intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Nguyễn Thị Kim Loan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; phân tích thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Nguyễn Thị Kim Loan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN THỊ KIM LOAN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ VIỆT THU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Trần Thị Việt Thu. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng…..năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Kim Loan
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................... 3 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ..3 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.3 1.1.2. Khái niệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ............................................................................................................3 1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản tại Ngân hàng thương mại ................4 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ...................................................................................................6 1.1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan ...............................................................6 1.1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan ...................................................................8 1.1.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM . ...............................................................................................................11 1.1.5.1. Phương pháp phân tích các hệ số tài chính ....................................11 1.1.5.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên ............................................15 1.2. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và bài học cho Việt Nam ..................................................18 1.2.1. Trung Quốc ...........................................................................................18 1.2.2. Hàn Quốc ..............................................................................................20 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................21 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ................. 24 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .......................................................................................................24 2.1.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam ..........24
  4. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam ................................................................................................25 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013............................................................................26 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............................................................................................................26 2.2.1.1. Về quy mô vốn điều lệ ...................................................................28 2.2.1.2. Về tình hình huy động vốn.............................................................30 2.2.1.3. Về tình hình tín dụng .....................................................................31 2.2.1.4. Về khả năng sinh lời ......................................................................34 2.2.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại ..........................................................................................37 2.2.2. Những tồn tại trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............................................................................................................39 2.2.3. Nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ........................................................................................41 2.3. Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...............................................................................45 2.3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................45 2.4.1.1. Mô hình DEACRS ........................................................................45 2.4.1.2. Mô hình DEAVRS và hiệu quả quy mô .......................................46 2.4.1.3. Chỉ số Malmquist và đo lường thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp...................................................................................................................46 2.4.2. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................47 2.4.2.1. Chọn lựa DMU .............................................................................48 2.4.2.2. Lựa chọn biến đầu ra và đầu vào ..................................................48 2.4.3. Kết quả nghiên cứu...............................................................................49 2.4.3.1. Thống kê mô tả số liệu mẫu nghiên cứu .........................................49 2.4.3.2. Hiệu quả kỹ thuật theo hai mô hình DEACRS và DEAVRS .......52 2.4.3.3. Quy mô tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật......................................56 2.4.3.4. Hiệu quả quy mô ............................................................................58 2.4.3.5. Ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp TFP ..................................60 2.4.3.6. Kết luận .........................................................................................62 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 63
  5. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ......................................................................................................................... 64 3.1. Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đến năm 2020 ................................................................................................64 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .............................................................66 3.2.1. Nhóm các giải pháp vĩ mô ....................................................................66 3.2.1.1. Chính phủ và các ban ngành liên quan ..........................................66 3.2.1.2. Ngân hàng nhà nước ......................................................................69 3.2.2. Nhóm các giải pháp vi mô ....................................................................70 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 78 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh ABB Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát BIDV triển Việt Nam CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer price index CRS Sản lượng không đổi theo quy mô Constant Returns to Scale CTG Ngân hàng TMCP Công thương DEA Phân tích bao dữ liệu Data Envelopment Analysis A Data Envelopment DEAP Chương trình chạy mô hình DEA Analysis (Computer) Program DMU Đơn vị ra quyết định Decision Making Unit DNNN Doanh nghiệp nhà nước DRS Sản lượng giảm theo quy mô Decreasing returns to scale EAB Ngân hàng TMCP Đông Á effch Thay đổi hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency change Ngân hàng TMCP Xuất nhập EIB khẩu Việt Nam EPS Thu nhập trên cổ phiếu Earning per share GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product Ngân hàng TMCP Phát triển nhà HDBank Thành phố Hồ Chí Minh IRS Sản lượng tăng theo quy mô Increasing returns to scale KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long LDR Tỷ lệ dư nợ trên huy động vốn Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên LPB Việt MB Ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng TMCP Phát triển Mê MDB Kông MN Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên Not interest margin Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt MSB Nam NAB Ngân hàng TMCP Nam Á NASB Ngân hàng TMCP Bắc Á NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại
  7. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPNN nhà nước NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net interest margin NPM Lợi nhuận ròng biên Net profit margin OCB Ngân hàng TMCP Phương đông OJB Ngân hàng TMCP Đại dương PBC Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa People’s bank of China PE Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical efficiency Pure Technical efficiency pech Thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần change PGB Ngân hàng TMCP Dầu khí ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản Return on asset Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở ROE Return on equity hữu SE Hiệu quả quy mô Scale Efficiency SeaBank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á sech Thay đổi hiệu quả quy mô Scale efficiency change Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công SGB thương Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà SHB Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn STB Thương Tín TC Thay đổi kỹ thuật Technical change Ngân hàng TMCP Kỹ thương TCB Việt Nam TCKT Tổ chức kinh tế TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency TCTD Tổ chức tín dụng techch Thay đổi tiến bộ công nghệ Technological change TFP Năng suất nhân tố tổng hợp Total factor productivity Thay đổi năng suất nhân tố tổng Total factor productivity tfpch hợp change Vietnam Asset Management VAMC Công ty Quản lý tài sản quốc gia Company Ngân hàng TMCP Ngoại thương VCB Việt Nam VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh VPB vượng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.2. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 Bảng 2.3: Trung bình ROE và ROA của 25 NHTMCP giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.4. Thống kê mô tả số liệu mẫu nghiên cứu Bảng 2.5. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.6. Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 Bảng 2.7. Số lượng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.8. Số lượng NHTMCP trong điều kiện DRS, IRS và CRS Bảng 2.9. Kết quả ước lượng effch, techch, pech, sech và tfpch trung bình của 25 NHTMCP giai đoạn 2011-2013
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Vốn điều lệ của 25 NHTMCP Việt Nam từ 2011-2013 Hình 2.2. Tốc độ tăng tín dụng, CPI và GDP từ 2006-2013 Hình 2.3. Phân loại khoản vay theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2011-2013 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam Hình 2.5. Lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP đang niêm yết giai đoạn 2011-2013 Hình 2.6. ROA của các NHTMCP đang niêm yết giai đoạn 2011-2013 Hình 2.7. ROE của các NHTMCP đang niêm yết giai đoạn 2011-2013 Hình 2.8. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán Hình 2.9. ROA và ROE trung bình của 25 NHTMCP giai đoạn 2011 – 2013 Hình 2.10. Thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trung bình của 25 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2013
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Quá trình hội nhập vừa mang lại những cơ hội đồng thời cũng vừa mang lại những thách thức cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu thì loại hình cổ phần được xem là tối ưu nhất và là loại hình mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong thời gian qua thì hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần cũng dần bộc lộ một số điểm yếu trong hoạt động của mình, điều này đặt ra vấn đề cần quan tâm đến chất lượng trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm tìm ra những giải pháp cho phép hoàn thiện, củng cố, và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần. Có như vậy mới giúp cho việc hoạch định chính sách cũng như quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng trở nên hiệu quả hơn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và ổn định hơn. Xuất pháp từ đòi hỏi mang tính thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài với tên gọi “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Phân tích thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
  11. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Do nguồn dữ liệu hạn chế, đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2013 thông qua các biến số đầu vào và đầu ra. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng trong luận văn: - Phương pháp định tính thông qua việc phân tích các bảng số liệu, hình về các chỉ tiêu, tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. - Phương pháp phân tích định lượng thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài được chia làm 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
  12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Hiệu quả là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, xã hội…Trong lĩnh vực kinh tế, thì hiệu quả được định nghĩa là mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ và khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào. Vì các nhân tố đầu vào hay các nguồn lực là khan hiếm nên việc phân bổ nguồn lực như thế nào là một vấn đề sống còn của bất kỳ một quốc gia, tổ chức. Vì vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là mức độ thành công mà các tổ chức đạt được trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử dụng để sản xuất ra các đầu ra nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp là các yếu tố đầu vào sản xuất như vốn, lao động, kỹ thuật.... Đầu ra là kết quả kinh tế như sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận… Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, hiệu quả được coi là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu và chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Nói cách khác, đó là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó cho biết những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trên cơ sở so sánh kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 1.1.2. Khái niệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là việc nâng cao khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào, các nguồn lực có hạn trong quá trình kinh doanh
  13. 4 nhằm đạt đầu ra tối ưu, đáp ứng các mục tiêu đã định trước. Nâng cao hiệu quả hoạt động là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trong nước và Ngân hàng ngoài nước như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là vô cùng quan trọng, nó là điều kiện và cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển. Thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng có khả năng tạo ra kết quả cao hơn với cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tăng tốc độ của kết quả - đầu ra nhiều hơn tốc độ của việc sử dụng nguồn lực đầu vào. Đây chính là điều kiện cần thiết để ngân hàng đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Chính việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi NHTM. 1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản tại Ngân hàng thương mại NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song NHTM vẫn duy trì các hoạt động cơ bản sau : (1) Hoạt động huy động vốn: Đây là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thương mại phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương. Từ đó đưa ra các loại hình huy động
  14. 5 vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . (2) Hoạt động sử dụng vốn: Đây là hoạt động trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NHTM, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Do vậy NHTM cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất . Một là, ngân hàng tiến hành cho vay: cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả... Hai là tiến hành đầu tư. Có 2 hình thức chủ yếu mà các NHTM có thể tiến hành là: đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác và đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng. (3) Hoạt động khác : Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, NHTM đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc , uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ …cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Mặt khác, các ngân hàng thương mại còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Như vậy, các hoạt động kinh doanh trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho NHTM tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay
  15. 6 gắt như hiện nay. Vì các hoạt động trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại với nhau. Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Chính điều này tạo cơ sở cho các Ngân hàng thương mại hạn chế được các hoạt động mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của mình. Các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Các nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài mà Ngân hàng khó kiểm soát nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bao gồm: môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, môi trường pháp lý. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố mà Ngân hàng có thể kiểm soát và điều chỉnh được. Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành nguồn nhân lực và năng lực công nghệ. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng, tùy vào mỗi thời kỳ mà các nhân tố trong hai nhóm này có những tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. 1.1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan (1) Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước
  16. 7 Với vai trò là một định chế tài chính trung gian quan trọng, NHTM là cầu nối gắn liền khu vực đầu tư và khu vực tiết kiệm của nền kinh tế. Khi hai khu vực này bị ảnh hưởng thì hoạt động của NHTM cũng bị ảnh hưởng. Trong một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các tổ chức và cá nhân luôn có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng khả năng trả nợ. NHTM có điều kiện tăng khả năng huy động vốn, mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, làm giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngược lại, khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội không ổn định gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM vì lúc này các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm, nguy cơ nợ quá hạn tăng, nợ xấu cao gây ra tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng do đó cũng bị thu hẹp lại. Thu nhập thực tế của người lao động giảm, nhu cầu tiêu dùng bị thắt chặt, tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng không còn nữa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Những điều này làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bên cạnh môi trường kinh tế, chính trị xã hội trong nước, các NHTM còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Thông qua quá trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại dịch vụ đầu tư, toàn cầu hóa tạo cho các quốc gia nói chung và hệ thống ngân hàng các nước nói riêng nhiều cơ hội mới như: tiếp nhận nguồn vốn dồi dào, kinh nghiệm quản lý và trình độ khoa học công nghệ từ nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính lớn mạnh, đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, quản lý…Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước
  17. 8 trên thế giới mà nhất là các nước có giao luôn buôn bán, hợp tác với Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. (2) Môi trường pháp lý Luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các NHTM. Một môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán và phù hợp bảo đảm sự hoạt động ổn định và phát triển bền vững của hệ thống NHTM, giữ vững niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng, đồng thời bảo vệ công chúng sử dụng dịch vụ ngân hàng và phòng chống các loại tội phạm tài chính – ngân hàng. Đây chính là những nền tảng vững chắc để NHTM phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Ngược lại, một môi trường pháp lý không đồng bộ và chưa đầy đủ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế sẽ là rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của NHTM và làm giảm sút hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Môi trường pháp lý sẽ gây rủi ro, trở ngại cho các hoạt động của ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh. 1.1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan (1) Năng lực tài chính của Ngân hàng Năng lực tài chính của ngân hàng không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Trước hết, năng lực tài chính thể hiện ở vốn chủ sở hữu của NHTM, nó cho biết khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh
  18. 9 hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bị công nghệ. Tiếp theo, năng lực tài chính thể hiện qua quy mô và chất lượng tài sản có. Tài sản có là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của NHTM trong quá trình hoạt động, phản ánh sức khỏe của một NHTM. Chất lượng tài sản có thể hiện qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng. Nợ xấu ảnh hưởng đến tính an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản của các NHTM. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các NHTM không có điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hơn. Trong phạm vi toàn nền kinh tế, nợ xấu cao sẽ là vật cản kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Một NHTM có chất lượng tài sản có tốt luôn bảo đảm khả năng thanh toán trong mọi tình huống, đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đồng thời giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời; từ đó làm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. (2) Năng lực quản trị, điều hành của ban lãnh đạo Năng lực quản trị, điều hành của ban lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển NHTM, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Năng lực quản trị quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của NHTM. Nói đến chất lượng và năng lực quản trị là nói đến yếu tố con người trong bộ máy quản lý và hoạt động, thể hiện ở việc đề ra chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả, xây dựng các thủ tục, điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; đồng thời tạo lập một cơ cấu tổ chức phù hợp, vận hành hiệu quả, giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý.
  19. 10 Một NHTM yếu kém về năng lực quản trị đồng nghĩa với một ban giám đốc hay hội đồng quản trị yếu kém, không có khả năng đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý, phù hợp với những thay đổi của thị trường làm lãng phí các nguồn lực và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Năng lực quản lý của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc cũng bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của NHTM. Cơ cấu tổ chức phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của NHTM, phù hợp với đặc trưng của ngành và yêu cầu của thị trường hay không. Hiệu quả của cơ cấu tổ chức không chỉ phản ánh ở số lượng các bộ phận trực thuộc, sự phân công, phân cấp giữa các bộ phận mà còn phụ thuộc vào mức độ phối hợp giữa các phòng, ban trong việc triển khai hoạt động kinh doanh. Một cơ cấu tổ chức phù hợp phát huy mọi nguồn lực, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và ngược lại. (3) Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng không thể thiếu của bất kỳ NHTM nào, là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của NHTM, đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến hay đổi mới. Đây là đội ngũ giúp đảm bảo xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu, chiếc lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo khả năng ứng phó tốt với biến động, giành lợi thế cạnh tranh trên từng phân đoạn thị trường, đảm bảo an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và giúp giữ chân được khách hàng. Hay nói cụ thể là đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực yếu kém trong chuyên môn hoặc thiếu trách triệm, đạo đức nghề nghiệp kém sẽ làm gia tăng rủi ro và chi phí cho ngân hàng, đồng
  20. 11 thời giảm uy tín, niềm tin đối với khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (4) Năng lực công nghệ Với trình độ phát triển ngày càng cao, khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thông tin điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động mà còn cả hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro…trong nội bộ ngân hàng. Những công nghệ mang tính tác nghiệp giúp ngân hàng mở rộng các kênh tiếp cận khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn, giảm thiểu chi phí và sai sót có thể xảy ra. Trong khi đó, hệ thống thông tin nội bộ giúp NHTM quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng cường khả năng dự báo rủi ro và hạn chế những tổn thất. Năng lực công nghệ còn thể hiện ở khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Một NHTM với công nghệ hiện đại có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.1.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.5.1. Phương pháp phân tích các hệ số tài chính Các chỉ tiêu tài chính là công cụ thường được sử dụng phố biến để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, trong đó có các NHTM. Đây là các chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa hai biến số tài chính cho phép so sánh hoạt động giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng thông qua việc phân tích xu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1