Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
lượt xem 6
download
Đề tài của luận văn là tập trung đánh giá thực trạng kinh doanh ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, đề tài đi sâu phân tích hạn chế trong từng hoạt động kinh doanh ngoài lãi cụ thể tại ngân hàng. Từ đó luận văn mong muốn đóng góp những giải pháp thiết thực nhất nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THỊ THÙY DƯƠNG GIẢI PHÁP GIA TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THỊ THÙY DƯƠNG GIẢI PHÁP GIA TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” do tác giả Từ Thị Thùy Dương thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Ngoại trừ các tài liệu tham khảo được ghi rõ nguồn tôi không tham khảo ở bất kỳ nguồn nào khác mà không trích dẫn theo quy định. Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2019 Ký tên Từ Thị Thùy Dương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 1 1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................... 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 3 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................... 4 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VIETINBANK CẦN THƠ ................................. 4 2.1.1 Khái quát về Vietinbank Cần Thơ................................................................ 4 2.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh..................................................... 4 2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...................................................................................................................... 12 2.3 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU – YÊU CẦU ĐẶT RA VỀ GIA TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH...................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ...................................................................................... 16 3.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ........................................................ 16 3.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 16
- 3.1.2 Đặc điểm nguồn thu nhập ngoài lãi ............................................................ 18 3.1.3 Phân loại nguồn thu nhập ngoài lãi của ngân hàng: ................................. 19 3.1.4 Vai trò của thu nhập ngoài lãi của ngân hàng: .......................................... 20 3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng ................. 20 3.1.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thu nhập ngoài lãi của ngân hàng: ......... 22 3.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................... 23 3.3 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÙ HỢP VỚI ĐỀ TÀI ................................................................................. 27 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 27 Chương 4: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ....................... 29 4.1 THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA VIETINBANK CẦN THƠ............................................................................................................................ 29 4.1.1 Đánh giá hiệu quả thu nhập ngoài lãi ......................................................... 29 4.1.2 Phân tích cơ cấu thu nhập ngoài lãi............................................................ 31 4.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA VIETINBANK CẦN THƠ .................................................................................................................. 39 4.2.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 40 4.2.2 Hạn chế .......................................................................................................... 40 Chương 5: GIẢI PHÁP GIA TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN SẮP TỚI ................................................................................................. 44 5.1 CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI ........................... 44 5.1.1 Giải pháp về tăng cường bán chéo sản phẩm: ........................................... 44 5.1.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại tệ và tài trợ thương mại........................................................................................................................... 45 5.1.3 Giải pháp về cải thiện cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực ...... 46
- 5.2 CHỨNG MINH TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP.......................................................................................................................... 46 5.3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................ 47 5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................................................................................................................... 49 Kết luận ........................................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 51
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KH : Khách hàng KHBL : Khách hàng bán lẻ KHDN : Khách hàng doanh nghiệp MBNT : Mua bán ngoại tệ NHNN : Ngân hàng Nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần TTTM : Tài trợ thương mại TNNL : Thu nhập ngoài lãi Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Vietinbank Cần Thơ : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động vốn giai đoạn 2016 – 2018........................................................................................................................ 5 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2018.............................. 6 Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 – 2018.......................... 7 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2016 – 2018.................................................. 7 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016 – 2018........................ ................ 9 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018........................... 10 Bảng 4.1: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập………………………... 30 Bảng 4.2: Thu nhập phí dịch vụ giai đoạn 2016 – 2018.......................................... 33 Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập phí phân theo loại khách hàng giai đoạn 2016 – 2018 34 Bảng 4.4: Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ và TTTM giai đoạn 2016 – 2018.... 37 Bảng 4.5: Chi tiết thu nhập hoàn dự phòng rủi ro và thu khác ngoài lãi................ 39 Bảng 4.6: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tại Vietinbank Cần Thơ năm 2018......................................................................................................... 42
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi và tổng thu nhập…………… 29 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2016 – 2018………………… 31 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu thu nhập phí phân theo khoản mục………………………… 35
- TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục đích: (1) Đánh giá thực trạng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018; (2) Tìm ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn sắp tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê kết hợp với so sánh tổng hợp dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã tìm ra được những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, cụ thể: (1) Tăng cường bán chéo sản phẩm để gia tăng thu nhập từ phí; (2) Tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tài trợ thương mại; (3) Cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lãi. Tóm lại, về mặt thực tiễn nghiên cứu đã đóng góp được những đánh giá rõ ràng cụ thể về hiệu quả kinh doanh ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Đồng thời, những giải pháp được đề xuất có tính khả thi và phù hợp. Từ khóa: ngân hàng thương mại, thu nhập ngân hàng, thu nhập ngoài lãi
- ABSTRACT The study was conducted with the purpose of: (1) Assessing the status of non-interest income at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Can Tho Branch in the period of 2016 - 2018; (2) Find out the causes of limitations and propose appropriate solutions to increase non-interest income at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Can Tho Branch in the coming period. The study uses a method of general comparative statistical analysis for secondary data to assess the situation of non-interest income at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Can Tho Branch. On that basis, the study has found limitations of non-interest business activities of the bank. Since then, the study proposes solutions to overcome the limitations, specifically: (1) Enhance cross-selling products to increase fee income; (2) Focus on improving the efficiency of trade finance and foreign exchange; (3) Improve the facilities and quality of human resources to meet the requirements of diversifying non-interest business activities. In summary, in terms of practical research, it has made clear and specific assessments on non-interest business performance at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Can Tho Branch. At the same time, the proposed solutions have also been feasible and appropriate. Keywords: commercial bank, bank’s income, non-interest income
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro phức tạp. Thời gian qua, dưới sự kiểm soát tín dụng chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu ưu tiên phát triển hoạt động dịch vụ bên cạnh tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Cần Thơ nói riêng cũng dần chuyển hướng tập trung tăng cường nguồn thu nhập ngoài lãi để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Giai đoạn 2013 – 2018, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô với tỷ lệ tăng trưởng 191,76%; tổng lợi nhuận tăng trưởng hơn 4,4 lần trong khi tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi lại giảm và chưa tương xứng với tổng quy mô. Cụ thể năm 2013 tổng quy mô toàn chi nhánh đạt 4.557 tỷ đồng bao gồm dư nợ cho vay nền kinh tế 2.519 tỷ đồng và nguồn vốn huy động 2.038 tỷ đồng; tổng lợi nhuận đạt 23,6 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ họat động dịch vụ là 5,46 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động khác là 6,98 tỷ đồng – tương đương tỷ trọng đóng góp 52,71%. Đến 31/12/2018, tổng quy mô của Chi nhánh Cần Thơ đã đạt 10.199 tỷ đồng bao gồm dư nợ cho vay nền kinh tế là 5.750 tỷ đồng, nguồn vốn huy động 4.449 tỷ đồng; tổng lợi nhuận đạt 102,25 tỷ đồng trong đó chỉ có 34,85 tỷ đồng thu nhập ngoài lãi– tương đương tỷ trọng 34,08%. Thu nhập ngoài lãi kể trên chưa được khấu trừ chi phí ngoài lãi nên tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng trên tổng lợi nhuận sẽ còn thấp hơn nữa. Có thể khẳng định hoạt động kinh doanh của cả Chi nhánh giai đoạn vừa qua phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu nhập từ lãi. Chính vì vậy, việc gia tăng thu nhập ngoài lãi đáp ứng được đòi hỏi thích ứng của thị trường cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ là vô cùng cần thiết
- 2 trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” 1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: nghiên cứu thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thu nhập ngoài lãi tại Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018. 1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. - Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận văn cần trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Thực trạng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 như thế nào? 2. Những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ? 3. Những giải pháp nào giúp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới? 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê bao gồm: thu thập, tổng hợp số liệu thứ cấp; tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả của đối tượng nghiên cứu để phục vụ cho quá trình phân tích hạn chế nguyên nhân. Phương pháp so sánh đối tượng nghiên cứu qua các năm để xác định mức độ biến động xu hướng và phân tích số liệu thứ cấp.
- 3 Nhằm đạt được mục tiêu “Đánh giá thực trạng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” - Phương pháp phân tích dự đoán dựa trên kết hợp các cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị và kết quả đánh giá đối tượng nghiên cứu để đề xuất giải pháp. Nhằm đạt được mục tiêu “Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” 1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài của luận văn là tập trung đánh giá thực trạng kinh doanh ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, đề tài đi sâu phân tích hạn chế trong từng hoạt động kinh doanh ngoài lãi cụ thể tại ngân hàng. Từ đó luận văn mong muốn đóng góp những giải pháp thiết thực nhất nhằm gia tăng thu nhập ngoài lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới. 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI - Chương 1: Giới thiệu đề tài - Chương 2: Vấn đề thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu/phương pháp tiếp cận - Chương 4: Thực trạng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - Chương 5: Giải pháp gia tăng thu nhập ngoài lãi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
- 4 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VIETINBANK CẦN THƠ 2.1.1 Khái quát về Vietinbank Cần Thơ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (Vietinbank Cần Thơ) tiền thân là Ngân hàng Khu vực Tỉnh Cần Thơ. Đến 08/07/1988, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được hình thành theo Nghị định 53/1988/NĐ-HĐBT của Chính phủ. Chi nhánh Cần Thơ của Ngân hàng TMCP Việt Nam cũng chính thức hoạt động với trụ sở chính tại số 09 Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mạng lưới điểm giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ bao gồm trụ sở chính và 08 phòng giao dịch tại các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Phong Điền. Mô hình hoạt động của Vietinbank Cần Thơ được chia làm 02 khối: hỗ trợ và kinh doanh với 04 phòng ban hỗ trợ và 03 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính và 08 phòng giao dịch trực thuộc. Tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2018 là 140 người. 2.1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Tình hình hoạt động huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 cụ thể như sau:
- 5 Về tăng trưởng huy động vốn: được thể hiện trong Bảng 2.2. Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy đồng giai đoạn 2016 – 2018 Tăng giảm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Theo thời hạn 220.399 5,59% 288.971 6,95% - Không kỳ hạn (803.530) -51,58% 365.793 48,49% - Có kỳ hạn 1.023.929 42,99% (76.822) -2,26% 2. Theo loại hình khách hàng 220.399 5,59% 288.971 6,95% - KH Bán Lẻ 904.587 53,28% 232.524 8,93% - KH DN (684.188) -30,52% 56.447 3,62% (Nguồn: Vietinbank Cần Thơ) Năm 2017 tổng nguồn vốn tăng tuyệt đối 220.399 triệu đồng tương đương tăng 5,59% so với cùng kỳ năm 2016. Đến năm 2018 tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng 288.971 triệu đồng tương đương tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy nguồn vốn có sự tăng trưởng khá ổn định qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại khá thấp so với quy mô và tiềm lực của ngân hàng và thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. (Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân toàn thành phố khoảng 10% theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ). Về cơ cấu nguồn vốn qua các năm được thể hiện trong Bảng 2.2
- 6 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng 1. Theo thời hạn 3.939.805 100% 4.160.204 100% 4.449.175 100% - Không kỳ hạn 1.557.856 40% 754.326 18% 1.120.119 25% - Có kỳ hạn 2.381.949 60% 3.405.878 82% 3.329.056 75% 2. Theo loại hình 3.939.805 100% 4.160.204 100% 4.449.175 100% khách hàng - KH Bán Lẻ 1.697.901 43% 2.602.488 63% 2.835.012 64% - KH DN 2.241.904 57% 1.557.716 37% 1.614.163 36% (Nguồn: Vietinbank Cần Thơ) Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự biến động không ổn định. Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2017 giảm đến 803.503 triệu đồng so với năm 2016 dẫn đến tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn giảm từ 40% xuống chỉ còn 18%. Năm 2018 nguồn vốn không kỳ hạn của Vietinbank Cần Thơ tăng 365.793 triệu đồng so với năm 2017 – giúp cải thiện tỷ trọng không kỳ hạn trong cơ cấu vốn tăng lên 25%. Do Vietinbank sử dụng hệ thống điều tiết vốn nội bộ nên nguồn vốn không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp nhưng giá bán vốn nội bộ cao tương đương với nguồn vốn ngắn hạn đem lại thu nhập cao hơn cho Chi nhánh. Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình khách hàng của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 cũng có biến động khá rõ. Đặc biệt là năm 2017 nguồn vốn khách hàng bán lẻ có sự tăng trưởng mạnh, tăng đến 904.587 triệu đồng so với năm trước đó. Điều này đã làm tăng tỷ trọng nguồn vốn khách hàng bán lẻ từ mức 43% năm 2016 lên đến 63% tổng nguồn vốn năm 2017. Đến năm 2018 nguồn vốn khách hàng bán lẻ tiếp tục duy trì tỷ trọng 64% trong tổng nguồn vốn với mức tăng 232.524
- 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2017. Với cơ cấu nguồn vốn như trên chứng tỏ định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ của Vietinbank Cần Thơ đã phần nào thu được kết quả. Bên cạnh đó phát triển nguồn vốn khách hàng bán lẻ cũng góp phần tăng thị phần và uy tín của ngân hàng trên địa bàn thành phố. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện như sau: Tốc độ tăng trưởng tín dụng: được thể hiện trong Bảng 2.3 Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 – 2018 Tăng giảm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 789.986 17,44% 429.667 7,47% 1. Theo kỳ hạn 789.986 17,44% 429.667 7,47% - Ngắn hạn 533.105 16,45% 320.850 7,84% - Trung. dài hạn 256.881 19,92% 108.817 6,57% 2. Theo loại hình khách hàng 789.986 17,44% 429.667 7,47% - KH Bán lẻ 441.305 34,50% 462.339 21,18% - KH Doanh nghiệp 348.681 10,72% (32.672) -0,92% (Nguồn: Vietinbank Cần Thơ) Tổng dư nợ năm 2017 tăng mạnh đến 789.986 triệu đồng tương đương tăng 17,44% so với năm 2016. Đến năm 2018 tổng dư nợ đạt mức 5.750.062 triệu đồng. tăng 429.667 triệu đồng tương đương tăng 7,47% so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietinbank Cần Thơ năm 2018 không duy trì ở mức cao nhưng vẫn đạt mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Đồng thời quy mô dư nợ cho vay nền kinh tế cũng cao hơn so với quy mô nguồn vốn. chênh lệch lên đến 1.300.887 triệu đồng. Chính vì vậy thị phần cho vay của Vietinbank Cần Thơ trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng cao hơn so với thị phần huy động vốn. đạt trên 7% (theo số liệu của Cục Thống kê TP Cần Thơ).
- 8 Cơ cấu hoạt động tín dụng: được thể hiện trong Bảng 2.4 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Tổng dư nợ 4.530.409 100% 5.320.395 100% 5.750.062 100% 1. Theo kỳ hạn 4.530.409 100% 5.320.395 100% 5.750.062 100% - Ngắn hạn 3.241.071 72% 3.774.176 71% 4.095.026 71% - Trung. dài hạn 1.289.338 28% 1.546.219 29% 1.655.036 29% 2. Theo loại hình 4.530.409 100% 5.320.395 100% 5.750.062 100% khách hàng - KH Bán lẻ 1.279.270 28% 1.720.575 32% 2.182.914 38% - KH Doanh nghiệp 3.251.139 72% 3.599.820 68% 3.567.148 62% (Nguồn: Vietinbank Cần Thơ) Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietinbank Cần Thơ qua các năm không có nhiều biến động. dư nợ cho vay ngắn hạn duy trì mức tỷ trọng lớn 71-72% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân với mục đích vay phục vụ đời sống tiêu dùng và nhà đất với mức dư nợ 1.153.540 triệu đồng/1.655.036 triệu đồng tổng dư nợ trung dài hạn. Những khoản vay này có mức lãi suất cao hơn hẳn so với các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, việc duy trì cơ cấu cho vay mà tỷ trọng ngắn hạn quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Về cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng: Trong giai đoạn 2016 – 2018 hoạt động tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cần Thơ đã có những bước tăng trưởng rất đáng kể. Cụ thể năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ tăng 441.305 triệu đồng so với năm 2016, tương đương với tốc độ tăng trưởng lên đến 34,50%. Đến năm 2018 dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ tiếp tục tăng 462.338 triệu đồng.
- 9 tương đương với tốc độ tăng trưởng 26,87% so với cùng kỳ năm trước đó. Đối với hoạt động tín dụng thì tốc độ tăng trưởng giai đoạn vừa qua của tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cần Thơ là ở mức rất cao. Chính vì vậy mà tỷ trọng dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng đã có sự thay đổi khá lớn. Tỷ trọng cho vay khách hàng bán lẻ tăng từ 28% năm 2016 lên đến 38% năm 2018. Các khoản vay khách hàng bán lẻ có lãi suất cao hơn nhiều so với cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngoài ra còn được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản nên rủi ro tín dụng được hạn chế. Tình hình nợ quá hạn được thể hiện trong Bảng 2.5 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Tổng dư nợ 4.530.409 100% 5.320.395 100% 5.750.062 100% Nợ Quá hạn 19.544 0,43% 27.415 0,52% 40.622 0,71% - Nợ nhóm II 3.405 0,08% 15.012 0,28% 7.202 0,13% - Nợ xấu 16.139 0,36% 12.403 0,23% 33.420 0,58% (Nguồn: Vietinbank Cần Thơ) Cụ thể năm 2017, nợ quá hạn của ngân hàng tăng 7.871 triệu đồng so với năm 2016; trong đó nợ xấu giảm 3.736 triệu đồng nhưng nợ nhóm 2 tăng lên 11.607 triệu đồng. Tổng nợ quá hạn năm 2017 là 27.415 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,52% tổng dư nợ, bao gồm 20.387 triệu đồng nợ quá hạn thuộc khoản vay của khách hàng bán lẻ. Năm 2018 nợ quá hạn của ngân hàng tăng 13.207 triệu đồng; trong đó nợ nhóm 2 giảm 7.810 triệu đồng nhưng nợ xấu tăng mạnh 21.017 triệu đồng. Tổng nợ quá hạn năm 2018 là 40.622 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,71%; trong đó nợ quá hạn khách hàng bán lẻ là 23.704 triệu đồng, nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp là 16.918 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng bán lẻ là 1,09% còn tỷ lệ này ở khách hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn