trên, cấp dưới (theo chiều dọc); + Phải có cơ chế quản lý các mặt phân giới bên trong và bên ngoài; + Sự phân chia mức độ hoạt động; + Các hệ thống và các quá trình đáp ứng yêu cầu của dự án. - Một tập hợp các kỹ thuật và các công cụ: Quản lý dự án đã trải qua thời gian đến nay đã trang bị một tập hợp các kỹ thuật và công cụ đặc biệt để quản lý một cách hiệu quả hơn chu kỳ sống của dự án. Sơ đồ 1.1: Minh họa các chức năng của QLDA và môi trường của nó Các nguồn bên trong - Địa lý tự nhiên Phạm vi quy mô Thời gian - Chính sách - Khách hàng Môi trư ng của dự án Các bên tham gia dự án - Xã hội Các chức năng của quản - Người cấp vốn lý dự án - Quy định luật - Lập kế hoạch - Nhà cung cấp lệ - Giám sát - Nhà thầu phụ - Kiểm tra ờ - Công nghệ - Chỉ đạo - Người sử dụng - Kinh tế - Điều phối - Các nhóm gây - Quản lý mặt phân giới - Văn hóa sức ép Chất lượng Chi phí Tổ chức bên trong dự án
  15. 3 Ở trung tâm của mô hình gồm 5 chức năng quản lý truyền thống. Phương pháp quản lý dự án là phân nhỏ dự án hành các phần việc ngày càng đơn giản hơn. Vì vậy, chức năng “quản lý mặt phân giới” của các bộ phận dự án được thêm vào là một chức năng quan trọng, quyết định thành công của dự án, nó được xem là yếu tố chính của quản lý dự án. Đối tượng của các chức năng quản lý dự án rất đặc thù, song có thể quy thành 4 tham số lớn là: Phạm vi - Thời gian – Chi phí - Chất lượng. Ngoài ra, dự án còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường bên trong và bên ngoài của nó. Viện quản lý dự án ở Mỹ đưa ra một cấu trúc về quản lý dự án như sau: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các chu trình quản lý của QLDA Quản lý dự án Các quá trình cơ bản Quản lý Quản lý Quản lý Quản lý chi phạm vi chất lượng thời hạn phí Các quá trình hoàn thành Quản lý TT Quản lý Quản lý Quản lý rủi liên lạc cung ứng nhân lực ro Quản lý dự án bao gồm quản lý 8 quá trình trong suốt chu kỳ của dự án. Mỗi một quá trình có những kỹ thuật và công cụ riêng để sử dụng để đảm bảo thành công dự án. Trên cơ sở nắm vững bản chất của dự án và quản lý dự án nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý dự án riêng cho từng loại dự án khác nhau. c- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA Ban QLDA có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
  16. 4 - Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình; - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định; - Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; - Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư; - Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực; - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết; - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng; - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định trên, Ban QLDA còn phải thực hiện các công việc sau: - Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợp đồng; - Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu. 1.1.2. Quá trình hình thành và cơ sở pháp lý hoạt động của Ban quản lý dự án Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư
  17. 5 phải thành lập Ban QLDA, trừ trường hợp dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Ban QLDA được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban QLDA không được phép thành lập các Ban QLDA trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA do chủ đầu tư quyết định phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu của dự án và nhiệm vụ, quyền hạn được chủ đầu tư giao. Ban QLDA có thể thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để tham gia quản lý, giám sát khi không có đủ điều kiện, năng lực để tự thực hiện, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì Ban QLDA được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần. Ban QLDA được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban QLDA để quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban QLDA có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đ ẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp. Ban QLDA được giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
  18. 6 1.1.3. Sự khác nhau giữa Ban QLDA và tổ chức tư vấn quản lý dự án: Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa Ban QLDA và tổ chức tư vấn QLDA Ban quản lý dự án Tổ chức tư vấn quản lý dự án Về tổ chức - Do chủ đầu tư thành lập - Là một tổ chức được thành lập theo Luật doanh nghiệp Về nhiệm vụ - Ngoài những nhiệm vụ đã - Ngoài những nhiệm vụ đã nêu và quyền hạn nêu tại khoản 2 Điều 36 của tại khoản 3 Điều 37 của Nghị Nghị định 16/2005/NĐ-CP định 16/2005/NĐ-CP thì “Tuỳ thì “ Tuỳ theo đặc điểm cụ điều kiện của dự án, chủ đầu tư thể của dự án, chủ đầu tư có có thể giao các nhiệm vụ khác thể uỷ quyền cho Ban QLDA cho tư vấn QLDA và phải được thực hiện một phần hoặc ghi cụ thể trong hợp đồng ” toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình ” - Được quyền ra các quyết - Tư vấn các vấn đề để cấp định hành chính theo ủy thẩm quyền ra quyết định. quyền. - Ban QLDA được đồng thời - Cá nhân đảm nhận chức danh quản lý nhiều dự án khi có giám đốc tư vấn QLDA không đủ điều kiện năng lực và được đồng thời đảm nhận quá được chủ đầu tư cho phép một công việc theo chức danh - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự trong cùng một thời gian toán, tổng dự toán xây dựng - Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự công trình để chủ đầu tư tổ toán, ổt ng dự toán xây dựng chức thẩm định, phê duyệt công trìnhđể chủ đầu tư phê theo quy định. duyệt . - Được Nhà nước giao vốn, - Nguồn vốn tự có của công ty. ủy thác vốn để quản lý
  19. 7 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. 1.2.2. Đặc điểm Căn cứ vào hình thức sở hữu, mỗi quốc gia thường có những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, có doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây: - Kinh doanh cá thể (sole proprietorship) - Kinh doanh góp vốn (pernership) - Công ty (corporation) Kinh doanh cá thể: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước. Không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.
  20. 8 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tùy thuộc vào tuổi thọ của người chủ. Khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ. Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng, chi phí thành lập thấp. Đối với hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay, một số trường hợp cần giấy phép kinh doanh. Các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ . Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng vốn góp. Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả. Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chết hay rút vốn. Khả năng về vốn hạn chế Lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Công ty Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba lợi ích: các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý. Theo truyền thống, các cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty. Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý. Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông. Việc tách rời quyền sở hữu khỏi nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn: Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới. Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vàp công ty (trách nhiệm hữu hạn) 1.3. Sự cần thiết phải chuyển đổi các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải sang mô hình các công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp 1.3.1. Yếu tố khách quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1