intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Phân tích hiện trạng tín dụng cho người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre; đánh giá các tác động của tín dụng đối với khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội; khuyến nghị chính sách tín dụng hiệu quả cho người nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******************* PHẠM THỊ BÍCH TUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong Luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay chương trình giảng dạy Chính sách công. Tác giả Phạm Thị Bích Tuyền
  3. ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... II DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ...................................................... viii CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1. 1 Lý do và mục đích nghiên cứu...............................................................................1 1. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1. 3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................2 1. 4 KẾT CẤU LUẬN VĂN ..............................................................................3 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4 2. 1 LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO VÀ TÍN DỤNG: ..........................................4 2. 1. 1 Lý Thuyết nghèo: ................................................................................................ 4 2. 1. 1. 1 Khái niệm ............................................................................................... 4 2. 1. 1. 2 Đặc điểm của hộ nghèo:.........................................................................5 2. 1. 1. 3_ Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam: .........................................................6 2. 1. 1. 4 Chuẩn nghèo...........................................................................................7 2. 1. 2 Mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo .......................................................8 2. 1. 2. 1 Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo .....................................................8 2. 1. 2. 2 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo ....................................................9 2. 1. 3 Các hình thức tín dụng cho ngƣời nghèo .......................................................11 2. 1. 3. 1 Tín dụng chính thức: ............................................................................12 2. 1. 3. 2 Tín dụng bán chính thức .......................................................................15 2. 2 TÁC ĐĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO ................................ 17 2. 2. 1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế của ngƣời nghèo ..................................17 2. 2. 2 Tác động của tín dụng đến hiệu quả kinh tế của ngƣời nghèo.....................18 2. 2. 3 Tác động của tín dụng đến hiệu quả xã hội ...................................................19
  4. iii 2. 3_ KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO BẰNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỐC GIA ......21 2. 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.............................................26 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE ...............................................................................29 3. 1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH NGƢỜI NGHÈO TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC........................................................................................................................29 3. 1. 1 Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................29 3. 1. 2 Tình hình nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc .........................................................29 3. 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC 31 3. 2. 1 Thực trạng cho vay ngƣời nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre .................................................................................................................................31 3. 2. 1. 1 Hoạt động tín dụng ...............................................................................31 3. 2. 1. 2 Thoát nghèo từ những đồng vốn nhỏ ...................................................38 3. 2. 1. 3 Kết luận về thực trạng tín dụng của Ngân hàng CSXH tại huyện Mỏ Cày Bắc .......................................................................................................................40 3. 2. 2 Thực trạng của hoạt động Tài chính vi mô tại huyện Mỏ Cày Bắc. ...........41 3. 2. 2. 1 Hoạt động tín dụng ...............................................................................41 3. 2. 2. 2 Vươn lên thoát nghèo từ Tài chính vi mô .............................................44 3. 2. 2. 3 Kết luận về thực trạng tín dụng của tài chính vi mô tại huyện Mỏ Cày Bắc .......................................................................................................................46 CHƢƠNG IV PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO TẠI MỎ CÀY BẮC .....................................................................................................47 4. 1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................47 4. 2 PHÂN TÍCH THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU ...............................................48 4. 2. 1 Thông tin chung nhóm mẫu nghiên cứu .........................................................48 4. 2. 2 Phân tích tình hình tham gia tín dụng ............................................................ 54
  5. iv 4. 2. 2. 1 Nhóm hiện không tham gia vay vốn .....................................................54 4. 2. 2. 2 Nhóm hiện có tham gia vay vốn ........................................................... 56 4. 2. 3 So sánh sự khác nhau theo khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội của hai nhóm mẫu có vay vốn và không vay vốn ...................................................................58 4. 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG: .............................................................. 59 4. 3. 1 Tác động nâng cao hiệu quả kinh tế ................................................................ 59 4. 3. 1. 1 Tác động đến hoạt động kinh tế chính gia đình ...................................59 4. 3. 1. 2 Tác động đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư phát triển sản xuất ............................................................................................................................. 60 4. 3. 2 Tác động tín dụng cải thiện hiệu quả xã hội ..................................................62 4. 3. 2. 1 Tín dụng góp phần cải thiện hiệu quả xã hội chung đối với huyện Mỏ Cày Bắc: ......................................................................................................................62 4. 3. 2. 2 Tín dụng góp phần cải thiện điều kiện sống, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường) hộ gia đình người nghèo: ........................................................63 4. 3. 2. 2 Tín dụng góp phần phát triển giáo dục, giải quyết việc làm, phát triển kỹ năng nghề nghiệp đối với bản thân và hộ gia đình người nghèo: ..................65 4. 3. 2. 2 Tín dụng góp phần nâng cao năng lực cá nhân, giúp hòa nhập cộng đồng, tạo sự tự tin đối với bản thân và hộ gia đình người nghèo: ......................65 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................67 5. 1 KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................67 5. 2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH......................................................................70 5. 3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VI: PHỤ LỤC 6. 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NGHÈO KHÔNG THAM GIA VAY VỐN
  6. v 6. 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NGHÈO CÓ THAM GIA VAY VỐN 6. 3 PHIẾU PHỎNG VẤN NHÓM CHUYÊN GIA 6. 3. 1 Danh sách nhóm chuyên gia 6. 3. 2 Nội dung phỏng vấn
  7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐ-TB&XH Bộ lao động thương binh xã hội Quỹ Phát triển Nhóm hợp tác do CIG Hội Liên hiệp phụ nữ quản lý Economic and Social Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á Thái ESCAP Commission for Asia and Bình Dương the Pacific GB Ngân hàng Grameen Bangladesh là chỉ số so sánh, định lượng về Human Development mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi HDI Index thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới Quỹ Quốc tế về Phát triển nông IFAD nghiệp Multidimensional Poverty MPI Chỉ số nghèo đa chiều Index NH CSXH VN Ngân hàng chính sách xã hội VN Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát NN&PTNT triển nông thôn Non- Government NGO Tổ chức phi chính phủ Orgazination Oxford Poverty & Human Tổ chức đói nghèo và phát triển con OPHI Development Initiative người Initiative Oxford QTDND Quỹ tín dụng nhân dân SKS Swayam Krishi Sangam Ấn Độ TCVM Tài chính vi mô UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii United Nations Chương trình phát triển Liên hiệp UNDP Development Programme quốc United Nations Population UNFPA Quỹ dân số Liên hiệp quốc Fund United Nations International UNICEF Quỹ Nhi đồng Liện Hiệp quốc Children's Emergency Fund Vietnam Bank for Ngân hàng Nông nghiệp và phát VBARD Agriculture triển nông thôn and Rural Development Ngân hàng Việt Nam cho người VBP nghèo Vietnam Bank For Social Ngân hàng chính sách xã hội Việt VBSP Policies Nam VSMT Vệ sinh môi trường Ngân hàng thế giới WB World Bank Xóa đói giảm nghèo XĐGN
  9. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Sơ đồ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo bằng tín dụng Sơ đồ 2. 2: Các tổ chức cung cấp tín dụng người nghèo Sơ đồ 2. 3 Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống tín dụng của Ngân hàng CSXH Mỏ Cày Bắc Sơ đồ 3. 2 Sơ đồ tổ chức TCVM (Quỹ CIG) tại Mỏ Cày Bắc Hình vẽ Hình 3. 1: Biểu đồ biến động tình nghèo tại huyện MCB Hình 3. 2: Biểu đồ biểu diễn tình hình vay vốn trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc Hình 3. 3: Biểu đồ cơ cấu mục đích vay vốn 2011-2013 Hình 4. 1: Biểu đồ phân chia thông tin của mẫu theo Trình độ học vấn Hình 4. 2: Biểu đồ so sánh về thu nhập và chi tiêu trung bình của 2 nhóm mẫu Hình 4.3: Biểu đồ phản ánh ý kiến tự đánh giá của người nghèo sau vay vốn Bảng biểu Bảng 3. 1: Thống kê số lượng hộ nghèo tỉnh Bến Tre năm 2011-2013 Bảng 3. 2: Tình hình hộ nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2011-2013 Bảng 3. 3: Tình hình cung cấp tín dụng theo địa bàn năm 2013 Bảng 3. 4: Hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2013 Bảng 3. 5: Phân loại tình hình sử dụng vốn theo chương trình, mục đích vay Bảng 3. 6: Tình hình hoạt động năm 2012 Bảng 4. 1: Phân chia thông tin của mẫu theo Trình độ học vấn
  10. ix Bảng 4. 2: Phân chia thông tin của mẫu theo Trình độ chuyên môn Bảng 4. 3: Phân chia thông tin của mẫu theo kinh tế chính của hộ gia đình Bảng 4. 4: Phân chia thông tin của mẫu theo nhân khẩu hộ gia đình Bảng 4. 5: Thông tin của mẫu theo diện tích đất sản xuất Bảng 4. 6: So sánh thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình trong hiện tại Bảng 4. 6: Tổng hợp kết quả phỏng vấn về hoạt động tín dụng đối với nhóm không vay vốn Bảng 4. 8: Tổng hợp kết quả phỏng vấn về hoạt động tín dụng đối với nhóm Có vay vốn Bảng 4. 9: Tổng hợp ý kiến người vay vốn về nghề nghiệp mang lại thu nhập chính trước và sau khi vay vốn Bảng 4. 10: Đánh giá sự thay đổi của thu nhập, chi tiêu, mức tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất trước và sau khi vay vốn Bảng 4. 11: Đánh giá sự thay đổi về điều kiện sống hộ gia đình trước và sau khi vay vốn Bảng 4. 12: Đánh giá về lợi ích mang lại trước và sau khi tham gia vay vốn Bảng 4. 13: Mức độ hài lòng của người vay vốn đối với hoạt động tín dụng
  11. x TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của Ngân hàng chính sách xã hội Bến Tre, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỏ Cày Bắc, phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Mỏ Cày Bắc và kết quả khảo sát 183 mẫu gồm hộ nghèo không tham gia vay vốn, hộ nghèo có tham gia vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỏ Cày Bắc, quỹ Tài chính vi mô (Quỹ CIG) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Mỏ Cày Bắc quản lý. Điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác là Luận văn này sử dụng hình thức thống kê mô tả thông qua các báo cáo số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn đối với các hộ gia đình nghèo có và không tham gia các loại hình tín dụng để phản ảnh chính xác về tác động của tín dụng. Bên cạnh đó, thông qua nội dung khảo sát, Luận văn đã để cho người đi vay tự đánh giá sự thay đổi của bản thân gia đình họ nhằm đưa ra những kết luận một cách khách quan nhất. Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy: người nghèo có thể tiếp cận tín dụng khá dễ dàng thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị tại địa phương với nhiều chương trình vay hỗ trợ rất đa dạng, một số ít đối tượng không tham gia vay vốn đa phần đều không có nhu cầu vay và không đủ điều kiện cũng như khả năng chi trả. Nghiên cứu cũng cho thấy tín dụng thực sự có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả cho xã hội, góp phần vào việc đưa người nghèo từng bước giảm nghèo. Trên tình hình thực tế của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, tham khảo, học hỏi từ những thành công của các tổ chức tín dụng trên thế giới, nghiên cứu cũng đã đề xuất những khuyến nghị về chính sách như: Tiến tới thay đổi hình thức hoạt động củaNgân hàng CSXH như một tổ chức tài chính vi mô, linh hoạt đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; cải tiến nâng chất mô hình quản lý…. nhằm phát huy hữu hiệu hơn vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam.
  12. 1 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. 1 Lý do và mục đích nghiên cứu Đói nghèo là một vấn nạn toàn cầu, xóa đói giảm nghèo cũng là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Việt Nam nằm trong số 38 quốc gia được vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Một trong những chương trình xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đưa ra đó là là hỗ trợ tín dụng cho người nghèo; đưa vốn đến người nghèo nhằm thúc đẩy sản xuất và gia tăng sinh kế, làm tăng thu nhập cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận gần hơn đến các dịch vụ xã hội, nâng cao mức sống. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, một số quan điểm cho rằng tín dụng là cách tốt nhất giúp người nghèo thoát nghèo, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng tín dụng thực tế có thể khiến người nghèo càng nghèo hơn nếu không biết sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Nader (2007), Khandker (2005), Morduch, Haley (2002) đã khẳng định: vai trò quan trọng của việc cấp vốn tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện giúp họ thoát nghèo. Ryu Fukui, M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho vấn đề này chính là: trên thực tế tín dụng tác động thế nào đối với cuộc sống của người nghèo? Sự thay đổi về khía cạnh kinh tế, khía cạnh xã hội của người nghèo khi không và có sự can thiệp của tín dụng? Tín dụng có thật sự tạo nên tác động tốt cho tất cả những người nghèo hay không? Nghiên cứu của Luận văn này nhằm tìm ra được mối quan hệ giữa tín dụng và cuộc sống của người nghèo và những thay đổi khi có và không có tín dụng đối với cuộc sống của người nghèo nhằm đề xuất chính sách cải thiện cho hoạt động tín dụng chính sách.
  13. 2 Theo số liệu báo cáo về hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre, Mỏ Cày Bắc là huyện có tỷ lệ nghèo thuộc loại khá (4. 540/39. 005 hộ) chiếm 12% cả tỉnh và số dư nợ tín dụng trung bình/ hộ nghèo năm 2012 đứng đầu cả tỉnh (Mỏ Cày Bắc trung bình/hộ: 13.703 triệu/hộ, trung bình của tỉnh 10.599 triệu/hộ), điều này chứng tỏ việc chăm lo đời sống cho hộ nghèo ngày càng được quan tâm nhiều hơn, ngày càng có nhiều người nghèo được tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ của Chính Phủ. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, hiệu quả của nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người nghèo, Luận văn này sẽ chọn địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc là địa điểm nghiên cứu qua đề tài: “ Đánh giá tác động tín dụng đối với ngƣời nghèo huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre”. 1. 2 Mục tiêu nghiên cứu + Phân tích hiện trạng tín dụng cho người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre; + Đánh giá các tác động của tín dụng đối với khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội; + Khuyến nghị chính sách tín dụng hiệu quả cho người nghèo. 1. 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Người nghèo ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, kênh hỗ trợ tín dụng cho người nghèo hiện nay tập trung chủ yếu ở Ngân hàng chính sách xã hội và các Quỹ tín dụng vi mô. Chính vì thế, Luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua dữ liệu thứ cấp của Ngân hàng chính sách xã hội Bến Tre chi nhánh Mỏ Cày Bắc, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Mỏ Cày Bắc làm cơ sở phân tích thực trạng tín dụng người nghèo từ năm 2011 đến năm 2013. Đồng thời nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát của 183 hộ gia đình có và không có vay vốn tại một số xã thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với các hộ gia đình nghèo.
  14. 3 Phương pháp khảo sát tập trung vào dữ liệu hồi tưởng1 tức là dùng các câu hỏi để người được phỏng vấn so sánh về tình trạng hiện nay của gia đình so với trước khi vay vốn có sự khác biệt hay không và khác như thế nào. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát nhóm đối chứng, tức những hộ nghèo không tham gia vay vốn để so sánh sự khác nhau của hai nhóm đối tượng, nhằm kiểm chứng tác động của tín dụng. 1. 4 Kết cấu Luận văn Nghiên cứu gồm có năm chương: Chương I: giới thiệu vấn đề nghiên cứu, câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Chương II: trình bày cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn và khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm. Chương III trình bày thực trạng tín dụng của người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc. Chương IV: Phản ánh phương pháp và kết quả nghiên cứu nghiên cứu thực nghiệm- Đánh giá các tác động về kinh tế, tác động xã hội đối với người nghèo. Chương V: Tóm tắt những phát hiện của nghiên cứu và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện đời sống cho người nghèo. 1 Cách thức Krishna thực hiện thí nghiệm ở bang Rajasthan Trung Bắc Ấn Độ để truy tìm các trường hợp vào và thoát nghèo tại đây.(Tham khảo tại bài giảng Chính sách phát triển Kinh tế Fullbright niên khóa 2012-2014)
  15. 4 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2. 1 Lý thuyết về nghèo và tín dụng: 2. 1. 1 Lý Thuyết nghèo: 2. 1. 1. 1 Khái niệm Theo quan niệm của của Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan (1993), ESCAP đã đưa ra khái niệm về nghèo khổ thu nhập một cách hệ thống hơn: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của đất nước”. Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith (1958) cũng quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực”. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa định nghĩa về nghèo: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại”. Công trình nghiên cứu “Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” của UNDP, UNFPA, UNICEF (1995) đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế”. Theo Liên hợp quốc (2008): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
  16. 5 đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. Hiện nay, khái niệm về nghèo đã có sự thay đổi lớn, việc xác định chuẩn nghèo dựa vào thu nhập/chi tiêu kéo dài trong một thời gian dài (từ 1993 đến nay) đã không còn phù hợp, xu hướng đo lường nghèo đa chiều đã được nhiều quốc gia trên thế giới từng bước áp dụng (khoảng 20 nước) và được UNDP, WB khuyến cáo các quốc gia nên sử dụng thay vì đo lường nghèo đơn chiều như từ trước đến nay. Quan niệm về nghèo đa chiều xuất phát từ việc tiếp cận thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh, nhà ở... ; sự thiếu hụt một hoặc một số các nhu cầu đó được coi là nghèo. Hiện nay, khái niệm nghèo đa chiều đang được các tổ chức quốc tế như UNDP, WB sử dụng để giám sát, đo lường sự thay đổi về mức độ tiếp cận nhu cầu cơ bản giữa các quốc gia, thông qua các chỉ số HDI (thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ) hay hiện nay là chỉ số MPI (chỉ số nghèo đa chiều); Chỉ số nghèo đa chiều đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn ở cấp độ gia đình: từ giáo dục đến những tác động về sức khỏe, đến tài sản và các dịch vụ. Theo OPHI và UNDP, những chỉ số này cung cấp đầy đủ hơn bức tranh về sự nghèo khổ sâu sắc so với các thang đo về thu nhập giản đơn. Thang đo này biểu lộ cả tính tự nhiên và quy mô của sự nghèo khổ ở các cấp độ khác nhau: từ cấp độ gia đình đến cấp độ khu vực, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế. 2. 1. 1. 2 Đặc điểm của hộ nghèo: WB(1999) xác định đặc điểm của hộ nghèo cuối thập niên 90: Người nghèo chủ yếu sống ở nông thôn và chủ yếu là nông dân, trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng chuyên môn bị hạn chế; Hộ nghèo có ít đất hoặc không có đất ngày càng phổ biến, các hộ không thể kiếm sống nhờ vào đất có rất ít cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp ổn định. Các hộ mới hình thành thường trãi qua giai đoạn nghèo ban đầu thường do có ít đất. Hộ đông con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ tổn thương về chi phí y tế, giáo dục gia tăng đa dạng. Các hộ nghèo cũng thường rơi vào vòng nợ nần;
  17. 6 Hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn thời vụ và những cú sốc của hộ hay cộng đồng. một số hộ nghèo bị cô lập về địa lý, xã hội. 2. 1. 1. 3 Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam: Đói nghèo là vấn đề kinh tế – xã hội, nó vừa là hậu quả do lịch sử để lại như hậu quả của các cuộc chiến tranh, chế độ thực dân… vừa hệ quả của phát triển, như sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Nguyên nhân đói nghèo rất đa dạng, có những nguyên nhân độc lập, nhưng cũng có những đan xen, quan hệ nhân quả với nhau. Ở nước ta, nghèo đói do các nguyên nhân chủ yếu sau:  Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách của Chính Phủ: Trãi qua thời gian dài trong cơ chế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế; vì vậy, việc xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn, kịp thời. Song cơ chế mới, nhiều chính sách về kinh tế xã hội còn thiếu, chưa đồng bộ, trong đó chính sách đầu tư phát triển đặc biệt là đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn; Các chính sách tín dụng, Đất đai, Các chính sách ưu đãi, khuyến khích, sản xuất, tạo việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục; Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng chưa thỏa đáng, nhất là ở các vùng núi, vùng cao, vùng sâu…  Nguyên nhân thuộc về địa lý, điều kiện tự nhiên-xã hội Việt Nam ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp biển Đông, là quốc gia gồm 1 trong 5 ổ bão trên thế giới, cho nên hàng năm có hàng chục cơn bão trong đó có 2-3 cơn bão mạnh, lũ lụt, hạn hán, thời tiết thay đổi… gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoa màu, cơ sở hạ tầng. Mặt khác Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi; Đất đai cằn cỏi diện tích canh tác thấp; Địa dư rộng, địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại không thuận tiện, quan hệ thị trường chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, Thời tiết khí hậu khắc nghiệt thường bị thiên tai bão lụt, sâu bệnh, hạn hán mất mùa… Trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tệ nạn xã hội phát triển, tỉ lệ tăng dân số còn cao; Do sự cách biệt, cô lập với tình hình phát triển chung
  18. 7 như đường giao thông, phương tiện thông tin tiến bộ, khoa học kỹ thuật, phúc lợi xã hội, không nói được ngôn ngữ chung của đất nước… Rủi ro vẫn là đặc điểm quan trọng trong kinh tế nông thôn, gồm các rủi ro liên quan đến thời tiết và tác động mới xuất hiện của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. WB (2012)  Nguyên nhân thuộc về đặc tính của hộ gia đình Nghiên cứu và báo cáo đánh giá Nghèo ở Việt Nam của WB (2012), tác động của những nhân tố nhân khẩu học đã thay đổi từ cuối thập niên 90, nghèo ở trẻ em vẫn là mối quan ngại. Kết quả của chính sách kế họach hóa gia đình triển khai đầu những năm 90 làm cho các gia đình hiện nay chủ yếu chỉ có tứ 1-2 con, những đứa con đã trưởng thành của các gia đình đông con đã giúp nuôi bố mẹ và anh em. Già hóa là rủi ro nhân khẩu mới: dân số Việt Nam đang già đi và phân tích mới cho thấy người già, đặc biệt là người già cô đơn có thể ngày càng chịu rủi ro nghèo đói trong tương lai. Người nghèo thường thiếu vốn sản xuất; thiếu kiến thức; thiếu thông tin về thị trường; thiếu đất, thiếu lao động; thất nghiệp; rủi ro, ốm đau, tai nạn; vướng vào tệ nạn xã hội. Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Các nguyên nhân trên tác động qua lại lẫn nhau làm cho tình trạng nghèo đói trong từng vùng thêm trầm trọng, gay gắt… 2. 1. 1. 4 Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo là thước đo, là tiêu chí để xác định đối tượng nghèo hay không nghèo, trên thế giới hiện đang áp dụng các hình thức chuẩn nghèo như sau: Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hay chi tiêu, được qui đổi thành tiền, xuất phát từ quan niệm là để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản tối thiểu, mỗi người cần phải có một khoản thu nhập/chi tiêu ở mức độ tối thiểu để thỏa mãn các nhu cầu đó. Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập/chi tiêu được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam, nhằm làm cơ sở xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp của nhà nước.
  19. 8  Chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay: Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam đã ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau: 1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. 2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. 3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. 4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo này là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. 2. 1. 2 Mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo: Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định, phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. Đặc điểm tín dụng đối với hộ nghèo: Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các ngân hàng thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
  20. 9 * Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói và đối tượng chính sách có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi lợi nhuận. 2. 1. 2. 2 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo chính là thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức kỹ thuật…chính những điều này khiến người nghèo cứ lẫn quẩn trong vòng quay nghèo khổ, thiếu vật chất, làm thuê, vai mượn lãi cao, cầm cố tài sản đất đai, nợ chồng nợ, cuộc sống ngày càng bế tắc. Việc đưa người nghèo tiếp cận đến nguồn vốn hợp pháp sẽ tạo điều kiện giúp người nghèo gia tăng sinh kế, có cơ hội phát triển sản xuất, có nhiều điều kiện tiếp cận với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, có thể trang trãi chi phí học hành cho con cái, được chăm sóc y tế tốt hơn, được học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch, nâng cao mức sống cho người nghèo…. Ngân hàng Thế giới (1995) đã khuyến cáo rằng việc cải thiện tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Margaret Madajewicz- Colombia University (1999) và James Copestake, Sonia Blalotra ( 2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự tạo việc làm cho chính mình và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội thoát nghèo. Quan điểm của Tiến sĩ Milford Bateman là một nhà tư vấn tự do về chính sách phát triển kinh tế “Người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lời đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi vay cao hơn cho những khoản tín dụng từ ngân hàng”, Ravallion và Dominique van de Wall (2008), vốn thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát khỏi cảnh nghèo, cả đối với các hộ gia đình nông nghiệp lẫn các hộ gia đình phi nông nghiệp ở nông thôn và thành thị. Smith (2005) cho rằng một trong 8 giải pháp để thoát nghèo là “Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo, cấp bảo hiểm và cơ hội phát triển thị trường”. Muhammad Yunus (2001), “ Chỉ cần một khoản tín dụng, người nghèo có thể thay đổi cuộc sống của họ” Dự án Sea To Sea, Ending the Cycle of Poverty của CRNA Ministries cũng đưa ra một trong những giải pháp phá vỡ vòng xoáy đói nghèo chính là sử dụng các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2