Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp ổn định thị trường vàng tại Việt Nam
lượt xem 10
download
Đề tài tập trung nghiên cứu để hướng đến 3 mục tiêu cốt lõi: Hệ thống lại những quan điểm, lý luận về vàng và TTV, cùng với việc đúc kết kinh nghiệm quản lý TTV của các nước có nền văn hóa và tập quán sử dụng vàng tương tự Việt Nam; phân tích thực trạng TTV tại Việt Nam và đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của TTV Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm ổn định TTV tại Việt Nam trong xu hướng hội nhập với thế giới, không còn các cơn biến động giá vàng gây bất ổn xã hội, gây ra các hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế - xã hội, giảm áp lực lên TTV vật chất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vàng trong dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp ổn định thị trường vàng tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ NGUYÊN BẢO TRÂM GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ NGUYÊN BẢO TRÂM GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. Hồ Chí Minh- Năm 2013
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Mộng Tuyết. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác.
- -ii- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các đồ thị MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG ............... 4 1.1. Vàng và vai trò của vàng ................................................................................... 4 1.1.1. Vàng ................................................................................................................. 4 1.1.2. Phân lọai vàng .................................................................................................. 4 1.1.2.1. Vàng tài sản tài chính (financial gold) ...................................................... 4 1.1.2.2. Vàng hàng hóa (commodity gold) ............................................................. 5 1.1.3. Công dụng của vàng trong đời sống kinh tế- xã hội........................................... 5 1.2. Thị trƣờng vàng ................................................................................................. 8 1.2.1. Kinh doanh vàng ............................................................................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 9 1.2.1.2. Một số hình thức kinh doanh vàng ............................................................ 9 1.2.2. Thị trường vàng .............................................................................................. 10 1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 10 1.2.2.2. Phân loại thị trường vàng ........................................................................ 11 1.2.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng ..................................................... 13 1.2.3.1. Cung-cầu vàng........................................................................................ 13 1.2.3.2. Sự biến động của giá Đô la Mỹ............................................................... 14 1.2.3.3. Sự biến động của giá dầu ........................................................................ 14 1.2.3.4. Lạm phát ................................................................................................ 15 1.2.3.5. Tình hình kinh tế của các cường quốc Mỹ và Châu Âu ........................... 16 1.2.3.6. Chính sách tài khóa và tiền tệ của quốc gia trong điều hành vĩ mô .......... 16 1.2.3.7. Nhu cầu đầu tư và đầu cơ vàng ............................................................... 17
- -iii- 1.2.3.8. Tình hình chính trị- xã hội ...................................................................... 17 1.2.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng thị trường vàng ............................................. 18 1.2.5. Ổn định thị trường vàng .................................................................................. 19 1.2.5.1. Sự cần thiết ổn định thị trường vàng ....................................................... 19 1.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá sự ổn định thị trường vàng .................................... 19 1.3. Kinh nghiệm ổn định thị trƣờng vàng của một số nƣớc trên thế giới.......... . 23 1.3.1. Ấn Độ ............................................................................................................. 23 1.3.2. Trung Quốc .................................................................................................... 26 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................. 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................ 30 2.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam ................... 30 2.1.1. Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng trên thế giới ........................................... 30 2.1.2. Tình hình cung ứng và tiêu thụ vàng tại Việt Nam .......................................... 37 2.2. Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây .............. 41 2.2.1. Biến động giá vàng trên thị trường thế giới từ năm 2008 đến nay ................... 41 2.2.2. Biến động giá vàng trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến nay ................ 47 2.2.2.1. Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới và trong nước........... 47 2.2.2.2. Phân tích biến động giá vàng và diễn biến thị trường vàng từ năm 2008 đến nay ..................................................................................................................... 48 2.3. Đánh giá thực trạng ổn định thị trƣờng vàng Việt Nam hiện nay ................ 57 2.3.1. Tích cực .......................................................................................................... 57 2.3.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội ........................................................................ 57 2.3.1.2. Các yếu tố liên quan đến Chính phủ- luật pháp ....................................... 57 2.3.1.3. Vấn đề cân bằng cung- cầu trên TTV, ổn định giá vàng .......................... 58 2.3.1.4. Các yếu tố khác ...................................................................................... 59 2.3.2. Hạn chế........................................................................................................... 59 2.3.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội ........................................................................ 59 2.3.2.2. Các yếu tố liên quan đến Chính phủ- luật pháp ....................................... 60
- -iv- Chính sách quản lý thiếu ổn định .............................................................. 60 Những quy định bất cập tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP ............................ 63 Mâu thuẫn trong điều hành thị trường vàng với Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 .......................................................... 68 Mức giá đấu thấu vàng miếng chưa hợp lý ............................................... 69 Vấn đề huy động vàng trong dân chưa có hướng giải quyết ...................... 70 Vàng Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế .................................... 71 2.3.2.3. Vấn đề cân bằng cung- cầu trên TTV, ổn định giá vàng .......................... 71 Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn lớn71 Tình trạng nhập lậu, đầu cơ vàng khá phổ biến ......................................... 74 Tác động qua lại giữa vàng và tỷ giá, lạm phát ......................................... 75 2.3.2.4. Các yếu tố khác ...................................................................................... 76 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................. 76 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM . 77 3.1.Định hƣớng thị trƣờng vàng ............................................................................ 77 3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý ........................................................ 80 3.2.1. Hoàn thiện chính sách pháp lý ........................................................................ 80 3.2.2. Chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp ........................................................... 83 3.2.3. Dự trữ vàng hợp lý.......................................................................................... 84 3.2.4. Kinh doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế ........................................................ 85 3.2.5. Chính sách xuất nhập khẩu vàng ..................................................................... 86 3.2.6. Có chính sách huy động vàng trong dân .......................................................... 88 3.2.7. Thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia ............................................................ 89 3.2.8. Hình thành và phát triển quỹ đầu tư vàng ........................................................ 92 3.2.9. Phát triển kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài ..................................... 92 3.2.10. Hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành kim hoàn Việt Nam tham gia thị trường thế giới ........................................................................................................................... 93 3.2.11. Ổn định tâm lý thị trường.............................................................................. 93 3.3. Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh vàng ............................................. 95
- -v- 3.3.1. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, hòan thiện hệ thống truyền tin .......... 95 3.3.2. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ mới theo hướng phát triển hội nhập ......................................................................................................................... 95 3.3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên ................................... 96 3.3.4. Xây dựng chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng hiệu quả ......................... 96 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................. 96 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 97 Danh mục các tài liệu tham khảo Phụ lục
- -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ FED Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Federal Reserve System) GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) GETFs Quỹ đầu tư vàng (Gold Exchange Traded Funds) IMF Qũy tiền tệ thế giới (International Monetary Fund) KDV Kinh doanh vàng LBMA Hiệp hội thị trường vàng Luân Đôn (London Bullion Market Association) NĐT Nhà đầu tư Nghị định 24 Nghị định 24/2012/NĐ-CP NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương OTC Giao dịch trao tay (không qua sàn) (Over-the-counter) PBOC Ngân hàng nhân dân Trung Quốc RBI Ngân hàng trung ương Ấn Độ SJC Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (Saigon Jewelry Company Limited) TCTD Tổ chức tín dụng TTBĐS Thị trường bất động sản TTCK Thị trường chứng khoán TTV Thị trường vàng TTTC Thị trường tài chính WGC Hội đồng vàng thế giới (World Gold Council)
- -vii- DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1: 10 quốc gia khai thác vàng lớn nhất thế giới năm 2011 2. Bảng 2.2: 10 quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới năm 2011 3. Bảng 2.3: 10 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới tính đến tháng 3/2013 4. Bảng 2.4: Giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam (giá bán) từ 28/5/13 đến 5/8/13
- -viii- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 1. Đồ thị 1.1: Biến động giá vàng Ấn Độ và giá vàng thế giới 2. Đồ thị 1.2: Biến động giá vàng Trung Quốc và giá vàng thế giới 3. Đồ thị 2.1: Tình hình cung vàng khai thác trên thế giới từ năm 2007, dự báo đến năm 2013 4. Đồ thị 2.2: Nguồn cung vàng trung bình 5 năm 2008-2012 5. Đồ thị 2.3: Nhu cầu vàng thế giới từ năm 2003-2012 6. Đồ thị 2.4: Nhu cầu vàng thế giới trung bình giai đoạn 2008-2011 theo quốc gia 7. Đồ thị 2.5: Nhu cầu vàng thế giới năm 2012 và trung bình năm 2008- 2012 8. Đồ thị 2.6: Cầu vàng Việt Nam giai đoạn 2008-2011 9. Đồ thị 2.7: Biến động giá vàng thế giới từ tháng 8/2003 đến nay 10. Đồ thị 2.8: Biến động giá vàng thế giới và giá vàng Việt Nam từ năm 2008 đến nay 11. Đồ thị 2.9: Tốc độ tăng giá vàng tại Việt Nam qua các năm 2002-2012 12. Đồ thị 2.10: Chỉ số Vnindex và khối lượng giao dịch từ 2008 đến 2012
- -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vàng là hàng hóa và tài sản đặc biệt, cầu vàng dễ biến động, kéo theo sự bất ổn TTV, đặc biệt khi các nền kinh tế quốc gia và thế giới trong tình trạng bất ổn vĩ mô. TTV ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế, chính trị và đời sống xã hội của người dân, đặc biệt là hoạt động KDV. Hơn nữa, người dân Việt Nam đang tích trữ lượng vàng khá lớn, nếu không có những kênh đầu tư hấp dẫn thì lượng vốn tồn trữ này trở nên lãng phí, trong khi nền kinh tế nước ta đang cần vốn đầu tư trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. TTV Việt Nam lại đang có phần tách biệt với TTV thế giới, không phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động KDV và khoảng cách chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn đang là vấn đề nóng nhận được những luồng ý kiến trái chiều từ dư luận, về năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước. Nhận thức được vấn đề khoa học quan trọng này, với mong muốn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những phương hướng, giải pháp ổn định và phát triển TTV tại Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài: "GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM” cho nội dung luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc: Trong những năm gần đây, trước những biến động lớn về giá vàng cũng như TTV trong nước và thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ở Việt Nam đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về vàng và TTV dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Hữu Định (1996), Kinh doanh vàng tại TP. HCM: Chính sách và giải pháp, Luận văn Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM. Đặng Thị Tường Vân, (2008), Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Nguyễn Vân Anh (2009), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành- NHNN Việt Nam.
- -2- Lê Hoàng Nga và Hoàng Phương Linh (2011), “Quản lý thị trường vàng ở Việt Nam”, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng các giải pháp đồng bộ”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phạm Huy Hùng (2011), “Thị trường vàng Việt Nam: Những bất cập và yêu cầu cải cách”, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế- xã hội, chính sách pháp luật tại thời điểm nghiên cứu và hiện nay có nhiều đổi khác, một số kiến nghị tác giả đề cập đã được thực hiện hoặc không còn phù hợp, do đó cần có nghiên cứu mới nhằm đưa ra giải pháp ổn định TTV trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu để hướng đến ba mục tiêu cốt lõi: Hệ thống lại những quan điểm, lý luận về vàng và TTV, cùng với việc đúc kết kinh nghiệm quản lý TTV của các nước có nền văn hóa và tập quán sử dụng vàng tương tự Việt Nam. Phân tích thực trạng TTV tại Việt Nam và đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của TTV Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định TTV tại Việt Nam trong xu hướng hội nhập với thế giới, không còn các cơn biến động giá vàng gây bất ổn xã hội, gây ra các hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế- xã hội, giảm áp lực lên TTV vật chất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vàng trong dân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: TTV tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung đến thị trường vàng miếng, thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến đầu tháng 8/2013, khoảng thời gian mà thị trường trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp, phân tích... Thông tin được tham khảo từ các bài tổng kết và phân tích
- -3- trên báo, trên các trang web tài chính trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật của Nhà nước và các luận văn trước. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ổn định thị trường vàng. Chương 2: Thực trạng ổn định thị trường vàng tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp ổn định thị trường vàng tại Việt Nam.
- -4- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG VÀNG 1.1. Vàng và vai trò của vàng: 1.1.1. Vàng: Theo đĩnh nghĩa của Wikipedia, vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (tên Latinh là Aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền. Vàng là một tài sản đặc biệt, vừa là một loại hàng hóa, vừa là tài sản tài chính. Vàng là kim loại quý được đánh giá cao trong hàng ngàn năm qua với các tính năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tính bền vững và có khả năng chống ăn mòn, mềm dẻo và dễ chia nhỏ, dễ nhận biết và có tính đồng nhất cao; vàng là hàng hóa tiền tệ trong hơn 6.000 năm với đỉnh cao là chế độ bản vị vàng trước khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ năm 1971. 1.1.2. Phân lọai vàng: để phục vụ cho việc quản lý, IMF chia vàng ra làm 2 loại: vàng tài sản tài chính và vàng hàng hóa. 1.1.2.1. Vàng tài sản tài chính (financial gold) là vàng được sử dụng như tài sản tài chính bao gồm vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ. Vàng tiền tệ (monetary gold) là vàng được nắm giữ bởi các cơ quan quản lý tiền tệ như một phần của dự trữ chính thức quốc gia, các tổ chức quốc tế như IMF, BIS. Giao dịch vàng tiền tệ là giao dịch trực tiếp giữa các cơ quan quản lý tiền tệ hoặc giữa các cơ quan quản lý tiền tệ với các tổ chức quốc tế như IMF, BIS, được ghi nhận là giao dịch tài khoản vốn trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Vàng phi tiền tệ (non- monetary gold) là vàng được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính trung gian, các nhà KDV cho mục đích kinh doanh, đầu tư. Doanh số bán vàng tiền tệ chuyển sang vàng phi tiền tệ được phân biệt rõ: làm thay đổi phân loại vàng của cơ quan quản lý tiền tệ thể hiện bằng sự thay đổi số tiền trên bảng cân
- -5- đối kế toán và số tiền trên tài khoản vốn của cơ quan quản lý tiền tệ hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu nếu người mua là người không cư trú (hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu nếu người mua là người không cư trú). 1.1.2.2. Vàng hàng hóa (commodity gold) là vàng được nắm giữ phục vụ cho mục đích sản xuất (trang sức, công nghệ), tồn kho hoặc cất trữ giá trị. Trong nhiều trường hợp với cách phân loại đơn giản hơn thì vàng hàng hóa và vàng phi tiền tệ được gom chung vào một nhóm, gọi là vàng phi tiền tệ, được hiểu là tất cả vàng không được nắm giữ bởi cơ quan quản lý tiền tệ như phần dự trữ chính thức của quốc gia. IMF cho rằng vàng phi tiền tệ phải được đối xử như bất kỳ hàng hóa nào khác trong nền kinh tế, trong đó vàng phi tiền tệ cũng có thể thực hiện quản lý tương tự như việc quản lý các tài sản tài chính khác. 1.1.3. Công dụng của vàng trong đời sống kinh tế- xã hội: Vàng được dùng làm tài sản tiết kiệm truyền thống phổ biến, đặc biệt ở nước Á Đông. Vàng không có đối thủ trong việc làm tài sản bảo tồn giá trị sau cùng, vì có lợi thế tâm lý xuất phát từ việc sử dụng nó cho mục đích này bao trùm nhiều thế kỷ qua. Vàng được sử dụng làm trang sức, là đầu vào sản xuất công nghiệp, sử dụng trong công nghiệp vũ trụ, sản xuất vũ khí... Với tính năng dẫn điện tốt, cho phép chuyển tải dữ liệu nhanh và chính xác giữa thiết bị kỹ thuật số, vàng được dùng sản xuất mạch tích hợp, vi xử lý, đồng hồ, thiết bị bán dẫn, thông tin liên lạc… Do dễ dát mỏng và linh họat, vàng được sử dụng trong xây dựng nhiều tòa nhà trên khắp thế giới. Vàng được sử dụng trong nha khoa, y tế, như chữa viêm khớp, ung thư, bệnh ở mắt, làm dụng cụ phẩu thuật, thiết bị trợ giúp... Do có tính sát khuẩn cao, vàng được chọn làm vật liệu trong cấy ghép tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vàng được ứng dụng trong bảo vệ môi trường. Chất xúc tác vàng có thể làm sạch quá trình hóa học quan trọng để sản xuất dược phẩm, chất tẩy rửa và phụ gia thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm (khí thải thủy ngân) và các tế bào nhiên liệu, phát
- -6- hiện các loại khí trong các quá trình công nghiệp và là chất xúc tác trong các quá trình hóa dầu. Vai trò tiền tệ: đây là chức năng đặc biệt của vàng. Không giống những đồng tiền trên thị trường gắn liền và được kiểm soát bởi chính phủ và nền kinh tế nước đó, vàng mang tính chất của công cụ trao đổi nhưng không chịu kiểm soát hay ảnh hưởng bởi nền kinh tế cụ thể nào. Trong lịch sử, vàng là hàng hóa tiền tệ trong hơn 6.000 năm với đỉnh cao là chế độ bản vị vàng trước khi sụp đổ năm 1971, khi Mỹ bỏ chế độ chuyển đổi USD ra vàng. Khi đó, giá trị đồng tiền được xác định qua sức mua hàng hóa của tiền tệ, không phụ thuộc vào khối lượng vàng nhà nước sở hữu, nhưng vai trò tiền tệ của vàng không hoàn toàn mất đi, đặc biệt là chức năng cất trữ giá trị và tiền tệ quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng được xem là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường chân chính, là tiền tệ thực đáng tin cậy của loài người. Hầu như quốc gia nào cũng dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối của mình. Dù có thời kỳ các nước phát triển xem nhẹ vai trò tiền tệ của vàng vì động cơ khống chế tiền tệ thế giới thì đến nay, chưa bao giờ họ xa rời được vàng. Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức năng của đồng tiền: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khỏan cao và phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn nữa, không giống hàng hóa khác, vàng được sản xuất để tích lũy, tất cả số vàng từng được khai thác vẫn còn tồn tại đến nay (Ranson và Wainwright, 2005). Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, bổ sung vào những tài sản truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, hạn chế những rủi ro, tăng khả năng sinh lời. Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự đã chứng minh rằng vàng cung cấp lợi ích cho việc đa dạng hóa. Danh mục đầu tư có vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục đầu tư khác. Vàng là một tài sản tài chính có giá trị thực ít biến động hơn các loại tài sản tài chính khác. Được xem là tài sản tài chính an toàn nhất, vàng sẽ đảm bảo về giá trị trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của
- -7- các tài sản tài chính. Trong tất cả các loại hàng hóa chỉ có vàng mang thuộc tính của tiền tệ, tính đồng nhất, khó làm giả, dễ vận chuyển và trở thành công cụ bảo toàn giá trị để các NĐT “tránh bão” khi khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, bất ổn do thiên tai, chiến tranh… Vàng là công cụ phòng chống lạm phát. Khi chế độ bản vị vàng sụp đổ, các nước trên thế giới sử dụng chế độ tiền giấy thì lạm phát luôn tiềm ẩn. Trong thực tế, vàng thường được phân tích với vai trò hàng hóa, nhưng không giống hàng hóa thông thường khác, vàng có sự khác biệt lịch sử, đã và đang được sử dụng để bảo tồn giá trị, là nơi trú ẩn chống lạm phát. Nếu xem vàng là tài sản tài chính, vàng có thể được kỳ vọng là nhân tố dự báo hàng đầu cho lạm phát. Giá vàng đem lại thông tin đáng kể cho việc dự báo lạm phát, đặc biệt đối với các nước áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu chính thức. Khi lạm phát xảy ra, tiền tệ mất giá liên tục, giá trị các đồng tiền có thể thay đổi theo diễn biến chính trị, giữ tài sản sẽ có lợi hơn giữ tiền, nói cách khác, hàng hóa là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Trong đó, vàng là hàng hóa đặc biệt, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao trên thị trường, tính thanh khoản mạnh. Tất cả những yếu tố này đã biến vàng thành công cụ chống lạm phát hiệu quả. Alan Greenspan, cựu giám đốc FED, đã chỉ ra: ”Trong tình huống không có bản vị vàng, sẽ không có bất kì biện pháp nào bảo hộ sự tích lũy của dân chúng khỏi sự thống sóai của lạm phát. Điều này có nghĩa, tài sản của dân chúng sẽ không có nơi cất giữ an toàn. Nói cách khác, bội chi ngân sách là âm mưu tước đoạt tài sản, và vàng đã chặn đứng quá trình nguy hiểm này, đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng”. Hội đồng vàng thế giới (WGC) tuyên bố vàng tương quan tỷ lệ nghịch với USD và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lạm phát tốt, nếu những thay đổi trong lợi nhuận trên đầu tư vàng có thể bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể. Ariovich (1983), Aggarwal và cộng sự (1992), Dooley và cộng sự (1995) cũng chỉ ra vàng là hàng rào hiệu quả chống lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ. Nghiên cứu của Harmston (1998) cũng khẳng định vàng là nơi trú ẩn hiệu quả chống lại lạm phát lâu dài.
- -8- Vàng giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối quốc gia, dù không còn là trung tâm của hệ thống tài chính thế giới. Dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn mọi quốc gia. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để bảo tòan vốn hoặc đầu cơ tích trữ. Để đối phó tình trạng mất ổn định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ, và có xu hướng tăng để tránh nguy cơ giảm giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ, bảo đảm hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế và đối phó với khủng hoảng hay các sự cố như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… Vàng trở thành kênh huy động và luân chuyển vốn liên thông giữa các TTTC (tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, chứng khoán), là công cụ thực hiện mục tiêu khống chế tiền tệ, nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc và tác động lẫn nhau thì rủi ro bất ổn vĩ mô càng cao, do chính sách kinh tế các nước thay đổi, hoặc bản thân kinh tế trong nước bất ổn, hoặc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, lạm phát tăng cao thì vàng vẫn đảm bảo được giá trị nguyên bản, vẫn là công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế. Vàng cũng mang đến sự đa dạng cần thiết trong danh mục đầu tư tại NHTW. Mức dự trữ đỉnh cao được xác định vào năm 1960 với khối lượng 38.000 tấn, chiếm khoảng 50% số vàng tồn kho trên mặt đất lúc đó. NHTW và các tổ chức đa quốc gia (như IMF) hiện giữ khoảng 1/5 tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu. Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 15% tài sản dự trữ của các chính phủ. Các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ giữ khoảng hơn 40% tổng dự trữ toàn cầu. Các nước đang phát triển nắm giữ khoảng 5% tổng dự trữ. Tổng dự trữ vàng thế giới tính đến tháng 3/2013 là 31.671,4 tấn. Trong đó, Mỹ có lượng dự trữ vàng lớn nhất, với số lượng chính thức là 8.133,5 tấn vàng, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng chiếm 75,6%; gấp hơn 2 lần nước đứng vị trí thứ hai là Đức (3.391,3 tấn). 1.2. Thị trƣờng vàng (TTV): 1.2.1. Kinh doanh vàng (KDV):
- -9- 1.2.1.1. Khái niệm: KDV là hoạt động sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm sản xuất, gia công các sản phẩm bằng vàng; mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu vàng. Vàng là hàng hóa đặc biệt, KDV vừa là kinh doanh hàng hóa, vừa là kinh doanh tiền tệ. Trên thế giới hiện nay chủ yếu thực hiện KDV tài khoản do đảm bảo tính thanh khoản cao, đồng thời không thực hiện chuyển giao vàng vật chất trực tiếp làm giảm chi phí vận chuyển cùng rủi ro phát sinh trong quá trình này. 1.2.1.2. Một số hình thức kinh doanh vàng: Giao dịch vàng giao ngay (Gold Spot): thực hiện theo giá tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán, giao, nhận vàng trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo. Hình thức này có ưu điểm là rủi ro thấp. Giao dịch vàng kỳ hạn (Gold Forward): ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về giá và số lượng ngày hôm nay, thanh toán vào một thời điểm xác định trong tương lai. Lợi ích là có thể cố định được giá trị các khoản thu, chi bằng vàng trong tương lai nhằm bảo hiểm khỏi những tổn thất khi giá vàng biến động mạnh, thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá. Giao dịch hoán đổi vàng (Physical Gold Swap): là cam kết mua và bán tại một mức giá xác định trước, trong đó việc mua và bán được tiến hành tại các thời điểm khác nhau. Thực chất đây là một nghiệp vụ kép của: giao dịch giao ngay (Spot) và giao dịch kỳ hạn (Forward) với cùng một lượng vàng nhưng theo hướng ngược nhau. Giao dịch quyền chọn vàng (Gold Option): nói cách khác là Bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng- là hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua Option có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán số lượng vàng cụ thể với giá đã được ấn định tại thời điểm giao dịch cho một khỏang thời gian xác định trong tương lai sau khi đã chi trả cho người bán Option một khoản phí lúc ký hợp đồng. Người bán Option có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo điều khỏan đã thỏa thuận, bất luận giá vàng trên thị trường diễn biến thế nào, khi người mua Option muốn thực hiện quyền của mình. Như vậy, rủi ro của người bán Option rất lớn, nếu không có khả năng tài chính, năng lực phân tích và công cụ bảo hiểm rủi ro, trong khi người mua
- -10- Option không chịu rủi ro nào ngòai phí. Quyền chọn là dịch vụ bậc cao trên TTTC quốc tế, cung ứng việc bảo hiểm giá đối với các lọai tài sản. Quyền chọn mua (Call Option) và Quyền chọn bán (Put Option) là quyền được mua/ bán vàng tại giá thỏa thuận trong khỏang thời gian xác định trong tương lai. Khách hàng có nhu cầu mua vàng trong tương lai có thể mua Quyền chọn mua để bảo hiểm trường hợp giá vàng tăng và ngược lại. Có hai kiểu quyền chọn : Quyền chọn kiểu Mỹ: Người mua quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Quyền chọn Châu Âu: Người mua quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Các nghiệp vụ trên sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực KDV ở các nước cũng như trên thế giới, tương tự kinh doanh ngoại tệ. Phương thức kinh doanh kiểu Option, Swap hoặc Forward giúp hạn chế rủi ro, góp phần ổn định TTV, đảm bảo nguồn vàng đáp ứng nhu cầu chế biến của các công ty. Tuy nhiên, khối lượng giới hạn khá lớn và phải mất phí, chỉ phù hợp với khách hàng có quy mô giao dịch lớn hoặc là bảo hiểm rủi ro cho những giao dịch không chắc chắn cũng như tận dụng sự biến động mạnh của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. 1.2.2. Thị trƣờng vàng: 1.2.2.1. Khái niệm: TTV là nơi có các quan hệ mua bán vàng và các dịch vụ liên quan đến vàng giữa những người mua và người bán có quan hệ cạnh tranh với nhau. TTV có vai trò quan trọng thực sự khác nhau ở các nền kinh tế vì vàng đảm nhiệm vai trò vừa là hàng hóa thông thường, vừa là tài sản tiền tệ. Về thành phần tham gia, người bán chủ yếu là các nước khai thác, sản xuất vàng và các quỹ dự trữ vàng, người mua chủ yếu là các nhà sản xuất và kinh doanh nữ trang, nhà tư bản công nghiệp, NĐT, người có nhu cầu tích trữ vàng và nhà đầu cơ, trong một vài trường hợp có cả sự tham gia của các NHTW. Hầu hết TTV ở các quốc gia đều hợp pháp, tuy nhiên một số nước, chính phủ cấm công dân giao dịch vàng, sẽ tồn tại thị trường vàng chợ đen. Ở các TTV quốc tế, vàng được xuất và nhập khẩu tự do. TTV Luân Đôn là một trong những thị trường lâu đời nhất trên thế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn