intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo mô hình CAMELS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua các số liệu thu thập được và ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích, đề tài sẽ nghiên cứu được các ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động của Vietcombank, từ đó có hướng đề xuất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo mô hình CAMELS

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH LÊ THANH THẢO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMELS LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trịnh Lê Thanh Thảo
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI THEO MÔ HÌNH CAMELS ............. 1 1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 1 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................ 1 1.1.2. Vai trò hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................... 2 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ............ 3 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ......... 5 1.1.4.1. Nhân tố khách quan ............................................................................ 5 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................... 6 1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMELS ................................................................................................. 7 1.2.1. Giới thiệu mô hình CAMELS................................................................... 7 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá của mô hình CAMELS ........................................... 8 1.2.2.1. Mức độ an toàn vốn - Capital Adequacy ...................................... 8 1.2.2.2. Chất lượng tài sản có – Asset Quality .......................................... 9 1.2.2.3. Năng lực quản lý – Management Soundness ................................ 10 1.2.2.4. Lợi nhuận- Earníng and Profitability ........................................... 11 1.2.2.5. Tính thanh khoản – Liquidity ....................................................... 12 1.2.2.6. Tính nhạy cảm với rủi ro thị trường – Sensivity to market risk ..... 12 1.3. Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trên thế giới ........................................................................................ 13
  4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 17 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀ NG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMELS ......................................................................................................... 18 2.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ......................................................................................................... 18 2.1.1. Sơ lƣơ ̣c về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ........................... 18 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 18 2.1.1.2. Tình hình kinh doanh của Vietcombank ............................................. 19 2.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ............................................................................................... 21 2.1.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn..................................................... 21 2.1.2.2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn....................................................... 25 2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ ............................................ 27 2.1.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh theo mô hình truyền thống..... 29 2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam theo mô hình CAMELS ..................................................... 30 2.2.1. Về mức độ an toàn vốn ............................................................................ 30 2.2.2. Về chất lƣợng tài sản có ........................................................................... 31 2.2.3. Về năng lực quản lý ................................................................................. 32 2.2.4. Về lợi nhuận ............................................................................................ 36 2.2.5. Về tính thanh khoản ................................................................................. 38 2.2.6. Về mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng ............................................... 40 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam................................................................................... 41 2.3.1. Thành tựu ................................................................................................ 41 2.3.2. Hạn chế.................................................................................................... 44 2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................ 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 48
  5. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NH ẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀ NG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ...................................................................................................... 49 3.1. Mô ̣t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ............................................. 49 3.1.1. Cơ sở đề xuấ t giải pháp............................................................................ 49 3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ..... 49 3.1.1.2. Chiến lược phát triển của Vietcombank giai đoạn 2011-2020 ............... 50 3.1.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietcombank ........ 51 3.1.2.1. Nhóm giải pháp về xử lý và hạn chế nợ xấu .......................................... 51 3.1.2.2. Giải pháp tăng lợi nhuận ...................................................................... 54 3.1.2.3. Giải pháp kết hợp chiến lược khách hàng bán buôn và bán lẻ............... 59 3.2. Mô ̣t số khuyế n nghi ̣, đề xuất đối với các cấp hữu quan ...................... 60 3.2.1. Kiế n nghi ̣đố i với Chiń h phủ ................................................................... 60 3.2.2. Kiế n nghi ̣đố i với Ngân hàng Nhà nƣớc .................................................. 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 64 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng TMCP Á Châu AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BHTG: Bảo hiểm tiền gửi CTG - Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam DNNN: Doanh nghiệp Nhà nƣớc EIB – Eximbank: Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam EPS – Earning Per Share: Thu nhập trên cổ phiếu HDV: Huy động vốn HĐKD: Hoạt động kinh doanh MB: Ngân hàng TMCP Quân đội NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NIM – Net Interest Margin: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ROA – Return on Equity: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE – Return on Asset: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản STB - Sacombank: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín TCKT: Tổ chức kinh tế TECHCOMBANK: Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn USD - United States Dollars: Đô la Mỹ VCB – Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam VNĐ: Việt Nam đồng XNK: Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Chi phí huy động vốn bình quân của một số NHTM năm 2011-2012 .. 24 Bảng 2.2: Dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank năm 2008-2013 ..................... 25 Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng và tỷ lệ nợ cần chú ý của một số NHTM năm 2011-2013 .................................................................................................... 26 Bảng 2.4: Nợ nhóm 3,4,5 của Vietcombank năm 2008-2013 .............................. 26 Bảng 2.5: Doanh số và tốc độ tăng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank năm 2008-2013 ............................................................................. 28 Bảng 2.6: CAR của một số NHTM Việt Nam năm 2008-2013 ........................... 30 Bảng 2.7: Tỷ lệ khả năng chi trả H1 của Vietcombank năm 2008-2013 .............. 31 Bảng 2.8: Tỷ lệ cấp tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank năm 2008-2013 . 31 Bảng 2.9: Hệ số rủi ro tín dụng của Vietcombank năm 2008-2013 ..................... 32 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu khác đánh giá năng lực quản lý của Vietcombank năm 2008-2013 ............................................................................. 33 Bảng 2.11: Hệ số NIM, ROA, ROE của Vietcombank năm 2008-2013 .............. 37 Bảng 2.12: Hệ số NIM, ROA, ROE của một số NHTM năm 2013 ..................... 37 Bảng 2.13: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên chi phí hoạt động của Vietcombank năm 2008-2013 ...................................................................... 38 Bảng 2.14: Tỷ lệ chứng khoán chính phủ trên tổng đầu tƣ và tổng tài sản của Vietcombank năm 2008-2013 ....................................................................... 39 Bảng 2.15: Chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của Vietcombank năm 2010-2014 ............................................................................. 40
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietcombank năm 2008-2013 .. 19 Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của một số NHTM năm 2008-2012 ............................. 20 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trƣớc thuế của Vietcombank năm 2008-2013 ................. 21 Biểu đồ 2.4: Tổng vốn huy động của một số NHTM năm 2011-2013 ................. 22 Biểu đồ 2.5: Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ của Vietcombank năm 2008-2013 ................................................................................................... 23 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng huy động VND và USD của Vietcombank năm 2008-2012 ........................................................................................................ 24 Biểu đồ 2.7: Doanh thu hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank và cả nƣớc năm 2008-2013 ..................................................................................... 28 Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng tổng tài sản, dƣ nợ và lợi nhuận củaVietcombank năm 2008-2013 ................................................................................................... 32
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, nền kinh tế thế giới trên đà tụt dốc nghiêm trọng. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự phá vỡ bong bong bất động sản Hoa Kỳ, dẫn đến suy thoái kinh tế kéo theo hàng loạt các hệ quả xoay quanh việc tuyên bố phá sản của các tập đoàn lớn trong nƣớc. Cuộc suy thoái lan rộng sang nền kinh tế thế giới và kéo dài các năm sau đó. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động từ nền kinh tế toàn cầu. Khi các bong bong bất động sản của Việt Nam bị phá vỡ, hàng loạt các dự án bị đóng băng, nhiều công ty tập đoàn lớn, quy mô quốc gia phải tuyên bố lợi nhuận âm trong báo cáo hoạt động cuối năm. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Vấn đề nợ xấu là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với ngành ngân hàng hiện nay. Nhiều cuộc sáp nhập các ngân hàng cổ phần diễn ra theo đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nƣớc do năng lƣc cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kém. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến vấn đề việc làm trong nền kinh tế và ảnh hƣởng đến lòng tin của khách hàng đối với hệ thống tài chính quốc gia. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) là một trong những ngân hàng lớn có quy mô và uy tín trong nƣớc. Với bề dày lịch sử hoạt động hơn 50 năm và những cống hiến đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nƣớc, Vietcombank ngày càng giữ vị trí đầu tàu trong ngành ngân hàng. Do đó, trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, cùng áp lực cạnh tranh khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng có những bƣớc đi thật vững vàng và hiệu quả. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trƣớc đây về hiệu quả hoạt động của NHTM, tiêu biểu nhƣ: A CAMELS analysis of the Indian banking industry (năm 2010) của Mihir D. and Annyesha D., CAMEL(S) and banks performance evaluation: The way forward (năm 2008) của Wirnkar A.D and Tanko M., Ứng dụng mô hình CAMEL và phƣơng pháp DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam (2012) của Nguyễn Thị Ngân… Kế
  10. thừa phƣơng pháp nghiên cứu, đồng thời rút ra đƣợc các ƣu nhƣợc điểm của các công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình CAMELS làm mô hình nghiên cứu của đề tài. Bài nghiên cứu nhằm phân tích sâu vào 6 yếu tố đánh giá hoạt động của NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam và đƣa ra các giải pháp xoay quanh 6 yếu tố cụ thể theo mô hình này. Là một nhân viên của Vietcombank, với tâm huyết và lòng nhiệt tình gắn bó cùng tổ chức mình làm việc, cùng mong muốn góp một phần nhỏ đóng góp của mình vào sự phát triển ngày càng vững mạnh của Vietcombank trong bối cảnh hiện nay, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀ NG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMELS”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về NHTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua mô hình CAMELS. - Nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank, từ đó, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank thông qua mô hình CAMELS trong giai đoạn 2008-2013, nhận xét các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp xuất phát từ kết quả nghiên cứu đã thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank theo các tiêu chí đánh giá của mô hình CAMELS, cụ thể về mức độ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản có, năng lực quản lý, lợi nhuận, tính thanh khoản, tính nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng.
  11. - Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn từ 2008-2013. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp thống kê, bao gồm thu thập, tổng hợp, so sánh số liệu dựa trên các chỉ số báo cáo thƣờng niên của Vietcombank theo các chỉ số của mô hình CAMELS. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp từ các chỉ số phân tích đƣợc theo mô hình CAMELS, từ đó phân tích và đƣa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn từ 2008-2013. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Thông qua các số liệu thu thập đƣợc và ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích, đề tài sẽ nghiên cứu đƣợc các ƣu điểm và nhƣợc điểm trong hoạt động của Vietcombank, từ đó có hƣớng đề xuất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian tới. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luâ ̣n về hi ệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMELS CHƢƠNG 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam theo mô hình CAMELS CHƢƠNG 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoa ̣i Thƣơng Viê ̣t Nam
  12. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HI ỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI THEO MÔ HÌNH CAMELS 1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Wikipedia, hiệu quả (efficiency) đƣợc định nghĩa, một cách tổng quát, là việc sử dụng kết hợp tốt các yếu tố thời gian, công sức và chi phí nhằm đạt đƣợc mục đích hoặc nhiệm vụ đề ra, thƣờng đƣợc sử dụng với mục đích thể hiện việc nỗ lực đạt đƣợc kết quả đầu ra cụ thể với chi phí, công sức và sự lãng phí không cần thiết ở mức thấp nhất. Nhìn chung, hiệu quả là khái niệm đo lƣờng định lƣợng theo tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào. Theo từ điển Oxford, hiệu quả (efficient) đƣợc định nghĩa là việc đạt đƣợc kết quả tối đa với chi phí và công sức bỏ ra ít nhất. Trong bài nghiên cứu “Applying Efficiency Measurement Techniques to Central Banks” (năm 2003) của nhà kinh tế học Lottea J. Mester, đã định nghĩa hiệu quả hoạt động là việc đo lƣờng sự chênh lệch giữa kết quả đạt đƣợc thực tế so với kết quả kỳ vọng. Vì vậy, việc so sánh này luôn gắn với các tiêu chí cụ thể, chẳng hạn tối đa hóa đầu ra, tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh đƣợc đo lƣờng là hiệu số giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Thông thƣờng, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung: Hiệu quả hoạt động = Kết quả đầu ra – Các yếu tố đầu vào Trong đó, các yếu tố đầu vào thƣờng bao gồm: lao động, máy móc, thiết bị khoa học công nghệ và vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, tƣơng tự khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh, là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt đƣợc kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất của NHTM. Theo bài nghiên cứu “Applying Efficiency Measurement Techniques to Central Banks” (năm 2003) của nhà kinh tế học Lottea J. Mester, đã đề cập yếu tố đầu vào của các NHTM bao gồm sức lao động, vốn ngân hàng, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí cho ngƣời lao
  13. 2 động, máy móc, thiết bị… yếu tố đầu ra bao gồm các khoản lợi nhuận từ tín dụng doanh nghiệp, cho vay thế chấp bất động sản, lợi nhuận từ tiền gửi… Theo nhà kinh tế học Mariana Tomova với bài nghiên cứu “Efficiency of Europe Banking – Inquality and Integration” (năm 2005), cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM đƣợc đo lƣờng bởi chênh lệch đầu vào (bao gồm tổng tài sản cố định, tổng tiền gửi, các nguồn vốn) và đầu ra hay tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngân hàng (bao gồm lợi nhuận từ lãi và từ các nguồn thu nhập khác). Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đƣợc đo lƣờng một cách tổng quát thông qua tỷ lệ lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc đối với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận phản ánh khả năng sinh lời của NHTM, đƣợc quyết định bởi mức lãi thu đƣợc từ các khoản cho vay và đầu tƣ, bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và các thành phần của tài sản có. 1.1.2. Vai trò hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ giúp nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt đƣợc kết quả với chi phí, công sức và sự lãng phí không cần thiết ở mức thấp nhất là vấn đề đặt ra hàng đầu của nhà quản trị. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các giai đoạn giúp nhà quản trị có nhận định đúng và đề ra đƣợc kế hoạch tƣơng lai nhằm đạt đƣợc kế hoạch đề ra theo từng giai đoạn cụ thể. Mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ƣu các nguồn lực. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng nhƣ các mục tiêu khác, các nhà quản trị phải sử dụng nhiều phƣơng pháp, nhiều công cụ khác nhau, dựa trên việc phân tích nghiên cứu này. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ giúp nhà đầu tƣ có sự đánh giá chính xác nhằm đƣa ra các quyết định đầu tƣ đúng thời điểm. Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy đƣợc tình trạng sử dụng vốn hiệu quả ở mức cao thấp và dẫn đến quyết định tiếp theo của nhà đầu tƣ.
  14. 3 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM  Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity) ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu ROE đƣợc tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm). Đây là chỉ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thƣờng, nhằm đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy sinh lời đƣợc bao nhiêu. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng với mục đích tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu đầu tƣ. Tỷ lệ ROE cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông.  Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset) ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản (Tài sản có bình quân) ROA đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ (hay lƣợng tài sản). Khi sử dụng ROA để so sánh giữa các ngân hàng, nhà đầu tƣ thƣờng so sánh ROA của mỗi ngân hàng qua các năm và giữa các ngân hàng tƣơng đồng nhau trên thị trƣờng. ROA thể hiện việc chuyển vốn đầu tƣ thành lợi nhuận. ROA càng cao chứng tỏ ngân hàng kiếm đƣợc nhiều tiền hơn trên lƣợng đầu tƣ ít hơn.  Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM- Net Interest Margin) NIM = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi) / Tài sản có sinh lãi Hệ số này cho biết ngân hàng đang thực sự hƣởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động đầu tƣ tín dụng là bao nhiêu. Đây là một trong những hệ số quan trọng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, NIM thƣờng đƣợc các chủ ngân hàng quan tâm, nhằm kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngƣợc lại, NIM thấp cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
  15. 4  Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning Per Share) Đo lƣờng thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu đang lƣu hành. EPS = Thu nhập sau thuế / Tổng số cổ phiếu thƣờng phát hành Đây là phần lợi nhuận ngân hàng phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng, do đó là chỉ số đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm khi đầu tƣ vốn vào ngân hàng.  Chênh lệch lãi suất bình quân Chênh lệch lãi suất bình quân= (Thu từ lãi/ Tổng tài sản sinh lời) - (Tổng chi phí lãi/ Tổng nguồn vốn phải trả lãi) Là chỉ tiêu truyền thống đánh giá thu nhập của ngân hàng, đo lƣờng hiệu quả hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời đo lƣờng cƣờng độ cạnh tranh trong thị trƣờng ngân hàng. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chênh lệch bình quân lãi suất ngân hàng sẽ giảm khi cƣờng độ cạnh tranh tăng lên, buộc ngân hàng phải tìm cách bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất đi (thu phí từ các dịch vụ mới…).  Tỷ lệ tài sản sinh lời Tỷ lệ tài sản sinh lời = Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản Đây là tỷ lệ thể hiện tài sản sinh lời chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi tỷ lệ này giảm, đồng nghĩa với việc giảm thu nhập hiện tại của ngân hàng.  Mức tăng giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trƣờng Lợi nhuận ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động kinh doanh luôn đƣợc các nhà quản lý và nhà đầu tƣ quan tâm. Mức tăng giá cổ phiếu của ngân hàng là tín hiệu thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đƣợc xã hội thừa nhận. Thông thƣờng, giá trị cổ phiếu của các ngân hàng tăng khi:  Cổ tức kỳ vọng của ngân hàng dự kiến tăng do lĩnh vực ngân hàng đang đầu tƣ có hiệu quả, ví dụ: mua lại ngân hàng, mua lại doanh nghiệp,…
  16. 5  Do ngân hàng tăng thêm vốn điều lệ, tăng lợi nhuận ròng, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh…  Nhà đầu tƣ có dự báo tốt về hoạt động sắp tới của ngân hàng.  Chỉ số về An toàn vốn cấp 1 – Tier 1 Capital Ratio Chỉ số này thể hiện khả năng đảm bảo mỗi đồng vốn ròng của cổ đông góp vào bằng những tài sản của ngân hàng đã điều chỉnh rủi ro. Chỉ số này đƣợc tính toán bằng cách chia Vốn cấp 1 (Tier 1) cho tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro (Risk- weighted assets). Vốn cấp 1 đƣợc hiểu là tổng vốn góp của cổ đông và phần vốn cổ đông đƣợc hƣởng nhƣng không nhận lại (payout), mà để đó để tiếp tục phát triển ngân hàng. Việc quy định về những công cụ tài chính nào đƣợc tính vào vốn cấp 1 tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Ở Việt Nam, theo thông tƣ số 13/2010/TT- NHNN do Thống đốc NHNN ban hành về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vốn cấp 1 về cơ bản gồm vốn điều lệ (vốn đã đƣợc cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dƣ cổ phần đƣợc tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.4.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. NHTM chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh đó, NHTM phải cơ cấu lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ƣu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho bản thân NHTM có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lƣợng, loại hình sản phẩm, mẫu mã,... Nhƣ vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM, đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của NHTM. Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM càng gặp nhiều khó khăn.
  17. 6 Thứ hai, tập quán dân cƣ và mức độ thu nhập bình quân dân cƣ là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. Các NHTM cần phải nắm bắt và nghiên cứu để đáp ứng phù hợp thói quen tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cƣ. Những yếu tố này tác động gián tiếp đến quá trình marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, mối quan hệ và uy tín của NHTM là tiềm lực quan trọng ảnh hƣởng hoạt động kinh doanh của NHTM. NHTM có hình ảnh, uy tín tốt, bề dày hoạt động và thƣơng hiệu mạnh luôn có lợi thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay tạo dựng lòng tin, lòng trung thành của khách hàng... 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan Thứ nhất, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là tiềm lực tài chính của bản thân ngân hàng đó. Một ngân hàng mạnh về vốn tự có sẽ phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, huy động vốn, cho vay, tài trợ, đầu tƣ tài chính đạt hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng hoạt động theo mô hình truyền thống. Do hiện nay, thị trƣờng tài chính chịu nhiều sự ảnh hƣởng của bên ngoài, cần có sự thích nghi nhanh chóng nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng, đảm bảo dịch vụ đƣợc cung ứng tốt và kịp thời. Điều này đòi hỏi một tiềm lực kinh tế thực sự vững mạnh từ phía các NHTM. Do vậy, đây đƣợc xem là yếu tố quan trọng góp phần ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay. Thứ hai, năng lực quản trị của các cấp lãnh đạo ngân hàng và chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, tình hình kinh tế tài chính thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động, đòi hỏi ở các nhà quản trị tầm nhìn xa và rộng để có thể định hƣớng đƣợc hoạt động của ngân hàng theo hƣớng tích cực, phù hợp với môi trƣờng và hoàn cảnh. Bên cạnh đó, trình độ nguồn nhân lực ngân hàng, khả năng nắm bắt vấn đề, xử lý vấn đề, nắm bắt rõ các nghiệp vụ cũng là một yếu tố khá quan trọng tạo nên lợi nhuận của ngân hàng và là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng, góp phần đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
  18. 7 Thứ ba, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hƣởng quan trọng. Trong mỗi thời kỳ, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng có thể thay đổi để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, đồng thời đảm bảo đƣợc sự tuân thủ quy định của Nhà nƣớc. Ví dụ, trong giai đoạn trƣớc đây, các ngân hàng lớn gần nhƣ vẫn duy trì chiến lƣợc đẩy mạnh phục vụ các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh nhƣ hiện nay, bên cạnh áp lực cạnh tranh của các NHTMCP thì trọng tâm này dần chuyển sang việc phục vụ cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu và lợi nhuận hoạt động đề ra. Thứ tƣ, hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, sự thuận tiện trong việc giao dịch và an toàn bảo mật thông tin cũng là những yếu tố quyết định mà các NHTM đang dần cải thiện để tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng đó. Thứ năm, giá cả dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ là những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của bản thân NHTM. Hiện nay, thị trƣờng ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM về yếu tố đa dạng dịch vụ, chất lƣợng và giá cả sử dụng dịch vụ. Việc cân đối giá cả và chất lƣợng dịch vụ xét trên mặt bằng chung là yếu tố cần đƣợc xem xét khi cung cấp dịch vụ đối với khách hàng, nhằm đảm bảo đƣợc lƣợng khách hàng ổn định, sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng và chi phí bỏ ra ở mức hợp lý nhất. 1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo mô hình CAMELS 1.2.1. Giới thiệu mô hình CAMELS Mô hình CAMELS ra đời từ những năm 1970 ở Mỹ, do Cục quản lý các tổ chức tín dụng Hoa Kỳ NCUA (National Credit Union Administration) xây dựng, với mục đích đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua các yếu tố cơ bản: độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Đây đƣợc xem là một trong những mô hình đánh giá tƣơng đối toàn diện về hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Mô hình đã và đang đƣợc áp dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, rủi ro của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên
  19. 8 thế giới, dựa trên việc tính toán trên các số liệu và đánh giá theo thang đo từ 1-5 để giúp các nhà quản lý có cái nhìn bao quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Không những dành cho các nhà quản trị ngân hàng, việc phân tích đánh giá mô hình CAMELS cũng là công cụ hiệu quả giúp các đầu tƣ tìm kiếm các cơ hội và thấy đƣợc các rủi ro khi đầu tƣ vào ngân hàng. Dựa theo nghiên cứu của tác giả Wirnkar A.D và Tanko M. trong bài nghiên cứu “CAMEL and Bank performance: Evaluation: The way forward” (năm 2008), việc sử dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá thông qua 5 tiêu chí cơ bản: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lƣợng tài sản có (Asset Quality), năng lực quản lý (Management Soundness), lợi nhuận (Earning and Profitability), tính thanh khoản (Liquidity). Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2010 của hai nhà nghiên cứu Mihir Dash và Annyesha Das với đề tài “A CAMELS analysis of the Indian Banking Industry” đã bổ sung thêm yếu tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng (Sensitivity to market risk) trong việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ở Việt Nam, mô hình CAMELS đƣợc áp dụng vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM từ khi thành lập Quy chế xếp loại các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 1998. Đặc biệt, sau khi NHNN thông qua quyết định số 06/2008/QD- NHNN, CAMELS đƣợc chính thức áp dụng nhằm xếp loại hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM từ ngày 12/03/2008. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá của mô hình CAMELS 1.2.2.1. Mức độ an toàn vốn - Capital Adequacy Theo mô hình nghiên cứu của Mihir Dash và Annyesha Das, các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn của NHTM, bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động của bất kỳ tổ chức tín dụng nào nói chung, và ngân hàng nói riêng. Tổ chức có nguồn vốn ổn định, mạnh sẽ có nhiều cơ hội thành công trong hoạt động của mình. Đây là yếu tố cốt lõi khi đánh giá về hiệu quả hoạt động mà các cấp quản trị và nhà đầu tƣ luôn quan tâm theo dõi.
  20. 9 Vốn của các ngân hàng đƣợc chia thành 3 loại: - Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phòng đƣợc công bố gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn (vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần phổ thông), vốn dự trữ đã công bố (lợi nhuận không chia), lợi ích thiểu số (Minorrity interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính, lợi thế kinh doanh (Goodwill). - Vốn cấp 2: là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn nhƣ: vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các công cụ nợ hỗn hợp (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ƣu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp), đầu tƣ tài chính vào các công ty con và các tổ chức tài chính khác. - Vốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn. Khả năng chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn nói trên để ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3, trong đó, độ tin cậy của vốn cấp 3 với việc ứng phó rủi ro là thấp nhất. Chính vì vậy, Basel 1 đặt ra tiêu chuẩn quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vì vốn cấp 3 là vốn có độ tin cậy thấp nhất nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thƣờng chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Tỷ lệ an toàn vốn CAR = (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/ (Tổng tài sản Có rủi ro) *100% Hệ số này giúp xác định đƣợc khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Vì vậy, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nƣớc luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo chuẩn mực Basel II, các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn phổ biến là 8%. Ở Việt Nam theo thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010, tỉ lệ này đƣợc quy định là 9% với phƣơng pháp tính toán đã từng bƣớc tiếp cận Basel II. Việc nâng cao tỷ lệ an toàn vốn là việc làm cần thiết giúp các NHTM có thể thoát khỏi các cú sốc khi môi trƣờng kinh doanh gặp biến động. 1.2.2.2. Chất lượng tài sản có – Asset Quality
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0