intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------o0o------------ PHẠM THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VI MÔ CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------o0o------------ PHẠM THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VI MÔ CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 2018 Người thực hiện Phạm Thị Thu Hiền
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH VÀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO .................................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh ........... 4 1.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Ngân hàng phục vụ người nghèo ......................................................................................................................... 4 1.1.2 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh ......... 5 1.1.2.1 Quá trình thành lập ................................................................................. 5 1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 6 1.1.2.3 Mục tiêu hoạt động của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 – 2020 ..................................................................................... 8 1.2 Những vấn đề cần quan tâm tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh ................................................................................................................... 9 1.2.1 Lượng vốn vay bình quân người nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu ........ 9 1.2.2 Hiệu quả cho vay người nghèo chưa cao ................................................... 10 1.2.3 Vấn đề huy động vốn khó khăn ................................................................... 12 1.2.4 Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh chưa cao ............................................ 15 1.3 Vai trò của việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh.................. 16
  5. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGƯỜI NGHÈO VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VI MÔ CỦA NGƯỜI NGHÈO .......... 18 2.1 Cơ sở lý thuyết về nguồn vốn tín dụng vi mô cho người nghèo ................... 18 2.1.1 Lý thuyết về người nghèo ............................................................................ 18 2.1.1.1 Khái niệm đói nghèo ................................................................................ 18 2.1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo ........................................................................... 19 2.1.1.3 Cơ sở và tiêu chí để đánh giá nghèo ....................................................... 20 2.1.1.4 Vai trò của người nghèo trong phát triển kinh tế xã hội ......................... 20 2.1.2 Lý thuyết về nguồn vốn tín dụng vi mô ....................................................... 20 2.1.2.1 Khái niệm tài chính vi mô ........................................................................ 21 2.2.2.2 Khái niệm tín dụng vi mô ......................................................................... 22 2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô cho người nghèo ...................................................... 23 2.2.1 Ngân hàng Grameen (Bangladesh) ............................................................. 23 2.2.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ ............................................................................. 25 2.2.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...................................................... 25 2.3 Lược khảo nghiên cứu ................................................................................... 26 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 26 2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 28 2.4 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 31 2.4.1 Khung nghiên cứu ....................................................................................... 31 2.4.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 32 2.4.3 Cỡ mẫu ........................................................................................................ 33 2.4.4 Các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................... 33 2.4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TDVM CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH TRÀ VINH ....... 40 3.1 Thực trạng người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ...................................... 40
  6. 3.2 Doanh số cho vay người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 ....................................................................... 42 3.3 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh thông qua kết quả hồi quy Logistic ..................................................................................................................... 43 3.3.1 Kết quả thống kê mô tả ............................................................................... 43 3.3.2 Kết quả kiểm định ....................................................................................... 52 3.3.2.1 Kết quả kiểm định Wald ........................................................................... 52 3.3.2.2 Kết quả kiểm định Omnibus ..................................................................... 53 3.3.2.3 Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình .................................. 53 3.3.2.4 Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình .............. 54 3.3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 54 3.3.4 Nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh.................. 57 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................... 59 4.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh ............................. 59 4.1.1 Nhóm giải pháp dựa trên kết nghiên cứu ................................................... 59 4.1.2 Nhóm giải pháp dựa trên thực trạng người nghèo trên địa bàn tỉnh ......... 60 4.2 Kết luận .......................................................................................................... 62 4.3 Khuyến nghị .................................................................................................. 63 4.3.1 Đối với người nghèo ................................................................................... 63 4.3.2 Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 63 4.3.3 Đối với chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh ................. 64 4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Tài liệu Tiếng Anh PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HĐQT : Hội đồng quản trị KNTC : Khả năng tiếp cận NH : Ngân hàng NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHTM : Ngân hàng thương mại TCVM : Tài chính vi mô TD : Tín dụng TDCT : Tín dụng chính thức TDVM : Tín dụng vi mô TKVVV : Tiết kiệm và vay vốn XĐGN : Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Doanh số thu nợ, xóa nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 ................... 11 Bảng 1.2 Số liệu về nguồn vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 .............................................................................................................. 14 Bảng 1.3 Tổng dư nợ cho vay người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 ..................................................................................... 15 Bảng 2.1 Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình Logistic ..................................................................................................................... 35 Bảng 3.1 Doanh số cho vay người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 .............................................................................................. 42 Bảng 3.2 Các huyện được khảo sát...................................................................... 43 Bảng 3.3 Trình độ học vấn của người nghèo ....................................................... 46 Bảng 3.4 Mục đích vay vốn của người nghèo ..................................................... 47 Bảng 3.5 Quy mô hộ gia đình được khảo sát....................................................... 48
  8. Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Wald....................................................................... 52 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định Omnibus................................................................. 53 Bảng 3.8 Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình .............................. 53 Bảng 3.9 Bảng phân loại dự báo .......................................................................... 54 Bảng 3.10 Kết quả hồi quy Logistic .................................................................... 55 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh .............................. 7 Hình 2.1 Các thành phần của TCVM .................................................................. 21 Hình 2.2: Khung nghiên cứu................................................................................ 31 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 38 Biểu đồ 1.1 Dư nợ bình quân người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2017 .............................................................................................. 9 Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng người nghèo vay vốn được khảo sát.................................. 43 Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng người Kinh, Khmer được khảo sát .................................... 44 Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng nam, nữ được khảo sát ...................................................... 45 Biểu đồ 3.4 Tuổi của chủ hộ ................................................................................ 45 Biểu đồ 3.5 Thu nhập bình quân của hộ nghèo được khảo sát ............................ 47 Biểu đồ 3.6 Tổng tài sản của người nghèo được khảo sát ................................... 49
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tóm tắt đề tài Trà Vinh là tỉnh nghèo đứng thứ hai sau tỉnh Sóc Trăng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với điểm xuất phát thấp, có khoảng 31,5% là đồng bào dân tộc Khmer (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2017). Do đó, vấn đề làm sao để giúp người nghèo có thể thoát nghèo bền vững và có điều kiện phát triển kinh tế là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Để giải quyết vấn đề này, nguồn vốn tín dụng vi mô (TDVM), một thành phần quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính thức (TDCT) nhằm cung cấp các khoản vay nhỏ người nghèo, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù nguồn vốn TDVM không lớn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khi đến được tận tay người nghèo, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và thoát khỏi nghèo đói. Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Trà Vinh cung ứng hơn 90% lượng vốn TDVM cho người nghèo trên địa bàn tỉnh. Thực tế hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh cho thấy có bốn vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, lượng vốn vay bình quân người nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu. Thứ hai, hiệu quả cho vay người nghèo chưa cao. Thứ ba là vấn đề huy động vốn khó khăn. Và vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là khả năng tiếp cận (KNTC) nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh còn chưa cao, hoặc nếu người nghèo có vay được vốn TDVM phải thông qua người đại diện, tốn kém chi phí hoa hồng. Từ những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh” đứng trên góc độ người nghèo. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát 385 người
  10. 2 nghèo trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017, trong 385 người nghèo được khảo sát, có 228 người nghèo tiếp cận được và 157 người nghèo không tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Kết quả hồi quy Logistic cho thấy trong 10 biến độc lập được sử dụng thì có 5 biến có ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh bao gồm: Quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn, thu nhập bình quân năm, tỷ lệ phụ thộc, và tiết kiệm. Từ kết quả nghiên cứu và khảo sát chuyên gia, tác giả đề xuất giải pháp thiết thực nhằm nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, giúp người nghèo trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn TDVM hơn, phát huy vai trò của chi nhánh NHCSXH trong việc góp phần hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả kỳ vọng trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng tiếp cận nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh như thế nào?
  11. 3 - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh? - Giải pháp nào giúp nâng cao KNTC nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh? 4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Đề tài chỉ tập trung vào đối tượng là KNTC nguồn vốn TDVM từ phía người nghèo đã vay tại NHCSXH và người nghèo chưa được vay vốn TDVM tại ngân hàng CSXH . 4.2 Phạm vi nghiên cứu và địa bàn triển khai Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 385 hộ nghèo có tiếp cận và không tiếp cận TDVM tại 04 huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang. 4.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian dữ liệu thứ cấp của đề tài được giới hạn trong giai đoạn 2011 - 2017. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. Trong đó, dữ liệu định tính được thu thập từ ngày 05 tháng 10 năm 2017 đến ngày 20 tháng 10 năm 2017. Dữ liệu định lượng được thu thập từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017.
  12. 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH VÀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VI MÔ CHO NGƯỜI NGHÈO 1.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh 1.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Ngân hàng phục vụ người nghèo Sau năm 1990 khi thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã tăng cường hợp tác phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Về đối nội, Chính phủ khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế với mục đích xóa bỏ bao cấp và mở rộng nền kinh tế thị trường để hội nhập phát triển. Các cấp chính quyền đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, khảo sát các đối tượng người nghèo, các đối tượng chính sách, những người thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn để tự phát triển kinh tế... Trước tình hình đó, vào tháng 4 năm 1995 ngân hàng (NH) Nhà nước cùng với NH Ngoại thương Việt Nam đã tạo lập và trích nguồn vốn hoạt động tín dụng (TD) chuyển sang NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm nhiệm vụ cho vay người nghèo với nguồn vốn ban đầu khoản 432 tỷ, mục tiêu cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi không cần thế chấp tài sản. Đến tháng 8 năm 1995 Chính phủ ký quyết định số 525/QĐ-TTg cho phép thành lập NH phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1996 do hệ thống NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm đại lý. Sau 6 năm hoạt động cùng với sự phát triển của các loại hình tổ chức TD thương mại Nhà nước và cổ phần, NH phục vụ người nghèo đã bộc lộ ra nhiều hạn chế đó là nguồn vốn không phát huy hiệu quả và đa số người nghèo chưa thể tiếp cận nguồn vốn TDVM, nguyên nhân là không có bộ máy điều hành tác nghiệp riêng, không có những nghị định, quy định riêng cho loại hình tổ chức TD, việc người nghèo vay được hay không là do cán bộ TD NH Nông nghiệp đảm nhận. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập NHCSXH theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg trên cơ sở tổ chức lại NH phục vụ người nghèo. NHCSXH thành lập và tạo ra kênh TD riêng nhằm tách nguồn vốn
  13. 5 TDVM đối với người nghèo và nguồn vốn TD ưu đãi dành cho đối tượng chính sách ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM). NHCSXH là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, là một pháp nhân, có vốn điều lệ. Trong quá trình tổ chức hoạt động tự chỉnh đốn cũng như học tập kinh nghiệm của các nước như Bangledesh, Thái Lan, Malaysia. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy và ban hành kịp thời cùng lúc với việc thành lập NH đó là nghị định số 78/2002/NĐ-CP về TD người nghèo và các đối tượng chính sách khác, ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH, trong đó có nêu NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, được tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp, thực hiện huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay. 1.1.2 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh 1.1.2.1 Quá trình thành lập Cùng với sự thành lập của các chi nhánh NHCSXH tại các tỉnh, thành trên cả nước, chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh được thành lập theo quyết định số 75/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 7 năm 2003. Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh theo mô hình thống nhất trong toàn hệ thống. Qua 15 năm hoạt động, chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo và cải thiện cuộc sống từ nguồn vốn TDVM. Từ 84 tỷ đồng dư nợ khi mới thành lập, đến cuối năm 2017 dư nợ các chương trình TDVM toàn tỉnh đạt 1.982 tỷ đồng, tăng 1.898 tỷ đồng (tăng gấp 22,6 lần so với năm 2003, bình quân tăng 13% năm). Tổng doanh số cho vay các chương trình TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đạt 5.987 tỷ đồng, với trên 452.000 lượt khách hàng được vay vốn. Nguồn vốn TDVM đã giúp trên 452 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay, trong đó có
  14. 6 trên 54 nghìn hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm mới cho trên 73 nghìn lao động; gần 1.000 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; trên 20 nghìn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ xây dựng gần 51 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và xây dựng gần 30 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo. Với mô hình tổ chức và phương thức TD đặc thù, chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh có được nhiều cán bộ tâm huyết từ cơ quan chính quyền và Hội đoàn thể tham gia nhận quản lý và nhận ủy thác. Có thể nói chương trình TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh là một công cụ hữu hiệu trong việc giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. 1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức Quản trị chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh là HĐQT (có 13 thành viên) gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách, trong đó 01 thành viên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh kiêm trưởng Ban Đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, các thành viên còn lại là lãnh đạo các Sở, Ban nghình: Sở Lao động Thương Binh – Xã hội, Sở Tài Chính, NH Nhà nước, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp, Liên Đoàn Lao động, Mật trận tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên và giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Đại diện HĐQT thực hiện theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp trên. Điều hành hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh là Ban giám đốc, bộ phận tham mưu giúp việc có 05 phòng nghiệp vụ chuyên môn gồm: phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kiểm toán - Nội bộ và phòng Tin học, ngoài ra chi nhánh thành lập 07 phòng giao dịch tại đơn vị các huyện: huyện Duyên Hải, huyện Tiểu Cần, huyện Châu Thành, huyện Cầu Kè, huyện Trà Cú, huyện Càng Long, huyện Cầu Ngang. Tại phòng giao dịch cấp huyện có đầy đủ nhiệm vụ, chức năng, quyền hành thực thi chính sách cho vay hộ nghèo như một NH cấp tỉnh do có một cơ cấu tổ chức là Ban đại diện HĐQT cấp huyện có các nhân sự như thành viên Ban đại diện HĐQT
  15. 7 cấp tỉnh. Tuy nhiên tại phòng giao dịch cấp huyện có điều khác biệt so với NHTM đó là tại phòng giao dịch có Ban đại diện HĐQT, có con dấu, có bảng cân đối kế toán, tự hạch toán thu – chi theo đơn giá khoán thu chi, được duy trì định mức tồn quỹ, thành lập kho quỹ và mở tài khoản tại các hệ thống NHTM khác, thực hiện tiếp nhận vốn và quản lý vốn, giải ngân vốn vay chương trình theo nghị quyết của HĐQT cấp huyện đề ra. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh BAN GIÁM ĐỐC BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH TỈNH TRÀ VINH PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ TOÁN KIỂM TOÁN TIN HỌC NGHIỆP VỤ NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP THÀNH PHỐ, HUYỆN DUYÊN CÀNG CẦU CẦU TRÀ HẢI LONG NGANG KÈ CÚ CHÂU TIỂU THÀNH CẦN Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh Quy mô tổ chức hoạt động: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, Ban Đại diện HĐQT tỉnh có 13 đồng chí, các huyện có 194 đồng chí cùng 109 cán bộ nhân viên chi nhánh NHCSXH Trà Vinh, trong đó bình quân mỗi phòng giao dịch huyện, thành phố là 13 người. Mạng lưới hoạt động: Qua quá trình hoạt động chi nhánh đã thành lập được 106 điểm giao dịch tại các phường, xã. Đồng thời có sự tham gia cộng tác với hơn 464 cán bộ Hội các cấp và 106 cán bộ XĐGN tại các phường, xã. Thông qua mô hình cho vay theo tổ nhóm, các ủy ban nhân dân phường, xã đã chấp thuận bằng văn bản
  16. 8 cho phép thành lập hơn 3.165 tổ TKVVV tại khắp các khu phố, thôn, ấp trong toàn tỉnh. Để tiết kiệm chi phí đi lại cho người nghèo đồng thời tinh giảm được số cán bộ quản lý, chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lịch trực giao dịch tại xã một tháng tháng một lần, theo đó việc cho vay và trả nợ, tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ đều được thực hiện tại xã (gọi là điểm giao dịch). Phương thức quản lý: NHCSXH đã thực hiện ký hợp đồng ủy thác từng phần thông qua các Tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, hội Liên hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên) theo một số công đoạn trong quy trình TD liên quan đến: Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TKVVV, bình xét hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay cùng với NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ. Tại các tổ TKVVV đều được thực hiện ký hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm. 1.1.2.3 Mục tiêu hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 – 2020 Phát huy những kết quả đạt được, chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã đề mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020 là phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của NHCSXH; tăng trưởng TD bình quân hàng năm từ 8 -10%; giảm tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,3%; triển khai đầy đủ kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TDVM; nâng cao hiệu quả hoạt động tại điểm giao dịch xã; phối hợp, lồng ghép hoạt động TD chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của nguồn vốn TDVM. - Thông qua chính sách TD làm tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo lên gấp 2 lần so với năm 2015. - Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã vùng sâu, vùng xa cơ bản có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định, đảm bảo các hộ dân tại vùng này được vay vốn TD theo chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  17. 9 - 95% hộ nghèo trở lên được thụ hưởng các dịch vụ cơ bản liên quan đến chế độ chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo. - 70.000 lượt người nghèo được tập huấn, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để chuyển biến cách thức sản xuất, kinh doanh. - Để thực hiện các tiêu chí trên, chi nhánh NH Chính sách Xã hội tỉnh cần đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ Ban XĐGN cấp xã và cán bộ ban quản lý Tổ TKVVV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TKVVV và nghiệp vụ ủy thác. Thực hiện phân bổ nguồn vốn về các cấp chính quyền, trong đó giao chỉ tiêu vốn về các thôn, khu phố theo dự kiến nhu cầu vốn của hộ nghèo tại từng địa phương. 1.2 Những vấn đề cần quan tâm tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh 1.2.1 Lượng vốn cho vay bình quân người nghèo chưa đáp ứng nhu cầu Lượng vốn cho vay bình quân một hộ nghèo chưa đủ để hộ nghèo có thể tiến hành sản suất kinh doanh. Biểu đồ 1.1: Dư nợ bình quân người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2017 Nguồn: Phòng tín dụng – Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh
  18. 10 Biểu đồ 1.1 cho thấy rằng lượng vốn cho vay bình quân một hộ nghèo tại chi nhánh còn rất thấp, dao động ở các năm 2011, 2012, 2013 từ gần 7,85 triệu đồng đến 8,79 triệu đồng một hộ. Năm 2014, NHCSXH Việt Nam thực hiện nâng mức cho vay tối đa một hộ nghèo lên đến 50 triệu đồng/hộ (thực hiện theo quyết định số 34/QÐ-HÐQT ngày 26/04/2014 của chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam). Kết quả năm 2015 dư nợ cho vay bình quân cho một hộ nghèo đã tăng lên 11,35 triệu đồng. Sang năm 2016 dư nợ bình quân cho một hộ nghèo đã lên đến 13,38 triệu đồng và năm 2017 tăng lên 16 triệu đồng. Từ kết quả trên cho thấy lượng vốn cho vay tuy đã có sự gia tăng qua các năm nhưng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghèo để họ có thể mua sắm vật nuôi, cây trồng. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và NHCSXH chi nhánh tỉnh Trà Vinh còn chưa cao. Mức vốn cho vay vẫn còn quá khiêm tốn chỉ dừng lại ở việc đầu tư buôn bán nhỏ lẽ.., chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo. Lượng vốn cho vay hộ nghèo còn thấp so với mức quy định của Trung ương cho phép (mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng hộ) dẫn đến việc người nghèo không muốn vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh do họ vẫn phải vay mượn thêm từ nguồn bên ngoài thậm chí là vay nặng lãi để bổ sung vốn đầu tư. Thực tế cho thấy khi người nghèo vay vốn để chăn nuôi, lượng vốn vay được là khoảng 6 triệu đồng. Lượng vốn vay này chưa đủ để người nghèo có thể mua giống vật nuôi, họ phải vay mượn người thân, vay nặng lãi…để có đủ nguồn vốn khởi tạo chăn nuôi. Kết quả là nợ chồng nợ, người nghèo không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự nghèo khó, túng thiếu. Điều này làm giảm đi ý nghĩa của nguồn vốn TDVM đối với người nghèo. 1.2.2 Hiệu quả cho vay người nghèo chưa cao Qua 15 năm hoạt động, có trên 452 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, trong đó chỉ có trên 54 nghìn hộ thoát nghèo. Nguyên nhân do phần lớn người nghèo trên địa bàn tỉnh là đồng bào dân tộc Khmer (năm 2017 số hộ nghèo dân tộc Khmer chiếm 60,05% hộ nghèo toàn tỉnh), trình độ học vấn thấp, có tâm lý thụ hưởng, ỷ lại dẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0