intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này có mục đích phân tích hiệu quả của chính sách thuế đối với mặt hàng nước giải khát và đưa ra kiến nghị có nên hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG NGỌC PHONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT LÊN MẶT HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG NGỌC PHONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT LÊN MẶT HÀNG NƯỚC GIẢI KHÁT CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Đây là nghiên cứu chính sách của cá nhân, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2015 Tác giả Trương Ngọc Phong
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi đã nhận được sự giảng dạy tận tình từ các Giảng viên, và thái độ ân cần của các nhân viên phục vụ. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu, và hoàn thành luận văn này. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đinh Công Khải. Với vai trò là người hướng dẫn khoa học, Thầy đã giúp tôi hình thành hướng nghiên cứu, phương pháp, và những ý kiến phản biện sâu sắc để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô và nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì đã truyền cho tôi nhiều kiến thức quí giá và hỗ trợ tôi rất nhiệt tình trong thời gian học tập tại Trường. Tôi cũng xin dành những lời cảm ơn đến Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã có những góp ý sâu sắc trong quá trình hình thành ý tưởng nghiên cứu của tôi. Cảm ơn những anh chị cùng học tập tại Chương trình Fulbright trong lớp MPP6 về sự hỗ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Và cuối cùng, cảm ơn những người thân trong gia đình vì họ là nguồn động viên đối với tôi trong suốt thời gian học tập xa nhà. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Trương Ngọc Phong
  5. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát tại Việt Nam, và xem xét Chính phủ có nên hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng này. Tác giả sử dụng khung phân tích kinh tế học về thuế được Stiglitz (1986) đề xuất, kết hợp với phân tích định lượng về cầu tiêu dùng nước giải khát tại Việt Nam để trả lời các câu hỏi chính sách: (1) Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát có phải là một chính sách thuế hiệu quả? (2) Tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát sẽ như thế nào? và (3) Chính phủ Việt Nam có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát hay không? Dữ liệu VHLSS 2010 được sử dụng để ước lượng độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập cho mặt hàng nước giải khát làm cơ sở cho phân tích các tiêu chí của một chính sách thuế hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặt hàng nước giải khát có cầu co giãn mạnh theo giá, không phải là mặt hàng xa xỉ, và khó có thể kết luận tồn tại ngoại tác tiêu cực khi sử dụng sản phẩm này. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích 3 tiêu chí quan trọng trong 5 tiêu chí của một chính sách thuế hiệu quả là tính kinh tế, tính công bằng, và tính đơn giản (khả thi). Trong ba tính chất quan trọng của chính sách thuế hiệu quả có 2 tính chất mà chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nếu áp dụng lên mặt hàng nước giải khát sẽ không đạt được là (1) tính kinh tế và (2) tính công bằng; tiêu chí (3) tính đơn giản sẽ khó đạt được trong trường hợp chính phủ sử dụng các mức thuế suất phân biệt cho từng loại nước giải khát. Từ kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị chính sách được đề xuất là: (1) Nhà quản lý không nên thực hiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát ở thời điểm hiện tại; (2) Cơ quan thuế nên theo đuổi chính sách thuế không gây biến dạng tiêu dùng như thuế doanh thu, hoặc cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng nguồn thu từ các nhà sản xuất sản phẩm nước giải khát; (3) Các nhà hoạch định chính sách nên tập trung thiết kế các chính sách làm giảm giá mặt hàng sữa để khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhiều hơn. Cuối cùng nghiên cứu này cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chính xác hơn các tác động kinh tế của thuế đến ngành nước giải khát là tập trung nghiên cứu phía cung và nghiên cứu các trở ngại trong công tác hành thu. Từ khóa: Thuế tiêu thụ đặc biệt, Nước giải khát, Chính sách thuế hiệu quả, Hàm cầu, Độ co giãn
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii CÁC KHÁI NIỆM .................................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................................. x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu ............................. 2 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................................... 3 1.7 Cấu trúc luận văn .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 4 2.1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 4 2.2 Khung phân tích Kinh tế học về thuế ............................................................................. 4 2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt ...................................................................................................... 6 2.4 Chính sách thuế đối với nước giải khát trên thế giới ..................................................... 7 2.5 Lý thuyết hàm cầu tiêu dùng ........................................................................................... 8 2.6 Các mô hình nghiên cứu cầu tiêu dùng .......................................................................... 8 2.6.1 Mô hình phương trình đơn ....................................................................................... 8
  7. v 2.6.2 Các mô hình hàm cầu hệ thống (Demand Systems)............................................... 9 2.7 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................................ 10 2.7.1 Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................................... 10 2.7.2 Nghiên cứu trong nước........................................................................................... 13 2.8 Tóm tắt chương .............................................................................................................. 15 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ƯỚC LƯỢNG ............. 16 3.1 Giới thiệu chương .......................................................................................................... 16 3.2 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................................... 16 3.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 18 3.4 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 22 3.5 Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................... 22 3.6 Vấn đề ước lượng........................................................................................................... 24 3.7 Các thủ tục ước lượng mô hình ..................................................................................... 25 3.8 Tóm tắt chương .............................................................................................................. 26 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN .................................................. 27 4.1 Giới thiệu chương .......................................................................................................... 27 4.2 Khái quát về ngành nước giải khát Việt Nam .............................................................. 27 4.3 Ngoại tác tiêu cực từ nước giải khát ............................................................................. 27 4.4 Xây dựng hàm cầu nước giải khát và xác định độ co giãn.......................................... 28 4.5 So sánh kết quả ước lượng độ co giãn với một số nghiên cứu trước.......................... 29 4.6 Phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát ................... 31 4.6.1 Phân tích tính kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát ............. 31 4.6.2 Phân tích tính công bằng của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát ....... 32 4.6.3 Phân tích tính đơn giản của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát .......... 32 4.7 Phân tích tác động kinh tế của thuế đối với nước giải khát ........................................ 34 4.8 Tóm tắt chương .............................................................................................................. 35
  8. vi CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH........................................ 36 5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 36 5.2 Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 36 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 39 Tài liệu Tiếng Việt ............................................................................................................... 39 Tài liệu Tiếng Anh ............................................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 44 Phụ lục 1: Tìm hiểu về ngoại tác tiêu cực của nước giải khát ........................................... 44 Phụ lục 2: Cách xây dựng hàm cầu theo lý thuyết kinh tế học ......................................... 46 Phụ lục 3: Xây dựng hàm cầu theo cách tiếp cận đối ngẫu ............................................... 48 Phụ lục 4: Các dạng hàm cầu mô hình phương trình đơn ................................................. 52 Phụ lục 5: Các mô hình hàm cầu hệ thống ......................................................................... 53 Phụ lục 6: Cách tính tỷ lệ IMR ............................................................................................ 57 Phụ lục 7: Thủ tục ước lượng mô hình LA/AIDS .............................................................. 59 Phụ lục 8: Kết quả hồi qui hàm Probit ................................................................................ 61 Phụ lục 9: kết quả ước lượngmô hình LA/AIDS với ràng buộc tính đồng nhất và tính đối xứng ...................................................................................................................................... 65 Phụ lục 10: Độ co giãn theo giá chéo của các mặt hàng.................................................... 66 Phụ lục 11: Tính toán tác động của thuế............................................................................. 67 Phụ lục 12: Nghi vấn chuyển giá của Coca-Cola và PepsiCo ........................................... 70
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh Tắt AIDS - Almost Ideal Demand System BMI Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế Business Monitor International DWL Tổn thất vô ích Deadweight Loss IMR - Inverse Mill’s Ratio Linear Approximate Almost LA/AIDS - Ideal Demand System TR Tổng doanh thu Total Revenue TC Tổng chi phí Total Cost Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Vietnam Household Living VHLSS Việt Nam Standards Survey
  10. viii CÁC KHÁI NIỆM 1. Độ thỏa dụng: mức độ thỏa mãn mà một người nhận được khi tiêu thụ một hàng hóa hoặc thực hiện một hoạt động (Pindick và Rubinfeld, 1995). 2. Ngoại tác tiêu cực: là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này làm tăng chi phí của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả (Pindick và Rubinfeld, 1995). 3. Độ co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường mức độ thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nó cho biết khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu % (Pindick và Rubinfeld, 1995). 4. Độ co giãn của cầu theo giá riêng: đo lường mức độ thay đổi lượng cầu của một hàng hóa khi giá của nó thay đổi với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Độ co giãn theo giá riêng cho biết khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu % (Pindick và Rubinfeld, 1995). 5. Độ co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường mức độ thay đổi lượng cầu của một hàng hóa khi giá các hàng hóa khác thay đổi, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Độ co giãn chéo cho biết khi giá của một mặt hàng liên quan thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa đang xét thay đổi bao nhiêu % (Pindick và Rubinfeld, 1995). 6. Thuế: là một khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc cho chính phủ mà không gắn với bất kỳ một lợi ích cụ thể nào cho đối tượng nộp thuế, nó được xem là hình thức chuyển giao quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế từ người nộp thuế sang nhà nước, và được phân bổ thông qua chính sách chi tiêu của chính phủ (Stiglitz, 1986).
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu ............................................... 18 Bảng 3.2: Tổng quan mẫu nghiên cứu .................................................................................... 23 Bảng 3.3: Giá trung bình của các sản phẩm đồ uống ............................................................. 24 Bảng 4.4: Hệ số hồi qui ước lượng trong mô hình LA/AIDS với ràng buộc đối xứng và đồng nhất được áp đặt .............................................................................................................. 28 Bảng 4.5: Độ co giãn của cầu theo thu nhập, và độ co giãn của cầu theo giá riêng ............ 29 Bảng 4.6: So sánh độ co giãn giữa các nghiên cứu khác nhau .............................................. 30 Bảng 4.7: Ước lượng tác động kinh tế của thuế ..................................................................... 35
  12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Tổn thất vô ích dưới tác động của thuế .................................................................... 5 Hình 2.2: Khung phân tích kinh tế học về thuế ........................................................................ 6 Hình 3.3: Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................................... 17 Hình ii.1: Tối đa hóa độ thỏa dụng và tối thiểu hóa chi phí. ................................................. 46 Hình xi.2: Các trường hợp đặc biệt của mô hình thị trường Nước giải khát ........................ 67 Hình xii.3: Doanh thu, lợi nhuận của Coca-ColaViệt Nam 2004-2010 (tỉ đồng) ................ 70
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Ngành công nghiệp nước giải khát hiện được xem là ngành kinh doanh hấp dẫn. Tổng doanh thu ngành tính riêng cho năm 2013 của ngành là 11.870 tỷ VND, tổng sản lượng tiêu thụ lên đến 2.083,06 triệu lít, và tốc độ tăng trưởng trung bình 19,35% giai đoạn 2009 – 2013. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thị trường có dân số trẻ là các yếu tố chính tạo nên thuận lợi cho ngành phát triển. Hiện nay, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 23 lít/người/năm, thấp hơn so với mức trung bình thế giới vào khoảng 40 lít/người/năm. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới mức tiêu thụ nước giải khát vẫn tiếp tục gia tăng, và trở thành một thức uống phổ biến trong đời sống người dân, nhất là giới trẻ ở Việt Nam (VietinbankSc, 2014). Tháng 2 năm 2014 Bộ Tài Chính Việt Nam đưa nước giải khát có ga không cồn vào danh mục các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 10%, và đệ trình Quốc hội xem xét thông qua. Theo Bộ Tài chính, việc lạm dụng đồ uống có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bị bệnh béo phì, tiểu đường, sỏi thận, loãng xương, sâu răng. Dự thảo này vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía các nhà sản xuất nước giải khát có ga, đặc biệt là các nhà sản xuất nước giải khát nước ngoài, họ cho rằng không có bằng chứng y học nào xác thực cho thấy nước giải khát có ga gây ra các vấn đề sức khỏe, thuế nhắm vào nước giải khát có ga là chính sách vi phạm nguyên tắc “Đối xử quốc gia”, đồng thời đưa ra các lập luận về tác động tiêu cực của thuế đến ngành sản xuất nước giải khát, cũng như nền kinh tế. Mặc dù vậy, trên thế giới có nhiều nước đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế tiêu dùng đối với các sản phẩm nước giải khát như Hoa Kỳ, Phần Lan, Croatia, Thái Lan, Pháp…v.v. Nhìn chung việc đánh thuế lên mặt hàng nước giải khát trên thế giới chủ yếu dựa trên hàm lượng đường trong các sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia từng đánh thuế đối với sản phẩm này nhưng rồi bãi bỏ hoặc giảm thuế suất, như Ai Cập, Ai-len, Đan Mạch. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát gây tranh cãi và tồn tại hai lập luận đối lập với nhau. Thứ nhất, lập luận ủng hộ chính sách này cho rằng nước giải khát gây ra các vấn đề sức khỏe và cần phải hạn chế người dân sử dụng. Thứ hai, lập luận
  14. 2 chống đối cho rằng việc áp thuế đối với nước giải khát là một chính sách thuế không hiệu quả và gây tổn thất cho toàn nền kinh tế. Ở Việt Nam, cho đến nay việc có áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, chưa có cơ sở rõ ràng cho việc ra quyết định áp thuế hay không đối với mặt hàng này. Việc rút lại đề xuất đánh thuế lên nước giải khát có ga không cồn cho thấy sự lúng túng trong việc ra quyết định của các cơ quan liên quan. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trước những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này có mục đích phân tích hiệu quả của chính sách thuế đối với mặt hàng nước giải khát và đưa ra kiến nghị có nên hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng này. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu như trên, nghiên cứu này cần phải trả lời 4 câu hỏi sau: (1) Có tồn tại ngoại tác tiêu cực khi sử dụng nước giải khát hay không? (2) Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát có phải là chính sách thuế hiệu quả? (3) Tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát lên các bên liên quan1 như thế nào? (4) Chính phủ Việt Nam có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát hay không? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát công nghiệp; và phạm vi nghiên cứu là thị trường nước giải khát công nghiệp tại Việt Nam. 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu được phân tích dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế học về thuế. Theo đó, tác giả sẽ phân tích khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát ở Việt Nam theo lý thuyết về một chính sách thuế hiệu quả được Stiglitz (1986) đề xuất. Một chính 1 Các bên liên quan gồm: (1) người tiêu dùng được bị tác động qua việc giảm thặng dư tiêu dùng; (2) nhà sản xuất, bị tác động thông qua việc giảm doanh thu và giảm thặng dư sản xuất; và (3) GDP của nền kinh tế giảm thông qua việc giảm sản lượng sản xuất.
  15. 3 sách thuế hiệu quả nếu thỏa mãn ba yêu cầu (1) tính hiệu quả kinh tế; (2) Tính công bằng; và (3) Tính đơn giản. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng lý thuyết cầu tiêu dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng nước giải khát. Kỹ thuật phân tích định lượng được sử dụng để xây dựng hàm cầu nước giải khát ở Việt Nam, và đo lường độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập của mặt hàng này. Kết quả này sẽ được sử dụng tính để phân tích tính kinh tế và tính công bằng của chính sách thuế. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu được trích từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình, được thu thập bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu cung cấp kết quả đánh giá ở góc độ kinh tế học về tính hiệu quả của thuế đối với nước giải khát cho các quản lý có thêm cơ sở trong việc ra quyết định có nên áp thuế hay không. Đồng thời việc phân tích cầu nước giải khát của các hộ gia đình cũng giúp các nhà sản xuất, và các cơ quản quản lý có những chính sách quản lý ngành tốt hơn. 1.7 Cấu trúc luận văn Luận văn này gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1 giới thiệu tổng quát về vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm khung phân tích về thuế, lý thuyết cầu tiêu dùng, và những kết quả của các nghiên cứu có liên quan. Chương 3 trình bày các mô hình kinh tế lượng về đo lường cầu tiêu dùng được sử dụng trong nghiên cứu, các vấn đề ước lượng, và phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích và các thảo luận. Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ được trình bày trong Chương 5.
  16. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Nghiên cứu này tập trung phân tích hiệu quả của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nếu áp lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại Việt Nam. Trong chương này, tác giả trình bày khung phân tích để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày trong Chương 1. Tác giả sẽ tiến hành phân tích hiệu quả của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát dựa trên khung phân tích kinh tế học về thuế được Stiglitz (1986) đề xuất, và lý thuyết thuế tiêu thụ đặc biệt. Bên cạnh đó, lý thuyết cầu tiêu dùng cũng được sử dụng để ước lượng độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập của mặt hàng nước giải khát, nhằm hỗ trợ cho việc phân tích hiệu quả của chính sách thuế này. 2.2 Khung phân tích Kinh tế học về thuế Theo Stiglitz (1986) một hệ thống thuế tốt nếu nó đạt được 5 tính chất bao gồm (i) Hiệu quả kinh tế; (ii) Tính công bằng; (iii) Tính đơn giản về mặt hành chính; (iv) Tính linh hoạt; và (v) Tính trách nhiệm về mặt chính trị. Trong 5 yếu tố kể trên, 3 yếu tố cốt lõi của chính sách thuế hiệu quả là hiệu quả kinh tế, tính công bằng, và tính đơn giản, đây là 3 yếu tố được phân tích trong luận văn này. (i) Hiệu quả kinh tế yêu cầu chính sách thuế không can thiệp vào việc phân bổ nguồn lực hiệu quả, hay không gây ra các bóp méo hành vi kinh tế. Có nghĩa là, một khi chính sách thuế được áp dụng thì tổn thất vô ích mà xã hội phải gánh chịu là thấp nhất. Tổn thất vô ích luôn tồn tại, cơ chế gây tổn thất của thuế thông qua tác động về giá cả của hàng hóa. Theo đó, khi một mặt hàng bị áp thuế, giá của nó sẽ tăng lên, trong khi thu nhập của người tiêu dùng chưa tăng, điều này tương đương với việc giảm ngân sách chi tiêu, phản ứng của họ là cắt giảm chi tiêu hoặc sử dụng mặt hàng khác thay thế. Kết quả là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được bị suy giảm, điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với các nhà sản xuất. Chính vì vậy, một chính sách thuế được xem là đạt hiệu quả kinh tế nếu tổn thất vô ích do thuế gây ra là nhỏ nhất. Một loại hàng hóa có cầu (hoặc cung, hoặc cả hai) ít co giãn theo giá thì khi hàng hóa này bị áp thuế sẽ có ít sự biến dạng trong hành vi tiêu dùng (hoặc sản xuất), nói cách khác là thuế đối với những mặt hàng này ít gây ra tổn thất vô ích cho xã hội. Hình 2.1 dưới đây mô tả tác động này (Mankiw, 2010, tr. 179-181).
  17. 5 Hình 2.1: Tổn thất vô ích dưới tác động của thuế (a) Cung co giãn ít (b) Cung co giãn nhiều Giá Giá Khi cung co giãn Cung nhiều, phần tổn thất Khi cung ít co giãn, vô ích càng lớn. phần tổn thất vô ích Độ lớn càng nhỏ. Độ lớn Cung của thuế của thuế Cầu Cầu 0 0 Sản lượng Sản lượng Giá (c) Cầu co giãn ít Giá Cung (d) Cầu co giãn nhiều Cung Độ lớn Độ lớn của thuế Cầu Khi cầu ít co giãn, của thuế phần tổn thất vô Khi cầu co giãn ích càng nhỏ. nhiều, phần tổn thất vô ích càng lớn. Cầu 0 0 Sản lượng Sản lượng Nguồn: Mankiw, 2010, Hình 5, trang 180 (ii) Tính công bằng kinh tế đòi hỏi một hệ thống thuế tốt phải đảm bảo được tính công bằng dọc và công bằng ngang. Tính công bằng ngang đạt được nếu các đối tượng về mọi mặt như nhau phải chịu thuế ngang nhau. Ví dụ, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát vì cho rằng đường trong sản phẩm này gây ra các vấn đề sức khỏe thì cả các sản phẩm khác có đường cũng nằm trong diện chịu thuế. Ngược lại, tính công bằng dọc đòi hỏi các đối tượng khác nhau thì sẽ được đối xử khác nhau. Chính sách thuế được xem là đạt được công bằng dọc nếu người càng có khả năng chi trả cao sẽ càng đóng thuế nhiều hơn. Thông thường, hàng hóa chịu thuế mà người có thu nhập cao sử dụng nhiều hơn so với người có thu nhập thấp thì thuế đạt được tính công bằng dọc. Nói cách khác, tính công bằng dọc đạt được nếu hàng hóa chịu thuế có cầu co giãn nhiều theo thu nhập. (iii) Tính đơn giản về mặt hành chính (hay còn gọi là tính khả thi) đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản để việc quản lý dễ dàng và không tốn kém. Bất kỳ một sắc thuế nào cũng đối mặt với vấn đề chi phí quản lý thu thuế, chi phí này bao gồm hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là các khoản chi tiêu cho công tác hành thu của nhà quản lý, còn chi phí gián tiếp là các khoản mà người nộp thuế phải gánh chịu; ví dụ chi phí thời
  18. 6 gian khai báo thuế, hoàn thành các biểu mẫu, hay thuê luật sư…v.v. Chi phí hành thu phụ thuộc vào 4 yếu tố, gồm (1) những ghi chép không bị đánh thuế: đó là chi phí cho công tác kiểm tra sổ sách của các đối tượng nộp thuế. Ví dụ những doanh nghiệp lớn có hệ thống chứng từ đồ sộ thì cơ quan quản lý thuế sẽ tốn nhiều chi phí kiểm tra; (2) tính phức tạp của hệ thống thuế: nếu một chính sách thuế có nhiều qui định thì nó sẽ tạo thêm các chi phí trong quá trình quản lý; (3) các phân biệt về thuế suất: nếu hệ thống thuế có nhiều thuế suất thì các chủ thể nộp thuế sẽ tìm cách chuyển nhiệm vụ nộp thuế xuống các mức thuế suất thấp hơn, hoạt động này gây ra đồng thời hai loại chi phí nói trên; và (4) phụ thuộc vào bản chất của loại thuế, chẳng hạn thuế thu nhập thường được xem là loại thuế có chi phí hành thu cao hơn các loại thuế khác. Thông thường, một sắc thuế đạt được tính đơn giản về mặt hành chính nếu doanh thu thuế tạo ra cao hơn chi phí hành thu để thực hiện chính sách đó. Ba tính chất quan trọng của chính sách thuế hiệu quả có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây. Hình 2.2: Khung phân tích kinh tế học về thuế Tổn thất vô ích thấp: thường đạt Hiệu quả kinh tế được khi hàng hóa có cầu hoặc cung ít co giãn theo giá. Công bằng ngang: các hàng hóa có tính chất như nhau phải được Chính sách Tính công bằng đối xử như nhau. thuế hiệu quả Công bằng dọc: người có khả năng chi trả cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn. Tính đơn giản Doanh thu thuế lớn hơn chi phí hành thu. Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên đề xuất của Stiglitz (1986). 2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax) hay còn gọi là thuế phân biệt thường được sử dụng để đánh vào một mặt hàng mà chính phủ không khuyến khích người dân sử dụng (hàng xa xỉ hay hàng hóa tội lỗi), chẳng hạn như thuốc lá, rượu bia, xe hơi đắt tiền. Hàng hóa được chọn để đánh thuế thường có một hoặc vài đặc điểm sau: (1) việc tiêu dùng nó gây ra các ngoại tác tiêu cực; (2) những sản phẩm có cầu ít co giãn theo giá; (3) hàng hóa có độ co
  19. 7 giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1; và (4) hàng hóa mà việc sản xuất và kinh doanh cần được chính phủ điều tiết (Mccarten và Stotsky, 1995) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiệu quả là mức bằng với chi phí ngoại tác tại điểm tiêu dùng tối ưu xã hội. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt là tương đối dễ quản lý, tổn thất xã hội thấp vì cầu hàng hóa ít co giãn theo giá, ít bị phản đối bởi hợp với đạo đức xã hội. Tính hiệu quả được đảm bảo vì là loại thuế đánh vào hàng hóa không có hàng hóa thay thế nên ít tạo ra biến dạng; làm giảm ngoại tác tiêu cực nên thuế này đạt được lợi ích kép, vừa tăng nguồn thu mà vừa giảm các hành vi không có lợi cho xã hội. Tính công bằng thể hiện ở khía cạnh công bằng dọc khi thuế này được áp vào các mặt hàng mà những người có khả năng chi trả cao mới sử dụng. Tính khả thi được thể hiện ở khía cạnh công tác hành thu tốn ít chi phí vì dễ xác định nguồn thu, dễ kiểm soát, khả năng áp thuế tại nguồn rất cao. Nhà quản lý thuế chỉ cần căn cứ vào doanh số của các nhà sản xuất để thu thuế, hơn nữa số lượng các nhà sản xuất mặt hàng loại này cũng rất hạn chế (Mccarten và Stotsky, 1995). 2.4 Chính sách thuế đối với nước giải khát trên thế giới Có nhiều nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát như: (1) Ở Hoa Kỳ, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính cho mặt hàng đồ uống có đường, được gọi là thuế Soda (Soda Tax) theo từng bang, ví dụ ở Washington mức thuế suất là 1,8%/lit; (2) Ở Hà Lan, nước giải khát có ga phải chịu thuế tiêu dùng (Consumption Tax) với mức thuế suất 2,97%/lít; (3) Ở Phần Lan, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho các loại đồ uống với thuế suất 1,81%/lít; (4) Ở Croatia, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp cho nước giải khát không cồn với thuế suất 2,24%/lít; (5) Ở Thái Lan, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất phân biệt cho các loại đồ uống như nước soda, đồ uống tổng hợp, và nước trái cây với thuế suất lần lượt là 25% tương đương 0,77 bath/440 cc, 20% tương đương 0,37 bath/440 cc. Năm 2012, Pháp là quốc gia tiếp theo đánh thuế lên đồ uống có đường với mức thuế khoảng 2 cent/hộp. Mặc dù vậy, cũng có một số quốc gia từng áp thuế lên nước giải khát nhưng sau đó đã giảm hoặc bãi bỏ. Ai Cập đã giảm thuế suất từ 65% xuống 25%, và giữ đến nay. Ai-len đã giảm mức thuế 0,10 £/gallon trong giai đoạn 1975– 1979, giảm tiếp 0,37 £/gallon trong giai đoạn 1980– 1990, đến giai đoạn 1990– 1992 giảm tiếp 0,29 £/gallon, và bãi bỏ chính sách thuế này vào tháng 11/1992. Đan Mạch đã xây dựng rồi lại bãi bỏ thuế thuế đường trong đồ uống chỉ sau hơn 1 năm áp dụng.
  20. 8 2.5 Lý thuyết hàm cầu tiêu dùng Lý thuyết kinh tế cung cấp hai phương pháp cận để tạo ra hàm cầu gồm: (1) Phương pháp tối ưu hóa trong kinh tế học cổ điển; và (2) Xác định tổng số phương trình vi phân cho mỗi sản phẩm (Theil & Clements, 1987) (xem chi tiết tại Phụ lục 2). Cách tiếp cận thứ nhất cho phép xây dựng các hàm cầu thỏa mãn các tính chất cơ bản của lý thuyết cầu là tính cộng dồn, tính đồng nhất, tính đối xứng, và tính ngược chiều. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cách tiếp cận thứ nhất, tức là hàm cầu được hình thành dựa trên tiếp cận tối ưu hóa. Để xây dựng hàm cầu theo phương pháp tối ưu hóa có hai cách tiếp cận thay thế lẫn nhau, hay còn gọi là cách tiếp cận đối ngẫu. Cách thứ nhất, người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng (Max. U(q)) với điều kiện ngân sách bị giới hạn, hướng này cho ra hàm cầu Marshallian, là một hàm theo giá và thu nhập, (xem chi tiết tại Phụ lục 3a). Hàm cầu Marshallian có dạng sau: qi* = Di(p1, p2 , ...,pn, x) = Di(x,p) (2.1) Cách thứ hai, người tiêu dùng tối thiểu hóa chi phí (Min. pq) với điều kiện độ thỏa dụng không đổi, giả định rằng sự thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng sẽ “bù đắp” cho sự thay đổi của giá cả để duy trì được độ thỏa dụng như ban đầu, cách này tạo ra hàm cầu Hicksian, là một hàm theo giá và độ thỏa dụng (Hugh Gravelle & Ray Rees, 2004, trích trong Phạm Thành Thái, 2013) (xem chi tiết tại Phụ lục 3b). Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng một hàm cầu theo giá và thu nhập nhằm ước lượng độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập cho mặt hàng nước giải khát. Vì vậy, tác giả sử dụng cách tiếp cận thứ nhất để xây dựng hàm cầu, nghĩa là cách tiếp cận đ ể xây dựng hàm cầu Marshallian. 2.6 Các mô hình nghiên cứu cầu tiêu dùng 2.6.1 Mô hình phương trình đơn Mô hình phương trình đơn là các dạng hàm cầu đầu tiên được xây dựng để nghiên cứu cầu tiêu dùng, các loại hàm cầu này bao gồm dạng hàm log kép, và phân tích Stone (Stone’s Analysis). Nhìn chung, các mô hình hàm cầu đơn là tương đối dễ ước lượng. Tuy nhiên, nó bỏ qua các ràng buộc quan trọng là tính cộng dồn, tính đối xứng, và tính đồng nhất. Kết quả là các tham số ước lượng được ở mô hình phương trình đơn thường kém hiệu quả. Mặt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1