intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu gạo của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời gian qua. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội lương thực Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ HỒ LÊ THU HƯƠNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Chuyên ngành: Thương mại Mã số : 60.30.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO…………………………………………...….1 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO............................2 1.1.1.Thuyết trọng thương......................................................................................2 1.1.2.Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith...............................................3 1.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ...............................................3 1.1.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin .......................................................................4 1.1.5. Lý thuyết lợi thế nhờ quy mô.......................................................................5 1.1.6. Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm được khác biệt” ...........5 1.1.7. Lý thuyết phát triển bền vững ......................................................................6 1.2.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO...........................6 1.2.1.Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo thế giới .........................................6 1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu dùng lúa gạo thế giới ......................................6 1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu và diễn biến giá cả ...................................................8 1.2.2.Tổng quan về lúa gạo Việt Nam .................................................................11 1.2.2.1. Sơ lược quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam ......................................11 1.2.2.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây lúa Việt Nam................................12 1.2.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo..................................................13 1.3.KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI .........................................................................................15 1.3.1.Kinh nghiệm của Thái Lan..........................................................................15 1.3.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam ......17 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM.............................................................19 2.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ..........................................................................................................20 2.1.1.Phân tích kim ngạch xuất khẩu ...................................................................20 2.1.2.Phân tích theo thị trường xuất khẩu ............................................................22 2.1.2.1. Mười thị trường nhập khẩu gạo có kim ngạch lớn nhất..........................23 2.1.2.2. Các thị trường tiềm năng của Việt Nam .................................................24 2.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM ...................................26 2.2.1. Giới thiệu về hiệp hội Lương thực Việt Nam ............................................26 2.2.1.1. Giới thiệu chung về hiệp hội Lương thực Việt Nam ..............................26 2.2.1.2. Vai trò của hiệp hội Lương thực Việt Nam ............................................27 2.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp............................29 2.3.PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM.....................................................................................................................33 2.3.1. Trồng trọt ...................................................................................................33
  3. 2.3.1.1. Giống.......................................................................................................34 2.3.1.2. Kỹ thuật canh tác.....................................................................................35 2.3.2. Sản xuất, thu hoạch và bảo quản................................................................36 2.3.2.1.Sản xuất lúa gạo .......................................................................................37 2.3.2.2. Thu hoạch và bảo quản ...........................................................................42 2.3.3. Tổ chức cung ứng lúa gạo xuất khẩu .........................................................44 2.3.3.1. Hệ thống cúng ứng lúa gạo xuất khẩu.....................................................44 2.3.3.2. Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống cung ứng....................................45 2.3.4. Tình hình chế biến gạo tại các đơn vị sản xuất ..........................................49 2.3.5. Hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing .........................................50 2.3.6. Yêu cầu của khách hàng nước ngoài..........................................................52 2.3.6.1. Uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo............................................52 2.3.6.2. An toàn vệ sinh thực phẩm......................................................................53 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI ÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI LƯƠNG THỰC VIỆT NAM ..........................................................................................................56 3.1.MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.....................56 3.2. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP.............................................57 3.3.CÁC GIẢI PHÁP...........................................................................................59 3.3.1.Giải pháp 1: Hợp tác với nông dân để phát triển vùng nguyên liệu ...........59 3.3.1.1. Nội dung giải pháp ..................................................................................59 3.3.1.2. Mục tiêu đề xuất giải pháp ......................................................................59 3.3.1.3. Các bước thực hiện..................................................................................60 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................65 3.3.1.5. Lợi ích dự kiến khi thực hiện giải pháp ..................................................66 3.3.1.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp ...........................................................66 3.3.2. Giải pháp 2: Đầu tư đổi mới công nghệ sau thu hoạch, nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu .......................................................................................................67 3.3.2.1. Nội dung giải pháp ..................................................................................67 3.3.2.2. Mục tiêu đề xuất giải pháp ......................................................................67 3.3.2.3. Các bước thực hiện..................................................................................68 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................71 3.3.2.5. Phân tích lợi ích dự kiến .........................................................................71 3.3.1.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp ...........................................................71 3.3.3. Giải pháp 3: Duy trì và nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.............72 3.3.3.1. Nội dung giải pháp ..................................................................................72 3.3.3.2. Mục tiêu đề xuất giải pháp ......................................................................72 3.3.3.3. Các bước thực hiện..................................................................................73 3.3.3.4. Phân tích lợi ích dự kiến .........................................................................77 3.3.3.5. Khó khăn khi thực hiện giải pháp ...........................................................77 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ .........................................................................................78 3.4.1. Đối với hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) .........................................78 3.4.1. Đối với Nhà nước.......................................................................................78 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT AGROINFOR : Theo trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn AGROMONITOR : Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam CP : Cổ phần CT : Công ty DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GAP : Good Agricultural Practices Chương trình tiêu chuẩn sản xuất tốt trong nông nghiệp GOS : Tổng cục thống kê HTX : Hợp tác xã : VFA : Hiệp hội lương thực Việt Nam USDA : Bộ nông nghiệp Mỹ TCT : Tổng công ty
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. : Sản xuất và tiêu dùng gạo thế giới ......................................................7 Bảng 1.2. : Sản lượng lúa thế giới giai phân theo khu vực....................................8 Bảng 1.3. : Sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.......................................................9 Bảng 1.4. : Giá gạo xuất khẩu thế giới qua các năm............................................10 Bảng 1.5. : Phân vụ sản xuất lúa ở Việt Nam ......................................................12 Bảng 2.1. : Xuất khẩu gạo Việt Nam theo các tháng ...........................................21 Bảng 2.2. : Mười thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất năm 2009...........................24 Bảng 2.3. : Tăng trưởng GDP của Châu Phi........................................................25 Bảng 2.4. : Sản lượng xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp Việt Nam.................30 Bảng 2.5. : Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu.......................................................31 Bảng 2.6. : Diện tích trồng lúa ở Việt Nam .........................................................37 Bảng 2.7. : Sản lượng và năng suất lùa của Việt Nam.........................................38 Bảng 2.8. : Tỷ lệ tổn thất bình quan sau thu hoạch lúa ở Việt Nam ....................43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2009...................22 Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu phẩm cấp gạo trắng xuất khẩu............................................32 Biểu đồ 2.3 : Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp ........................................50 Biểu đồ 3.1 : Mức độ sẵn sàng đầu tư tại các vùng nguyên liệu..........................59 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành VFA......................................27 Sơ đồ 2.2 : Các kênh tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam...............................................48
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gạo là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Với những thế mạnh về tài nguyên và con người sẵn có, trong những năm gần đây, Việt nam liên tục là nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Sau 21 năm phát triển mang tính bùng nổ, tuy đã được thế giới thừa nhận là “bát cơm châu Á” nhưng cần phải nhìn nhận là gạo Việt Nam mới chỉ nhận phần giá trị gia tăng ít ỏi. Trên thực tế, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn còn nặng về tư tưởng xuất khẩu sản phẩm mà minh có, chưa thực sự quan tâm đến sản phẩm gạo mà thị trường cần. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất, chế biến lúa gạo còn ở mức thấp… dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với sản phẩm của các quốc gia khác, nhất là Thái Lan nhưng phẩm cấp gạo Việt Nam vẫn ở cấp thấp hơn do việc ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng, chămc sóc lúa chưa đứng; công nghệ xay xát non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao; tỷ lệ thủy phần (lượng nước) của hạt gạo thường vượt quá mức do năng lực phơi sấy hạn chế… dẫn đến ẩm mốc, khó bảo quản. Bên cạnh đó, cung cầu, giá cả thị trường xuất nhập khẩu gạo thế giới luôn luôn biến động, do tác hại của thời tiết, sâu bệnh đến sản xuất, do hạ chế về vốn, kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và do vai trò điều tiết, trợ giúp của Nhà nước… còn nhiều bất cập, nên đã ít nhiều làm hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành hàng gạo. Trước những yêu cầu của thị trường cũng như sự cạnh trnah của các quốc gia xuất khẩu gạo khác thì vấn đề đặt ra là liệu hạt gạo Việt Nam có đủ điều kiện, năng lực để thay đổi vị thế thực sự? Làm sao để gia tăng giá trị hạt gạo xuất khẩu, giảm thiểu thua thiệt trong cạnh tranh và để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở đường cho hoạt động xuất khẩu gạo phát triển mạnh mẽ, bền vững là vấn đề quan trọng mà Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động rất quan tâm. Vì thế, để góp phần giải quyết vấn đề nay, tác giả chọn đề tài “Giải pháp đẩy
  7. mạnh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam” 2.Mục đích nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đặt ra các mục tiêu sau: - Hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản nhằm khẳng định sự cần thiết phải đảy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo. - Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu gạo của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam - Phân tích tình hình xuất khẩu gạo cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tác động tích cực hơn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu, làm cơ sở để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam. 3.Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu và khảo sát hoạt động xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), số lượng gạo xuất khẩu của các Hội viên Hiệp hội hằng năm chiếm trên 90% tổng số lượng gạo xuất khẩu chung của cả nước. (1) - Về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo lần đầu tiên cho đến nay, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 năm gần đây từ năm 2007 đến năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Tác giả sử dụng phương pahps phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả để làm nổi bật những vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo. Bên cạnh dố tác giải còn sử
  8. dụngmột số công cụ phân tích dữ liệu khác phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu này - Toàn bộ số liệu được tổng hượp và xử lý có nguồn gốc từ trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AgroInfo) và Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor.,Jsc). Bên cạnh việc đó tác giả còn thu thập thông tin có sẵn từ một số bài báo và tạp chí liên quan; các thông tin trên internet và ý kiến các chuyên gia trong ngành Nông nghiệp. - Tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế để minh họa cho đề tài thông qua phỏng vấn các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam. - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu điều tra thu thập được. 5.Tính mới của đề tài Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số đề tài liên quan đến xuất khẩu gạo Việt Nam. Sau đây là danh mục các nghiên cứu chính: Trương Văn Cường (2009), “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2017”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Nguyễn Trung Kiên (2005), “Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Ý tưởng chính của các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo chung của Việt Nam và xây dựng chiến lược xuất khẩu trên phương diện nhà tổ chức, quản lý. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào gắn liền với thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại các doanh nghiệp. Hơn nữa, chưa thực hiện điều tra khảo sát nên dẫn đến các giải pháp đưa ra còn mang tính chủ quan của người viết. Bên cạnh việc thống kê và phân tích các số liệu thực tế từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung và tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp nói riêng, tác giả còn khảo sát thông tin chính các doanh nghiệp thành viên VFA. Chỉ rõ các giải pháp tác giả đưa ra luôn xem xét gắn liền các khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, nhờ đó mà đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của lúa gạo Việt Nam.
  9. 6.Bố cục của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 81 trang, 13 bảng biểu, 2 sơ đồ và 4 biểu đồ chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo. - Chương 2: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). - Chương 3: giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
  10. -1-
  11. -2- 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ðỂ ðẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO 1.1.1. Thuyết trọng thương Thuyết trọng thương ra ñời vào khoảng cuối thế kỷ XV ở Anh và Pháp sau ñó lan rộng ra cả châu Âu. Theo ñó, sự giàu có, thịnh vượng của một quốc gia ñược thể hiện qua số lượng quý kim - ñược coi là tài sản quốc gia - mà quốc gia ñó nắm giữ. Con ñường duy nhất ñể gia tăng tài sản quốc gia là phát triển ngoại thương. Hoạt ñộng thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích bằng zero (Zero – sum game): giữa hai quốc gia giao thương với nhau, nếu bên này có lợi thì bên kia phải chịu thiệt tương ứng. Do ñó, ñòi hỏi trong quan hệ ngoại thương phải luôn xuất siêu ñể ñảm bảo lợi ích quốc gia. Nhưng họ cũng rất tiến bộ khi thấy ñược vai trò quan trọng của Chính phủ trong hoạt ñộng thương mại quốc tế thông qua các chính sách: bảo hộ mậu dịch, ñộc quyền kinh doanh trên phạm vi lãnh thổ quốc gia ñể giành ưu thế cạnh tranh với nước ngoài, hạn chế nhập khẩu… ñể chi phối toàn bộ thị trường, nhằm ñạt mục tiêu xuất siêu mang lại nhiều vàng bạc cho quốc gia. (1) Mặc dù có những nhược ñiểm nhất ñịnh, nhưng thuyết trọng thương ñã biết coi trọng thương mại quốc tế và vai trò Chính phủ trong hoạt ñộng ñó. Ngày nay, nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung. Cụ thể, muốn phát triển ngành lúa gạo, thì chúng ta phải ñẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp thì Chính quyền (Nhà nước và chính quyền ñịa phương) ñóng vai trò ñặc biệt quan trọng trong quy hoạch và phát triển ngành nông nghiệp mũi nhọn này. (1) GS.TS ðoàn Thị Hồng Vân – Chủ nhiệm ñề tài (2004), Một số giải pháp ñẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam, ðề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trường ðại học Kinh tế TPHCM, TPHCM.
  12. -3- 1.1.2. Học thuyết lợi thế tuyệt ñối của Adam Smith Quan niệm về lợi thế tuyệt ñối do nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh, Adam Smith, phát hiện. Ông cho rằng, sự giàu có của quốc gia phản ánh qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và “Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt ñối (tức chi phí lao ñộng thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt ñối thì tất cả các quốc gia ñều có lợi”. Theo ñó mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà họ sản xuất có hiệu quả hơn (vì lượng lao ñộng tuyệt ñối yêu cần cho mỗi ñơn vị sản phẩm ít hơn). Vận dụng học thuyết tuyệt ñối của Adam Smith tác giả thấy rằng: Việt Nam có nhiều lợi thế tuyệt ñối ñể phát triển ngành lúa gạo (như: trình ñộ thâm canh cao, diện tích ñất ñai phục vụ cho sản xuất lúa gạo lớn, thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, nhân lực dồi dào…), vì vậy nên tập trung phát triển ngành nghề truyền thống này ñể ñảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Tác giả nhận thấy lợi thế tuyệt ñối chỉ giải thích ñược một phần nhỏ của thương mại quốc tế. Nếu vậy, thì ở các quốc gia nhỏ bé không có lợi thế tuyệt ñối trong bất kỳ sản phẩm nào thì thương mại quốc tế không xảy ra sao? Hay giữa các nước lớn có nhiều lợi thế tuyệt ñối hơn hẳn các nước khác thì việc trao ñổi mậu dịch có xảy ra hay không? Lúc này việc giải thích bằng lợi thế tuyệt ñối không còn chính xác nữa, phải dựa vào lợi thế so sánh. 1.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Học thuyết lợi thế so sánh (lợi thế tương ñối) ñược ñề xướng ñầu tiên bởi nhà kinh tế học người Anh, David Ricardo, vào năm 1817. Theo ông, nếu một quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia ñều có lợi. Lợi thế so sánh ở ñây không chỉ là lợi thế có ñược do sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên như quan ñiểm của thuyết tuyệt ñối, mà lợi thế còn dựa trên trình
  13. -4- ñộ phát triển của yếu tố sản xuất mỗi quốc gia (ví dụ: trình ñộ của nguồn nhân lực, trình ñộ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật…) và lợi thế so sánh không phải là bất di bất dịch mà nó sẽ thay ñổi theo thời gian và trình ñộ phát triển của mỗi quốc gia/ñịa phương. Nếu lợi thế so sánh càng lớn thì càng có ưu thế trong xuất khẩu. Vận dụng học thuyết này ta thấy: ðể phát triển lúa gạo hướng về xuất khẩu không những phải khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy kinh nghiệm lâu ñời của nền “văn minh lúa nước”, mà còn phải không ngừng nâng cao trình ñộ khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất lẫn chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng gạo xuất khẩu… Bên cạnh ñó việc hoàn thiện các chính sách, thủ tục trong xuất khẩu gạo cũng góp phần không nhỏ ñể sáng tạo nên lợi thế so sánh mới. Cho ñến nay bản chất của quy luật này vẫn không thay ñổi, nó vĩ ñại ở chỗ ñã chứng minh ñược rằng tất cả các quốc gia, bất kể có lợi thế tuyệt ñối hay không, ñều có lợi khi giao thương với nhau, khắc phục ñược nhược ñiểm cơ bản của Adam Smith. Vì thế quy luật lợi thế so sánh của D.Ricardo ñược coi là một trong những quy luật quan trọng nhất của nền kinh tế. 1.1.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin Lý thuyết H – O ñược trình bày như sau: các quốc gia cần chú trọng chuyên môn hóa sản xuất ñể xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nước sẵn có dồi dào (như là lao ñộng ñối với các nước ñang phát triển) và nhập khẩu trở lại những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nước khan hiếm tương ñối (như là vốn và kỹ thuật ñối với các nước ñang phát triển) (2) Lý thuyết này có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển ngoại thương ñối với những quốc gia ñang phát triển có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Trong trường hợp này các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều thuận lợi ñể ñẩy mạnh xuất khẩu gạo, sản phẩm thâm dụng tài nguyên nhưng giá trị gia tăng chưa cao. Lý thuyết (2) TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (2000), ðịnh hướng phát triển ngoại thương trên ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh ñến 2010, Nhà xuất bản Thống kê, TPHCM
  14. -5- này cũng chứng minh là tại sao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ñang phát triển thì ñại bộ phận hàng xuất khẩu là sản phẩm thâm dụng lao ñộng và có nguồn gốc từ tài nguyên. Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này là ñã không tính ñến ảnh hưởng của thương mại quốc tế ñối với sự thay ñổi giá cả các yếu tố sản xuất. 1.1.5. Lý thuyết lợi thế nhờ quy mô Lý thuyết này cho rằng quy mô sản xuất càng tăng thì sản xuất càng thu ñược nhiều lợi thế do chi phí giảm. Do ñó, tốt hơn là nên sản xuất một số hàng hóa ñể tận dụng lợi thế nhờ quy mô, còn các mặt hàng khác sẽ ñược ñáp ứng thông qua con ñường trao ñổi. Nhờ vậy, cả hai nước tham gia buôn bán ñều có lợi do tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Vận dụng lý thuyết này ta thấy ñến nay gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ, việc làm và góp phần xóa ñói giảm nghèo trên diện rộng. Nhưng ñể phát triển gạo thành một ngành hàng có giá trị kinh tế cao thì cần quy hoạch các vùng trồng lúa, chuyên môn hóa các khâu nhằm hình thành chu trình khép kín từ trồng trọt, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu, ñưa các hoạt ñộng liên quan ñến gạo vận hành theo hướng thương mại hóa. 1.1.6. Lý thuyết thương mại hóa dựa trên các “sản phẩm ñược khác biệt” Thông thường, ở mỗi quốc gia, mỗi ñịa phương nhà sản xuất chỉ tập trung làm những sản phẩm phục vụ cho thị hiếu ña số. ðiều này sẽ tạo ra khoảng trống cho thị hiếu của thiểu số và thị hiếu này sẽ ñược thỏa mãn một cách hữu hiệu thông qua con ñường nhập khẩu, vì sản phẩm nhập khẩu sẽ có “sự khác biệt” so với sản phẩm trong nước. Hơn thế nữa, sự khác biệt của sản phẩm và lợi thế quy mô lại có liên hệ mật thiết với nhau. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế buộc mỗi hãng sản xuất ở các nước chỉ tập trung sản xuất một số loại hàng hóa với một số kiểu dáng nhất ñịnh ñể tận dụng lợi thế quy mô và chi phí sản xuất cho mỗi ñơn vị sản phẩm thấp nhất.
  15. -6- Vận dụng học thuyết này ta thấy: ñể ñẩy mạnh xuất khẩu gạo thì bên cạnh gieo trồng những giống lúa hiện có, thì cần phải nghiên cứu ñể tạo ra một giống lúa quốc gia chất lượng cao xuất phát từ thực tiễn sản xuất và gắn với doanh nghiệp. 1.1.7. Lý thuyết phát triển bền vững Dựa trên nguyên lý tài nguyên môi trường là cố ñịnh, ñể phát triển bền vững thì mỗi thế hệ phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ñể có thể chuyển giao cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhỏ hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà thế hệ hiện nay ñang có. Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững theo tác giả thì ñể hoạt ñộng xuất khẩu của các doanh nghiệp phát triển bền vững và hội nhập thì phải chú trọng tới vấn ñề môi trường, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo ñảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo ñảm quyền lợi cho người trồng lúa... ðiều này thực sự là một thách thức to lớn ñòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, ñầu tư… làm thay ñổi nhận thức ñể các hộ trồng lúa chuyển từ sản xuất truyền thống sang thực hiện chương trình tiêu chuẩn sản xuất tốt trong nông nghiệp GAP (Good Agricultural Practices) ñể cung cấp những sản phẩm hữu cơ vừa tăng giá trị xuất khẩu vừa duy trì nguồn tài nguyên ñất cho thế hệ mai sau. Ngoài các lý thuyết nêu trên, lý thuyết chi phí cơ hội của G.Haberler, lý thuyết về thâm nhập thị trường, lý thuyết về marketing cũng cung cấp những ý tưởng quan trọng làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng các giải pháp ñẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ðẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO 1.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo thế giới 1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu dùng gạo thế giới Theo số liệu của USDA, diện tích canh tác lúa thế giới năm 2009 ñạt 156,5 triệu ha, tăng 1,7 triệu ha so với năm 2008. Diện tích lúa thế giới năm 2009 ở mức cao nhất
  16. -7- trong vòng 20 năm trở lại ñây (1990 – 2009). Năng suất lúa bình quân thế giới 2009 ñạt 4,3 tấn/ha, cao hơn 0,1 tấn/ha so với năm 2008. Sản lượng lúa ñạt 666 triệu tấn, tăng 2,89% so với năm 2008. Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi ñã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất lúa của nhiều nước, tuy nhiên, do diện tích gieo trồng tăng, năng suất ñược cải thiện nên sản lượng lúa vẫn tăng và giữ mức kỷ lục trong 20 năm qua. Bảng 1.1: Sản xuất và tiêu dùng gạo thế giới. (ðơn vị tính: tấn) 2007 2008 2009 Quốc gia Tiêu Sản xuất Tiêu dùng Sản xuất Tiêu dùng Sản xuất dùng Trung 127.200 127.200 130.224 127.450 134.330 129.000 Quốc Ấn ðộ 93.350 86.700 96.690 90.466 99.150 93.150 Indonesia 35.300 35.900 37.000 36.350 38.300 37.090 Bangladesh 29.000 29.764 28.800 30.747 31.000 31.000 Việt Nam 22.922 18.775 24.375 19.400 24.388 19.000 Thái Lan 18.250 9.780 19.300 9.600 19.600 9.500 Burma 10.600 10.670 10.730 10.249 10.150 9.550 Philippines 9.775 12.000 10.479 13.499 10.753 13.650 Nhật 7.786 8.250 7.930 8.177 8.029 8.370 Brazil 7.695 7.925 8.199 8.254 8.591 8.476 Hoa kỳ 6.267 4.102 6.344 4.078 6.515 4.100 Khác 52634 70.603 53815 70.225 55760 71.76 Thế giới 420.779 421.669 433.886 428.495 446.566 434.646 Nguồn: USDA [1] Châu Á là ñịa bàn cung cấp lúa gạo chủ yếu, chiếm trên 90% sản lượng lúa gạo thế giới. Năm 2009, sản lượng ở hầu hết các nước sản xuất lúa gạo lớn như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác (như: Afganistan, Campuchia, Hàn Quốc, Iran, Indonesia, Lào, Myanmar, Triều Tiên) ñều tăng, nhờ thu nhập từ sản xuất lúa gạo trong năm cao hơn so với những cây trồng khác nên khuyến khích nông dân mở rộng diện tích. Trong khi ñó nguồn cung tại Châu Phi bị tác ñộng không tốt của thời tiết cũng như
  17. -8- cắt giảm diện tích gieo trồng của Ai Cập khiến cho sản lượng thu hoạch năm 2009 giảm khoảng 3% xuống còn 24,6 triệu tấn. Hạn hán trên diện rộng làm sản lượng tại phía ðông Châu Phi ñặc biệt là của Tanzania giảm mạnh. Theo số liệu thống kê của USDA, năm 2009 tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ñạt 434.6 triệu tấn, tăng 6,1 triệu tấn (1,42%) so với năm 2008. Những nước tiêu thụ gạo lớn trên thế giới là những nước có dân số ñông như Ấn ðộ, Trung Quốc. Tổng lượng gạo dùng trong nước của Trung Quốc năm 2009 khoảng 129 triệu tấn, tăng 1,42% so với năm 2008. Tương tự, tại Ấn ðộ, tiêu thụ gạo nội ñịa của nước này năm 2009 khoảng 93,15 triệu tấn, tăng 2,97% so với năm 2008 Bảng 1.2: Sản lượng lúa thế giới phân theo khu vực ðơn vị: triệu tấn Khu vực 2007 2008 2009 Châu Á 601,5 623,8 611,6 Châu Phi 22,0 25,3 24,5 Châu Mỹ 33,5 35,6 37,3 Khác 3,8 3,4 4,4 Thế giới 660,8 688,2 677,6 Nguồn AGROINFO tổng hợp từ số liệu của FAO [1] 1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu và diễn biến giá cả Theo USDA, tính ñến hết tháng 12/2009, trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng ñầu thế giới thì Thái Lan vấn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, với khối lượng 8,57 triệu tấn. Việt Nam ñứng vị trí thứ hai, với lượng xuất khẩu 5,95 triệu tấn. Sau khi ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo (non-basmati) từ 1/4/2008, lượng gạo xuất khẩu của Ấn ðộ ñã giảm từ 3,383 triệu tấn năm 2007/2008 xuống còn 2 triệu tấn năm
  18. -9- 2008/2009. Trong khi ñó, Hoa Kỳ ñã vượt qua Ấn ðộ trở thành nước xuất khẩu thứ ba với khối lượng 3,1 triệu tấn. ðứng ở vị trí thứ tư là Pakistan với lượng xuất khẩu ñược duy trì so với niên vụ 2007/2008 với khối lượng 3 triệu tấn. Thái Lan và Việt Nam vẫn chiếm thị phần cao trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới (chiếm 50,33% tổng sản lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới), tốc ñộ tăng trưởng vẫn nhịp nhàng và ñặc biệt là Việt Nam, tốc ñộ tăng trưởng ngày càng cao (tỷ trọng năm 2008 tăng 28,10% so với 2007, năm 2009 tăng 42,67% so với năm 2008). Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn có khả năng mở rộng cạnh tranh về số lượng nhưng cần quan tâm, chú trọng hơn nữa ñến chất lượng gạo xuất khẩu. Bảng 1.3: Sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu (ðơn vị tính: tấn) 2007 2008 2009 Quốc gia Sản Tỷ trọng Sản Tỷ trọng Sản Tỷ trọng lượng (%) lượng (%) lượng (%) Thái Lan 9.557 29.97 10.011 33.77 8.570 29.71 Việt Nam 4.522 14.18 4.649 15.68 5.950 20.62 Hoa Kỳ 3.029 9.50 3.273 11.04 3.100 10.75 Ấn ðộ 6.301 19.76 3.383 11.41 2.000 6.93 Pakistan 2.696 8.46 3.000 10.12 3.000 10.40 Trung Quốc 1.340 4.20 969 3.27 800 2.77 Egypt 1.209 3.79 750 2.53 500 1.73 Uruguay 734 2.30 634 2.14 800 2.77 Khác 2.496 7.83 2.974 10.03 4.129 14.31 Tổng cộng 31.884 100 29.643 100 28.849 100 Nguồn: USDA [1] Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này năm 2009 ñạt 8,6 triệu tấn, giảm khoảng 14,4% so với mức xuất khẩu 10,011 triệu tấn năm 2008. Lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2009 giảm ñi một phần là do Ấn ðộ ñã nối lại hoạt ñộng xuất khẩu gạo và các nước nhập khẩu gạo cũng tích cực
  19. - 10 - mở rộng sản xuất lúa. Mặt khác, việc mua gạo giá cao theo chính sách can thiệp của Chính phủ nước này cũng ñã ảnh hưởng mạnh ñến thị trường gạo tại Thái Lan. Giá gạo thu mua cao hơn giá thực tế trên thị trường, nên người dân bán mạnh cho chính phủ, làm lượng gạo trong các kho dự trữ của Thái Lan ngày càng tăng lên. Tổng khối lượng gạo dự trữ của Thái Lan năm 2009 ở mức 4,037 triệu tấn, tăng 82,92% so với lượng dự trữ gạo nước này năm 2008 (2,207 triệu tấn). Do ñó, các nhà nhập khẩu trên thế giới có xu hướng mua cầm chừng, chờ gạo xuống giá, vì vậy ảnh hưởng ñến lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tại Ấn ðộ, một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, từ cuối năm 2007 và năm 2008, ñã cấm xuất khẩu gạo do lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường nội ñịa. Trong nửa ñầu năm 2009, hoạt ñộng xuất khẩu gạo của Ấn ðộ chủ yếu thực hiện qua kênh chính phủ với chính phủ các nước Châu Phi và các nước láng giềng. Bảng 1.4: Giá gạo xuất khẩu thế giới qua các năm (*) (ðơn vị tính: USD/tấn) 5% tấm 10% tấm Tháng 2007 2008 2009 %09/08 2007 2008 2009 %09/08 1 313,7 374,9 541 144.31 311 327,9 524 159.80 2 314,5 440,3 553 125.60 311,2 438,3 542 123.66 3 314,2 560,1 570 101.77 310,6 556,7 550 98.80 4 311 872,6 519 59.48 307,2 866,9 502 57.91 5 315,5 940,9 512 54.42 311,3 930,9 495 53.17 6 321,2 805 543 67.45 319,4 802,6 535 66.66 7 326,9 713,9 560 78.44 324,7 719,3 545 75.77 8 322,9 686,9 523 76.14 320,4 676,6 514 75.97 9 322 701,4 510 72.71 316,5 689 505 73.29 10 326,2 615,2 497 80.79 323,7 597,3 484 81.03 11 329,1 532 526 98.87 346,6 513 516 100.58 12 360,5 510,2 582 114.07 358 491,3 565 115.00 (*) Giá gạo thế giới ñược tính theo giá gạo Thái Lan “Nguồn: AGROINFO [1]
  20. - 11 - 1.2.2. Tổng quan về lúa gạo Việt Nam 1.2.2.1. Sơ lược quá trình xuất khẩu gạo của Việt Nam Qua 21 năm tham gia xuất khẩu gạo, cây lúa Việt Nam ñã trải qua những bước thăng trầm và phát triển. ðặc biệt, việc ñổi mới cơ chế quản lý kinh tế ñã tạo bước ñột phá cho ngành lúa gạo phát triển. Có thể chia quá trình phát triển của gạo Việt Nam làm ba thời kỳ chính: Trước năm 1975: Nước ta tham gia thị trường gạo quốc tế từ rất sớm, theo tạp chí Bullentin d’Indochine, trong những năm 1938 – 1939 ba nước ðông Dương ñã xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, trong ñó chủ yếu gạo xuất khẩu từ Việt Nam. Có thể nói, ñây là lần ñầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện trên thị trường lúa gạo thế giới với tư cách là nhà xuất khẩu. Năm 1975 – 1988: - Giai ñoạn 1975 – 1980: Sau giải phóng, Nhà nước Việt Nam chủ trương tự túc lương thực bằng mọi giá, nhưng cơ chế quản lý không phù hợp (nóng vội, gò ép nông dân vào phong trào hợp tác hóa) lại chưa hội ñủ các ñiều kiện vật chất – kỹ thuật nên sản xuất lương thực bị trì trệ một thời gian dài. Kết quả là trong giai ñoạn này chúng ta không những không tự túc ñược lương thực mà còn phải nhập khẩu 5.781 ngàn tấn (quy gạo); bình quân 963,5 ngàn tấn/năm. - Giai ñoạn 1981 – 1988: Sau ñận giá-lương-tiền và một số lần thiếu ñói xảy ra rải rác ở một số ñịa phương, Chính phủ ñã có một số chủ trương, chính sách ñổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp. ðặc biệt là: xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ” và xóa bỏ cơ chế Nhà nước ñịnh giá cứng trong mua lúa, áp dụng cơ chế thuận mua vừa bán. Hai chính sách lớn này cùng với Chỉ thị 100 (của Ban Bí thư) và Nghị quyết 10 (của Bộ Chính trị) là nhân tố quyết ñịnh thúc ñẩy sản xuất lúa gạo phát triển. Tình hình chuyển biến ñáng mừng, người dân có ñủ gạo ăn và còn có dư chút ít ñể xuất khẩu. Năm 1988,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2