Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm từ năm 1987 đến năm 2011. Từ đó, đề tài phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- o0o ---------- ĐỖ NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ . TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- o0o ---------- ĐỖ NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Thanh TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012
- i MỤC LỤC TÓM TẮT...................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3 1.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3 1.4 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4 1.6 Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................4 1.7 Nội dung chính và kết cấu đề tài .........................................................................4 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..........................6 2.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài................................................................6 2.2 Các nghiên cứu của tác giả người Việt Nam......................................................12 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................14 3.1 Dữ liệu và biến nghiên cứu ...............................................................................14 3.2 Phương trình ước lượng ....................................................................................14 3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị..................................................................................15 3.4 Kiểm định đồng liên kết ....................................................................................16 3.5 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM...........................................................17 3.6 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ........................................................18 4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM............................................20 4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị:.................................................................................20 4.2 Kiểm định đồng liên kết ....................................................................................23 4.3 Mô hình VECM ................................................................................................25 4.4 Kiểm định nhân quả Granger ............................................................................26 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................................28 5.1 Tổng kết kết quả thực nghiệm ...........................................................................28
- ii 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................30 PHỤ LỤC
- iii DANH MỤC BẢNG - Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (chuỗi gốc)............................. 21 - Bảng 4.2 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (chuỗi sai phân bậc 1) ............ 22 - Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết................................................. 23 - Bảng 4.4 Vector đồng liên kết ................................................................................ 24 - Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả của VECM..................................................................... 26 - Bảng 4.6 Nhân quả Granger .................................................................................. 27
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á ADF : Tiêu chuẩn Augmented Dickey- Fuller AIC : Tiêu chuẩn thông tin Akaike FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội MNCs : Công ty đa quốc gia OECD : Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất R&D : nghiên cứu và phát triển SUR : hồi quy có vẻ không quan hệ VAR : Mô hình tự hồi quy VAR VECM: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số WB : Ngân hàng Thế giới
- 1 TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài là để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm từ năm 1987 đến năm 2011. Mô hình VAR với kỹ thuật đồng liên kết được áp dụng để nghiên cứu sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tổng sản phẩm quốc nội tại Việt Nam. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để phân tích tác động ngắn hạn của hai biến ở Việt Nam. Quan hệ nhân quả Granger cũng được sử dụng để xem mối quan hệ nhân quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm trong nước. Những phát hiện chính của đề tài này cho thấy rằng sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa ra một tác động tốt về tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng 1% tạo ra tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam gia tăng lên 12,196%. Bằng cách sử dụng mối quan hệ nhân quả Granger, đề tài này đã tìm thấy rằng có nhân quả Granger từ FDI đến GDP và ngược lại.
- 2 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình tăng trưởng là một đề tài thảo luận nóng bỏng ở một số nước trong đó có Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một thành phần quan trọng trong những nỗ lực toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Sự tăng trưởng của sản xuất quốc tế được thúc đẩy bởi các tác động kinh tế và công nghệ. Nó cũng thúc đẩy tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chính sách thương mại. Một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự lưu thông của dòng vốn tư nhân trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã có được tầm quan trọng và sự chú ý giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Khái niệm “đầu tư dẫn dẫn dắt phát triển kinh tế” đã thúc đẩy ý tưởng rằng vị thế dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào và chảy ra của một quốc gia được kết nối với phát triển kinh tế của chính quốc gia đó liên quan với phần còn lại của thế giới. Mặc dù các mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thay đổi chút ít theo thời gian, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một công cụ quan trọng để tạo ra tăng trưởng kinh tế (GDP) trong hầu hết các nước. Năm 2002, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) báo cáo rằng các nước có nền kinh tế kém hơn, thường hay xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn duy nhất của sự phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế. Như vậy, chính phủ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đang tập trung vào vốn nước ngoài để góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế (Carkovic & Levine, 2002). Theo Hansen và Rand (2006), đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có một tác động quan hệ nhân quả mạnh mẽ lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và các quốc gia đang phát triển. Cho
- 3 nên việc nghiên cứu tác động của FDI lên GDP và ngược lại là vấn đề cần thiết của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ quan điểm ở trên, đề tài này cung cấp cái nhìn sâu sắc phong phú về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đề tài này được thực hiện để phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng cố gắng phân tích và ước lượng thực nghiệm tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, bằng cách sử dụng phương pháp đồng liên kết cho giai đoạn 1987-2011. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để phân tích tác động ngắn hạn của hai biến ở Việt Nam. Quan hệ nhân quả Granger cũng được sử dụng để xem mối quan hệ nhân quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm trong nước. Bằng cách sử dụng mối quan hệ nhân quả Granger, đề tài này đã tìm thấy rằng có nhân quả Granger từ FDI đến GDP và ngược lại. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm từ năm 1987 đến năm 2011. Từ đó, đề tài phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, đề tài hướng đến các đối tượng nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1987-2011.
- 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1987, khi nền kinh tế trong giai đoạn bắt đầu mở cửa cho đến hết năm 2011. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình VECM để phân tích cân bằng ngắn hạn của FDI và GDP và đồng thời sử dụng kiểm định nhân quả Granger để kiểm định tính hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. 1.6 Dữ liệu nghiên cứu Trong đề tài, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố trong khoảng thời gian từ 1987 đến 2011. 1.7 Nội dung chính và kết cấu đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, tóm tắt, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được chia làm 5 phần: Phần 1: Giới thiệu Phần này được trình bày nhằm giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng như giới thiệu nội dung chính và kết cấu của đề tài. Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây. Giới thiệu các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước về mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đưa ra câu hỏi nghiên cứu là liệu có mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1987-2011 hay không?
- 5 Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF và chỉ tiêu AIC để kiểm định tính dừng của hai biến FDI và GDP; phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen (1988) và Johansen Jesulius (1990) để phân tích sự tác động dài hạn của FDI đến GDP; mô hình hồi quy hai biến VECM để phân tích tác động giữa hai biến trong ngắn hạn. Cuối cùng, đề tài sử dụng kiểm định nhân quả Granger rất nổi tiếng để kiểm định quan hệ nhân quả hai chiều từ FDI đến GDP và ngược lại. Phần 4: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Từ các phương pháp, mô hình định lượng được sử dụng, chúng ta sẽ có kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Dựa vào các kết quả này, đề tài sẽ phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1987-2011 Phần 5: Kết luận Phần này sẽ tóm tắt lại toàn bộ các kết quả nghiên cứu chính của đề tài bao gồm các kết quả phân tích thực nghiệm giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và trong ngắn hạn cũng như kết quả tác động hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.. Cuối cùng nêu ra hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. KẾT LUẬN PHẦN 1 Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình tăng trưởng là một đề tài thảo luận nóng bỏng ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong phần 1, đề tài đã giới thiệu tổng quan và vấn đề nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
- 6 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài Mối quan hệ có ý nghĩa giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã được chứng minh ở nhiều nước. Trong các lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế được giải thích thông qua các ngoại tác kiến thức và sự tồn tại của nguồn nhân lực ở các nước sở tại đang phát triển. Để giải thích vai trò của FDI trong sự phát triển lâu dài của nước sở tại, Lucas (1988, 1990), Romer (1986, 1987) và Mankiw (1992) sửa đổi mô hình tăng trưởng tân cổ điển, đặc biệt là các mô hình tăng trưởng Solow, bằng cách bao gồm các yếu tố điều khiển tăng trưởng của nguồn nhân lực cũng như vốn vật chất để giải thích sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển. Balasubramanyam et al. (1996) chỉ ra rằng nhiều yếu tố điều khiển tăng trưởng được xác định bởi các lý thuyết tăng trưởng mới có thể được bắt đầu và nuôi dưỡng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua FDI. Trong bài nghiên cứu của họ, cho thấy rằng FDI là một công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng thông qua học tập bằng cách thực hiện và lan truyền kiến thức. Blomstrom và Kokko (1998) lập luận rằng các công ty đa quốc gia (MNCs) đưa công nghệ hiện đại vào nước sở tại để cho phép họ cạnh tranh thành công với các các công ty đa quốc gia khác và doanh nghiệp bản địa. Điều này buộc doanh nghiệp trong nước phải tìm kiếm cũng như làm theo các công nghệ mới và công nghệ có hiệu quả hơn. Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy nguồn nhân lực ở các nước sở tại đang phát triển được hiểu rõ hơn trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Theo lý thuyết này, FDI góp phần đáng kể vào nguồn nhân lực như kỹ năng quản lý và nghiên cứu và phát triển (R & D). Các công ty đa quốc gia có thể có một tác động tích cực đến nguồn nhân lực ở các nước sở tại thông qua các khóa học đào tạo mà họ cung cấp cho người lao động địa phương của công ty con của họ. Các khóa đào tạo ảnh hưởng đến hầu hết các cấp độ nhân viên từ những người có kỹ năng
- 7 đơn giản đến những người có các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển được tài trợ của các công ty đa quốc gia cũng đóng góp vào nguồn nhân lực ở các nước sở tại và do đó cho phép các nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn (Blomstrom và Kokko 1998; Balasubramanyam et al 1996). Mặt khác, lý thuyết chiết trung FDI (Eclectic FDI), được phát triển bởi Dunning (1979, 1980, 1985, 1988, và 1993), cung cấp một công cụ thay thế để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên lợi thế địa điểm, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quyết định quan trọng của FDI. Chakrabarti (2001), Asiedu (2002) và Zhao (2003) đã chỉ ra rằng kết quả tăng trưởng kinh tế cao hơn trong dòng vốn FDI lớn hơn như là một thước đo của sự hấp dẫn của nước sở tại. Moore (1993), Lucas (1993), và Cernat và Vranceanu (2002) lập luận rằng, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, dòng vốn FDI vào các nước sở tại có xu hướng được khuyến khích Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước sở tại. Bằng cách sử dụng một kỹ thuật ước lượng hồi quy về phương trình đơn nhất với các dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1960-1985 cho 78 nước đang phát triển, Blomstrưm, Lipsey và Zejan (1992) cho thấy một ảnh hưởng tích cực của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Borensztein, Gregoria, và Lee (1998) cũng đã tiến hành nghiên cứu trên 69 quốc gia đang phát triển để chứng minh mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tăng trưởng kinh tế. Trong phân tích của mình, họ đã sử dụng kỹ thuật hồi quy có vẻ không quan hệ (hồi quy SUR). Rõ ràng, kết quả tương tự đã được phát hiện ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào nguồn vốn con người của đất nước của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có một hiệu quả cao vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia khi một quốc gia có ngưỡng tối thiểu của nguồn nhân lực. Rõ ràng là đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế với sự hỗ trợ của nguồn nhân lực hiệu quả.
- 8 Bằng cách sử dụng các dữ liệu bảng cho 18 quốc gia ở châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1970-1999, Bengoa và Sancher-Robles (2003) chỉ ra rằng tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế là tích cực chỉ khi nước sở tại đã có đủ nguồn nhân lực, ổn định kinh tế, và tự do hóa thị trường. Tương tự như vậy, bằng cách sử dụng một mẫu của 84 quốc gia, Wang và Wong (2004) chỉ ra rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chỉ khi nước sở tại có một mức đầy đủ nguồn nhân lực. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ 12 nền kinh tế châu Á trong giai đoạn 1987-1997, Wang (2003) thấy rằng FDI trong lĩnh vực sản xuất đã có một tác động đáng kể và tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế sở tại. Tuy nhiên, dòng vốn FDI trong lĩnh vực phi sản xuất đã không đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Alfaro et al. (2002), bằng cách sử dụng bảng dữ liệu chéo cho giai đoạn 1975-1995, cho thấy FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế, và rằng các quốc gia có thị trường tài chính phát triển tốt có sự tăng tích cực từ FDI, đồng thời cho thấy rằng các nước có hệ thống tài chính tốt hơn có thể khai thác FDI hiệu quả hơn. Kết quả là, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đóng góp nhiều hơn để tăng trưởng kinh tế ở các nước này. Phát hiện này được hỗ trợ bởi Hermes và Lensink (2003) bằng cách sử dụng một dữ liệu bảng của 67 nước đang phát triển cho giai đoạn 1970-1995, và Aghion et al. (2006) đã sử dụng một mẫu của 118 quốc gia trong giai đoạn từ 1960 đến 2000. Abdus Samad (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, bao gồm 19 quốc gia đang phát triển của Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Trong kết quả của ông, Châu Mỹ Latinh đã có một mối quan hệ lâu dài giữa tổng sản phẩm trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm nước ở châu Mỹ Latinh mà có mối quan hệ này như Argentina, Brazil, Chile, Guatemala, và El- Salvador và một quốc gia là Sri Lanka cũng cho thấy mối quan hệ tương tự. Bên cạnh đó, có mối quan hệ hai mặt giữa tổng sản phẩm trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực Đông và Đông Nam Á là Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, và Pakistan.
- 9 Rajit Kumar Sahoo (2005) đã chỉ ra rằng FDI có tác động trực tiếp và gián tiếp và vào một số lĩnh vực đặc thù nào đó của nền kinh tế. Một nghiên cứu về tác động của FDI vào lĩnh vực sản xuất phát hiện rằng dòng vốn FDI chảy vào trong lĩnh vực hóa chất, điện và điện tử cho thấy tác động trực tiếp và dòng vốn FDI chảy vào trong lĩnh vực thuốc và dược phẩm cho thấy tác động gián tiếp (hiệu ứng lan tỏa). FDI là một phương tiện quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ và kiến thức và nó chứng minh rằng nó có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng bằng cách tạo ra gia tăng lợi nhuận trong sản xuất thông qua các yếu tố bên ngoài tích cực và lan truyền sản xuất. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dẫn đến một sự tăng trưởng cao hơn bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào và kỹ thuật mới (Feenstra và Markusen, 1994). Tăng trưởng kinh tế có thể được cải thiện thông qua nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố là qua xuất khẩu cao hơn. Xuất khẩu được cho là có một mối quan hệ tích cực với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn có thể được cải thiện, xuất khẩu cao hơn có thể đạt được và như vậy tăng trưởng kinh tế. Dilek và Aytac (2009) nói rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động đến xuất khẩu như chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đầu tư trong nước, cải thiện nguồn nhân lực, cải thiện kiến thức hiện có, và phục vụ như là một công cụ của sự tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế có thể được cải thiện không chỉ bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố khác cần được xem xét để có một tác động tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Lheem và Guo (2004) nói rằng tăng trưởng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn và động lực phát triển. Vì vậy, họ tóm tắt rằng có các chỉ số khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh việc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ dẫn đến dòng vốn FDI vào các nước sở tại lớn hơn. Jackson và Markowski (1995) và Balasubramanyam et al. (1996) đã chỉ ra rằng ở một số nước châu Á tăng trưởng kinh tế cao đã có tác động tích cực đối với dòng vốn FDI vào các nước này. Bằng cách
- 10 sử dụng dữ liệu bảng cho 23 nước đang phát triển cho giai đoạn 1978-1996, Basu et al. (2003) đã chỉ ra mối liên hệ giữa GDP và đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều. Tuy nhiên, Ekanayake et al.(2003) sử dụng mô hình tự hồi quy VAR và kỹ thuật sai số hiệu chỉnh để kiểm định sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng tăng trưởng, dòng vốn FDI và xuất khẩu, sử dụng dữ liệu chéo của cả nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn năm 1960- 2001. Phát hiện của họ hỗ trợ mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, nhưng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã có những kết quả khác nhau. Tsai (1994) đã sử dụng một hệ phương trình đồng thời để kiểm tra mối liên hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho 62 quốc gia trong giai đoạn 1975-1978, và cho 51 quốc gia trong giai đoạn 1983-1986. Ông phát hiện thấy có mối liên hệ giữa hai chiều tồn tại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong những năm 1980. Bende-Nabende et al. (2001) cũng đã nghiên cứu liệu FDI có gây ra sự tăng trưởng kinh tế của 5 nền kinh tế ASEAN trong giai đoạn 1970-1996, và nếu đó là như vậy, dù vậy tăng trưởng kinh tế cũng đã có một tác động đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với khu vực. Các kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả nhất thông qua các yếu tố nguồn nhân lực, thông qua tác động học tập, và lần lượt tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến FDI. Bằng cách sử dụng một dữ liệu bảng không đầy đủ hàng năm cho 20 quốc gia ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê cho giai đoạn 1990-2001, Saha (2005) ước lượng một hệ hai phương trình đồng thời để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, và thấy rằng FDI và kinh tế tăng trưởng là yếu tố quyết định quan trọng của nhau trong các quốc gia này. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Pradeep Agrawal (2000) về tác động kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Á bằng cách thực hiện phân tích chuỗi thời gian, phân tích chéo của bảng dữ liệu bao gồm năm quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal, rằng có tồn tại tác động bổ sung, tác động liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư quốc gia. Hơn nữa, ông lập luận rằng, tác động của
- 11 dòng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng GDP là tiêu cực trong những năm trước năm 1980, có tác động tích cực nhẹ vào đầu thập niên tám mươi và tác động tích cực mạnh mẽ trong cuối thập niên tám mươi và chín mươi của thế kỷ 20. Maria Carkovic và Ross Levine (2002) cũng kết luận trong nghiên cứu của họ về FDI và tăng trưởng GDP rằng biến ngoại sinh FDI không có ảnh hưởng mạnh mẽ, độc lập đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2009) phân tích mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ và đồng thời cố gắng phân tích và ước lượng thực nghiệm tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ, bằng cách sử dụng phương pháp đồng liên kết trong giai đoạn 1990-91 đến 2010- 11. Phân tích thực nghiệm của ông dựa trên phương pháp OLS cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư và GDP và ngược lại. Ông đã sử dụng kiểm định đồng liên kết để xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa hai biến, được xác nhận bởi kết quả của kiểm định đồng liên kết Johansen. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger cuối cùng đã xác nhận sự hiện diện của quan hệ nhân quả hai chiều từ tăng trưởng kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngược lại Tuy nhiên, có những nghiên cứu tuyên bố rằng không có mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Katherina, John và Athanasios (2004) đã tiến hành nghiên cứu trên 17 quốc gia ở Mỹ và Tây Âu, và áp dụng phân tích hồi quy Bayesian. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài không có bất kỳ tác động đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang chuyển đổi. Nó đã chứng minh rằng nó không phải là cần thiết để leo thang vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để kích thích tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước. Nghiên cứu này được hỗ trợ thêm bởi G. Jayachandran và A.Seilan (2010).
- 12 2.2 Các nghiên cứu của tác giả người Việt Nam Chỉ có một vài nghiên cứu cho thấy tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. Nhằm mục đích phân tích các tác động của FDI đến sự giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm 1990, Hoa và Hemmer (2002) đã trình bày những tác động gián tiếp của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế. Các hệ số ước lượng của FDI có ý nghĩa dựa trên bảng dữ liệu tập hợp bao gồm 61 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000. Hơn nữa, FDI có tương tác tích cực với nguồn nhân lực địa phương trong tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sau đó đã được ước lượng để xem tác động tích cực có ý nghĩa về tầm quan trọng của kết quả xóa đói giảm nghèo. Đưa ra cùng một kết luận như nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002), Trần Trọng Hưng (2005) đã sử dụng phương pháp bình phương thông thường nhỏ nhất (OLS) để kiểm tra tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế cũng như các tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế đối với tỷ lệ nghèo đói của mỗi tỉnh được khảo sát. Các nghiên cứu cho thấy rằng FDI có tác động gián tiếp đến xóa đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế, trong đó cụ thể là trong việc cải thiện mức sống, tiến bộ công nghệ, và tăng năng suất. Nguyễn Phi Lân (2006) đã thử nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI bằng phương pháp ước lượng GMM. Dựa trên dữ liệu bảng thiết lập cho 61 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2003, nghiên cứu phản ánh rằng FDI có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, xuất khẩu, tăng trưởng của lao động, quá trình vừa học vừa làm và nguồn nhân lực cũng đã giúp tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bài nghiên cứu của Vũ, Noy và Gangnes (2006) ước lượng tác động của FDI đến tăng trưởng bằng cách sử dụng các dữ liệu ngành cho các FDI vào Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả đã chứng minh rằng FDI có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến hoạt động tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp và thông qua hiệu suất lao động ở
- 13 cả hai nước. Tuy nhiên, hiệu quả không được phân bổ đồng đều giữa các ngành. Ở cả hai nước, sản xuất dường như là lĩnh vực duy nhất được hưởng lợi đáng kể từ các nguồn vốn FDI, ở Việt Nam thì còn có thêm lĩnh vực dầu khí là được hưởng lợi từ FDI. Các lĩnh vực khác đạt được lợi ích tăng trưởng rất ít từ FDI đầu tư vào từng ngành cụ thể. Trong ngắn hạn, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng cho thấy rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế là tích cực. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cung cấp cho các mối quan hệ tiêu cực và không đáng kể giữa hai biến. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có vẻ là dựa trên thời gian phân tích, các lĩnh vực, quốc gia và khu vực được sử dụng trong mẫu cũng như các thể chế kinh tế và điều kiện công nghệ của các nước tiếp nhận. Qua các kết quả nghiên cứu trước đây được nêu ở trên, liệu có mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1987- 2011 hay không? Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ ở phần 4. KẾT LUẬN PHẦN 2 Từ các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả ngoài nước và trong nước, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít nghiên cứu cho thấy điều ngược lại nghĩa là không có sự tác động đáng kể nào giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
- 14 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu và biến nghiên cứu Mục tiêu của đề tài này là để xem xét mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm trong giai đoạn từ năm 1987 – 2011. Đề tài này áp dụng phân tích thực nghiệm và chỉ tập trung vào hai biến là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Mô hình được tác giả sử dụng tương tự như mô hình của Mohd Shahidan Bin Shaari, Thien Ho Hong & Siti Norwahida Shukeri (2012) khi nghiên cứu sự tác động hai chiều giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP) được dùng để đại diện cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tất cả các dữ liệu cần thiết cho hai biến được thu thập từ ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tất cả các giá trị chuỗi dữ liệu đều được về dạng cơ số mũ tự nhiên để giảm vấn đề của hiệp phương sai không đồng nhất đến mức tối đa có thể. Sử dụng khoảng thời gian 1987 đến 2011 cho Việt Nam, đề tài này nhằm mục đích để nghiên cứu các mối quan hệ lâu dài và quan hệ nhân quả năng động giữa mức độ FDI chảy vào Việt Nam và tăng trưởng kinh tế. Các phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu này là đồng liên kết và mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM và kiểm định nhân quả Granger. Toàn bộ quy trình ước lượng trong đề tài này bao gồm các bước sau: đầu tiên là phương trình ước lượng được sử dụng cho đề tài này, thứ hai là kiểm định nghiệm đơn vị, thứ ba là kiểm định đồng liên kết, thứ tư là ước lượng mô hình VECM và cuối cùng là kiểm định nhân quả hai chiều Granger. 3.2 Phương trình ước lượng GDP= f(FDI) (3.1)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1455 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 822 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn