intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của các hộ gia đình nông thôn ở các điểm nghiên cứu; xác định yếu tố giáo dục tác động ra sao đến việc giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG ĐÀO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG ĐÀO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG. Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp.Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “ Đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn Vĩnh Long” là do tôi thực hiện. Các thông tin, số liệu trong luận văn, tôi đã thực hiện trích nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ, rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác. TP. Vĩnh Long, tháng 5 năm 2015 Lê Hồng Đào
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………. MỤC LỤC ………………………………………………………………………… DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU……………………………………………………... DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ………………………………………….. Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................................1 1.1 Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................2 1. 2 .1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................3 1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp ........................................................................................3 1.5 Kết cấu luận văn........................................................................................................................3 Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................................4 2.1 Khảo lược lý thuyết...................................................................................................................4 2. 1.1 Các khái niệm về giáo dục/vốn con người ............................................................................4 2.1.2 Các định nghĩa về nghèo đói..................................................................................................7 2.1.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và đói nghèo............................................................................ 11 2.2 Những nghiên cứu có liên quan ............................................................................................ 13 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới............................................................................................... 13 2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................................. 17 2.2.3 Xây dựng khung phân tích .................................................................................................. 20 Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 22 3. 1 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................ 22 3. 1.1 Dữ liệu thứ cấp .................................................................................................................. 22 3. 1.2 Dữ liệu sơ cấp .................................................................................................................... 22 3.2 Phương pháp phân tích .......................................................................................................... 25 3.2.1 Xác định tiêu chí phân tích nghèo...................................................................................... 25 3.2.2 Cơ sở xác định nghèo.......................................................................................................... 25
  5. 3.2.3 Phương pháp phân tích ....................................................................................................... 25 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 33 4.1 Thực trạng kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu .................................................................. 33 4.1.1 Đặc điểm, tình hình chung của tỉnh ................................................................................... 33 4.1.2 Đặc điểm của các huyện, xã nghiên cứu ........................................................................... 35 4.2 Thực trạng kinh tế - xã hội hộ gia đình được khảo sát........................................................... 36 4.2.1 Thông tin về nhân khẩu bình quân một hộ ......................................................................... 36 4.2.2 Thông tin về số lao động tạo ra thu nhập và số người phụ thuộc của hộ ........................................... 38 4.2.3 Thông tin về trình độ giáo dục của hộ gia đình .................................................................. 41 4.2.4 Thông tin về đào tạo nghề của hộ ....................................................................................... 43 4.2.5 Thông tin về thu nhập của hộ .............................................................................................. 44 4.2.6 Thông tin về sở hữu đất đai ............................................................................................... 47 4.2.7 Thông tin về tuổi, kinh nghiệm làm việc của các nhóm hộ ................................................ 48 4. 2 . 8 Thông tin về giới tính của các nhóm hộ ...................................................................................... 48 4.3 Tác động của giáo dục đến tình trạng nghèo của hộ .............................................................. 49 4.3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính đa bội OLS ............................................................................. 49 4.3.2 Mô hình hồi quy Ordinal Logistic Regression ................................................................... 52 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................. 55 5.1 Kết luận .................................................................................................................................. 55 5.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................................... 56 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp ........................................................................ 58 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………... Tài liệu tiếng Việt………………………………………………………………………….. Tài liệu tiếng Anh…………………………………………………………………………..
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Lựa chọn vùng nghiên cứu Bảng 3.2: Mô tả mô hình và các biến cho hồi quy OLS Bảng 3.3: Mô tả mô hình và các biến cho hồi quy OLR Bảng 4.1: Nhân khẩu bình quân hộ chia theo 5 nhóm thu nhập Bảng 4.2: Thống kê nhân khẩu của hộ trong mẫu của tỉnh và mẫu nghiên cứu Bảng 4.3: Số lao động tạo ra thu nhập và tỷ lệ phụ thuộc bình quân Bảng 4.4: So sánh giữa số biến lao động và phụ thuộc Bảng 4.5: Trình độ học vấn của các nhóm hộ đo bằng số năm đi học Bảng 4.6: So sánh số năm đi học bình quân giữa các nhóm hộ Bảng 4.7: Trình độ học vấn của các nhóm hộ đo bằng thang đo thứ bậc Bảng 4.8: Thống kê thu nhập bình quân đầu người giữa các nhóm hộ Bảng 4.9: So sánh thu nhập giữa các nhóm hộ Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập theo nguồn thu giữa các nhóm hộ Bảng 4.11: Tình hình sở hữu đất đai Bảng 4.12: Tuổi và kinh nghiệm làm việc của các nhóm hộ Bảng 4.13: So sánh về giới giữa các nhóm hộ Bảng 4.14: Kết quả hồi quy của mô hình OLS Bảng 4.15: Kết quả hồi quy của mô hình OLR
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Khung phân tích đề tài Hình 4.1: Bình quân nhân khẩu của hộ Hình 4.2: Quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo Hình 4.4: Cơ cấu thu nhập của hộ cận nghèo, hộ trung bình, hộ khá và hộ giàu Hình 4.5: Đào tạo nghề phân theo nhóm hộ
  8. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu: Xóa đói giảm nghèo là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều chính sách giảm nghèo đã được triển khai thực hiện trong thời gian qua. Theo Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (2004), ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số chính sách của Chính phủ Việt Nam như đầu tư vào cơ sở hạ tầng với một chương trình đặc biệt cho các xã nghèo nhất, chương trình tín dụng ưu đãi để tạo công ăn việc làm, chính sách giáo dục và y tế đã phát huy hiệu quả và đem lại những thay đổi cho người nghèo. Đóng góp vào quá trình giảm nghèo ở nông thôn, yếu tố giáo dục có vai trò quan trọng. Giáo dục được coi là phương tiện giúp xóa đói giảm nghèo, đặc biệt khi hộ gia đình có thu nhập chủ yếu là làm thuê. Nghiên cứu về nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng tỉ lệ đói nghèo có tương quan tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn. Trong khi tỉ lệ đói nghèo của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 30% ở đồng bằng sông Cửu Long thì hầu như không có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc được học nghề. Mặc dù trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tất cả các nhóm có trình độ học vấn khác nhau đều có tỉ lệ giảm, nhưng nhóm người có trình độ học vấn trên tiểu học có tỉ lệ nghèo giảm nhanh và mạnh hơn. Trần Tiến Khai (2014) cũng cho rằng, giáo dục có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các hoạt động phi nông nghiệp ở mức hộ gia đình. Giáo dục quan trọng vì các công việc ở địa phương được trả tiền công cao thường đòi hỏi người làm có học vấn phổ thông, ít nhất là cấp 2. Giáo dục tốt cũng làm cho người di dân ra thành thị có cơ hội thành công cao hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu ở các nước Đông Á cũng thống nhất ở góc độ cá nhân, giáo dục giúp tăng thu nhập của người lao động. Điều này được khẳng định
  9. 2 qua các nghiên cứu ở Trung Quốc (Maurer - Fazio và Dinh, 2004); ở Indonexia năm 1995 (Du flo, 2001); ở Malaysia (Milanovic, 2006); ở Singapore (Huff, 1999); ở Việt Nam năm 1998 (Ki Kuchi, 2007); và ở Đài Loan (Lin và Orazen, 2004). Tuy nhiên, dù có chương trình miễn giảm học phí và các hỗ trợ khác dành cho người nghèo, nhưng người nghèo vẫn là những người ít được đi học nhất. Theo Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2004), trẻ em nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt thiệt thòi về giáo dục. Tỷ lệ nhập học giảm đáng kể đối với bậc học cao hơn. Điều này thể hiện qua tỉ lệ học sinh bỏ học sớm cao và tỉ lệ theo học trung học phổ thông thấp. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó không cố gắng tạo điều kiện cho con em họ đến trường và không khuyến khích các em học hành chăm chỉ và học lên cao nữa. Khi trình độ học vấn thấp và thiếu các kỹ năng cần thiết sẽ dẫn đến thất bại trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản) cũng như năng lực đa dạng hóa theo hướng phi nông nghiệp của nông dân và đẩy họ đến đói nghèo. Đây là một vòng luẩn quẩn của nghèo đói ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Điều gì đang xảy ra ? Liệu giáo dục của hộ gia đình tốt hơn có làm cho tình trạng nghèo giảm đi hay không ? Trả lời cho câu hỏi trên, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của giáo dục đối với giảm nghèo ở nông thôn Vĩnh Long. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo ở nông thôn.
  10. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của các hộ gia đình nông thôn ở các điểm nghiên cứu. - Xác định yếu tố giáo dục tác động ra sao đến việc giảm nghèo. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Sự khác biệt về tình trạng kinh tế - xã hội giữa hộ gia đình nghèo và không nghèo ở nông thôn vùng nghiên cứu là gì ? - Yếu tố giáo dục có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình hay không ? 1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các hộ gia đình ở khu vực nông thôn của ba huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Mang Thít. - Phạm vi nghiên cứu: dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát 210 hộ nông thôn ở thời điểm năm 2014. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn điều tra của Cục Thống kê tỉnh, từ năm 2010 - 2014. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và thống kê mô tả. 1.5 Kết cấu luận văn: Kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 là phần giới thiệu đề tài. Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu. Chương 3 mô tả địa điểm nghiên cứu, thiết kế khảo sát. Mô hình kinh tế lượng và giải thích các biến cũng sẽ được trình bày trong chương 3. Ở chương 4, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cùng với một số thảo luận. Cuối cùng, trong chương 5, một số kết luận sẽ được đưa ra dựa trên các kết quả của nghiên cứu này.
  11. 4 Chương 2: TỔNG QUAN 2.1 Khảo lược lý thuyết: 2. 1.1 Các khái niệm về giáo dục/vốn con người: Theo từ điển kinh tế, vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản hay hàng hóa đầu tư được sử dụng vào kinh doanh mang lại lợi ích. Theo nghĩa này, vốn là vốn hữu hình. Theo Trần Lê Hữu Nghĩa (2008), trước kia, các nhà kinh tế thường quan tâm đến ba yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất là đất đai, nhân công và vốn. Vào những năm 1960, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến trình độ giáo dục của công nhân. Ý tưởng vốn con người lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1961 bởi Thedore Schultz. Thuật ngữ vốn con người được định nghĩa như là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích lũy được thông qua việc học. Tuy nhiên, trong kinh doanh nó được hiểu hẹp hơn: chỉ bao gồm những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự hình thành của đơn vị sản xuất. Hiểu theo nghĩa hẹp này có thể nói nguồn vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive abilities) hình thành chủ yếu từ giáo dục chính quy (formal training); vì thế, nó trở thành một định nghĩa không đầy đủ. Trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng vốn con người là một tấm hộ chiếu kinh tế. Nhà kinh tế học Gary Becker (1962) khẳng định: học vấn, đào tạo, kỹ năng và thậm chí cả sức khỏe của con người tạo nên khoảng 75% sự giàu có của một nền kinh tế . Không phải kim cương, nhà cửa, dầu mỏ hay ngân quỹ mà chính những thứ chúng ta đang có trong đầu mới là vốn quý. Becker đã nói: “Đúng ra, chúng ta nên gọi nền kinh tế là “nền kinh tế vốn con người” vì vốn con người là yếu tố trung tâm của nền kinh tế” (Trích theo Charles Wheelar, 2002).
  12. 5 Tất cả các loại hình vốn - vốn vật chất, vốn tài chính và vốn con người đều quan trọng, nhưng vốn con người là quan trọng nhất. Trên thực tế, trong một nền kinh tế hiện đại, vốn con người là hình thức vốn quan trọng nhất tạo ra của cải và sự tăng trưởng. Theo Jacob Mincer (1974), giáo dục và đầu tư được thiết kế như là hai yếu tố chính của vốn con người. Vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người. Vốn con người đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Lasse Krantz (2001) cho rằng vốn con người bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe tốt là những khả năng vật lý quan trọng cho việc theo đuổi thành công các chiến lược sinh kế khác nhau. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2001) định nghĩa “vốn con người là kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân” (Trích theo Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008). Kiến thức, kỹ năng và năng lực được kết tinh từ giáo dục dưới nhiều hình thức: học chính quy ở trường hoặc các khóa vừa học vừa làm (formal learning), không chính quy ở nơi làm việc (non– formal learning), thậm chí chỉ thông qua việc suy gẫm những điều vừa xảy ra để rút kinh nghiệm cho những lần tới (self–reflection). Những kỹ năng và phẩm chất sau đây là hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn vốn con người: i) Khả năng giao tiếp bao gồm khả năng đọc, viết, nghe, nói không chỉ bằng tiếng mẹ đẻ mà bao gồm cả ngoại ngữ, ii) Khả năng số học, hay là những kỹ năng đòi hỏi tính logic của toán học, và iii) Khả năng tự thấu hiểu, điều chỉnh chính bản thân mình như sự kiên trì, sự tiên phong, khả năng tự học, tự điều tiết bản thân, khả năng đánh giá sự việc dựa trên những chuẩn mực đạo đức nhất định và mục tiêu sống của chính cá nhân người đó. Khả năng thấu hiểu người khác bao gồm khả năng làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo. Các phẩm chất khác bao gồm kiến
  13. 6 thức tiềm ẩn, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc chân tay, thao tác tốt đối với các thiết bị công nghệ thông tin. Charles Wheelar (2002) đưa ra khái niệm vốn con người là toàn bộ các kỹ năng của một cá nhân: học vấn, sự thông minh, uy tín, kinh nghiệm làm việc, khí lực doanh nhân. Nó là tất cả những gì còn lại nếu có ai đó tước đi tất cả tài sản của bạn - công việc, tiền bạc, nhà ở, các tài sản khác - và để bạn lại trên một góc phố chỉ với một bộ quần áo trên người. Ông còn cho rằng vốn con người không chỉ là kiến thức chuyên môn, mà còn bao gồm tính kiên trì, trung thực, sáng tạo - những đức tính tốt góp phần đáng kể giúp bạn kiếm được việc làm. Theo Bùi Quang Bình (2009), giữa vốn con người và vốn hữu hình giống nhau ở khía cạnh chúng tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể và theo thời gian đều bị hao mòn. Hoạt động đầu tư làm tăng vốn hữu hình nhờ mua sắm trang bị thêm máy móc nhà xưởng, còn hoạt động đầu tư vào vốn con người nhờ đầu tư học hành. Sự hao mòn của chúng ở đây cùng là hao mòn vô hình dưới ảnh hưởng của công nghệ. Tiến bộ công nghệ làm tư bản hữu hình lạc hậu và mất giá, còn những kiến thức tích lũy được cũng bị lạc hậu nếu không được cập nhật thường xuyên thông qua quá trình đào tạo lại hay tiếp tục tự học tập để bổ sung hoàn thiện. Chúng cũng có những điểm khác nhau nhất định. Thứ nhất, vốn con người là vốn vô hình gắn với người sở hữu nó, và chỉ được sử dụng khi người chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất. Loại vốn này không thể mang cho vay hay thế chấp như vốn hữu hình. Thứ hai, vốn này gắn liền với người sở hữu không chia sẻ và đầu tư dàn trải tránh rủi ro. Thứ ba,vốn con người dễ dịch chuyển và động hơn. Cũng theo Bùi Quang Bình (2009), vốn con người cấu thành từ ba nhân tố chính: 1) Năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bẩm sinh ở mỗi người; 2) Những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích lũy thông qua quá trình đào tạo chính quy, và 3) Các kỹ năng, khả năng
  14. 7 chuyên môn, những kinh nghiệm tích lũy từ quá trình sống và làm việc. Năng lực ban đầu nhận được từ cha mẹ cùng các điều kiện của gia đình và xã hội khi chăm lo cho bà mẹ mang thai và sinh nở. Khi đi học để có năng lực thì người ta phải bỏ ra chi phí học hành và cuối cùng những trải nghiệm trong cuộc sống làm việc nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao. Như vậy, có thể thấy, các khái niệm về vốn con người không có sự khác biệt đáng kể. Hầu hết cùng thống nhất ở điểm chung: đều đề cập đến giáo dục, đến trình độ học vấn; những hiểu biết, kinh nghiệm được hình thành, tích lũy trong quá trình học tập và lao động. Vốn con người cũng hao mòn, phải tốn chi phí để đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất. 2.1.2 Các định nghĩa về nghèo đói: 2.1.2.1 Khái niệm: Ngân hàng Thế giới (1994a, p.9) đã định nghĩa: “Poverty is not only a problem of low incomes, rather, it is a multi-dimensional problem that includes low access to opportunities for developing human capital and to education...” Nghèo đói không chỉ là vấn đề thu nhập thấp, nó còn là vấn đề đa chiều bao gồm việc tiếp cận thấp các cơ hội phát triển vốn con người và giáo dục. Ngân hàng thế giới (2005) lại có các khái niệm mới về nghèo. Cách khái niệm thứ nhất nghèo được hiểu là sự suy giảm phúc lợi. Mà phúc lợi bị ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính, thường là thu nhập hoặc chi tiêu. Khi thu nhập và chi tiêu của cá nhân hoặc hộ dưới ngưỡng quy ước thì hộ hoặc cá nhân được xem là lâm vào hoàn cảnh nghèo. Cách khái niệm thứ hai của Ngân hàng thế giới (2005) về nghèo có liên quan đến khả năng tiếp cận thực phẩm, nhà ở, giáo dục và y tế. Ngoài ra, Ngân hàng thế giới (2005) còn cho rằng khái niệm của tác giả Amartya Sen là bao quát nhất, trong đó đề cập nghèo là sự
  15. 8 thiếu giáo dục, thiếu sức khỏe, thiếu thu nhập, bất an, thiếu tự tin, thiếu quyền lực và tự do. Nghèo tuyệt đối: được hiểu là một người hoặc một hộ gia đình khi có mức thu nhập thấp hơn thu nhập/tiêu chuẩn tối thiểu được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. Theo tiêu chí tiền tệ, Ngân hàng Thế giới quy định ngưỡng nghèo là số tiền thu nhập của một người mỗi ngày là 1 đô la hoặc đôi khi là 2 đô la một người mỗi ngày. Đối với Việt Nam, chính phủ ấn định ngưỡng nghèo theo tiêu chuẩn số tiền thu nhập hàng tháng cho mỗi đầu người, và số tiền này thay đổi tùy theo nông thôn và thành thị. - Năm 2006: nông thôn: 200.000 đồng, thành thị: 260.000 đồng. - Năm 2008: nông thôn: 290.000 đồng, thành thị: 370.000 đồng. - Năm 2011 - 2015: nông thôn: 400.000 đồng, thành thị: 500.000 đồng. Người cận nghèo: nông thôn: 401.000 đồng - 520.000 đồng, thành thị: 501.000 đồng - 650.000 đồng. (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2011). Nghèo tương đối: là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định. Nghèo tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do đó cũng theo khái niệm này thì người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế nào. Nghèo đa chiều: Theo Lâm Văn Bé (2012), các nhà kinh tế học dựa vào tiêu chuẩn tiền tệ để ấn định ngưỡng nghèo trong khi các nhà xã hội học còn kể thêm những yếu tố nhân sinh để nhìn cái nghèo trong toàn diện. Nghèo đói không phải chỉ biểu hiện qua trang thái thiếu lương thực và thiếu tiền mà còn phản ảnh qua mức sống người dân. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (1997), đã dùng chỉ số phát triển con người HDI (human development indicator) để đo mức sống của người dân gồm ba yếu tố là tuổi thọ, giáo dục và lợi tức. Liên hiệp quốc (2010) áp
  16. 9 dụng một phương thức mới để đo mức nghèo một cách toàn diện hơn gồm các yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ gọi là chỉ số nghèo đói đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) do Alkire và Foster, hai chuyên gia của OPHI (Oxford Poverty anh Human Development Initiative) thuộc Đại học Oxford đề xuất. Chỉ số nghèo đói đa chiều MPI đo lường nghèo đói với ba chiều (y tế, giáo dục và mức sống) bao gồm mười chỉ số: Tử vong trẻ con, dinh dưỡng, số năm đi học, bỏ học, nhiên liệu để nấu ăn, nhà vệ sinh, nước sạch, điện lực, nhà ở, tài sản. 2.1.2.2 Các thước đo chỉ số nghèo đói, bất bình đẳng và quan điểm gần đây: Thước đo được dùng rộng rãi nhất là chỉ số đếm đầu, chỉ số này đơn giản là đo tỷ lệ người được tính là nghèo, thường ký hiệu là Po. Chỉ số đếm đầu người là công thức đơn giản, dễ tính toán và dễ hiểu. Tuy nhiên, chỉ số này không chỉ ra mức độ trầm trọng của đói nghèo, hay sự chênh lệch giữa chi tiêu so với đường chuẩn nghèo. Một thước đo nghèo phổ biến khác là chỉ số khoảng cách nghèo (P1), chỉ số xác định mức độ thiếu hụt chung về thu nhập/ chi tiêu của hộ nghèo (người nghèo) so với chuẩn nghèo. Ưu điểm của thước đo khoảng cách nghèo đó là chỉ ra được độ sâu và quy mô của nghèo đói, phản ánh thu nhập/ chi tiêu của người nghèo cách xa chuẩn nghèo bao nhiêu. Nhưng hạn chế của thước đo này là chưa phản ánh phân phối thu nhập giữa những người nghèo. Sự chuyển đổi từ hộ nghèo này sang hộ nghèo khác (biến đổi giữa các nhóm trong hộ nghèo đói) về thu nhập/ chi tiêu của những người nghèo không làm P1 thay đổi. Ngoài ra, để thấy rõ thành phần của những hộ nghèo, người ta dùng chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương. Dùng để nghiên cứu và phân tích vấn đề về bất bình đẳng, kinh tế học sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini. Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Hệ số Gini được tính trên cơ sở của đường cong Lorenz, một đường cong cộng dồn các tần suất để so sánh phân phối của một biến với phân phối đơn
  17. 10 vị thể hiện sự bình đẳng. Để xây dựng hệ số Gini và đường cong Lorenz, trước hết phải sắp xếp thứ tự hộ gia đình (người) có thu nhập/ chi tiêu từ thấp tới cao, tiếp đến tính tỷ trọng số hộ gia đình, và tỷ trọng chi tiêu cộng dồn của những người này trong tổng chi tiêu của cộng đồng. Như vậy, nghèo thường được đo lường theo tỷ lệ nghèo, cùng với tỉ số khoảng cách nghèo để đo độ sâu hoặc mức độ nghèo. Tuy nhiên, đây chỉ đơn giản là cận cảnh nghèo vào một thời điểm. Jonathan R. Pincus (2012), đưa ra quan điểm rằng sẽ phạm sai lầm khi sử dụng bức tranh cận cảnh nghèo này, đó là “người nghèo” luôn là một nhóm người, và tỉ lệ nghèo giảm có nghĩa là một số cá nhân hay hộ gia đình đã chuyển dịch từ dưới lên trên ngưỡng nghèo trong khi những người khác vẫn bên dưới. Cách diễn dịch này quá đơn giản hóa tình huống thực tế. Nghèo đối với đa số không phải là một điều kiện vĩnh viễn, mà là một tình huống tạm thời do các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau gây ra. Tác giả đề cập đến việc nên đặt các công cụ đo lường nghèo ở trạng thái động (chuyển biến theo thời gian) chứ không ở trạng thái tĩnh (như ảnh chụp). Ông phân tích, các thước đo nghèo ở trạng thái tĩnh được tính toán sử dụng số liệu chéo thu thập từ các khảo sát tiêu dùng hay chi tiêu hộ dân. Trong các khảo sát này, chúng ta không có thông tin về thu nhập hay tiêu dùng của các hộ được khảo sát ở những giai đoạn trước đó. Do vậy, ta không biết liệu hộ nghèo đã nghèo trong thời gian dài hay mới vào cảnh nghèo gần đây. Quan trọng hơn, chúng ta không có đủ thông tin về lịch sử làm việc của người đi làm ăn lương của hộ, hoặc liệu các thành viên gia đình từng đóng góp nguồn lực nay đã ra riêng do di cư, ly hôn, tử vong hoặc vì lí do khác. Khi chúng ta điều tra nghèo như là hiện tượng động, sẽ phát hiện ba điều. Thứ nhất, có nhiều người lâm vào cảnh nghèo lúc này hay lúc khác hơn là những gì ti lệ nghèo tĩnh cho thấy. Thứ hai, chỉ có một số lượng tương đối nhỏ người dân là nghèo mọi lúc. Thực tế, đa số bị nghèo trong những giai đoạn ngắn, mặc dù có một nhóm nhỏ là nghèo liên tục. Thứ ba, chúng ta có
  18. 11 thể nghiên cứu sự chuyển tiếp vào và ra khỏi nghèo để hiểu rõ hơn nguyên nhân nghèo. Khi thực hiện phân tích này, ta thường phát hiện rằng điều kiện kinh tế, đặc biệt vai trò của thị trường lao động, đi liền với sự chuyển dịch vào và ra khỏi nghèo hơn là các yếu tố nhân khẩu học. Cũng giống như nhận định về các định nghĩa vốn con người, Trương Thanh Vũ (2007) cho rằng các khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, từng cộng đồng dân cư không có sự phân biệt đáng kể. Các tiêu chí xác định nghèo đói đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Các tiêu chí để xác định nghèo đói cũng biến đổi theo thời gian. Như vậy, các định nghĩa về nghèo đói đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo i) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, ii) Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó, và iii) Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 2.1.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và đói nghèo: Becker (1964), tìm ra nhiều cách thức khác nhau để đầu tư cho vốn con người, nhưng chủ yếu vẫn thông qua giáo dục đào tạo. Ông cũng đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập: học vấn càng cao thu nhập càng tăng. Ellis (1999), đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục. Ông lập luận, giáo dục bao gồm học chính quy và học kỹ năng nơi làm việc, sẽ mang lại triển vọng cho việc cải thiện sinh kế. Điều này đã được khẳng định ở rất nhiều nghiên cứu.
  19. 12 Theo ông, nghèo đói có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ giáo dục thấp và thiếu kỹ năng. Giáo dục và đói nghèo có mối tương quan, tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết, chúng ta xem xét nghèo đói ảnh hưởng đến giáo dục như thế nào ? Servaas van der Berg (2008) cho rằng nghèo đói làm giảm khả năng học hỏi và giảm cơ hội giáo dục. Nghèo đói làm giảm khả năng học hỏi. Nghèo dinh dưỡng tác động đến khả năng học hành của trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiện tượng những đứa trẻ thấp còi thường không đậu ở các cuộc thi tuyển sinh vào trường học, mà nếu có đậu, chúng cũng thường bỏ học giữa chừng. Do vậy, việc đầu tư dinh dưỡng đầy đủ để có sức khỏe tốt sớm ngay từ khi trẻ em ở giai đoạn đi học sẽ có tác động mạnh mẽ đến năng lực học tập của trẻ. Ở những cộng đồng dân cư nghèo khổ, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thường không quan tâm đến việc học của con em họ. Môi trường sống không an toàn, tài chính thiếu thốn, bạo lực gia đình, cùng với trình độ giáo dục thấp của cha mẹ dễ dẫn đến tình trạng trẻ em phải tham gia lao động sớm và ít có động cơ để học tập. Nghèo đói làm giảm cơ hội được giáo dục. Ngân hàng Thế giới (2004) lưu ý rằng, người nghèo chỉ thường dừng lại ở mức giáo dục cơ bản. Chi phí cao hoặc chất lượng giáo dục kém làm giảm cầu giáo dục của người nghèo. Ở nhiều xã hội, đặc biệt ở vùng nông thôn, lợi ích của giáo dục có thể thấp hoặc chưa được hiểu đúng. Đối với người nghèo, ngay cả khi ở người có học thức, thật khó để tìm một công việc phù hợp với ngành nghề họ được đào tạo. Có thể vì chất lượng giáo dục mà họ nhận được thấp hơn người giàu. Cũng có thể, vì công việc là khan hiếm ở nông thôn và lợi ích kinh tế của giáo dục dường như không thâm nhập đến các bậc cha mẹ. Giáo dục tác động đến nghèo đói ra sao ? Servaas van der Berg (2008) cho biết những người được giáo dục tốt hơn có nhiều khả năng tìm được việc làm, tạo
  20. 13 ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và do đó kiếm được thu nhập nhiều hơn. Một hộ gia đình được giáo dục tốt hơn thường ít khi rơi vào tình cảnh đói nghèo. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy xác suất tìm việc làm sẽ tăng lên với mức độ giáo dục cao hơn và thu nhập cũng sẽ tăng theo trình độ học vấn của họ. Giáo dục cải thiện triển vọng việc làm cho nhóm người nghèo. Có những bằng chứng rõ ràng rằng giáo dục có thể làm giảm nghèo. Mối liên quan giữa giáo dục và giảm nghèo được thể hiện thông qua ba cơ chế: i) Đầu tiên, những người có học kiếm được nhiều tiền hơn, ii) Thứ hai, giáo dục góp phần làm tăng trưởng kinh tế và do đó nó mang lại nhiều cơ hội kinh tế và thu nhập, iii) Thứ ba, giáo dục mang lại lợi ích xã hội lớn hơn khi thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là cải thiện tình trạng của người nghèo như: khả năng sinh sản thấp, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tốt hơn, phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường lao động. Các nhà Kinh tế học cổ điển cho rằng mức vốn con người cao tạo ra những chu kỳ luôn dương cho nền kinh tế. Ở các nước đang phát triển, tác động của vốn con người có thể còn sâu sắc hơn. Các nhà kinh tế học nhận thấy rằng thêm một năm đi học đối với phụ nữ ở một nước có thu nhập thấp sẽ giảm 5 - 10% khả năng tử vong của đứa con trong vòng năm năm đầu tiên. Những bậc phụ huynh có hiểu biết đầu tư nhiều vào vốn con người của những đứa con. Những bậc phụ huynh không có đủ vốn con người cần thiết sinh ra những đứa trẻ thiệt thòi. Theo thời gian, sự khác biệt rất nhỏ giữa những đứa trẻ thường được nhân lên gấp bội khi chúng trưởng thành ở độ tuổi thanh niên. (Charles Wheelar, 2002). 2.2 Những nghiên cứu có liên quan: 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới: Nghiên cứu thực nghiệm của Tilak (1994) đã chỉ ra rằng hộ gia đình thất học chiếm tỉ lệ nghèo cao nhất. Ở Pakistan gần như tất cả người nghèo đều thất học, và ở Thái Lan, hầu hết 99% người nghèo không học hết tiểu học hoặc bỏ học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2