Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Tân đến năm 2025
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động NHBL và năng lực cạnh tranh tại các NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng NLCT trong hoạt động NHBL của BIDV Bình Tân; đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Tân đến năm 2025
- RƯỜNG I HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ KIM HÒA GIẢ PH P NÂN A NĂN LỰC C NH TRANH TRONG HO NG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA N ÂN H N M P ẦU Ư PH R ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN ẾN NĂM 2025 LU N ĂN H SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- RƯỜNG I HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ KIM HÒA GIẢ PH P NÂN A NĂN LỰC C NH TRANH TRONG HO NG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA N ÂN H N M P ẦU Ư PH R ỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN ẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LU N ĂN H SĨ KINH TẾ N ƯỜ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LỮ ĂN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜ AM AN Tôi cam đoan rằng luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Bình Tân đến năm 2025” được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 Tác giả
- M L TRANG BÌA PH LỜ AM AN M CL C DANH M C CHỮ VIẾT TẮT DANH M C CÁC BẢNG DANH M C CÁC BIỂU Ồ DANH M C CÁC HÌNH TÓM TẮT/ABSTRACT MỞ ẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ...........................................................4 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................4 HƯƠN 1: Ơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............................................................................................................5 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 5 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................................5 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................................5 1.1.3. Quan niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ..........................6 1.2. Lý thuyết về hoạt động ngân hàng bán lẻ ............................................................7 1.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................7
- 1.2.2 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ .....................................................8 1.2.3 Vai trò của hoạt động ngân hàng bán lẻ .....................................................9 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTM ................................................................................................13 1.3.1. Các công trình nghiên cứu trước có liên quan ...........................................13 1.3.2. Chọn mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV ......................................................................21 KẾT LU N HƯƠN 1 ........................................................................................29 HƯƠN 2: HỰC TR N NĂN LỰC C NH TRANH TRONG HO T NG NGÂN HÀNG BÁN LẺ .............................................................................30 2.1. Tổng quan về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Tân ............................................................................................................................30 2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................30 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bình Tân ..............................31 2.1.2.1 Huy động vốn: .............................................................................................31 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng: ....................................................................................32 2.1.2.3 Các dịch vụ khác: ........................................................................................33 2.2. Thực trạng về hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .........................................................................................................33 2.2.1. Kết quả khảo sát ............................................................................................33 2.2.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................33 2.2.1.2. Kiểm định thang đo ....................................................................................33 2.2.1.3. Phân tích hồi quy tuyến tính .....................................................................38 2.2.2. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................42 2.2.2.1. Kết quả mô hình hồi quy ...........................................................................42
- 2.2.2.2. Kết luận các biến trong mô hình hồi quy .................................................44 2.2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bình Tân ..............................................................................................47 2.2.3.1 Năng lực về Marketing: ..............................................................................47 2.2.3.2 Năng lực về sản phẩm dịch vụ: ..................................................................48 2.2.3.3 Năng lực về tài chính: .................................................................................51 2.2.3.4 Năng lực về tiếp cận và đổi mới công nghệ: .............................................51 2.2.3.5 Năng lực về nhân sự ....................................................................................52 2.3. ánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bình Tân .............................................................................54 2.3.1 Kết quả đạt được:...........................................................................................54 2.3.2. Hạn chế: .........................................................................................................55 2.3.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại khác.......................................................................57 KẾT LU N HƯƠN 2 ........................................................................................59 HƯƠN 3: Ả PH P NÂN A NĂN LỰC C NH TRANH TRONG HO NG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA N ÂN H N M P ẦU Ư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH TÂN ẾN NĂM 2025 60 3.1. ịnh hướng phát triển hoạt động NHBL của BIDV Bình Tân đến năm 2025 ...........................................................................................................................60 3.2. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL của BIDV ình ân đến năm 2025 ..........................................................................................60 3.3. Kế hoạch thực hiện việc nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL của BIDV ình ân đến năm 2025 ..........................................................................................65 KẾT LU N HƯƠN 3 ......................................................................................67
- KẾT LU N ..............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PH L C
- DANH M HỮ Ế Ắ BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam DVBL Dịch vụ bán lẻ NLCT Năng lực cạnh tranh NH Ngân hàng NHBL Ngân hàng bán lẻ NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân PGD Phòng giao dịch
- ANH M ẢN Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước ...................18 Bảng 1.2: Tổng hợp thang đo các nhân tố tác động đến NLCT trong hoạt động NHBL ........................................................................................................................24 Bảng 1.3: Số lượng bảng khảo sát hợp lệ..................................................................27 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016-30/06/2019 ..............................32 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2016 – 30/06/2019 ....................33 Bảng 2.3: Hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ các biến .................................... 34 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả các nhân tố sau khi thực hiện phân tích EFA ..............37 Bảng 2.1: Mô tả kết quả hồi quy so với kỳ vọng ban đầu......................................... 43 Bảng 2.2: Thống kê mô tả thang đo năng lực về Marketing .....................................44 Bảng 2.3:Thống kê mô tả thang đo về năng lực về sản phẩm, dịch vụ ....................44 Bảng 2.4: Thống kê mô tả thang đo về năng lực tài chính .......................................45 Bảng 2.5: Thống kê mô tả thang đo về năng lực về tiếp cận và đổi mới công nghệ 46 Bảng 2.6: Thống kê mô tả thang đo về Năng lực nhân sự ........................................ 46 Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng khách hàng cá nhân sử dụng DVNH bán lẻ ............ 48 Bảng 2.12: Lãi suất tiền gửi một số ngân hàng tại thời điểm 30/06/2019 ................49 Bảng 2.13: Lãi suất vay của một số ngân hàng tại thời điểm 30/06/2019 ................ 49 Bảng 2.14: Biểu phí một số sản phẩm bán lẻ của một số ngân hàng tại thời điểm 30/06/2019................................................................................................................. 50 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá chương trình “khách hàng bí mật” .............................53 Bảng 2.16: Thâm niên làm việc bình quân của nhân viên tại chi nhánh BIDV Bình Tân và một số chi nhánh khác tại thời điểm 30/06/2019 .......................................... 53
- ANH M ỂU Ồ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn ........................................................40 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân phối của phần dư ............................................................ 40 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân tán ................................................................................... 41
- DANH M C CÁC HÌNH Hình 1.1: Kết quả mô hình nghiên cứu của A. Ebrahimi, M.B. Nasrabadi & H. Safari ........................................................................................................................ 15
- ÓM Ắ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TÂN ĐẾN NĂM 2025 Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ NHBL. Mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn …Việt Nam với dân số khoảng hơn 90 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Các ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ và khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Để góp phần cho sự phát triển bền vững của BIDV chi nhánh Bình Tân, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bình Tân đến năm 2025”. Tác giả thực hiện nghiên cứu các yếu tố tạo nên NLCT trong hoạt động bán lẻ. Từ đó đánh giá thực trạng các yếu tố đó để đề ra giải pháp hoàn thiện. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua bản câu hỏi khảo sát. Qua nghiên cứu, tác giả nhận định, NLCT trong hoạt động NHBL gồm 5 yếu tố: Marketing, sản phẩm và dịch vụ, tài chính, công nghệ và cuối cùng là nhân sự. Thông qua phân tích đánh giá thực trạng NLCT trong hoạt động NHBL, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể giúp cho lãnh đạo BIDV Bình Tân đưa ra các chính sách quản trị phù hợp để nâng cao NLCT trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Từ khoá: Năng lực cạnh tranh, năng lực Marketing, năng lực tài chính, năng lực về sản phẩm dịch vụ, năng lực về tiếp cận và đổi mới công nghệ, năng lực về nhân sự.
- ABSTRACT SOLUTIONS TO IMPROVE COMPETITIVENESS IN RETAIL BANKING ACTIVITIES OF VIETNAM DEVELOPMENT AND INVESTMENT COMMERCIAL BANK BINH TAN BRANCH TILL 2025 In a market economy, the demand for banking services is increasing, especially retail banking services. The goal of retail banking is individual customers, households, small and medium businesses, so the services are often simple, easy to perform and often, focusing on deposit and account services, loans, ... Vietnam with a population of over 90 million people and increasing income is a potential market of banks and will thrive in the future. Banks tend to switch to retail and when they switch to retail, they will have a larger market, growing potential and potentially dispersing business risks. In order to contribute to the sustainable development of BIDV in Binh Tan branch, the author chose the topic "Solutions to improve the competitiveness in retail banking activities of Vietnam Investment and Development Joint Stock Commercial Bank Binh Tan Branch till 2025”. The author studies the factors that create competitive competence in retail activities. From there, assess the status of these factors to propose a complete solution. The author conducts qualitative research through expert interviews and group discussions, combining quantitative research through survey questionnaires. Through the study, the author said that the competitiveness in retail banking activities includes 5 factors: Marketing, product and service, financial, technology and human resources. By analyzing and evaluating the current situation of competitiveness in retail banking operations at BIDV Binh Tan, the author gives specific solutions and implementation plans, helping BIDV Binh Tan leaders to make key recommendations. Appropriate management policies to improve the competitiveness of retail banking activities. Key words: Competitiveness, Marketing capacity, financial capacity, products and services capacity, technological innovation capacity, human resources capacity.
- 1 MỞ ẦU 1. Lý do nghiên cứu Cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu trên thị trường để tồn tại và phát triển. Đối với các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, áp lực cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, Việt Nam đang trải qua những thay đổi lớn về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, ngày càng chủ động hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu. Điều đó đã đặt ra những thách thức và đòi hỏi các ngân hàng phải hướng tới mục tiêu phát triển, hoàn thiện hoạt động, sử dụng các công cụ tân tiến để điều hành ngân hàng. Vấn đề cạnh tranh đang chuyển dần ngay từ cạnh tranh nội địa sang cạnh tranh toàn cầu mức độ ngày một gia tăng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ đang chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ: dân số đông với hơn 90 triệu người, hơn 50% số dân thuộc độ tuổi lao động tuy nhiên lại chưa mở tài khoản và sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thị trường trẻ, hạ tầng về công nghệ khá tốt để có thể phát triển theo xu thế ngân hàng bán lẻ hiện đại,… cho thấy tiềm năng tiêu thụ của một thị trường ngân hàng bán lẻ rộng lớn. Do đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một trong những xu hướng lựa chọn đầu tư lâu dài nếu như các ngân hàng muốn tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong tương lai. Thực tế cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng cung cấp dịch vụ bán lẻ đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đang rất thiếu các dịch vụ tài chính thì sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường, gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Mở rộng sang hoạt động bán lẻ, các ngân hàng không chỉ có thị trường lớn hơn mà hiệu quả kinh tế mang lại cũng cao hơn nhờ sản phẩm được cung cấp với khối lượng lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh đồng thời mang lại cho ngân hàng khả năng phát triển nhờ liên tục đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình. Đây là một bước đi đúng đắn và sáng suốt, tuy sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí bước đầu để cải tiến, đổi mới công nghệ, cũng như quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nhưng về lâu dài sẽ hứa
- 2 hẹn đem lại nguồn thu lớn, chia sẻ và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Bình Tân (BIDV Bình Tân) cũng không thể nằm ngoài xu thế đó. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phát triển, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ cùng với những lợi ích của nó trong tình hình kinh tế thị trường mở hiện nay, BIDV Bình Tân đã không ngừng đổi mới, tìm kiếm cơ hội để góp phần xây dựng hình ảnh của một ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam. Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Tân đến năm 2025”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra những luận cứ cho các nhà quản lý BIDV Bình Tân đề ra các chính sách quản trị phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Đưa ra các giải pháp có tính định hướng và khả thi, kịp thời nhằm nâng cao năng lực cạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bình Tân. - Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động NHBL và năng lực cạnh tranh tại các NHTM. + Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT trong hoạt động NHBL của BIDV Bình Tân. + Đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân đến năm 2025. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động NHBL? Năng lực cạnh tranh trong hoạt động NHBL của BIDV như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động NHBL tại BIDV?
- 3 4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu ối tượng nghiên cứu: + Các hoạt động NHBL đang được triển khai tại BIDV Bình Tân từ khi thành lập cho đến nay. + Các yếu tố tác động đến NLCT trong hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân. + Các đối thủ cạnh tranh của BIDV Bình Tân (như chi nhánh Sacombank, Vietinbank, Techcombank, ACB, MB...trong cùng địa bàn). Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại BIDV Bình Tân Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu thứ cấp: được thu thập trong giai đoạn 2016 – 30/06/2019. Số liệu sơ cấp: Kết quả khảo sát được thu thập trong thời gian năm 2019. Đối tượng khảo sát: Khách hàng giao dịch, nhân viên, lãnh đạo quản lý tại BIDV Bình Tân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với 10 nhân viên và lãnh đạo quản lý trong chi nhánh nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo NLCT trong hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân cho phù hợp.. - Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các khách hàng đang sử dụng dịch vụ và giao dịch tại BIDV Bình Tân, nhân viên trong chi nhánh và lãnh đạo quản lý chi nhánh thông qua bảng câu hỏi chi tiết soạn sẵn. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đó sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu, để thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu cần thiết. Kiểm tra độ kết dính của các thành phần thang đo qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố cấu thành nên NLCT trong hoạt động NHBL và xem xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
- 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Về mặt khoa học: Nghiên cứu đã trình bày, lý giải một cách có hệ thống những vấn đề liên quan đến hoạt động NHBL, năng lực canh tranh trong hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng năng lực canh tranh trong hoạt động NHBL, những kết quả đạt được, những hạn chế cần cải thiện và đưa ra những giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm duy trì và nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Chương 2: Thực trạng về NLCT về hoạt động NHBL tại BIDV Bình Tân. Chương 3: Các giải pháp triển vọng và kế hoạch thực hiện nhằm nâng cao NLCT trong hoạt động NHBL tại BIDB Bình Tân.
- 5 HƯƠN 1: Ơ SỞ LÝ HUYẾ ỔN QUAN N H ÊN ỨU LIÊN QUAN 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo P.A Samuelson và W.D.Nordhaus (1948) [47]: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”, còn với quan điểm của Michael Porter (1990) [45]: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”. Nhìn chung cạnh tranh được nhiều các học giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay có hai cách tiếp cận phổ biến nhất là: Theo Michael Porter (1996) [46] thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”; và theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2014) [21]: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo quan niệm Nguyễn Bách Khoa (2004) [13] cho rằng, “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định" Trên thực tế đang có nhiều quan điểm khác nhau về NLCT của doanh nghiệp, nhưng tựu chung có thể hiểu NLCT theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam (2014) [21]: "Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một
- 6 đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Một mặt hàng có năng lực cạnh tranh là mặt hàng có thể thu hút được nhiều người mua hơn những hàng hoá cùng loại đang được tiêu thụ trên thị trường. năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất dựa chủ yếu trên cơ sở kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được tín nhiệm (chữ tín) trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng, quảng cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng. Ở nhiều nước, các nhà sản xuất còn sử dụng một số hình thức như bán hàng trả tiền dần (trả góp) để kích thích tiêu dùng, trên cơ sở đó tăng năng lực cạnh tranh" 1.1.3. Quan niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có đặc điểm chung với cạnh tranh giữa những người sản xuất (cạnh tranh giữa các doanh nghiệp) trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nhưng cũng có một số đặc điểm khác biệt do bản chất ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền – một loại hàng hóa khác biệt so với các hàng hóa khác. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có nhiều những khái niệm về NLCT của NHTM: Theo Nguyễn Thanh Phong (2010) [14] đã định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” Trong nghiên cứu này, NLCT của NHTM được hiểu theo định nghĩa của Nguyễn Văn Thụy (2015) [12] như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng sử dụng, phối hợp các nguồn lực, khả năng nhằm duy trì và tạo ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi”.
- 7 1.2. Lý thuyết về hoạt động ngân hàng bán lẻ 1.2.1. Khái niệm Theo Jean Paul Votron (2007) [39]: “Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối, trong đó triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối hiện đại- mà nổi bật là kinh doanh qua mạng. Dịch vụ bán lẻ bao gồm ba lĩnh vực chính: thị trường, các kênh phân phối, dịch vụ và đáp ứng dịch vụ”. Hiện nay chưa có sự nhất quán trong việc định nghĩa về dịch vụ NHBL. Các khái niệm về dịch vụ NHBL thường dựa trên đối tượng khách hàng mà các sản phẩm hướng tới hoặc loại hình dịch vụ cung ứng. Trong Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010, và Luật sửa đổi năm 2017 cũng không đề cập định nghĩa dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chỉ định nghĩa về hoạt động ngân hàng tại Khoản 12, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 [18]. Theo Từ điển Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh Việt (1999) [22]: “Dịch vụ NHBL (Retail Banking is banking services for individual consumers) là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn”. Theo Nguyễn Đại lai (2007) [7] thì: “Dịch vụ NHBL là những dịch vụ cung ứng tiện ích cũng như tín dụng NH đến tận tay người tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). Đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL do đó vô cùng lớn gồm công dân, các NH nhỏ và vừa cùng những dịch vụ NH phi tín dụng cho các Tập đoàn, NH lớn.. Theo cách hiểu phổ biến nhất, NHBL là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các NHNVV” Từ những định nghĩa đã được nêu bên trên, chúng ta có thể khái quát lại khái niệm về dịch vụ NHBL như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn