intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế chính sách xuất khẩu gạo và phúc lợi nông dân trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính dựa vào khung phân tích của WB3 “về phân tích và đánh giá tác động của chính sách lên xã hội và nghèo”, và các công cụ phân tích chính sách nông nghiệp của FAO4 , đang được các tổ chức WB và FAO phổ biến áp dụng trên thế giới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ chế chính sách xuất khẩu gạo và phúc lợi nông dân trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------- NGUYỄN CÔNG TÂM CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ PHÚC LỢI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------- NGUYỄN CÔNG TÂM CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ PHÚC LỢI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS DAVID DAPICE TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  3. Tóm Tắt Sự chậm trễ đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu gạo đang nhận nhiều phàn nàn từ dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế chính sách xuất khẩu gạo đang đối xử không công bằng với nông dân trồng lúa ĐBSCL, không giúp họ tăng thêm phúc lợi mà lẽ ra họ đáng được hưởng. Dựa vào khung phân tích của WB “về phân tích tác động của chính sách lên xã hội và nghèo” và các công cụ phân tích chính sách khác của FAO, luận văn đã tiến hành nghiên cứu thể chế, cơ chế chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam, cấu trúc thị trường và hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, phân tích đánh giá các tác động lên phúc lợi nông dân trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phàn nàn trên là có cơ sở: - Một là, Chính sách xuất khẩu gạo là chính sách hạn ngạch xuất khẩu, có tác động làm chuyển một phần phúc lợi của nông dân trồng lúa sang doanh nghiệp xuất khẩu và gây nên một khoản mất mát quốc gia, mà thực chất cũng là phúc lợi của nông dân trồng lúa. Trường hợp các doanh nghiệp đàm phán kém hoặc cạnh tranh bán phá giá, phúc lợi của nông dân trồng lúa còn bị chuyển vào tay thương nhân nước ngoài và khoản mất mát quốc gia còn lớn hơn. - Hai là, Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo có xu hướng tự nhiên đặt người nông dân trồng lúa vào tư thế bất lợi thiệt thòi. Nông dân trồng lúa khó có cơ hội để tăng thêm phúc lợi nhờ giá lên hoặc được mùa. Để cải thiện, kiến nghị: - Một là, áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan (tariff quota), vừa khuyến khích cạnh tranh nhờ tính minh bạch và công bằng, vừa cho phép giữ ổn định thị trường trong nước. Hơn nữa, nhà nước có nguồn thu và có thể dùng nguồn này để đầu tư trở lại cho nông dân trồng lúa.
  4. ii - Hai là, cải cách thể chế nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh trong điều hành xuất khẩu; tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu sao cho có chừng 10 đến 15 đầu mối đủ mạnh và cạnh tranh bình đẳng nhau, đồng thời tạo được quyền lực thị trường với nước ngoài. Trước mắt tổ chức đấu thầu để thực hiện các hợp đồng Chính phủ. - Ba là, Nhà nước dùng nguồn thu từ thuế xuất khẩu, đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi, giao thông và các hạ tầng xã hội khác ở nông thôn; hình thành nguồn vốn tín dụng hoặc hỗ trợ lãi suất cho nông dân trồng lúa trong sản xuất nông nghiệp; kết hợp với chính sách an ninh lương thực, lập quỹ bình ổn lúa gạo và tập trung tồn kho xuất khẩu về quỹ bình ổn; quỹ này thu mua lúa từ nông dân với giá ổn định và bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức đấu giá./.
  5. iii Mục lục Tóm Tắt .............................................................................................................i Lời cam đoan....................................................................................................v Chữ Viết Tắt....................................................................................................vi Mục lục các hình , biểu đồ ........................................................................... vii Mở đầu ..............................................................................................................1 Bối cảnh chính sách ....................................................................................... 1 Vấn đề chính sách .......................................................................................... 2 Câu hỏi chính sách......................................................................................... 3 Về tổng quan tài liệu ...................................................................................... 3 Về cách tiếp cận, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu ....................... 4 Chương 1 Thể chế và cơ chế chính sách xuất khẩu gạo ..............................7 1.1- Lịch sử thể chế và cơ chế chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam....... 7 1.2- Cơ chế chính sách xuất khẩu gạo hiện hành ........................................ 10 Chương 2 Cấu trúc và sự vận hành của thị trường lúa gạo ĐBSCL .......19 2.1- Về các quy trình chế biến gạo............................................................... 19 2.2- Các kênh giao thương và mối liên hệ của các tác nhân thị trường...... 20 2.3- Về quá trình hình thành giá nội địa...................................................... 25 2.4- Về sự vận hành của thị trường lúa gạo nội địa ĐBSCL....................... 25 2.5- Về kênh xuất khẩu của thị trường gạo ĐBSCL..................................... 26
  6. iv Chương 3 Lập mô hình và phân tích đánh giá các tác động.....................35 3.1- Thiết lập mô hình .................................................................................. 35 3.2- Phân tích đánh giá chính sách hạn ngạch xuất khẩu hiện hành .......... 36 3.3- Phân tích các tình huống biến động thị trường.................................... 38 Chương 4 Bàn luận kết quả và quan điểm lựa chọn chính sách ..............43 4.1- Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 43 4.2- Về quan điểm lựa chọn chính sách ....................................................... 45 Chương 5 Kết luận và kiến nghị ..................................................................48 5.1- Kết luận................................................................................................. 48 5.2- Kiến nghị............................................................................................... 49 Tài Liệu Tham Khảo .....................................................................................50 Phụ lục 1 - Phân tích thị trường theo mô hình cân bằng riêng phần PE.52 Phụ lục 2 - Các chỉ số về độ tập trung thị trường.......................................56 Phụ lục 3 - Danh mục các văn bản pháp luật chủ yếu ...............................58
  7. v Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện, các kết quả thu được là trung thực. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn, được phép công bố và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Nguyễn Công Tâm
  8. vi Chữ Viết Tắt Thứ Chữ tự viết tắt Chữ đầy đủ 1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long. 2 FAO Food and Agriculture Organnization- Tổ chức lương nông. 3 GSO General Statistics Office Of Vietnam - Tổng cục Thống kê Việt Nam 4 PE Partial Equilibrium- Cân bằng riêng phần 5 PSIA Poverty and Social Impact Analysis- Phân tích tác động lên xã hội và nghèo. 6 USDA United States Department of Agriculture- Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ. 7 VFA Việt Nam Food Association- Hiệp hội lương thực Việt Nam. 8 WB World Bank- Ngân hàng thế giới. 9 WTO World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới.
  9. vii Mục lục các bảng, hộp, hình , biểu đồ Bảng 1- Thu nhập bình quân đầu người/tháng ......................................................2 Hộp 1 - Các thành phần của một phân tích chính sách .........................................5 Hình 2.1 - Quy trình chế biến gạo trắng..............................................................19 Hình 2.2 - Quy trình chế biến gạo xuất khẩu ......................................................20 Hình 2.3 - Kênh giao thương và tác nhân............................................................22 Hình 2.4 - Sản lượng gạo thế giới .......................................................................27 Hình 2.5- Tổng lượng gạo thương mại thế giới ..................................................27 Hình 2.6 - Diễn biến giá gạo Thái lan 5% tấm....................................................28 Hình 2.7- Biến động giá gạo thế giới ..................................................................28 Hình 2.8 - Ước tính sản xuất và lúa gạo hàng hóa ..............................................29 Hình 2.9 - Thành quả xuất khẩu gạo Việt Nam...................................................30 Hình 2.10 - Thị phần xuất khẩu theo dạng hợp đồng..........................................32 Hình 2.11 - Thị phần xuất khẩu theo châu lục ....................................................33 Hình 2.12 - Tỉ trọng xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp ..............................34 Hình 3.1- Mô hình thị trường gạo ĐBSCL .........................................................36 Hình 3.2 - Phân tích tác động của chính sách hạn ngạch xuất khẩu (1)..............37 Hình 3.3 - Phân tích tác động của chính sách hạn ngạch xuất khẩu (2)..............38 Hình 3.4 - Phân tích biến động tăng giá thị trường thế giới................................39 Hình 3.5 - Phân tích biến động giảm giá thị trường thế giới...............................39 Hình 3.6 - Phân tích biến động giảm cung nội địa ..............................................40 Hình 3.7 - Phân tích biến động tăng cung nội địa ...............................................40 Hình 3.8 - Phân tích biến động cầu nội địa .........................................................41 Hình 3.9 - Phân tích định giá chủ quan ...............................................................42 Hình 4.1- Mô hình hạn ngạch thuế quan .............................................................46
  10. 1 Mở đầu Bối cảnh chính sách Việt Nam, từ 1988 trở về trước, luôn trong tình trạng thiếu hụt lương thực, hàng năm đều phải nhập khẩu gạo. Từ khi có chủ trương Đổi Mới, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về chính sách nông nghiệp và tự do hóa thị trường. Bắt đầu từ năm 1989, Việt Nam đã sản xuất đủ gạo chẳng những đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có lượng dư thừa đáng kể để xuất khẩu (FAO, 2010b). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục chưa từng có với 6,053 triệu tấn, cao gấp 4,3 lần so với năm 1989, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 21 năm qua lên 69,803 triệu tấn, tổng kim ngạch là 18,716 tỉ USD, với mức tăng trưởng bình quân 7,29%/năm (VFA, 2010). Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai của thế giới, đóng góp khoảng 20% lượng gạo thương mại của thế giới1. Trong đó, ĐBSCL với 17,2 triệu nhân khẩu, 3.86 triệu ha trồng lúa, bằng 20% về dân số và 45,8% về diện tích trồng lúa của cả nước, đã tạo ra hơn 90% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (Lưu Thanh Đức Hải, 2003). Trong thành quả ấn tượng nói trên, cũng phải tính đến vai trò điều hành của Chính phủ, vừa bảo đảm an ninh lương thực, bình ổn thị trường trong nước, vừa thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế và cải thiện rõ rệt đời sống người dân (Nicolas Minot, Francesco Goletti, 2001). Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng nhanh và sâu rộng vào kinh tế thế giới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006, đòi hỏi Chính phủ phải linh hoạt và nhanh nhạy hơn nữa trong xem xét, đổi mới các chính 1 Người viết tính toán dựa vào số liệu công bố trên trang tin điện tử VFA (2010).
  11. 2 sách, đặc biệt những chính sách liên quan đến thương mại thị trường, sao cho vừa đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, vừa không ngừng nâng cao phúc lợi các bên hữu quan trong nền kinh tế. Vấn đề chính sách Sự chậm trễ trong đổi mới cơ chế điều hành xuất khẩu gạo, thời gian gần đây đã nhận nhiều phàn nàn từ dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế chính sách xuất khẩu gạo đối xử không công bằng đối với nông dân trồng lúa ĐBSCL, không giúp họ tăng thêm phúc lợi và cải thiện đời sống, điều mà lẽ ra họ phải được hưởng để tương xứng với những gì họ đã đóng góp cho xã hội và kinh tế đất nước2. Theo số liệu thống kê năm 2009 (Bảng 1), tốc độ tăng thu nhập ở khu vực ĐBSCL đều thấp hơn so với bình quân cả nước và khu vực thành thị; từ năm 1999 đến năm 2008, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng khu vực ĐBSCL tăng 2,75 lần, trong khi thu nhập bình quân đầu người cả nước tăng 3,37 lần, thu nhập bình quân dân cư đô thị tăng 3,1 lần. Kết quả cũng tương tự khi so sánh về số tuyệt đối. Bảng 1- Thu nhập bình quân đầu người/tháng Đơn vị tính: 1000VNĐ Năm 1999 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Cả nước 295 356 484 636 995 Thành thị 517 622 815 1058 1605 ĐBSCL 342 371 471 628 940 Nguồn: Niên giám thống kê 2009 (GSO, 2009). 2 Người viết đúc kết thông tin từ báo, đài và các cuộc thảo luận Quốc Hội có truyền hình trực tiếp.
  12. 3 Theo Đặng kim Sơn (2008) “Thu nhập của nông dân trồng lúa tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể” . Câu hỏi chính sách Thị trường gạo xuất khẩu ĐBSCL có cấu trúc và vận hành như thế nào? Với cơ chế chính sách xuất khẩu hiện hành, phúc lợi của nông dân trồng lúa chịu tác động ra sao? Đây là những câu hỏi mà luận văn sẽ tìm kiếm câu trả lời. Về tổng quan tài liệu Lương thực thực phẩm, trong đó có mặt hàng gạo, liên quan đến vấn đề an ninh lương thực và giải quyết đói nghèo, ngày nay không chỉ là vấn đề giới hạn trong phạm vi từng quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm có tính toàn cầu. Về lĩnh vực chính sách, gạo và lương thực luôn là chủ đề được các học giả, các nhà làm chính sách quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ nhằm làm phong phú về nhận thức lý luận, hiện nay người ta quan tâm nhiều hơn đến mặt ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngân hàng Thế giới đã phát triển một khung phân tích có tính chuẩn mực, tổ chức FAO thì cung cấp công cụ EASYPOL và ngoài ra còn có nhiều phần mềm máy tính chuyên dùng được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau, nhằm giúp cho các nhà làm chính sách, nhà nghiên cứu thuận lợi nhiều hơn trong việc phân tích, đánh giá hay dự đoán tác động của một chính sách lên phúc lợi xã hội và nghèo của một quốc gia.
  13. 4 Riêng Việt Nam còn là trường hợp đặc biệt, câu chuyện thần kỳ từ một nước thiếu hụt lương thực phải nhập khẩu gạo, vươn lên thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới, đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều học giả, tổ chức trong nước, quốc tế tìm đến nghiên cứu, nổi bật trong số đó có các đề tài như: World Bank (2002) “Nghiên cứu chuỗi giá trị gạo Việt Nam”, Lưu Thanh Đức Hải (2003) “Cấu trúc thị trường gạo được tự do hóa ở Việt Nam”, Nicolas Minot và Francesco Goletti (2001) “Tự do hóa thị trường gạo và tình trạng nghèo ở Việt Nam”, tổ chức Oxfarm với “Gạo cho người nghèo và tự do hóa thương mại ở Việt Nam” ... Luận văn này nghiên cứu theo hướng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những điều đã được làm rõ từ các nghiên cứu trước; tập trung vào việc cập nhật, phân tích các dữ liệu mới, tìm bằng chứng để giải thích các khía cạnh đang là vấn đề có tính thời sự hiện nay mà chưa thấy tư liệu nào đề cập đến. Đó là cơ chế chính sách xuất khẩu gạo hiện hành và tác động của nó đến phúc lợi nông dân trồng lúa ĐBSCL. Về cách tiếp cận, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính dựa vào khung phân tích của WB3 “về phân tích và đánh giá tác động của chính sách lên xã hội và nghèo”, và các công cụ phân tích chính sách nông nghiệp của FAO4, đang được các tổ chức WB và FAO phổ biến áp dụng trên thế giới. Theo đó trình tự các bước và nội dung nghiên cứu được thực hiện theo như hướng dẫn (Hộp 1). 3 Xem World Bank (2010a) và World Bank (2010b). 4 Xem FAO (2010a).
  14. 5 Hộp 1 - Các thành phần của một phân tích chính sách (1) Đặt vấn đề đúng (2) Nhận dạng các bên hữu quan (3) Nắm bắt kênh truyền dẫn tác động (4) Tìm hiểu thể chế (5) Thu thập thông tin và dữ liệu (6) Phân tích tác động (7) Suy nghĩ về mức độ bù đắp và cải thiện (8) Đánh giá rủi ro (9) Theo dõi giám sát và lượng giá tác động (10) Thúc đẩy tranh luận và phản hồi vào việc lựa chọn chính sách Nguồn: Hướng dẫn phân tích tác động chính sách lên xã hội và nghèo ở World Bank (2010a). Trong đó, các nội dung nghiên cứu chính được xác định gồm: 1) Tìm hiểu thể chế và nhận dạng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo. Mục đích: nắm bắt các văn bản pháp luật điều chỉnh chủ yếu, các cơ quan nhà nước có liên quan; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ làm việc, quy trình ra quyết định; cách thức Chính phủ can thiệp thị trường; nhận dạng cơ chế chính sách xuất khẩu gạo hiện hành của Chính phủ.
  15. 6 Phương pháp: tra cứu cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của Chính phủ từ năm 1980 đến 2009, cập nhật hệ thống hóa, tìm kiếm mối quan hệ và suy luận nhận dạng chính sách cơ chế. 2) Mô tả cấu trúc và phân tích sự vận hành của thị trường gạo xuất khẩu ĐBSCL. Mục đích: nắm bắt được các bên tham gia thị trường, vị trí, mối quan hệ tương tác với nhau; cách thức các bên thực hiện giao thương, hành xử phản ứng với thị trường...trong đó phân tích sâu khâu xuất khẩu. Phương pháp: nghiên cứu và tổng hợp các tư liệu nghiên cứu đã có, kết hợp với tìm hiểu, phỏng vấn thực địa; phân tích các số liệu thống kê của GSO, Hiệp hội lương thực Việt Nam từ 2001-2009... 3) Lập mô hình và phân tích đánh giá tác động lên phúc lợi nông dân trồng lúa. Mục đích: đánh giá tác động của cơ chế chính sách xuất khẩu hiện hành lên phúc lợi nông dân trồng lúa thông qua giá lúa gạo và phân tích tác động ở những tình huống biến động đặc biệt của thị trường. Phương pháp: vẽ sơ đồ phân tích tác động lên phúc lợi nông dân trồng lúa theo mô hình cân bằng thị trường riêng phần PE, theo hướng dẫn của FAO (2010a) và giáo trình kinh tế vi mô Pindyck (1994), chi tiết cụ thể được trình bày ở phụ lục 1. 4) Bàn luận những điều tìm ra. 5) Cuối cùng rút ra kết luận và kiến nghị về lựa chọn chính sách cải thiện.
  16. 7 Chương 1 Thể chế và cơ chế chính sách xuất khẩu gạo 1.1- Lịch sử thể chế và cơ chế chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam5 Đối với Việt Nam, gạo là lương thực chính trong khẩu phần ăn của hầu hết mọi người dân, chiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu hàng ngày của các hộ gia đình nghèo ở nông thôn và thành thị. Tuy là quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp nhưng lại từng lâm vào cảnh thiếu hụt lương thực hết sức gay gắt. Thời kỳ sau khi kết thúc chiến tranh cho đến trước 1989, Việt Nam năm nào cũng phải nhập khẩu từ 500.000 tấn đến 1 triệu tấn gạo/năm, thậm chí có năm như 1979 nhập gần 2 triệu tấn (số liệu trích từ Nghị quyết NQ9-CP ngày 9/1/1980). Mặt hàng gạo vì vậy rất nhạy cảm về chính trị xã hội, luôn được coi là hàng hóa chiến lược quan trọng và được quan tâm quản lý sâu sát. Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành hàng này, vừa là người đề ra luật chơi nhưng cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp cuộc chơi. Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam nhìn chung luôn vận động phát triển và có mối quan hệ mật thiết với bối cảnh lịch sử và kinh tế đất nước qua từng thời kỳ; là hệ quả của các chính sách chung về kinh tế xã hội, về thương mại cũng như các chính sách về nông nghiệp lương thực của Chính phủ. Về mặt thể chế, nó là một phần cấu thành thống nhất trong thể chế chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ, bao gồm hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp điều hành của Chính phủ trong một năm hay trong từng thời kỳ cụ thể. 5 Các văn bản pháp qui nêu trong chương này có nguồn gốc và truy cập được từ Chính phủ (2010); danh mục các văn bản chủ yếu được liệt kê theo phụ lục 3.
  17. 8 Qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu các văn bản pháp quy của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan từ năm 1980 đến nay cho thấy, thể chế cơ chế chính sách xuất khẩu gạo Việt Nam đã trải qua các thời kỳ với những đặc điểm rất rõ nét. Thời kỳ trước đổi mới (1975-1985) Theo Quyết định 113-HĐBT ngày 10/7/1982 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, gạo thuộc danh mục mặt hàng do trung ương quản lý thống nhất và tập trung về xuất nhập khẩu. Về cơ chế thực hiện, theo Nghị quyết 99-HĐBT ngày 1/6/1982, việc xuất nhập khẩu được thực hiện theo kế hoạch và theo các cam kết quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua Bộ Lương thực và Bộ Ngoại thương. Hoạt động xuất nhập khẩu gạo thời kỳ này chủ yếu là nhập khẩu để bù đắp phần thiếu hụt trong nước. Thời kỳ đầu Đổi mới (1986-1990) Theo Quyết định số 305/CT ngày 30-11-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, gạo thuộc loại mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quan trọng chủ yếu. Xuất nhập khẩu gạo được quản lý thông qua việc cấp hạn ngạch trong từng thời gian nhất định và bằng việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu gạo từ khâu ký kết hợp đồng giao dịch cho đến tổ chức thực hiện, hoàn toàn do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Năm 1989 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới. Thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế (1991- 1995) Theo Nghị định số 114/HĐBT ngày 7/7/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng và Quyết định 405/TM-XNK ngày 13/4/1993 của Bộ Thương mại về công bố danh mục mặt hàng, gạo thuộc mặt hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch, do Nhà nước chỉ định các doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu và phải được Bộ Thương mại duyệt về số lượng trước khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
  18. 9 với nước ngoài. Thời kỳ này, có hơn 50 doanh nghiệp nhà nước được chỉ định trực tiếp xuất khẩu gạo, trong đó có 15 doanh nghiệp xuất hơn 50.000 tấn/năm chiếm 82% tổng lượng gạo xuất khẩu của năm (số liệu trích từ Thông tư 02- TTLB/NN-TM ngày 6/2/1995). Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới (từ 1996 đến hiện nay) Giai đoạn 1996-2000 Theo Nghị định số 57/1998 ngày 31/7/1998 của Chính phủ, gạo thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, quản lý bằng hạn ngạch, hoạt động xuất khẩu gạo được điều hành chặt chẽ từng quí tháng bởi Bộ Thương mại. Để được phân bổ hạn ngạch và xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải là doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo. Từ năm 1999, bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp chính thức là 41 doanh nghiệp gồm đủ các thành phần kinh tế, trong đó số lượng chủ đạo vẫn là doanh nghiệp nhà nước với 30/41 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 73%, với tổng lượng gạo xuất khẩu hơn 90% (số liệu trích từ Thông tư 22/1998/TT-BTM ngày 30/12/1998). Cũng từ năm 1999 việc điều hành xuất nhập khẩu gạo hàng năm được thực hiện theo văn bản chỉ đạo riêng của Thủ tướng (trích Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998). Ngoài các văn bản pháp luật điều chỉnh chung như Luật thương mại, Nghị định của Chính phủ...mỗi đầu năm Thủ tướng đều có văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành xuất khẩu gạo của năm đó, nội dung bao gồm tổng hạn ngạch xuất khẩu, hướng phân giao hạn ngạch cho các địa phương đơn vị.
  19. 10 Giai đoạn 2001- hiện nay Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/2001 “Về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001- 2005”, Nghị định số 44/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/8/2001 “Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998”, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/1/2006 “Về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại (ngày 14/6/2005) về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”, lần đầu tiên cơ chế xuất nhập khẩu được ban hành ổn định trong thời gian 5 năm và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Về quản lý xuất khẩu gạo, bãi bỏ cơ chế phân giao hạn ngạch xuất khẩu gạo và việc quy định doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản. Nhà nước giao lại cho Hiệp hội lương thực Việt Nam vai trò điều phối trong hoạt động xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo luôn có sự giám sát chặt chẽ của Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định các biện pháp cần thiết, can thiệp trực tiếp vào thị trường lúa gạo khi thị trường trong ngoài nước có biến động, nhằm bảo đảm lợi ích nông dân trồng lúa, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước. 1.2- Cơ chế chính sách xuất khẩu gạo hiện hành 1.2.1- Về chính sách xuất khẩu gạo Chính sách xuất khẩu gạo hiện hành được điều chỉnh bởi Luật thương mại ban hành ngày 14/6/2005, Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 “Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và
  20. 11 các hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”. Ngoài ra là các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo từng năm, từng kỳ, nhằm định hướng và điều chỉnh tổng hạn mức xuất khẩu gạo cả năm, như công văn số 221/TTg-KTTH ngày 04/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Về điều hành xuất khẩu gạo năm 2010”, công văn số 215/TTg-KTTH ngày 10/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Về điều hành xuất khẩu gạo năm 2009”, Quyết định số 266/TTg ngày 21/2/2008 “Về điều hành xuất khẩu gạo năm 2008”... 1.2.2- Về các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan 1.2.2.1- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các địa phương có sản xuất gạo hàng hóa lớn, Bộ Công Thương và Hiệp hội lương thực Việt Nam, cân đối nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp để có sản phẩm gạo phù hợp nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài, đề xuất với Thủ tướng về số lượng gạo xuất khẩu hàng năm. 1.2.2.2- Bộ Công Thương Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu gạo, chủ trì cùng các cơ quan hữu quan và Tổ điều hành xuất khẩu gạo theo dõi tình hình kinh doanh xuất khẩu, thị trường lúa gạo trong ngoài nước và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời báo cáo Thủ tướng giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền. 1.2.2.3- Bộ Tài chính Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Hiệp hội lương thực tổ chức hệ thống thông tin, cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2