intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá tình hình thực tế công tác huy động vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn, cùng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Rút ra những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------- NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------- NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN HUY HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế“ Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn” này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Nguyễn Thị Khánh Hòa
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục bảng số liệu. Danh mục hình vẽ. Lời nói đầu. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 Kết cấu của luận án ................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................... 4 1.1 Hoạt động huy động vốn dân cƣ của NHTM ............................................... 4 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động dân cư của NHTM ................................ 4 1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn trong dân cư ........................................ 5 1.1.4 Nguyên tắc huy động vốn từ dân cư .............................................................. 6 1.1.5 Các hình thức huy động vốn dân cư .............................................................. 7 1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ ............................... 9 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động ................................................................. 9 1.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng....................................................................................................... 9 1.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............................................ 9
  5. 1.2.4 Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn ................................................. 10 1.2.5 Chênh lệch lãi suất bính quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............ 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn dân cư ........................... 12 1.3.1 Nhân tố khách quan ..................................................................................... 12 1.3.2 Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 17 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN ..................................... 18 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ...................................................................................... 18 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ................................................................... 18 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn từ năm 2009 đến 30/6/2013 .............. 18 2.2 Phân tích thực trạng huy động vốn trong dân cƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Sài Gòn 2009 đến 30/06/2013 ............................................................................................. 21 2.2.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn giai đoạn 2009 đến 30/6/2013 ...................................................................................... 21 2.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng ... 25 2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn .......................................... 29 2.2.4 Thu nhập ròng từ huy động vốn dân cư....................................................... 33 2.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............. 43 2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ................. 45 2.3.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 45
  6. 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ................................................ 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 50 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –CHI NHÁNH SÀI GÒN ........................ 51 3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................................... 51 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 51 3.1.2 Giả thuyết .................................................................................................... 52 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn dân cƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn .................................................................. 52 3.2.1 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin ................................... 52 3.2.2 Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................... 53 3.2.3 Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 53 3.2.4 Phân tích độ tin cậy của các thang đo.......................................................... 55 3.2.5 Phân tích độ tin cây của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn ............................................ 55 3.2.6 Phân tích độ tin cậy của thang đo huy động vốn dân cư của Chi nhánh ..... 57 3.2.7 Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo ............................................... 57 3.2.8 Kiểm định mô hình và giả thuyết ................................................................ 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................... 63 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN................................................................................................ 64 4.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến năm 2015 .............................................................................. 64
  7. 4.2 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn đến năm 2015 .................................. 65 4.2.1 Mục tiêu định hướng ................................................................................... 65 4.2.2 Mục tiêu kế hoạch kinh doanh..................................................................... 66 4.2.3 Mục tiêu khách hàng ................................................................................... 66 4.2.4 Nhiệm vụ trọng tâm ..................................................................................... 66 4.3 Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn trong dân cƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn ......................................................................................................... 67 4.3.1 Kiến nghị đối với BIDV Trung Ương ......................................................... 67 4.3.2 Kiến nghị đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ............................................................................... 79 4.4 Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................... 88 4.4.1 Từ phía NHNN ............................................................................................. 88 4.4.2 Từ phía Chính phủ ....................................................................................... 91 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................... 94 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Alco Asset/Liability Management Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Committee Có AMC Asset Management Company Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai ANZ Australia and New Zealand Banking Group Limited ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động BIDV Bank for Investment and Ngân hang TMCP Đầu tư và Development of Vietnam Phát triển Việt Nam CB CNV Cán bộ Công nhân viên CN Chi nhánh EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá FTP Fund Transfer Pricing Cơ chế quản lý vốn tập trung HĐV Huy động vốn HSBC Hongkong and Shanghai Tập đoàn Ngân hang Hồng Kông Banking Corporation và Thượng Hải HSC Hội sở chính IBMB Internet banking and Dịch vụ ngân hang điện tử Mobibanking KMO Kaiser – Mayer – Alkin Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố LNTT Lợi nhuận trước thuế NHBL Ngân hang bán lẻ NHNN NgânhàngNhànước NHTM Ngân hang Thương mại NIM Net Interest Margin Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NPL Non-Performing Loan Nợ xấu POS Point of Sale Máy chấp nhận thanh toán thẻ PR Public Relations Quan hệ công chúng QĐ-HĐQT Quyết định – Hội đồng Quản trị RMB Renminbi Nhân dân tệ Sig Significance level Mức ý nghĩa SPSS Statistical Package for Social Phần mềm xử lý thống kê dung Sciences trong các ngành khoa học xã hội TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VIF Variance Inflation Factor Nhân tử phóng đại phương sai XHCN Xã hội Chủ nghĩa
  9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Thứ tự bảng Tên bảng Trang Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Sài 1 Bảng 2.1 19 Gòn từ năm 2009 đến 30/6/2013 Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Sài Gòn giai 2 Bảng 2.2 22 đoạn 2009 - 30/6/2013 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Sài Gòn từ 3 Bảng 2.3 26 2009 – 30/6/2013 Cơ cấu dư nợ tại BIDV Sài Gòn từ 2009 – 4 Bảng 2.4 27 30/6/2013 Sự phù hợp giữa tổng nguồn huy động và tổng 5 Bảng 2.5 29 nguồn sử dụng Cơ cấu loại tiền tệ trong nguồn vốn huy động tại 6 Bảng 2.6 30 BIDV Sài Gòn từ 2009 – 30/6/2013 Tình hình nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn 7 Bảng 2.7 32 theo loại tiền tệ Thu ròng hoạt động tại BIDV Sài Gòn từ 2009 – 8 Bảng 2.8 34 30/6/2013 Thu ròng từ hoạt động huy động vốn dân cư và 9 Bảng 2.9 36 TCKT từ 2009 – 30/6/2013 Thu ròng từ hoạt động Huy động vốn dân cư từ 10 Bảng 2.10 39 2009 – 30/6/2013 Lãi suất huy động vốn bình quân từ 2009- 11 Bảng 2.11 42 30/6/2013 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn 12 Bảng 2.12 44 và sử dụng vốn từ 2009 – 30/6/2013 13 Bảng 3.1 Kết quả phân tích hồi quy bội 59 14 Bảng 3.2 Phân tích ANOVA 60 15 Bảng 3.3 Kết quả hồi quy bội 60
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự STT Tên hình Trang hình 1 Hình 1.1 Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP 10 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn 2 Hình 3.1 51 dân cư tại BIDV Sài Gòn 3 Hình 4.1 Mô hình kim tự tháp phân đoạn khách hàng 73
  11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường tài chính hết sức sôi động cùng với sự cạnh tranh không kém phần gay gắt và quyết liệt về vốn nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại là muốn tồn tại bền vững và phát triển thì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải đạt đến mục tiêu là cắt giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. Huy động vốn luôn là một trong những vấn đề quan trọng thiết yếu, là sự sống còn trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Trong tình hình hoạt động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cộng thêm lãi suất ngày một giảm theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, thì vấn đề huy động và chi phí huy động càng được chú trọng khi mọi chi phí đều có giới hạn. Làm sao để mở rộng huy động vốn với tối thiểu hóa chi phí bỏ ra, đạt lợi nhuận tối đa luôn là mục tiêu của các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn nói riêng và đây cũng chính là vấn đề thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện đề tài, Tôi cũng đã nghiên cứu tham khảo một số đề tài có nội dung liên quan đến huy động vốn tại các Ngân hàng TMCP như: - Đỗ Thị Ngọc Trang, Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Habubank, 2011; - Nguyễn Thị Hường, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn, 2012.
  12. 2 - Vũ Thu Giang, Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, 2008; Các đề tài trên đều nêu được vai trò quan trọng của vấn đề huy động vốn và thực trạng huy động vốn tại các Ngân hàng như trên. Nhưng hầu như các đề tài đều chưa làm rõ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng huy động vốn như thế nào. Chính vì vậy, ngoài sự tham khảo các đề tài trên, dưới sự hướng dẫn cụ thể của Giáo viên hướng dẫn luận văn này có thể làm rõ hơn các yếu tố nào và có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của các NHTM hiện nay. Đánh giá tình hình thực tế công tác huy động vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn, cùng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Rút ra những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế hiện có nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác huy động nguồn vốn dân cư của ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
  13. 3 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp mô tả- giải thích, đối chiếu – so sánh, phân tích – tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn thu thập thêm thông tin và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Luận văn chia thành 4 chương cụ thể như sau: Chương 1: Lý luận về hoạt động huy động vốn dân cư của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng tình hình huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn. Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn. Chương 4: Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
  14. 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Hoạt động huy động vốn dân cƣ của NHTM 1.1.1 Khái niệm Dân cư là khu vực giàu tiềm năng nhất, là đối tượng huy động vốn của NHTM. Dân cư với tư cách là chủ thể của những nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi và NHTM với vai trò là trung gian tài chính có quan hệ với dân cư như là người đi vay và người cho vay. Vậy “ huy động tiền gửi dân cƣ là quá trình các NHTM tìm đến nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ bằng nhiều cách thức khác nhau với cam kết nắm giữ an toàn và hoàn trả đủ gốc và lãi đúng thời hạn”. 1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động dân cƣ của NHTM Nguồn vốn huy động từ dân cư cũng có đặc điểm chung của nguồn tiền gửi đó là phải thanh toán ngay theo yêu cầu của khách hàng ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn. Đặc biệt đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn, sự thay đổi của nó dễ dẫn đến thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng, có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Tiền gửi dân cư là nguồn có quy mô lớn trong tổng nguồn huy động của NHTM. Đặc điểm này là do bản chất những khoản huy động từ dân cư chính là những khoản nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữ lại như một khoản tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Dân cư cũng đồng thời là thành phần chính của nền kinh tế nên xét về tổng thể nếu nguồn tiền gửi dân cư được tập trung sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Và chi phí huy động từ dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí huy động chung của tổng nguồn huy động và là một trong những chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng quyết định lãi suất cho vay. Như vậy, tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư có vai trò quan trọng trong việc các NHTM quyết định khối lượng nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn mạnh đầu tư để sản xuất, cạnh tranh với các
  15. 5 doanh nghiệp nước ngoài, tăng thu nhập trong nền kinh tế. 1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn trong dân cƣ Đối với nền kinh tế Huy động từ dân cư của NHTM được sử dụng để bổ sung lượng vốn cho nền kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân thay vì sử dụng nguồn vốn đó vào việc chi tiêu khác. Nhờ việc tiết kiệm chi tiêu đã tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có thể tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông qua việc huy động tiền gửi dân cư sẽ góp phần phát triển tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân từ đó phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng thường mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng . Thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá và đưa ra các chính sách huy động vốn ngày càng hiệu quả để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (chiếm từ 70% - 80% tổng nguồn vốn). Chính vì vậy nguồn vốn huy động quyết định một phần đến lợi nhuận thu được của ngân hàng bởi vì khi huy động vốn ngân hàng phải trả phí huy động. Muốn kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng phải có những biện pháp nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí của việc huy động, chú ý đến nguyên tắc quản lý vốn trong ngân hàng. Thông qua công tác huy động vốn NHTM sẽ thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
  16. 6 Đối với ngƣời gửi tiền Cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư và tiết kiệm nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn, khách hàng còn được hưởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi như thanh toán séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống máy ATM, thanh toán thông qua Internet, không những thế, trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt tài chính, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh… Ngày nay giữa các ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó ngân hàng vừa cung cấp dịch vụ ngân hàng vừa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cụ thể là NHTM thực hiện nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác thông qua dịch vụ thanh toán lương tự động. Việc thực hiện như vậy đồng thời thu hút được số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mà còn thực hiện luôn nghiệp vụ huy động vốn. 1.1.4 Nguyên tắc huy động vốn từ dân cƣ Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Ngân hàng huy động vốn từ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng quy định mức lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào để thu lợi nhuận. Để đảm bảo chất lượng huy động vốn từ dân cư có hiệu quả, trong quá trình thực hiện, các NHTM phải tuân theo những nguyên tắc sau: Việc huy động vốn phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng với chức năng là cơ quan tập trung nguồn vốn từ dân cư phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải luôn có biện pháp để tăng
  17. 7 cường nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, mặt khác ngân hàng là một đơn vị hạch toán kinh doanh do vậy ngân hàng cũng phải huy động nguồn vốn từ dân cư sao cho không bị ứ đọng vốn tại ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải nắm được chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của địa phương, của các đơn vị và dân cư. Từ đó đề ra chính sách và biện pháp huy động vốn từ dân cư theo các kỳ hạn hợp lý để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng phải luôn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho NHTM luôn thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả lại gốc và lãi đối với khoản tiền gửi của dân cư. Việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và nó luôn mang một ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa, giải quyết các vấn đề thanh khoản luôn gắn với chi phí, bao gồm chi phí trả lãi vốn vay, chi phí giao dịch cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và cả chi phí cơ hội tồn tại dưới hình thức những khoản thu nhập trong tương lai sẽ bị bỏ qua khi bán đi những tài sản sinh lời để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Thực tế, rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh khoản lại bằng tổng cung thanh khoản. Do đó, NHTM thường xuyên phải đối mặt với thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Thêm vào đó, giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời luôn có sự đánh đổi, nếu NHTM càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của nó càng thấp (các yếu tố khác không đổi). Vì vậy làm thế nào để NHTM luôn đảm bảo được tính thanh khoản, không bị đọng vốn là vấn đề quan trọng trong quản lý thanh khoản. Vấn đề đặt ra cho người quản lý là cần phải lập kế hoạch cẩn thận cho vấn đề ở đâu, khi nào và bao nhiêu vốn thanh khoản có thể huy động. 1.1.5 Các hình thức huy động vốn dân cƣ Các hình thức huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huy động được vì vậy việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hết sức cần thiết đối với ngân hàng bởi như vậy họ mới khai thác được hết các nguồn vốn từ
  18. 8 các doanh nghiệp và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế. Hiện nay, các NHTM huy động vốn dưới các hình thức chủ yếu sau: 1.1.5.1 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Đặc điểm: là loại tiền gửi không kỳ hạn, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi, mà vì mục đích thanh toán, vì vậy lãi suất thấp. 1.1.5.2 Tiền gửi định kỳ Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Ở Việt Nam, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào xong không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các NHTM thường trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp, tương đương với lãi suất không kỳ hạn 1.1.5.3 Phát hành chứng từ có giá Cũng giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng tiến hành đi vay bằng cách phát hành các giấy nợ như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn. Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn do đó không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng hàng nhỏ
  19. 9 thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh qua các ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. 1.1.5.4 Nguồn vốn huy động khác Ngoài các hình thức huy động vốn trên thì NHTM còn huy động thông qua các hình thức sau: - Tiền gửi ký quỹ; - Tiền tạm giữ. 1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ 1.2.1 Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động Tốc độ phát triển của nguồn vốn huy động cho thấy tổng nguồn vốn huy động năm N tăng bao nhiêu % so với năm N-1. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng cần đánh giá quy mô huy động của ngân hàng như thế nào thông qua tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá: 1.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn) với nhu cầu sử dụng vốn phải ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. 1.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động cơ bản và quan trọng của một ngân hàng thương mại. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí hoạt động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy
  20. 10 động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể định được lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng là lớn nhất. 1.2.4 Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn  Cơ chế FTP: Cơ chế FTP còn được gọi là Cơ chế quản lý vốn tập trung về Hội sở chính, theo đó, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với HSC thông qua Phòng Alco. HSC sẽ “mua” toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và “bán” vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có theo cơ chế tính theo số dư, áp giá riêng cho từng loại tài sản Có, tài sản Nợ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC. Hình 1.1: Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP Thị trường Bán toàn bộ Mua toàn bộ vốn cho CN2 vốn của CN1 Huy Cho động Hội sở vay Cho vốn Huy chính động Mua toàn bộ Bán toàn bộ vay vốn vốn của CN2 vốn cho CN1 Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của BIDV. Hệ thống FTP sẽ giúp BIDV “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các chi nhánh theo đúng mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ. - Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC: chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với BIDV. Khi có nhu cầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2