intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trước và sau khi mua lại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần sau khi mua lại hiện nay, so sánh kết quả đạt được so với trước mua lại, từ đó định hướng cho các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà quản trị ngân hàng có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trước và sau khi mua lại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÚY AN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI MUA LẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, tháng 12/2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÚY AN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI MUA LẠI Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HCM, tháng 12/2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và nội dung luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thúy An
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................................................................... 5 1.1. Các khái niệm........................................................................................... 5 1.1.1. Sáp nhập (Mergers).............................................................................. 5 1.1.2. Hợp nhất (consolidation)...................................................................... 5 1.1.3. Mua lại (hay còn gọi là thâu tóm – Acquisitions) ................................. 5 1.1.4. Hiệu quả hoạt động .............................................................................. 7 1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng ................................ 7 1.2.1. Khả năng sinh lời ................................................................................. 7 1.2.2. Hiệu quả quản lý .................................................................................. 8 1.2.3. Tính thanh khoản ................................................................................. 8 1.2.4. Tính đòn bẩy........................................................................................ 9 1.3. Các nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng mua lại trên thế giới.... 9 1.4. Các nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng mua lại ở Việt Nam ... 16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI CÁC NHTM VIỆT NAM…………….. ............................................................................................... 21 2.1. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ........... 22 2.1.1. Quy mô về vốn .................................................................................. 22 2.1.2. Hoạt động huy động vốn .................................................................... 25 2.1.3. Hoạt động tín dụng ............................................................................ 27 2.1.4. Các chỉ số về an toàn vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng .............. 28 2.2. Thực trạng hoạt động mua lại các NHTM tại Việt Nam từ năm 2005. 30
  5. CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHTMCP MUA LẠI TẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 34 3.1. Dữ liệu và mẫu........................................................................................ 34 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 35 3.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính ............................................................. 36 3.2.2. Phương pháp kiểm định Paired Samples T-test và kiểm định Wilcoxon . .......................................................................................................... 37 3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................... 39 3.3.1. So sánh và phân tích các chỉ số tài chính ............................................ 40 3.3.2. So sánh theo phương pháp Paired samples T-Test .............................. 49 3.3.3. Phân tích theo phương pháp Wilcoxon............................................... 51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 54 4.1. Kết luận................................................................................................... 54 4.2. Nguyên nhân các ngân hàng thương mại cổ phần sau hoạt động mua lại ở Việt Nam hoạt động không hiệu quả ....................................................... 55 4.2.1. Khả năng quản trị yếu kém, chưa có sự giám sát chặt chẽ .................. 55 4.2.2. Yếu tố gia đình trị vẫn tồn tại trong các ngân hàng ............................ 57 4.2.3. Các ngân hàng sau khi mua lại vẫn chưa đa dạng hóa nguồn thu nhập . .......................................................................................................... 58 4.2.4. Khả năng cạnh tranh cao, chi phí hoạt động tăng ............................... 58 4.2.5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế .......................................................................................................... 59 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần sau hoạt động mua lại tại Việt Nam ..................... 60 4.3.1. Nâng cao năng lực quản trị và năng lực giám sát NH ......................... 60 4.3.2. Giải quyết tình trạng gia đình trị, sở hữu chéo.................................... 61 4.3.3. Thu hồi, giải quyết nợ xấu ................................................................. 62 4.3.4. Đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn, nâng cao sử dụng vốn ......... 63 4.3.5. Hạn chế mở rộng mạng lưới, nâng cao công nghệ .............................. 64 4.4. Hạn chế của đề tài .................................................................................. 65
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABB Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ BCTC Báo cáo tài chính CAR Hệ số an toàn vốn DEA Phương pháp nghiên cứu Bao dữ liệu EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần PNB Ngân hàng TMCP Phương Nam SEAB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại qua các năm ........................ 21 Bảng 2.2. Vốn điều lệ các ngân hàng đến 31/12/2012 .............................................. 23 Bảng 2.3. Một số hoạt động mua lại của các NHTMCP 2005-2012 ....................... 31 Bảng 3.1. Các ngân hàng thực hiện nghiên cứu ........................................................ 35 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu thực hiện nghiên cứu ............................................................ 37 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng khả năng sinh lời ...................................................... 40 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng hiệu quả quản lý ........................................................ 43 Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng tính thanh khoản ....................................................... 45 Bảng 3.6. Chỉ số bảo đảm an toàn vốn (chỉ số đòn bẩy) ........................................... 47 Bảng 3.7. Phương pháp Paired samples T-Test ........................................................ 49 Bảng 3.8. Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon ............................................................ 51
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Tổng tài sản một số ngân hàng cuối năm 2012 ......................................... 25 Hình 2.2. Tình hình huy động vốn của 10 ngân hàng tốp đầu ................................. 26 Hình 2.3. Dư nợ cho vay khách hàng một số ngân hàng ......................................... 27 Hình 2.4. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu CAR các TCTD năm 2012 ......................... 28 Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng qua các năm ....................................................... 29 Hình 3.1. Tổng tài sản và vốn điều lệ 8 ngân hàng mua lại 2012 ............................ 39
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, là trung tâm điều phối nguồn vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và sự ổn định của nền kinh tế. Sau khi gia nhập WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những biến chuyển rõ rệt tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều thách thức cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ do năng lực hạn chế nên đã gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh như khả năng cho vay, công nghệ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại…Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều do mức độ hội nhập chưa cao nhưng các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, gặp nhiều rủi ro, gây mất niềm tin công chúng. Khả năng quản trị, điều hành còn hạn chế làm rủi ro thanh khoản tăng cao dẫn đến việc tranh giành nguồn vốn huy động, phát sinh nhiều nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán….Không như những ngành khác, tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, một ngân hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống và từ đó sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế. Đặc biệt từ năm 2008 những ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đã chính thức hoạt động tại Việt Nam với nhiều rào cản được dỡ bỏ theo cam kết khi gia nhập WTO. Đây thật sự là một thách thức cho các ngân hàng trong nước vì các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, quản trị chuyên nghiệp, kinh nghiệm hoạt động, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam. Thực tế thời gian qua, số lượng các NHTM ở Việt Nam đã có sự tăng lên nhanh chóng. Với một nền kinh tế đang phát triển, GDP khoảng hơn 100 tỷ USD một năm thì con số gần 100 NHTM (tính đến hết năm 2012) bao gồm NHTM trong nước, 100% vốn nước ngoài và liên doanh phải chăng là quá nhiều. Vì vậy, hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất ngân hàng được xem là một giải pháp khả thi nhất
  10. 2 trong tiến trình tái cơ cấu ngành ngân hàng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung vì mang lại nhiều lợi ích như giúp các ngân hàng củng cố địa vị trên thị trường, bảo vệ, mở rộng thị phần, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa tài sản của cổ đông hay tránh nguy cơ phá sản. Mua lại ngân hàng là một trong những biện pháp mà các nước trên thế giới sử dụng để tạo một hệ thống tài chính ổn định, tránh đỗ vỡ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thời gian vừa qua, một số ngân hàng thương mại trong nước nhờ có sự tham gia, hợp tác tích cực của các Ngân hàng nước ngoài làm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được cải thiện đáng kể, các sản phẩm dịch vụ cũng được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển chung của đất nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần sau mua lại tại Việt Nam có hoạt động hiệu quả hay không? Vì vậy, đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trƣớc và sau khi mua lại được thực hiện nhằm lý giải cho vấn đề này. Luận văn sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn trực quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần sau khi mua lại hiện nay, so sánh kết quả đạt được so với trước mua lại, từ đó định hướng cho các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà quản trị ngân hàng có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 2. Câu hỏi nghiên cứu Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có hoạt động hiệu quả hơn sau khi mua lại hay không? 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luân văn là đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần sau khi mua lại ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là:  Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau mua lại.  Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động mua lại đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần mua lại tại Việt Nam.
  11. 3  Đề xuất một số giải pháp đối với các ngân hàng thành viên nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động mua lại trong giai đoạn từ 2005-2008 tại Việt Nam. Hầu hết hoạt động mua lại hình thành ở các ngân hàng thương mại trong nước trong giai đoạn này đều được sự mua lại một phần của các doanh nghiệp, các ngân hàng nước ngoài (hiện tại theo quy định của NHNN là tỷ lệ mua lại chỉ chiếm tối đa 30% vốn cổ phần của ngân hàng trong nước). Vì vậy, tác giả lựa chọn 8 ngân hàng có hoạt động mua lại một phần với ngân hàng nước ngoài là chủ yếu. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn để thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ít nhất 3 năm trước mua lại và 3 năm sau mua lại. Do từng ngân hàng có thời gian mua lại khác nhau nên giai đoạn nghiên cứu các ngân hàng cũng riêng biệt, chốt số liệu đến cuối năm 2011. Lấy số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 8 ngân hàng thương mại từ năm 2003 đến 2011. Phạm vi nghiên cứu: là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần mua lại tại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo chính chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần mua lại ở Việt Nam từ 2003-2011. Thu thập số liệu, thông tin liên quan từ các tạp chí, các nghiên cứu khoa học, sách, báo, Internet. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Luận văn này sử dụng 3 phương pháp để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trước và sau khi mua lại.
  12. 4 + Sử dụng phương pháp tỷ số để phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong suốt giai đoạn trước mua lại và giai đoạn sau mua lại. + Thứ hai, sử dụng phương pháp kiểm định paired sample t-test (là phương pháp so sánh 2 trị trung bình của 2 nhóm tổng thể riêng biệt có đặc điểm là mỗi phần tử quan sát trong tổng thể có sự tương đồng theo cặp) để xác định sự khác biệt quan trọng trong hoạt động tài chính trước và sau khi mua lại của các ngân hàng. + Và thứ ba, tiếp cận theo phương pháp phi tham số kiểm định thứ hạng Wilcoxon để đo lường mức độ cải thiện trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau khi mua lại. 6. Nội dung Bài luận văn này được chia thành 4 chương, với các nội dung chủ yếu sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 2: Thực trạng hoạt động mua lại các NHTM Việt Nam Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm tại các NHTMCP mua lại ở Việt Nam Chương 4: Kết luận và giải pháp
  13. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 1.1. Các khái niệm Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Thuật ngữ này được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Mergers & Acquisitions”, viết tắt là M&A, thể hiện hoạt động hai hay nhiều doanh nghiệp kết hợp lại với nhau nhằm đạt được những mục tiêu đã được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên sáp nhập và mua lại ngân hàng cũng có bản chất tương tự như sáp nhập và mua lại doanh nghiệp nói chung rất đa dạng, được diễn ra dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau: 1.1.1. Sáp nhập (Mergers) Sáp nhập là hình thức kết hợp mà một hoặc nhiều ngân hàng cùng loại (gọi là ngân hàng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một ngân hàng khác (gọi là ngân hàng nhận sáp nhập). Bên bị sáp nhập gọi là ngân hàng mục tiêu (target bank). Ngân hàng mục tiêu sẽ chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp nhập. Khi đó, thông thường thương hiệu của ngân hàng mục tiêu sẽ mất đi, chuyển tên cùng ngân hàng tiếp nhận. 1.1.2. Hợp nhất (consolidation) Hợp nhất là hình thức hai hay một số ngân hàng (gọi là ngân hàng bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một ngân hàng mới (gọi là ngân hàng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang ngân hàng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các ngân hàng bị hợp nhất. 1.1.3. Mua lại (hay còn gọi là thâu tóm – Acquisitions) Mua lại là hình thức kết hợp mà một ngân hàng mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của ngân hàng kia. Mục đích của hoạt động này nhằm hướng đến việc thâu tóm thị trường, mạng lưới phân phối hoặc tận dụng mạng lưới phân phối để đưa ra
  14. 6 thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Các đối tượng thường được chú ý đến trong trường hợp này là những ngân hàng đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có thị phần ổn định. Tuy vậy, đôi khi hoạt động mua lại cũng gắn liền với việc mua bán nợ và các đối tượng được nhắm tới là các ngân hàng đang trong tình trạng chuẩn bị giải thể, phá sản, không có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động này cũng có thể được gọi bằng cái tên khác là tái cấu trúc ngân hàng. Hình thức mua lại vừa đề cập thường do một ngân hàng lớn mua lại một ngân hàng nhỏ hơn. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có trường hợp một ngân hàng giành quyền quản lý và điều khiển một ngân hàng lớn hơn hoặc một ngân hàng có tiếng lâu đời và giữ lại danh tiếng đó cho ngân hàng lớn. Đây được gọi là nắm quyền kiểm soát ngược (reverse takeover). Trong giai đoạn từ 2005-2008, hoạt động mua lại tại thị trường Việt Nam diễn ra phổ biến trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng. Đa số các thương vụ mua lại trong lĩnh vực ngân hàng có giá trị chiếm tỷ trọng lớn đều có sự tham gia của ít nhất một bên là ngân hàng nước ngoài như: ANZ đầu tư vào NH TMCP Sài Gòn Thương Tín, HSBC mua cổ phần của Techcombank, BNP Paribas (NP) mua lại 15% cổ phần của OCB, Maybank có tỷ lệ sở hữu cổ phần tại NH An Bình lên 20%….Các hoạt động mua bán cổ phần của ngân hàng ở Việt Nam, đa số diễn ra trong tinh thần hợp tác, hai bên cùng đạt được những thỏa thuận nhất định, các ngân hàng không trở thành đơn vị trực thuộc và cũng không thành lập pháp nhân mới, mà thường cam kết hỗ trợ để cùng phát triển. Do đó, thực chất các thương vụ mua lại tại các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này chỉ nghiêng về đầu tư tài chính, liên kết kinh doanh. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài bị hạn chế mua cổ phần không quá 30% trong các thương vụ mua bán cổ phần với ngân hàng Việt Nam nên việc mua lại hoàn toàn là không thể. Vì vậy, luận văn này đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần sau khi mua lại tại Việt Nam thực chất là đánh giá hiệu quả của các ngân hàng được mua lại một phần từ các doanh nghiệp, các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2005-2008.
  15. 7 1.1.4. Hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh (Draft, 2008). Có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng chỉ số ROA, ROE (Topak, 2011). Các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Hiệu quả hoạt động của các NHTM có thể được đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối với hiệu quả tương đối:  Các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, loại chỉ tiêu này trong một số trường hợp lại gặp khó khăn khi so sánh với các ngân hàng có quy mô khác nhau.  Các chỉ tiêu hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch là hiệu quả hoạt động = chi phí/kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí). Những chi tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian, cũng như cho phép so sánh hiệu quả các ngân hàng có quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau (Nguyễn Quốc Trung, 2013). 1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng 1.2.1. Khả năng sinh lời  Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với vốn tự có bình quân của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity) ROE = Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này
  16. 8 cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn.  Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản- ROA Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng (lãi ròng) với tổng tài sản có trung bình – gọi là hệ số ROA (Return on Asset) ROA = Lợi nhuận ròng/tổng tài sản Ý nghĩa: một đồng Tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản). Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn. 1.2.2. Hiệu quả quản lý  Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập thuần Chỉ tiêu đánh giá thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập thuần - NIIR NIRR= Thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập thuần Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh mức đóng góp từ hoạt động tín dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng  Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần - EFF EFF= Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập thuần Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả quản trị chi phí so với tổng thu nhập thuần 1.2.3. Tính thanh khoản  Tổng dư nợ cho vay trên Tổng vốn huy động - LTD LTD = Dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động được để cho vay. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ quá cao sẽ gây nên rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng.  Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản – LTA LTA= Tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản
  17. 9 Tỷ lệ này phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng, nó cho biết phần tài sản có được phần bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém nhất. Bởi vậy, chỉ số này phần nào cho biết năng lực quản trị ngân hàng của các nhà quản lý. 1.2.4. Tính đòn bẩy  Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu- DER Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. DER = Tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ có thể hàm ý ngân hàng chịu rủi ro thấp.  Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản - ETA ETA= Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM (IMF, 2006). Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của ngân hàng. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng. 1.3. Các nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng mua lại trên thế giới V.R Nedunchezhian và K.Premalatha (Tháng 3/2013) đã có nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Ấn Độ trong suốt giai đoạn sau mua lại. Bằng cách sử dụng phân tích tỷ lệ tài chính, nhóm tác giả so sánh và phân tích các tỷ lệ an toàn vốn: tỷ lệ nợ/vốn cổ phần (DER), tổng tạm ứng/tổng tài sản (TATAR), tỷ lệ vốn cổ phần/tổng tài sản (ECTAR); tỷ lệ hiệu quả quản lý: tổng tạm ứng/tổng tiền gửi (TATDR), tăng trưởng tổng tài sản (AGR), tăng trưởng tổng tiền gửi (TDR), tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận: tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); tỷ lệ đòn bẩy trong giai đoạn trước mua lại 2003-2006 và giai đoạn sau mua lại 2008-2011. Sau đó, từ các chỉ số tài chính, nhóm tác giả dùng phương pháp kiểm định trị trung bình của 2 mẫu phụ thuộc (Paired-samples T-test) để xác
  18. 10 định sự khác biệt có ý nghĩa trong hoạt động tài chính trước và sau mua lại ở Ấn Độ. Với 4 ngân hàng được lựa chọn, bài nghiên cứu chỉ ra rằng về tổng thể, hoạt động của các ngân hàng có nhiều cải thiện giai đoạn sau mua lại. S.Venkatesan và K. Govindarajan (Tháng 1/2012) có bài nghiên cứu tính hiệu quả của các ngân hàng nhà nước và tư nhân trước và sau khi hoạt động mua lại với các tổ chức tài chính khác ở Ấn Độ. Hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng ở khu vực công và khu vực tư nhân ở Ấn Độ diễn ra từ năm 1995 đến năm 2006 được xem xét nghiên cứu. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ, với các chỉ số liên quan đến thanh khoản hoạt động, khả năng thanh toán và lợi nhuận như tỷ lệ tổng thu nhập/tổng tài sản, tổng thu nhập/tài sản cố định ròng, tỷ lệ chi phí từ lãi/thu nhập từ lãi, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, lợi nhuận ròng sau thuế/tổng thu nhập (NPM) để so sánh sự khác nhau giữa hai giai đoạn. Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong hoạt động, khả năng thanh toán và lợi nhuận của các ngân hàng khu vực công trước và sau thời gian mua lại. Trong khi đó các ngân hàng tư nhân có sự khác biệt lớn trong vấn đề thanh khoản giữa 2 giai đoạn. Nhóm tác giả cho rằng hiệu quả của các ngân hàng khu vực công và tư nhân bị ảnh hưởng bởi hoạt động mua lại. Tze San Ong, Cia Ling Teo, Boon Heng Teh (tháng 11/2011) đã phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại của Malaysia sau sáp nhập, mua lại bằng cách sử dụng so sánh và phân tích các tỷ lệ, phương pháp thống kê t-test và phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Kết quả cho thấy rằng, thương vụ mua lại không mang lại thay đổi đáng kể nào về hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Malaysia mua lại. Việc mua lại ngân hàng ở nước này chỉ có cải thiện đáng kể trong ROE, chi phí trên thu nhập, EPS và DPS. Fadzlan Sufian, Muhd-Zulkhibri Abdul Majid, Razali Haron phân tích hoạt động trước và sau mua lại của ngân hàng Singapore bằng phương pháp phi tham số, tham số và phân tích tỷ lệ tài chính và chọn giai đoạn 3 năm trước sáp nhập và 3 năm sau sáp nhập. Nghiên cứu cho thấy đối với phân tích tỷ lệ tài chính thì việc
  19. 11 mua lại, sáp nhập ngân hàng ở Singapore không tạo lợi nhuận cao hơn so với trước sáp nhập do chi phí cao. Tuy nhiên, sáp nhập, mua lại đã tạo hiệu quả tổng thể ở các ngân hàng nước này. Neena Sinha, K.P.Kaushik và Timcy Chaudhary (tháng 11/2010) có bài báo xem xét tác động của sáp nhập, mua lại đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính ở Ấn Độ. Phân tích bao gồm hai phần: đầu tiên, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ, nhóm tác giả thấy rằng có sự thay đổi trong vị trí của công ty trong giai đoạn 2000-2008. Thứ hai, nhóm tác giả xem xét những thay đổi về hiệu quả của công ty trong giai đoạn trước và sau mua lại bằng cách sử dụng phương pháp phi tham số kiểm định dấu và hạng Wilcoxon. Bài nghiên cứu tìm thấy có sự thay đổi đáng kể trong thu nhập của các cổ đông, nhưng không có thay đổi đáng kể trong khả năng thanh toán của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy về dài hạn những trường hợp sáp nhập, mua lại ở Ấn Độ có mối tương quan đáng kể giữa hiệu quả tài chính và thương vụ sáp nhập, mua lại, và các công ty sáp nhập có thể tạo ra giá trị chung. Altunbas và Marques (2008) đã nghiên cứu 207 thương vụ sáp nhập, mua lại diễn ra ở ngành ngân hàng trong Liên minh châu Âu (EU) từ 1992 đến 2001. Họ cho rằng các ngân hàng sau khi mua lại có sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động. Houston et al (2001) thì dẫn ra một điển hình là: 64 ngân hàng đã sáp nhập, mua lại trong suốt giai đoạn 1985 đến 1996 tại Mỹ theo quan sát cho thấy hiệu quả hoạt động đã được cải thiện sau khi mua lại, thông qua chỉ số Lợi nhuận sau thuế trên tài sản bình quân (ROAA) tăng lên. Elena Beccalli và Pascal Frantz sử dụng 714 giao dịch liên quan đến những ngân hàng mua lại ở Châu Âu và các mục tiêu trên khắp thế giới trong giai đoạn 1991-2005 để phân tích xem liệu một hoạt động mua lại có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hay không bằng cách sử dụng cả các chỉ số tỷ lệ kế toán, chi phí và lợi nhuận thay thế. Nhóm tác giả thấy rằng hoạt động mua lại ngân hàng có liên quan đến sự suy giảm nhẹ về lợi nhuận trên vốn cổ phần, dòng tiền thu
  20. 12 hồi và hiệu quả lợi nhuận đồng thời cũng có cải thiện đáng kể trong hiệu quả chi phí. Rhoades (1998) và Avkiran (1999) đã chọn 5 chỉ tiêu tài chính để phân tích chi phí, lợi nhuận và rủi ro. Chi phí ngoài lãi được xem là yếu tố phản ánh trực tiếp từ thương vụ mua lại, sáp nhập. Hai tỷ lệ chi phí được sử dụng cụ thể là, các chi phí ngoài lãi/tổng tài sản (NIE/TA) và chi phí nhân viên/tổng tài sản (PE/TA). Để theo dõi chất lượng danh mục cho vay, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPL/TL) cũng được sử dụng để phân tích với hai khả năng sinh lời khác, cụ thể là, lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE). Lum Chuen Aun có bài viết đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Malaysia giai đoạn sau mua lại thông qua chỉ số lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và lợi ích cổ đông. Tác giả dùng so sánh và phân tích tỷ lệ trong giai đoạn trước mua lại (1999-2000) và giai đoạn sau mua lại (2006-2007). Kết quả cho thấy việc mua lại không mang lại cải thiện về lợi nhuận của các ngân hàng trong khu vực thông qua chỉ số ROA. Tiết kiệm chi phí thể hiện qua chỉ số chi phí trên lợi nhuận có kết quả không thống nhất trong khi tất cả các ngân hàng có sự cải thiện chi phí trên tài sản. Lợi ích cổ đông được cải thiện. Pardeep Kaur, Gian Kaur (2010) đã sử dụng phương pháp phi tham số - bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại ở Ấn Độ. Tác giả xem xét việc sáp nhập, mua lại có ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng trước giai đoạn tự do hóa hay không bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng trong giai đoạn 1990-1991 đến 2007-2008. Bài nghiên cứu cũng kiểm tra hiệu quả khác biệt giữa khu vực công và tư nhân với cả hai phương pháp tham số và phi tham số. Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả chi phí trung bình đối với khu vực công là 73.4 và đối với các ngân hàng tư là 76.3 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu, và việc sáp nhập, mua lại đã mang lại thành công cho ngành ngân hàng Ấn Độ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2